Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bóng bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.96 KB, 9 trang )

Bóng bàn

Bóng bàn
Bởi:
Wiki Pedia
Bóng bàn, tiếng Anh là table tennis còn được gọi là ping pong, là một trong những môn
thể thao phổ biến nhất trên thế giới.

Trương Di Ninh

Giới thiệu
Bóng bàn là một thể thao có 2 bên chơi; 1 hoặc 2 người bên này đánh một trái banh
trên bàn bóng qua lại với 1 hoặc 2 người phía bên kia, mỗi người dùng một cây vợt, gần
giống như chơi quần vợt. Luật chơi bóng bàn khác với quần vợt nhưng những khái niệm
cơ bản thì giống nhau. Bóng bàn là môn thi đấu tại Thế vận hội. Cách xoáy bóng, tốc độ
và chiến thuật khi chơi là những yếu tố quan trọng khi thi đấu bóng bàn. Tốc độ của trái
banh có thể khác nhau, từ đi chậm nhưng xoáy nhiều đến rất nhanh có khi hơn 110 km/
h.

Bàn bóng hiện đại

1/9


Bóng bàn

Kích thước bàn bóng cỡ 2,7 m × 1,5 m × 0,762 m (9 ft × 5 ft × 30 in), mặt bàn hình chữ
nhật cứng, bề mặt có thể có màu xanh lá cây, xanh nước biển, hoặc đen. Một cái lưới ở
giữa chia mặt bàn ra thành hai phần bằng nhau (rất giống sân quần vợt) và được căng để
đạt tới 15,2 cm (6 in) trên mặt bàn.
Bóng bàn đòi hỏi phải có một căn phòng đủ rộng để người chơi có thể di chuyển thoải


mái. Trong những cuộc thi đấu quốc tế, Liên đoàn Bóng bàn Thế giới yêu cầu một diện
tích không ít hơn 14 m (46 ft) chiều dài, 7 m (23 ft) chiều rộng và 5 m (16 ft) chiều cao.
Bốn góc thì có thể được che phủ bởi bề mặt không dài quá 1,5 m (5 ft).
Cây vợt thì thường dài khoảng 10 in, với bề mặt dùng để đánh bóng xấp xỉ 15,8 cm ×
15,8 cm (6 in × 6 in), mặc dù luật thi đấu không giới hạn kích thước hay hình dạng.
Những cây vợt hiện đại thường có một lớp cao su mỏng phủ lên bề mặt cây vợt. Lớp cao
su này có thể có những điểm lấm chấm và những điểm này có thể ở mặt trước hay mặt
sau, làm cho lớp mỏng đó trở thành một miếng hút mỏng giữa miếng gỗ ở giữa và cao
su ở bề mặt.

Quả bóng bàn

Đánh xoáy bóng đóng một vai trò quan trọng trong bóng bàn hiện đại, miếng cao su và
sự kết hợp giữa miếng hút và cao su được thiết kế để tăng khả năng xoáy và vận tốc
mà người chơi có thể truyền cho trái bóng lên cao nhất. Quả bóng được dùng trong môn
bóng bàn có đường kính 40 mm, làm từ xen-lu-lô (cellulose), hoàn toàn rỗng ruột và nhẹ
bỗng. Số lượng ngôi sao trên trái banh thường có ý nói lên chất lượng của nó, về độ nảy
cũng như độ tròn.
Xoáy bóng kết hợp với tốc độ đã làm cho bóng bàn trở thành một một thể thao thú vị
kể cả để chơi và để xem. Sự khác nhau giữa trình độ Olympic và những người chơi tiêu
khiển gia đình là rất lớn.
Người chiến thắng là người đầu tiên đạt 11 điểm, và mỗi tay vợt luân phiên giao bóng
sau mỗi 2 điểm. Khi điểm số là 10-10 thì sau mỗi điểm lại đổi giao bóng. Người thắng
cuộc sẽ là người đầu tiên vượt hơn đối thủ của mình 2 điểm. Ván đấu 11 điểm là một sự
thay đổi của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) vào năm 2001. Ván đấu 21 điểm vẫn

2/9


Bóng bàn


tồn tại rộng rãi trong những cuộc thi đấu giải trí. Tất cả các ván đấu ở cấp quốc gia và
quốc tế đều là ván đấu 11 điểm.

Lịch sử
Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới
thượng lưu dưới thời Nữ hoàng Victoria của thập niên 1880.
Sự phổ biến của trò chơi này đã đưa đến việc các nhà sản xuất trò chơi điện tử (electronic
game) bán những dụng cụ thi đấu nhằm mục đích thương mại. Âm thanh tạo ra trong
lúc chơi các trò này được đặt cho các tên như "whiff whaff" và "ping pong". Cái tên
Ping pong được sử dụng rộng rãi trước khi công ty J. Jaques & Son Ltd của Anh đăng
kí bản quyền vào năm 1901. Cái tên ping pong từ đó được dùng cho những trận đấu sử
dụng dụng cụ thi đấu Jaques rất đắt tiền. Một tình trạng tương tự xảy ra ở Hoa Kỳ nơi
mà Jaques đã bán quyền sử dụng tên ping pong.
Bóng bàn bắt đầu phát triển và phổ biến từ năm 1901 khi những cuộc đấu bóng bàn được
tổ chức, những cuốn sách viết về bóng bàn bắt đầu xuất hiện, và một giải vô địch thế
giới không chính thức được tổ chức vào năm 1902. Năm 1921 Tổ chức Bóng bàn được
thành lập ở Anh, và Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) được thành lập tiếp theo năm
1926. London là chủ nhà đầu tiên của giải vô địch thế giới năm 1927. Bóng bàn được
chính thức trở thành môn thi đấu ở Thế vận hội 1988.
Đến cuối năm 2000, ITTF đã thay đổi một vài luật thi đấu. Đầu tiên, quả bóng cũ, đường
kính 38 mm, được chính thức thay thế bằng quả bóng 40 mm. Điều này làm mở rộng
sức cản không khí của quả bóng và giảm tốc độ trận đấu. Vào thời điểm đó, các tay vợt
bắt đầu mở rộng độ dày của lớp cao sau dưới cây vợt, làm cho trận đấu sẽ trở nên nhanh
hơn, và rất khó có thể coi được trên TV. Thứ hai, ITTF thay đổi từ hệ thống ván đấu
21 điểm xuống 11. ITTF cũng đổi luật giao bóng để tránh việc vận động viện giấu bóng
trong khi giao để kéo dài độ dài đường bóng, và cũng để giảm bớt sự phụ thuộc vào việc
giao bóng.

Thi đấu

Bắt đầu một trận đấu
Ở những trận thi đấu cao, việc giao bóng được quyết định bằng tung đồng tiền cắc. Ở
những trận đấu đẳng cấp thấp hơn, thì thường một vận động viên (hoặc trọng tài) giấu
quả bóng vào một bàn tay nào đó (thường giấu dưới bàn) và để vận động viên kia đoán
thử quả bóng ở trong tay nào, nếu đoán đúng sẽ được chọn quyền giao bóng trước, hoặc
chọn bên bàn để thi đấu.
Nếu một người thắng và chọn bên, thì người kia sẽ được quyền giao bóng.
3/9


Bóng bàn

Giao bóng
Khi thi đấu, 1 điểm được tính cho người đang giao bóng. Đứng sau cạnh bàn, với trái
banh trong một tay và cây vợt trong tay kia, người giao bóng tung trái bóng lên, không
được xoáy, tung thẳng đứng ít nhất 16 cm.
Người giao bóng phải đánh vào trái bóng để nó nảy một lần ở nửa bàn của mình, và nảy
ít nhất một lần ở nửa bàn của đối thủ. Nếu trái banh đụng lưới nhưng không không đập
bên nửa bàn đối phương, 1 điểm sẽ thuộc về đối phương. Tuy nhiên, nếu trái banh đụng
lưới, nhưng vẫn đi qua và nảy bên nửa bàn kia, trái banh sẽ phải giao lại.
Từ khi bắt đầu quả giao bóng đến khi bóng được đánh đi, quả bóng phải ở phía trên
mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn của người giao bóng và bóng không được che
khuất tầm nhìn của người đỡ giao bóng bằng bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể hoặc
áo quần của người giao bóng hoặc của người cùng đánh đôi với đấu thủ này. Ngay sau
khi quả bóng đã được đánh đi, cánh tay tự do của người giao bóng phải rời khỏi khoảng
không gian giữa cơ thể của người giao bóng và lưới.
Nếu giao bóng tốt, đối thủ sẽ phải trả lại bằng cách đánh trả lại quả bóng trước khi nó
nảy thêm lần thứ hai. Đánh trả cú giao bóng là một trong những phần khó nhất của cuộc
chơi, vì cú giao bóng đầu tiên rất khó đoán trước được.
Đổi giao bóng


Một dạng vợt bóng bàn

Nếu phạm lỗi trong lúc giao bóng sẽ làm cho đối thủ kia được thưởng điểm. Đổi giao
bóng sẽ diễn ra sau mỗi 2 điểm cho tới khi một tay vợt chiến thắng với 2 điểm cách biệt,
hoặc tới khi đạt 10-10 ("deuce"), giao bóng sẽ đổi sau mỗi điểm. Trận đấu kéo dài đến
11 điểm và người chơi phải thắng với ít nhất 2 điểm cách biệt. Nếu đã đến "deuce", đổi

4/9


Bóng bàn

giao bóng sau mỗi điểm cho đến khi trận đấu kết thúc khi có người chơi dẫn trước người
kia 2 điểm.
Khi gia đấu đôi, đổi giao bóng xảy ra sau mỗi 2 điểm giữa hai bên, nhưng cũng thay đổi
giữa những tay vợt cùng bên. Ví dụ, tay vợt A giao bóng 2 lần sau đó đổi giao bóng cho
đội đối phương, và tay vợt B (cùng đội với A) bước lên vị trí nhận banh đội kia giao.
Sau 2 điểm ghi được do đội đối phương giao, B trở thành người giao bóng. Giao bóng
tiếp tục xoay vòng giữa từng thành viên như thế cho đến hết trận. Việc giao bóng cũng
thay đổi những người đỡ bóng giữa mỗi hiệp. Nếu tay vợt A của đội 1 giao bóng hiệp
đầu cho tay vợt A trong đội 2 (A1-A2), hiệp tiếp theo tay vợt A của đội 1 giao cho tay
vợt B của đội 2 (A1-B2).
Trong ván đấu cũ 21 điểm, giao bóng được đổi sau 5 điểm. Nếu cả hai bên đều đạt tới
20 điểm, giao bóng lại đổi sau mỗi điểm cho đến khi một bên có 2 điểm vượt hơn bên
kia.
Thi đấu
Thi đấu bóng bàn rất phổ biến ở châu Á và châu Âu và đang phát triển mạnh của Hoa
Kỳ. Trong khi Trung Quốc đang tiếp tục vượt trội trong những danh hiệu quốc tế gần
đây, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đức và Pháp cũng đang

sản sinh ra nhiều lứa vận động viên đẳng cấp quốc tế.

Những tay vợt nổi tiếng
Một bảng những tay vợt nổi tiếng đã có ở trang web của ITTF (Lưu ý: thắng Grand Slam
là thắng huy chương vàng Thế vận hội, trở thành vô địch thế giới và đoạt Cúp Thế giới
- Hiện nay trên thế giới chỉ mới có ba người đạt danh hiệu Grand Slam).














A. K. Vint (Anh)
Angelica Rozeanu (Romania), vô địch thế giới 6 lần liên tiếp từ 1950-1955
Anna Sipos (Hungary)
Bettine Vriesekoop (Hà Lan), vô địch châu Âu 1982 và 1992
Bohumil Vana (Tiệp Khắc)
Cao Yanhua (Trung Hoa)
Trang Trí Uyên (Đài Loan)
Đặng Á Bình (Trung Quốc), 2 lần vô địch Thế vận hội đơn và đôi (1992 và
1996), 3 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch thế giới đôi
Desmond Douglas (Anh), tay vợt công nổi tiếng với những cú đập

Ella Zeller (Romania)
Ferenc Sido (Hungary)
Frantisek Tokar (Tiệp Khắc)
Eguchi Fujie (Nhật Bản)
5/9


Bóng bàn










Ge Xinai (Trung Quốc)
Gizi Farkas (Hungary)
Guo Yuehua (Trung Quốc)
H. Roy Evans (Wales)
Ogimura Ichiro (Nhật Bản)
Ivan Andreadis (Tiệp Khắc)
Ivor Montagu (Anh)
Jan-Ove Waldner (Thuỵ Điển), thắng grand slam đầu tiên năm 1992, vô địch
thế giới 1997 và 1989, á quân thế giới 1987 và 1991, huy chương vàng đơn
nam Thế vận hội 1992 tại Barcelona, huy chương bạc Thế vận hội 2000 tại
Sydney, đứng vị trí thứ 4 Thế vận hội 2004 tại Athena (đánh bại Mã Lâm và
Timo Boll), đoạt Cúp Thế giới 1990


Jan-Ove Waldner

• Jean-Philippe Gatien (Pháp), huy chương bạc đơn nam Thế vận hội 1992, vô
địch thế giới 1993
• Jean-Michel Saive (Bỉ), á quân thế giới 1993, 12 tay vợt mạnh nhất châu Âu
1994, vô địch châu Âu 1994, á quân thế giới 1994
• Jörgen Persson (Thuỵ Điển), vô địch thế giới 1991
• Joo Se Hyuk (Hàn Quốc), á quân thế giới 2003
• Kalinikos Kreanga (Hy Lạp)
• Khổng Lệnh Huy (Trung Quốc), (Kong Linghui), người thứ ba thắng Grand
Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng
đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy
chưong vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế
giới 2002; Khổng Lệnh Huy có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu
ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.
• Jiang Jialiang (Trung Quốc)
6/9


Bóng bàn
































Jimmy McClure (Hoa Kỳ)
Johnny Leach (Anh)
Matzusaki Kimiyo (Nhật Bản)
Ladislav Stipek (Tiệp Khắc)
Laszlo Bellak (Hungary)
Lưu Quốc Lượng (Trung Quốc), (Liu Guoliang) người thứ hai thắng Grand
Slam năm 1999, vô địch thế giới 1999, huy chương vàng đôi và đơn Thế vận
hội 1996

Maria Mednyanszky (Hungary)
Marie Kettnerova (Tiệp Khắc)
Matthew Syed (Anh), một chuyên gia về phòng thủ, 3 lần vô địch
Commonwealth Games
Mã Lâm (Trung Quốc), (Ma Lin), á quân thế giới 1999 và 2005, huy chương
vàng đôi nam Thế vận hội 2004, Cúp Thế giơí trong các năm 2000, 2003, 2004
và 2006. Người duy nhất giành nhiều hơn 2 cup đơn thế giới (4 cup).
Michael Maze (Đan Mạch), hạng 3 thế giới 2005, huy chương đồng đôi nam
Thế vận hội 2004, thắng Euro Top 12 năm 2004
Miklos Szabados (Hungary)
Hasegawa Nobuhiko (Nhật Bản)
Peter Karlsson (Thuỵ Điển)
Richard Bergmann (Áo)
Stephen Kelen (Hungary)
Timo Boll (Đức), vô địch thế giới 2002 và 2005, thắng Euro Top 12 2002 và
2003, vô địch châu Âu 2002
Vladimir Samsonov (Belarus), 3 lần vô địch châu Âu, 2 lần vô địch thế giới, 3
lần thắng Euro Top 12
Toshiaki Tanaka (Nhật Bản)
Vera Votrubcova (Tiệp Khắc)
Victor Barna (Hungary và Anh), 5 lần vô địch đơn và 7 lần vô địch đôi vào
thập niên 1930
Vương Lệ Cần (Trung Quốc), (Wang Liqin), vô địch thế giới 2001 và 2005,
huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương đồng Thế vận hội
2004, á quân Cúp Thế giới 2001
Vương Nam (Trung Quốc), vô địch đơn nữ Thế vận hội 2000, 3 lần vô địch thế
giới
Wang Tao (Trung Hoa)
Werner Schlager (Áo), vô địch thế giới 2003, hạng 3 thế giới 1999, á quân Cúp
Thế giới 1999, vô địch châu Âu 2000

Zhang Xielin (Trung Hoa)
Trương Di Ninh (Trung Quốc)
Zoltan Mechlovitz (Hungary)
Zoran Primorac (Croatia), vô địch thế giới 1993 và 1997, á quân châu Âu 1998
và 2000
7/9


Bóng bàn

Tổ chức





Liên đoàn bóng bàn thế giới (ITTF):
Liên đoàn bóng bàn Hoa Kỳ
Tổ chức bóng bàn các trường đại học quốc gia Hoa Kỳ (NCTTA)
Liên đoàn bóng bàn châu Á (ATTU)

Bóng bàn Việt Nam
Lê Văn Tiết
Trước năm 1975, bóng bàn Việt Nam Cộng hoà đã từng giành giải vô địch châu Á năm
1957 (tại Manila, Philippines) và 1958 (tại Tokyo) với Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết, Trần
Cảnh Được, Trần Văn Liệu.., và luôn đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong những năm
1960-1969.
Năm 1953 đội tuyển nữ miền nam (lứa của Nguyễn Kim Hằng) đứng thứ 2 châu Á.
Năm 1959, tại Giải vô địch thế giới ở Dortmund (Đức), đội tuyển nam Việt Nam Cộng
hoà xếp hạng 3 thế giới.

Sau năm 1975, do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mà bóng bàn Việt Nam không còn
được quan tâm đào tạo như trước, nên đã trở nên yếu hơn rất nhiều và đang dần tụt hậu.
Năm 1993, Việt Nam trở lại đấu trường khu vực, SEA Games 17 với mục tiêu học hỏi
và đã giành được chiếc huy chương vàng đồng đội nữ (Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân).
Năm 1995, 1997, 1999, 2001 và 2003, bóng bàn Việt Nam giữ chức vô địch đơn nam
Đông Nam Á tại các kì SEA Games, với lứa vận động viên Vũ Mạnh Cường, Trần Tuấn
Quỳnh.
Từ năm 2002 đến nay, với sự tiến bộ ngày càng mạnh mẽ của các tay vợt Indonesia,
Philippines, Thái Lan, đồng thời với trào lưu nhập quốc tịch cho các vận động viên
Trung Quốc - một cường quốc bóng bàn thế giới - của Singapore, Malaysia đã khiến cho
bóng bàn Việt Nam gần như mất dần vị thế ngay cả ở đấu trường khu vực nhỏ nhất. Tại
SEA Games 23 (Bacalod, Philippines), Singapore đã thống trị và Việt Nam ra về trắng
tay.
Năm 2004, khi Liên đoàn Bóng bàn Thế giới quyết định cấp cho vùng Đông Nam Á một
suất tham dự Thế vận hội 2004 tại Athena, Đoàn Kiến Quốc đã xuất sắc vượt qua vòng
loại khu vực để đặt chân lên đấu trường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên đây là sân chơi quá
tầm, Quốc đã thua ngay trận đầu tiên trước Yang Min (của Ý) 1-4.

8/9


Bóng bàn

Hàng năm, khoảng tháng 7-8, luôn có giải bóng bàn Cây vợt vàng (Golden Racket) thu
hút nhiều vận động viên tham dự. Tuy chưa đến tầm cỡ một giải Pro Tour của ITTF,
nhưng nhiều tay vợt nổi tiếng cũng đã từng đến với Cây vợt vàng như Mã Lâm, Joo Se
Hyuk... Đáng tiếc là các tay vợt Việt Nam hầu như chưa bao giờ giành được chiếc huy
chương vàng đơn cả. Đây là giải đấu với mục đích học tập. Năm 1992, Cúp bóng bàn
Thế giới cũng được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh.


9/9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×