Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH sử QUÊ HƯƠNG – MIẾU NGŨ HÀNH TIÊN NƯƠNG và GIAI THOẠI về đặc sản của RỪNG TRÁI LOÒNG BOONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.47 KB, 14 trang )

BÀI DỰ THI
( Cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh trung học)
Năm học : 2015-2016

I.TÌNH HUỐNG :
CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHĨA – PHẦN VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

“TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG – MIẾU NGŨ
HÀNH TIÊN NƯƠNG VÀ GIAI THOẠI VỀ ĐẶC SẢN CỦA
RỪNG TRÁI LOÒNG BOONG”

Câu chuyện tình huống:
Giữa mùa lịng boong chín ngọt, nhà tơi được đón một đồn khách đặc biệt. Ấy là những
người bạn của bố tơi từ thành phố Hồ Chí Minh về chơi. Các bác ấy về Quảng Nam du lịch và

1


cũng tiện thể tìm hiểu thêm về đẹp riêng của từng vùng, miền. Đặc biệt là để khám phá thêm về
các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa ở địa phương.
Trong cuộc chuyện trò vui vẻ và thân mật của bố mẹ tôi và các bác ấy, mẹ bảo tôi mang
trái cây ra mời khách. Tôi vui vẻ mang ra những đĩa trái lòng boong ngọt lịm quê mình. Đúng
như tơi dự đốn, vừa ăn vào là các vị khách phương xa đã thích thú ngay bởi vị ngọt và thơm rất
riêng biệt của loại trái cây này. Khi nghe giới thiệu đó là quả lng boong các bác ấy đã cười
nhưng khi nghe rằng nó cịn có một cái tên rất đẹp là trái Nam Trân và gắn liền với một giai
thoại lịch sử thì các bác ấy tỏ ra rất thích thú. Vị ngọt trái cây như níu lịng người. Thế là các bác
ấy muốn tìm hiểu nhiều hơn về loại quả ấy và muốn được tìm hiểu về mảnh q tơi, đặc biệt là
các di tích lịch sử.
Sau bữa cơm trưa thận mật, bố giao cho tôi nhiệm vụ hết sức quan trọng:
- Con gái, chiều nay con hãy làm một hướng dẫn viên du lịch để gới thiệu cho các bác về vẻ đẹp


quê mình con nhé!
Tơi trở thành một hướng dẫn viên du lịch không chuyên. Và tôi đã giới thiệu với các bác
ấy về niềm tự hào của quê tôi: Miếu Ngũ Hành Tiên Nương và trái Nam Trân.

II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cơ giáo dạy phải u
Q hương là gì hở mẹ
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là hai tiếng thiêng liêng mà mỗi người luôn cất giữ trong lịng mình
với tình cảm trân trọng, u thương nhất. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi
chốn ta quay về sau những tháng ngày rong ruổi ngược xi. Chính vì vậy, là người
con được sinh ra và lớn lên tại thôn Trúc Hà, xã Đại Hưng, một thôn đã từng được
công nhận là thôn văn hóa cấp tỉnh, tơi càng thấy u và tự hào hơn về q mình. Tơi
u q tơi bởi nét đẹp trong đời sống, tâm hồn của người dân nơi đây, bởi những
2


truyền thống tốt đẹp của quê hương được lưu giữ lâu đời và truyền qua nhiều thế hệ,
bởi vẻ đẹp của non nước hữu tình, bởi những di tích lịch sử lâu đời thâm nghiêm
huyền bí ghi dấu một thời cha ông đi mở cõi.
Yêu quê hương, tự hào vê q hương khơng chỉ được cất giữ trong lịng cho
riêng mình mà mà chúng ta càng phải giới thiệu , quảng bá về quê hương để mọi
người hiểu và yêu vẻ đẹp của quê mình là trách nhiệm của mỗi người. Ý thức được
điều đó nên tơi đã giới thiệu cho các vị khách của mình về Miếu Ngũ Hành Tiên
Nương – một di tích lịch sử q tơi, một niềm tự hào của người dân thơn Trúc Hà nói
riêng và của xã Đại Hưng nói chung và một đặc sản của q mình là quả lng boong.
Một ngơi miếu và một loại quả, hai thứ ấy tưởng chừng như khơng ăn nhập gì với
nhau nhưng lại liên quan đến nhau. Và đó cũng là điều thú vị cần được khám phá.

Bạn “HÃY CÙNG TƠI TỰ HÀO VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG – MIẾU
NGŨ HÀNH TIÊN NƯƠNG VÀ THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ QUẢ LOÒNG
BOONG”

3


III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
* Biết kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
a.Yêu cầu chung
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Đại Lộc.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của Xã Đại Hưng.
- Vị trí địa lí, kiến trúc của Miếu Ngũ Hành Tiên Nương.
- Lịch sử hình thành Miếu Ngũ Hành Tiên Nương và truyền thống lễ hội hằng năm.
- Giai thoại về trái loòng boong.
b.Yêu cầu cụ thể
- Giới thiệu về Miếu Ngũ Hành Tiên Nương và lễ hội cúng miếu bà hàng năm.
- Giới thiệu về trái loòng boong.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết được vấn đề: “HÃY CÙNG TƠI TỰ HÀO VỀ DI TÍCH LỊCH
SỬ Q HƯƠNG – MIẾU NGŨ HÀNH TIÊN NƯƠNG VÀ THƯỞNG THỨC
HƯƠNG VỊ QUẢ LNG BOONG” cần phải có hiểu biết, kiến thức về các mơn
học có liên quan:
1/Nắm được vị trí địa lí của huyện Đại Lộc, xã Đại Hưng, nghiên cứu mơn Địa lí.
2/Biết được sự tích, lịch sử ra đời của miếu Ngũ Hành Tiên Nương : nghiên cứu môn
Lịch sử, giai thoại về quả lịng boong: nghiên cứu mơn Lịch Sử.
3/Hiểu về đặc điểm kiến trúc của miếu: nghiên cứu môn Mĩ Thuật.
4/Yêu quê hương, tự hào về quê hương… : nghiên cứu môn GDCD.


4


5/ Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh một danh lam, thắng cảnh để giới thiệu,
thuyết minh về miếu Ngũ Hành Tiên Nương : nghiên cứu môn Ngữ văn.
V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
* Mơ tả q trình thực hiện:
* Lên ý tưởng  Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ về tổng quan về huyện Đại Lộc , xã Đại
Hưng, Thơn Trúc Hà di tích lịch sử ở địa phương, trái lòng boong  Trải nghiệm
thực tế (dẫn khách tham quan) Tuyết minh về di tích lịch sử, giới thiệu về trái loòng
boong.
* Tư liệu sử dụng:
- Tư liệu về lịch sử, về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
- Tư liệu về địa lí địa phương, văn hóa địa phương.
- Tư liệu về môn Mĩ Thuật: Kiến trúc của Kinh thành Huế.
Sách Ngữ Văn 8, 9, văn thuyết minh, thuyết minh về di tích, thắng cảnh quê hương.
- Mạng In - tơ - nét, các tư liệu sưu tầm trên mạng.
- Các ảnh chụp về lễ rước và cúng miếu được lưu giữ tại địa phương.
- Tin học: Search hình ảnh, tìm trang web.
* Các thiết bị sử dụng:
- Máy ảnh
- Máy vi tính.
- Dụng cụ học tập có liên quan (vở, bút, thước….)
Từ các kiến thức đó để tôi hợp nội dung giới thiệu về Miếu Ngũ Hành Tiên Nương
và quả loòng boong như sau.
Sau đây là nội dung thuyết minh để giải quyết vấn đề trên:
1. Vị trí địa lí:
* Huyện Đại Lộc - Quảng Nam được thành lập năm 1899 sau khi người Pháp đã
chiếm đóng vững vàng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trải qua bao biến động của lịch
5



sử, địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhưng tên gọi Đại Lộc luôn được lưu giữ
cùng với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao
lưu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía
Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây,
nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam
Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Đơng giáp huyện Điện
Bàn, phía Đơng Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía
Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Hệ tọa độ địa
lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vịng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:
Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp.
Điểm cực Nam: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh.
Điểm cực Đông: 1080 47 kinh độ Đơng trên xã Đại Hịa.
Điểm cực Tây: 1070 58 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh.

6


* Xã Đại Hưng được chia tách ra từ xã Đại Lãnh từ năm 2004, là một xã thượng
nguồn của huyện Đại Lộc.

Tọa

độ:

15°53′2″B 107°53′19″ĐTọa

độ:


15°53′2″B 107°53′19″Đ

Diện tích

88.69 km²[1]

Dân số (2004)
Tổng cộng

6821
người[1]

Mật độ

77
người/km²

Hành chính

Quốc gia

Việt
Nam

Tỉnh

Quảng
Nam


Huyện

Đại Lộc

Thành lập

2004[2]

Mã hành chính

20509[

7


8


Thôn Trúc Hà là một trong những thôn phát triển mạnh của xã Đại Hưng với
dân số rất đông. Trong đó vấn đề văn hóa tinh thần của người dân rất được chú ý. Một
trong những niềm tự hào trong đời sống tinh thần của người dân địa phương quê tôi là
Miếu Ngũ Hành Tiên Nương.
Miếu Ngũ Hành Tiên Nương tọa lạc ở phía Đơng Bắc của thơn Trúc Hà, mặt
tiền hướng về phía Kinh Thành Huế ngày xưa. Miếu gồm ba tầng, kiến trúc được xây
theo kiểu kiến trúc của Ngọ Môn ở Kinh thành Huế ngày xưa. Nơi đây phong cảnh
hữu tình, một bên là làng dân sinh sống, một bên là dịng sơng Con hiền hịa bao dung
như tấm lịng người mẹ.
Cảnh quang chung quanh miếu ln được bà con nhân dân chăm sóc sạc đẹp.
Nhân dân thôn Trúc Hà trồng nhiều hoa, cây xanh chung quanh miếu càng làm cho
ngôi miếu thêm màu sắc linh thiêng.


9


2.Lịch sử ra đời miếu Ngũ Hành Tiên Nương:
Lịch sử ra đời của miếu Ngũ Hành Tiên Nương gắn liền với một giai thoại về
một thời kì lịch sử của dân tộc ta.
Năm Thành Thái thứ mười một (1899), vua ban chiếu chỉ cho phép lấy một
phần đất đai của huyện Diên Khánh và phủ Điện Bàn để thành lập huyện mới Đại Lộc.
Phải chăng khi đặt tên cho vùng đất có nghĩa là “lộc lớn” này, Triều Nguyễn muốn ghi
ơn con người, đất đai nơi đây đã từng cưu mang, bảo vệ vị chúa cuối cùng của Đàng
Trong những tháng ngày “ngàn cân treo sợi tóc” trước khi đại nghiệp thành công, sáng
lập ra triều đại Nhà Nguyễn?
Dân gian kể rằng, sau khi quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy đánh chiếm
Phú Xuân (Huế), Định Vương Nguyễn Phúc Thuần cùng người cháu là Nguyễn Phúc
Ánh chạy vào Quảng Nam bằng đường bộ thì gặp cánh quân của Tây Sơn do nữ đô
đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy truy sát. Tàn quân chúa Nguyễn men theo triền núi phía bắc
của một con sông nhỏ (sau này là sông Con) lên đến núi Dương Thành. Tại đây, Định
Vương phong cho Nguyễn Phúc Ánh làm Đông cung Thế tử. Về sau, nơi này hình
thành hai địa danh gị Tơn Vương và Hóc Tướng để ghi dấu chuyện xưa. Người dân
Trúc Hà kể rằng, cứ đêm về thường nghe tiếng ngựa hí, quân reo, người già thường
không cho trẻ nhỏ đi chăn trâu hoặc nơ đùa nơi đây vì rất linh thiêng.
Bị truy đuổi gắt gao, quân chúa Nguyễn từ Hóc Tướng vượt qua sơng thì gặp
một cánh đồng (thuộc làng Trúc Hà bây giờ), có năm người phụ nữ đang cấy lúa trên
ruộng. Quân chúa Nguyễn hỏi đường thì được họ chỉ đi theo hướng tây để thoát nạn.
Quân Tây Sơn tiếp sau tới hỏi đường thì họ lại chỉ sang hướng khác. Khi qua
Hóc Lầy, nơi có những vũng sình sâu đến lút đầu người, do không để ý, một vị đô đốc
họ Lương bị sa ngựa và tuẫn mạng tại đây (sau này người dân lập miếu thờ, gọi là
miếu Ơng Lương, đến nay cịn di tích). Biết mình bị đánh lừa, quân Tây Sơn quay lại
giết chết năm người đàn bà trước khi tiếp tục cuộc truy đuổi. Về sau, khi thống nhất

giang sơn, nhớ ơn kẻ đã cứu mạng mình, vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) sắc phong
cho năm bà là Ngũ hành Tiên nương; cho xây một ngôi miếu tại nơi năm người bị giết
10


có kiểu kiến trúc như Ngọ Mơn ở kinh đơ Huế và cho dân làng hằng năm vào ngày 14
tháng Giêng âm lịch tổ chức cúng tế long trọng.
3.Truyền thống văn hóa được lưu giữ lâu đời:
Miếu Ngũ Hành Tiên Nương được xem là niềm tự hào của người dân Đại
Hưng nói chung và của người dân thơn Trúc Hà nói riêng. Nơi đây cịn được xem là
nơi chốn rất linh thiêng. Ai đi qua cũng phải cúi đầu.
Hàng năm, cứ sau những ngày Tết Nguyên Đán là nhân dân trong thôn
bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng tế và rước Bà rất long trọng. Đây trở thành lễ hội của
người dân q tơi. Lễ cúng và rước Bà chính thức được tổ chức từ ngày 14 tháng
giêng âm lịch,với cờ, võng lọng, bàn thờ, chiêng, trống, kèn, nhạc….Những người
tham gia trong lễ rước phải ăn mặc đúng nghi thức: áo dài, khăn đóng.
Sáng ngày 14 tháng giêng theo nghi thức cúng Bà mỗi xóm làm một mâm lễ đem đến
miếu để cúng bà sau đó là tổ chức hội làng với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, hội
vật, đánh cờ, kéo co, bóng đá, đua ghe với sự thi đua của các xóm.Buổi tối là lễ rước
Bà đi khắp các đường kiệt trong thôn,lễ cúng bái được thực hiện vào buổi tối rất trang
nghiêm. Người cúng phải là các cụ lớn tuổi, có chức trách trong làng, có điếu văn,hành
lễ, với nội dung văn tế là cầu quốc thái dân an.
Sau lễ cúng người ta sẽ chia bánh, phát quà cho tất cả người dân tham dự,
đặc biệt là trẻ con. Vì vậy, lễ hội vừa trang nghiêm nhưng cũng hết sức sôi nổi. Đặc
biệt bọn trẻ con như chúng tôi vô cùng háo hức.
4. Giai thoại về trái lòng boong:
Chuyện “Gia Long tẩu quốc” tiếp tục. Xã Đại Sơn nằm dựa lưng vào một nhánh
núi đổ dài qua ngã Đại Lãnh, trên đỉnh núi có một con đường mòn mà chẳng biết tự
khi nào, dân địa phương gọi là “đường Gia Long”, được cho là nơi chúa Nguyễn từng
đi qua trên bước đường bôn tẩu của mình.

Sau khi được năm người đàn bà chỉ đường, đám tàn quân của chúa Nguyễn men
dọc theo cánh đồng hoang vu, nhiều sình lầy, lau lách để chạy về phía tây. Gặp một
11


dãy núi chắn ngang, chúa lệnh cho thuộc hạ gấp rút vượt qua, núi không cao nên chỉ
một thời gian ngắn đã lên tới đỉnh rồi theo đường dốc đổ qua ngõ sông Cái (đầu nguồn
Vu Gia). Vừa đến một bãi cát rộng ven sơng thì trời tối mịt nên buộc phải dừng lại
dựng trại trú qua đêm. Đêm ấy, trong giấc chiêm bao, Nguyễn Phúc Ánh nằm mơ thấy
vị thần Núi hiện ra bảo rằng: “Ngươi có chân mệnh thiên tử. Cứ theo đường núi về
phía tây sẽ thốt nạn. Thần linh sẽ trợ giúp ngươi!”.
Sáng ra, lúc quân Tây Sơn gióng trống thúc chiêng đuổi phía sau, chúa Nguyễn
cho thuộc hạ tìm cách qua sơng. Thuyền chẳng có. Chặt nứa kết bè thì khơng kịp.
Chúa ngửa mặt lên trời than rằng: “Chẳng lẽ mệnh đế vương của dòng họ ta đã đến lúc
cáo chung rồi sao?”. Bỗng nhiên trời nổi cơn gió lớn, hàng chục con trạnh (một loại
sinh vật họ rùa sống ở các dịng sơng đầu nguồn) lớn như những chiếc nong phơi lúa
nổi lên làm thuyền đưa mọi người qua sông vừa lúc quân Tây Sơn nạp tới!
Qua được bên kia sông, chúa cho quân tiếp tục tiến về phía tây như điềm báo
mộng. Sau này, người dân địa phương đặt tên nơi chúa Nguyễn trú qua đêm là “bãi
Quả Nhân” (quả nhân là từ mà vua dùng để tự xưng một cách khiêm tốn ), sau nói gọn
lại là Bãi Quả. Cịn bên kia sơng là Bãi Trạnh, đến nay địa danh vẫn cịn.
Tiếp tục cuộc hành trình của chúa Nguyễn. Khi vượt đường rừng áng chừng nửa
ngày đường thì bị lạc vào một vùng núi rậm rạp tồn những cây cao, thân có trái chín
từng chùm màu vàng óng, hương thơm lan tỏa khắp rừng. Chúa lệnh cho thuộc hạ hái
xuống, ông lấy móng tay bấm thử thấy vỏ mềm, cơm trắng; nếm thử mùi vị ngọt lịm.
Biết là trái quý, nên cho quân hái ăn qua cơn đói dài ngày, lấy lại sức lực trước khi tiếp
tục cuộc hành trình may rủi.
Sau này, khi lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, vua ban tên cho loại trái cây rừng
đã từng cứu ông và quân sĩ là Nam Trân (trái quý ở phương Nam), được khắc hình vào
một trong Cửu Đỉnh ở kinh đô Huế.

Trái Nam Trân ấy được người dân quê tôi gọi bằng cái tên hết sức dân dã: trái
lòng boong. Vào mùa trái chín, những trái chín mọng được người dân hái mang về ,
12


bày bán. Người dân q tơi rất chuộng quả lịng boong. Chúng có vị ngọt, tính lành, lại
là loại quả chín tự nhiên nên khơng sợ độc, hóa chất. Người ta thường làm quà biếu
cho những người đi xa như một đặc sản mang đậm hương vị quê nhà.

VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TINH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ
kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của xã
hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng kiến
thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó trong đời
sống. Đồng thời việc giải quyết thành cơng tình huống nêu trên một lần nữa khẳng
định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức liên môn của người học. Kiến thức không chỉ
đơn thuần là những bài học lưu trong những trang giấy.Mà kiến thức phải là những gì
chúng ta có thể dùng để phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong thực tiễn cuộc sống,
chúng ta cịn gặp rất nhiều tình huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình
huống phức tạp cần phải giải quyết, mà muốn giải quyết được các tình huống đó
13


chúng ta phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Điều đó địi hỏi những
người học sinh khơng chỉ nắm chắc một mơn mình đang học mà cịn phải khơng
ngừng trau dồi vốn kiến thức các mơn học khác để khám phá, giải quyết các tình
huống thực tế, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đồng thời việc vận dụng kiến thức liên mơn địi hỏi người học phải ln ln sáng
tạo, động não, suy nghĩ tìm ra những giải pháp hay, mới lạ mang lại hiệu quả cao trong
việc học tập cũng như trong cuộc sống. Qua đó mới phát huy hết được vai trò của

người học, người học sẽ không bị thụ động, không chỉ học lý thuyết sng mà cần
phải biết kết hợp với thực tiễn. Có như vậy mới mang đúng nghĩa là “Học đi đôi với
hành”. Đồng thời qua tình huống này bản thân tơi có thêm được những hiểu biết về
quê hương, tự hào yêu quê hương đất nước mình hơn.

Học sinh thực hiện
Nguyễn Thị Trúc Điệp

14



×