Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Khái quát chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.99 KB, 41 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ACB

Ngân hàng Á Châu

SGD ACB

Sở Giao Dịch Ngân hàng Á Châu

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

KH

Khách hàng

KHCN



Khách hàng cá nhân

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CA

Nhân viên phân tích tín dụng

CA-L

Trưởng bộ phận phân tích tín dụng

CSR

Nhân viên dịch vụ khách hàng

1



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất cao và ổn định. Tốc độ
tăng trường GDP trung bình từ 5.3% năm 2009 đến 6.8% năm 2011, là một trong
những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng theo cũng như đời sống của
họ luôn được cải thiện, thị trường hàng hóa đa dạng vì thế xu hướng tiêu dùng của
người dân ngày càng nhiều, nhất là bộ phận dân cư có thu nhập khá và cao.
Nhận đoán được xu hướng này, SGD ACB đã không ngừng mở rộng hoạt động
nhằm vào mảng dịch vụ tài chính cho cá nhân, đặc biệt với sự ra đời của hàng loạt các
sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ KH, cho vay tiêu dùng chính là mảng thị trường
lớn của NH. Dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, lĩnh vực
đang được coi là tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh từ các NHTM trong nước và nước ngoài trong
quá trình hội nhập thì chắc chắn thị trường cho vay tiêu dùng sẽ ngày một sôi động và
gay gắt hơn.
Trong bối cảnh đó, để nâng cao và chiếm lĩnh thị phần cho vay tiêu dùng trong
nước, tôi xin đề cập đến một số hiện trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng
cho vay tiêu dùng tại SGD ACB trong đề tải “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
tại Sở Giao Dịch NHTMCP Á Châu”
Để hoàn thành bài viết này, tôi sử dụng phương pháp phân tích số liệu, tổng
hợp và suy luận. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp so sánh để bài viết được phong phú hơn.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng của SGD ACB
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại SGD ACB
2


Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng Khách Hàng Cá Nhân PFC 1 đã hướng

dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành báo cáo chuyên đề này. Xin cám
ơn!

3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống NH. Đây là một hình
thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới. Tuy
nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua
hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng
tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bởi vì ở nước ngoài việc thanh
toán hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống NH.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, việc Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa,làm
cho bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mạnh, đời sống của người dân ngày
càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, ngoài
những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại... thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao
hơn, như nhà đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, học hành nước ngoài,... Do đó, đôi
khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt mức thu nhập, dẫn đến nhu cầu vay mượn
để tiêu dùng tăng lên. Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối với các
NHTM diễn ra cạnh tranh cao. Với những phân tích cơ bản trên, có thể nhận thấy cho
vay tiêu dùng là một thị trường đầy tiềm năng và việc quảng bá cho người tiêu dùng
về khái niệm, công dụng và lợi ích của loại hình cho vay này là một việc làm rất cấp
thiết hiện nay.
1.1.

Khái niệm tín dụng tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay với mục đích tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của

người tiêu dùng bao gồm cá nhân và gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng
giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại
... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, và du lịch...cũng có thể được tài
trợ bằng cho vay tiêu dùng
1.2.

Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

a)

Giá trị nhỏ
4


Quy mô những khoản vay tiêu dùng thường nhỏ vào khoảng vài trăm triệu, dẫn
đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn
so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
b)

Nhu cầu vốn khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
Nhu cầu chi tiêu của KH đồng biến với chu kỳ kinh tế, với nền kinh tế phát triển
nhu cầu tiêu dùng tăng cao, ngược lại khi nền kinh tế rơi vào lạm phát, khủng
hoảng thì các khoảng chi tiêu được thắt chặt.

c)

Nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn các khoản tín dụng khác
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lãi suất cho vay tín dụng
tiêu dùng cao hơn các khoản vay khác, đặc biệt đối với cho vay tiêu dùng tín
chấp


1.3. Vai trò của tín dụng tiêu dùng
1.3.1 Đối với tổ chức tín dụng
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro. Trước đây,
với hoạt động NH truyền thống ở nước ta, KH chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, nhìn chung, KH phải có dự án khả thi,
thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả
năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào,… kèm theo
tài sản đảm bảo tiền vay thì mới có thể vay được vốn của NHTM. Nhưng khi ngày
càng nhiều NHTM được thành lập, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM
muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm thị trường mới, trong đó tín dụng tiêu dùng là một
phân khúc thị trường mới mẽ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Việc phát triển tín dụng tiêu
dùng với các sản phẩm cho vay phong phú như vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng
Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% giá trị ngôi
nhà hay xe ô tô,… giúp NH đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao
thu nhập đồng thời phân tán trong hoạt động kinh doanh của mình.
5


1.3.2 Đối với ngưới tiêu dùng
Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu có tính cấp bách của KH. Đối với dân cư, đặc biệt
là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ
tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ
có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì
cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái…
1.3.3 Đối với nền kinh tế
Kích cầu tiêu dùng từ đó, từ đó thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Với việc cấp
tín dụng cho các cá nhân, các NH đã góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội chuyển
vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần thiết, góp phần kích cầu nền kinh tế, thúc đẩy sản
xuất hàng hóa, song song đó các cá nhân được vay vốn tích cực lao động tạo thu nhập

để chi trả cho khoản nợ của mình góp phần vào việc tạo thêm thặng dư cho nền kinh
tế.
1.4. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.4.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
a) Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và
lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và thu
nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ
vay. Đi với loại cho vay tiêu dùng này, NH thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản có
tính nguyên tắc sau:
 Loại tài sản được tài trợ
NH thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đồ dùng có giá
trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng
những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.
 Số tiền phải trả trước
6


Thông thường NH yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị
tài sản cần mua sắm, số còn lại NH sẽ cho vay. Điều này một phần giúp NH hạn chế
rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn với tài sản mình định mua.
Khi KH không trả được nợ, trong nhiều trường hợp ngân hàng số phải phát mãi tài
sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị cho nên số
tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp NH hạn chế rủi ro.
Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc:
- Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có mục đích giảm giá nhanh thì số tiền
trả trước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mục đích giảm giá chậm thì số
tiền trả trước ít hơn.
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: yếu tố này rất quan trọng. Nếu đó
là tài sản thuộc loại dễ bán thì số tiền trả trước sẽ ít hơn loại tài sản khó bán sau khi sử

dụng.
- Môi trường kinh tế
- Năng lực tài chính của người đi vay
 Chi phí tài trợ
Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH trong việc sử dụng
vốn. Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác. Chi phí tài trợ
phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lại một phần
lợi nhuận thỏa đáng cho NH.
 Điều khoản thanh toán
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu của
KH.
- Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu
hồi.
7


- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH nhưng không nên quá dài
vì nếu quá dài, giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm mạnh và việc thu hồi nợ có thể gặp
rắc rối.
b) Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Theo phương thức này, tiền vay được KH thanh toán cho NH một lần khi đến
hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn.
c) Cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín
dụng hoặc phát hành loại séc được phép thu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo
phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu
và thu nhập kiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một
cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
1.4.2 Căn cứ vào mục đích vay
Căn cứ vào mục đích vay, NH sẽ xếp khoản vay đó là vay ô tô hay mua nhà,

chi phí học hành, mua sắm đồ dùng gia đình…
1.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
a) Cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó NH mua những khoản
nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người
tiêu dùng.
Trong trường hợp này Công ty bán lẻ và NH ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong
hợp đồng, NH thường đưa ra các điều kiện về đối tượng kỹ thuật được bán chịu, số
tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. Sau đó Công ty bán lẻ và người tiêu dùng
ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường người tiêu dùng phải trả trước
một phần giá trị tài sản. Công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng và bán bộ

8


chứng từ bán chịu hàng hóa cho NH. NH dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền
cho vay công ty bán lẻ. Cuối cùng người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho NH.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
 Cho phép NH dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.
 Giảm được chi phí trong cho vay
 Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động NH khác
 Vay vốn đúng mục đích
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau:
 NH không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu, do đó thông tin
về KH đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kĩ được KH có thể dẫn tới rủi ro
cho NH.
 Thiếu sự kiểm soát của NH khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.
 Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
b) Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó NH trực tiếp tiếp xúc và cho KH vay

cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm
sau:
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp của NH thường có chất lượng cao hơn bởi nó được
quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng giàu kinh nghiệm và được đào tạo
chuyên môn tốt của NH chứ không phải là những nhân viên của công ty bán lẻ.
Nhân viên tín dụng NH có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản cho vay
có chất lượng tốt, trong khi đó nhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng đến
việc bán cho được nhiều hàng nên dễ dẫn tới các quyết định tín dụng vội vàng và
có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra không chính đáng.
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp, NH
tiếp xúc trực tiếp với KH nên hiểu rõ KH.
9


 Khi KH có quan hệ trực tiếp với NH, có rất nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả
năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía KH lẫn NH.
1.4.4 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
a) Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của chính KH vay
chứ không dựa vào bất kỳ tài sản dùng để cầm cố, thế chấp hay sự bảo lãnh nào từ
người thứ ba. Tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh chính là một hình thức thu nợ
thứ hai của NH, nhưng với những KH tốt, tạo được niềm tin nơi NH về khả năng
tài chính chắc chắn, kinh doanh hiệu quả thì NH không cần nguồn thu bổ sung
này.
b) Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như thế chấp hoặc
cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba để đảm bảo cho nguồn thu nợ
thứ nhất thiếu chắc chắn.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân
Ta biết rằng chất lượng hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tồn tại,
phát triển của các NHTM và sự phát triển của toàn xã hội. Để quản lý chất lượng tín

dụng đồng bộ, đòi hỏi phải hiểu rõ các tác động của các nhân tố ảnh hưởng chính. Tín
dụng tiêu dùng cũng vậy, cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố đó
1.5.1 Nhân tố bên ngoài
a) Nhân tố kinh tế: Điều kiện kinh tế của khu vực mà NH phục vụ ảnh hưởng lớn tới
chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KH dễ
dàng tiếp cận được các khoản tín dụng có chất lượng cao, còn nền kinh tế không
ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả
năng trả nợ vay của cá nhân biến động làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ khi
cho vay của NH.
b) Nhân tố xã hội: Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba nhân tố: KH, NH và sự tín
nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa KH và NH. NH có tín
nhiệm càng cao thì thu hút được KH càng lớn. KH có tín nhiệm đối với NH

10


thường được vay vốn một cách dễ dàng, đây cũng là cơ sở cho các món vay tiêu
dùng tín chấp.
1.5.2 Nhân tố bên trong
Công tác tổ chức của NH: Tổ chức NH phải sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo
sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng NH, trong toàn bộ hệ
thống NH cũng như giữa NH với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý... sẽ tạo
điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của KH, giúp NH theo dõi, quản lý sát sao các
khoản cho vay, các khoản huy động vốn, đặc biệt là đối với các khoản vay tiêu dùng,
KH chủ yếu là cá nhân, thường giao dịch với số lượng đông. Đây là cơ sở để tiến
hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín
dụng.
Chất lượng nhân sự: Đây là một nhân tố quan trọng. Sự thành công trong hoạt động
tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ tín dụng, họ là người trực
tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Họ

cần phải phân tích kỹ tình hình tài chính của KH, nhu cầu vốn của họ, quản lý và
giám sát tình hình sử dụng vốn vay.
a) Qui trình tín dụng: Qui trình tín dụng bao gồm những qui định phải thực hiện
trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt
đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi
thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực
hiện tốt các qui định ở từng bước với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, giữa các
bước trong qui trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển
bình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ có đảm bảo chất lượng tín dụng.
b) Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất
lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những
quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho
vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở NH (Hồ sơ vay
11


vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng...) từ
KH (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các cơ quan chuyên
về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước, từ các nguồn thông tin khác (báo, đài,
toà án). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ
chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, KH... để đưa ra
những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác
và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn,
chất lượng tín dụng càng cao.
c) Kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo NH có được các thông
tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh
đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã
định. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân
các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác
kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Để kiểm soát nội bộ có hiệu

quả, NH cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung
thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.
Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ta thấy:
tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý
của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ
của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng.
Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh
thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất
lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công
của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như của toàn bộ hoạt động của NHTM nói
chung.

12


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP Á
CHÂU- SỞ GIAO DỊCH
2.1.

Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu

 Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
 Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
 Trụ sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
 Điện thoại (84.8) 3929 0999
 Website
 Logo:

 Vốn điều lệ 9.376.965.060.000 đồng (chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín

trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng)
 Các sản phẩm dịch vụ chính:
 Huy động vốn (nhận tiền gửi của KH) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
 Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng
 Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua
NH)
 Kinh doanh ngoại tệ và vàng
 Phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
 Các dịch vụ khác…

13


2.2. Giới thiệu Sở Giao Dịch ACB
2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của SGD ACB
Trưởng đơn vị

Kinh doanh

KHCN

Hỗ trợ

Quản lý hồ


Hàng

chính nhân
sự và kế
toán

Ban tín
dụng
SGD

Vận hành

KHDN
Phòng giao dịch
và ngân quỹ

Phòng
KHCN 1

Bộ phận
PFC

Phòng
KHCN 2

Bộ phận
PFC

Phòng
KHDN lớn

Bộ

phận
QHK
Phòng
KHDN vừa
và nhỏ

Bộ phận
QHKH

Phòng phân
tích tín
dụng
KHDN

Hỗ trợ và
nghiệp vụ

Bộ phận giao
dịch

DVKH
tiền vay
cá nhân

Teller

Bộ phận ngân
quỹ

Thủ

quỹ

Kiểm
ngân

DVKH tiền
vay doanh
nghiệp

Nhân viên
hàng chinh

Kế toán
trưởng

DVKH tiền
gởi cá nhân

DVKH tiền
gởi doanh
nghiệp

Nguồn: SGD ACB TP. Hồ Chí Minh

14


2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a) Bộ phận kinh doanh
 Cung cấp các sản phẩm huy động: huy động vốn khác hang cá nhân, chăm sóc KH

hiện hữu và cung cấp thêm sản phẩm mới; tiếp thị và phát triển KH mới; tư vấn
hướng dẫn sử dụng và thực hiện cung cấp các sản phẩm huy động vốn theo định
hướng kinh doanh ACB và các khối tại hội sở.
 Cung cấp các sản phẩm tín dụng: cung cấp các sản phẩm tín dụng; tư vấn hướng
dẫn KH thực hiện kế hoạch tài chính và vốn; thẩm định, phân tích đề xuất cấp tín
dụng/ phê duyệt cấp tín dụng (theo thẩm quyền), kiểm tra vốn vay, theo dõi và thu
hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn theo qui định về hoạt động tín dụng tại ACB.
 Cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước:
hướng dẫn thủ tục, thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo các tiêu chuẩn
chất lượng của ACB; hướng dẫn, tư vấn và thực hiện nghiệp vụ thanh toán nội địa
và thanh toán quốc tế theo nhu cầu của KH phù hợp với qui định hiện hành của
pháp luật và ACB.
 Cung cấp các sản phẩm thẻ.
 Cung cấp các sản phẩm khác: trong phạm vi hoạt động của SGD như kinh doanh
vàng, chứng khoán, các sản phẩm liên kết và các sản phẩm tài chính khác.
 Tiếp nhận và thu thập thông tin từ KH, thị trường đối tác cạnh tranh. Đề xuất cải
tiến sản phẩm, qui trình chào bán sản phẩm.
b) Vận hành
 Tổ chức vận hành hệ thống giao dịch: phục vụ KH sử dụng, mua các sản phẩm tại
SGD ACB.
 Tổ chức vận hành ngân quỹ: kiểm ngân, điều tiền, bảo đảm an toàn cho quỹ tại
SGD
 Tổ chức vận hành hệ thống hỗ trợ tín dụng, giao dịch: mở tài khoản tiền vay, tiền
gửi, lưu trữ hồ sơ; tập và hướng dẫn KH ký kết hợp đồng; cập nhật thông tin KH,
thông tin sản phẩm liên quan đến tài khoản của KH.
 Vận hành hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm nghiệp vụ của ACB tại SGD
để phục vụ bán hàng và vận hành hệ thống.
15



 Quản lý ATM: quản lý và chăm sóc máy ATM được giao, bảo đảm các tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn các máy ATM theo quy định ACB; phát triển mạng lưới
ATM trên địa bàn phụ trách.
c) Hỗ trợ
 Hạch toán kế toán, hành chính và báo cáo theo qui định ACB.
 Quản lý tài sản, tranh thiết bị, cơ sở vật chất của SGD.
 Soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản, lễ tân, trực tổng đài, quản lý con dấu, ấn phẩm
và ấn chỉ tại SGD.
 Quản ký bảo vệ, tạp vụ và lái xe.
 Thu thập, ghi chép lưu trữ và báo cáo theo qui định ACB.
d) Tín dụng
Ban tín dụng SGD quyết định về đường lối tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, xét cấp
tín dụng của ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của ngân hàng tại SGD ACB, phê
duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo quy chế xét miễn giảm
lãi.
2.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng tại SGD ACB
a) Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm này áp dụng cho các KH cá nhân có nhu cầu vay trả góp để thanh
toán các nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong cuộc sống của cá nhân và gia đình
như:
+ Mua sắm trang thiết bị/ vật dụng sinh hoạt trong gia đình.
+ Sữa chữa nhỏ/ trang trí nội thất nhà ở (không thay đổi kết cấu chính, không
có giấy phép và tổng chi phí thấp hơn 600 triệu đồng).
+ Mua phương tiện vận tải, sữa chữa phương tiện vận tải.
+ Chi phí học tập (trong nước)/ du lịch/ khám chữa bệnh.
+ Chi phí cưới hỏi/ ma chay.
+ Trả phí/ thuế trước bạ tài sản.
+ Và các nhu cầu hợp lý, hợp pháp khác,…
b) Đối tượng khách hàng và điều kiện cho vay
16



KH là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam.
Độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi.
Có thu nhập ổn định (từ các nguồn: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê tài
sản) đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ACB.
Có tài sản thế chấp/ cầm cố dùng để đảm bảo thuộc sở hữu của chính người
vay hoặc được nhân thân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh.
Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp.
c) Hồ sơ vay vốn
Giấy đề nghị cấp tín dụng (theo mẫu của ACB).
Hồ sơ pháp lý: CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu/ KT3, giấy đăng kí kết hôn/ xác
nhận độc thân,… của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp động lao động, xác nhận lương, hợp đồng
cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh,… của người vay và người cùng
trả nợ.
Tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp/ cầm cố.
d) Đặc tính sản phẩm
i.

Lãi suất cho vay
Phương thức tính lãi: tích số (theo dư nợ thực tế).
Lãi suất: theo quy định của ACB tại từng thời kì.

ii.

Thời hạn cho vay/ thu nợ
Thời hạn cho vay: tối đa 84 tháng.
Thời hạn ân nợ: không ân hạn vốn gốc và lãi.


iii.

Phương thức cho vay
Phương thức vay: vay trả góp.
Thời hạn giải ngân: theo quy định hiện hành của ACB vào từng thời kì.
Phương thức giải ngân: có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần.

iv.

Phương thức trả nợ
Lãi: trả lãi hàng tháng.
17


Vốn gốc: trả định kì hàng tháng hoặc định kì khác (<= 6 tháng), theo phương
thức vốn góp đều hoặc vốn góp bậc thang lên (10% hoặc 20%/ năm

2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD ACB
2.3.1 Tình hình cho vay tiêu dùng
Bảng 1: Tình hình cho vay tại dung tại SGD ACB
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2,919,196

3,249,649


3,713,673

tiêu 1,020,929

1,178,744

1,232,732

2,070,905

2,494,355

Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
huy động
Tổng doanh số
cho

vay

dùng
Tổng dư nợ cho
vay tiêu dùng

1,761,978

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGD ACB từ năm 2009 - 2011)

Dựa vào bảng kết quả cho vay tiêu dùng trên, ta có thể thấy dư nợ cho vay tiêu

dùng của SGD có sự tăng trưởng nhưng chưa ổn định từ năm 2009 đến năm 2011. Dư
nợ cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009 là 308,927 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ
tăng là 17.5%. Sang năm 2011 tình hình dư nợ lại tiếp tục tăng 423,450 triệu VNĐ so
với 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.44%. Mặc dù tăng không đều nhưng đây là
dấu hiệu cho thấy NH có thị trường phát triển tốt.
Nguồn vốn huy động của SGD có sự tăng trưởng nhưng chưa ổn định từ năm
2009 đến năm 2011. Nguồn vốn huy động năm 2010 tăng so với năm 2009 là 330,453
triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.32%. Sang năm 2011 tình hình nguồn vốn
huy động lại tiếp tục tăng 464,024 triệu VNĐ so với 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là
14.31%. Mức lãi suất tiền gởi tăng cao với mức 14% duy trì trong thời gian dài đã tạo
điều kiện cho SGD huy động được nhiều tiền trong dân. Bên cạnh đó, ngân hàng
18


SGD liên tục tiến hành những chương trình ưu đã khuyến mãi nhân dịch lễ tết đối với
tiền gởi VNĐ, ngoại tệ và vàng. Với uy tín lâu năm và những chính sách ưu đãi trên,
không khó hiểu khi SGD huy động được lượng vốn cao như vậy.
2.3.2 Doanh số cho vay tiêu dùng
a) Theo thời hạn tín dụng
Bảng 2: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng
Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Năm

Năm

2009


2010

2011

Ngắn hạn

521,699

576,738

Trung hạn

496,345

Dài hạn

Chỉ tiêu

Tổng
cộng

Chênh lệch
2010

so

với 2011

so


2009

2010

647,907

10.55%

12.34%

542,108

591,710

9.02%

9.15%

806,101

899,125

1,014,572

11.54%

12.84%

1,824,145


2,017,971

2,254,189

10.62%

11.70%

với

( Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay toàn SGD nhưng
so về tốc độ tăng trưởng thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn. Cụ thể, năm
2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn so với năm 2010 là 71,169 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 12.34% trong khi đó cho vay trung hạn chỉ tăng 49,602 tương
ứng với tỷ lệ tăng 9.15% và dài hạn tăng có 115,447 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
12.84% so với 2010.
Với kết quả kinh doanh trên, có thể thấy SGD đã có chuyển những chuyển biến
tốt trong khả năng thanh khoản, đẩy nhanh được vòng quay vốn và tăng hiệu quả hoạt
động cho vay.
b) Theo hình thức vay
19


Bảng 3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009
Chỉ
tiêu


Số tiền

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch

Tỷ

Tỷ

Tỷ

trọng Số tiền

trọng Số tiền

trọng 2010/2009 2011/2010

(%)

(%)

(%)

Tài
sản
đảm


1,568,932 86

1,621,332 82.88 1,700,234 76.07 3.34%

4.86%

255,213

334,854

14.34%

bảo
Tín
chấp
Tổng
cộng

14

1,824,145 100

17.12 534,655

1,956,186 100

23.93 31.2%

2,234,889 100


7.2%

14.24%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Năm 2011 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của
ngành NH nói riêng. Vì vậy đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo, hầu
hết các NH rất thận trọng khi tiếp cận vì mang lại rủi ro lớn từ uy tín và khả năng có
hạn của số lượng lớn KH. Kinh tế khó khăn, đối tượng vay tín chấp càng cao, nhưng
khả năng cho vay giảm là một điều dễ hiểu.
Cụ thể, năm 2009 cho vay có đảm bảo đạt 1,568,932 triệu đồng chiếm tỷ trọng
84% cao hơn cho vay tín chấp 1,313,719 triệu đồng. Năm 2010 cho vay có đảm bảo
đạt 1,621,332 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82.88%, mức chênh lệch là 1,286,478 triệu
đồng so với cho vay tín chấp. Năm 2011 đạt 1,700,234 triệu đồng chiếm tỷ trọng
76.07% và giảm mức chênh lệch xuống 1,165,579 triệu đồng. Với kết quả trên, có thể
thấy SGD ACB đang có chủ trương bảo đảm an toàn vốn vay nhưng vẫn đáp ứng nhu
cầu vay vốn của KH.
Bên cạnh đó, SGD không ngừng đưa ra các gói ưu đãi dành cho các KH có
quan hệ lâu năm, uy tín với lượng vốn vay, huy động cao để cấp các chính sách tín
20


dụng tín chấp cho KH. Nhờ đó mà NH thu hút ngày càng nhiều khách hàng vau tín
chấp và nâng cao tỷ trọng cho vay tín chấp như bảng trên.
c) Theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu


Nằm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Mua nhà

858,995

Chênh lệch
2010/2009 2011/2010

1,140,934

1,637,697

50.40%

43.54%

Phương tiện đi lại 421,255

658,652

735,360

32.21%

11.64%

Vay khác


543,895

748,883

1,242,646

37.41%

65.93%

Tổng cộng

1,824,145

2,548,469

3,615,703

39.71%

41.88%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2011 tăng lên 1,067,234 triệu
đồng với mức tăng tương ứng là 41.88 % so với năm 2010, trong đó sự biến động về
doanh số cho vay giữa các mục đích vay rất khác nhau. Cho vay với mục đích sữa
chữa, mua sắm nhà ở có doanh số cho vay gia tăng mạnh nhất, từ 1,140,934 triệu
đồng năm 2010 đến năm 2011 là 1,637,697 triệu đồng, tăng 496,763 triệu đồng với
mức tăng tương ứng là 43.54 %.

Các hình thức cho vay du học, du lịch, mua bán… cũng tăng đều đặn qua các
năm. Đặc biệt trong năm 2011, doanh số đạt 1,242,646 triệu đồng tăng 493,763 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 65.93% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy đối
tượng KH tiềm tăng và SGD cần hướng tới trong năm 2012.
2.3.3 Doanh số thu nợ
a) Theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng (2009 – 2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng

21


Chênh Lệch

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn

332,798

528,418

967,357

58.78%

83.07%


Trung hạn 468,621

514,214

842,548

9.73%

63.85%

Dài hạn

751,625

824,321

1,064,928

9.72%

29.19%

Tổng

1,552,684

1,866,953

2,874,833


20.24%

53.98%

2010/2009 2011/2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Qua bảng có thể thấy qua các năm doanh số thu nợ đã có những bước chuyển
tích cực. Có 2 nguyên nhân dẫn đến kết quả này, thứ nhất là do qua 3 năm, SGD đã
tăng doanh số cho vay như đã phân tích ở trên. Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn
là SGD đã có những biện pháp hiệu quả nhằm gia tăng lượng nợ thu từ KH. Từ đó có
thể đánh giá, SGD đã có những biến chuyển khả quan trong hoạt động kinh doanh của
mình, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh năm 2012. Cụ thể:
Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2010 tăng 195,620 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ tăng 58.78% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì thu nợ tăng cao đạt mức
967,357 triệu đồng , tăng 438,939 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 83.07% so với năm
2010.
Doanh số thu nợ dài hạn qua 3 năm tăng đều, năm 2010 tăng 45,593 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 9.73% so với năm 2009, năm 2011 tăng 328,334 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 63.85% so với năm 2010.
Doanh số thu nợ dài hạn qua các năm tăng đều nhưng không cao, năm 2010
tăng 9.72% so với năm 2009, năm 2011 tăng 29.19% so với năm 2010. Tuy tỷ lệ tăng
không cao nhưng về số lượng thì cao hơn so với ngắn hạn và trung hạn, năm 2011
doanh số thu nợ đạt 1,064,928 triệu đồng. Do vay dài hạn là chủ yếu nên công tác thu
nợ tốt sẽ giảm tỉnh trạng phát sinh nợ quá hạn, tăng cường hiệu quả s ử dụng vốn.
b) Theo hình thức vay
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo hình thức vay (2009 – 2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng


22


Chỉ tiêu

Chênh lệch

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2010/2009 2011/2010

Tài sản đảm bảo 1,210,006

1,362,248

2,063,231

12.58%

51.46%

Tín chấp

342,678

524,705

811,602

53.12%


54.68%

Tổng

1,552,684

1,866,953

2,874,833

20.24%

53.98%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB – TP.HCM)

Doanh số thu nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu
nợ và đạt 1,210,006 triệu động năm 2009, đạt 1,362,248 triệu đồng năm 2010 tăng
152,242 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 12.58% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt
2,063,231 triệu đồng tăng 700,983 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 51.46% so với
năm 2010. Đây là kết quả của việc thực hiện tốt công tác đôn đốc, nhắc thu nợ đúng
hạn, tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay của cán bộ tín dụng thời gian
qua. Do nợ vay được đảm bảo bằng tài sản nên KH có trách nhiệm hơn trong việc trả
nợ NH.
Khả năng trả trợ của KH vay tín chấp cũng tăng không kém, năm 2009 doanh
số đạt 362,672 triệu đồng, năm 2010 là 524,705 triệu đồng tăng 162,033 triệu đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 53.12% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 811,602 triệu đồng,
tăng 286,987 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 54.68% so với năm 2010.
c) Theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn (2009 – 2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Mua nhà

695.321

712.225

963.613

2,43%

35,29%

Phương tiện đi lại 632.228

845.654

1.336.388

33,76%

58,03%


Vay khác

225.153

309.074

574.832

37,27%

85.98%

Tổng

1.552.684

1.866.953

2.874.833

20,24%

53,98%

2010/2009 2011/2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

23



Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ các khoản vay du học, tiêu dùng cá
nhân… tăng cao nhất. Năm 2010 tăng 37.27% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011
thì mức tăng lên đến 85.98% so với năm 2010 tương ứng 265,758 triệu đồng. Doanh
số thu nợ vay mua phương tiện đi lại cũng tăng cao năm 2010 đạt 845,654 triệu đồng,
tăng 213,426 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 33.76% so với năm 2009. Năm 2011
doanh số đạt 1.336.388 triệu đồng, tăng 490,734 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
58.03% so với nam 2010. Đây là hình thức có doanh số cho vay chiếm tỷ trong cao
nên thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các hình thức khác.
So với hai mục đích trên thì cho vay mua sắm sửa chữa nhà cửa có tốc độ gia
tăng trung bình, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 712,225 triệu đồng, tăng 16,904 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2.43% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số đạt 963,613
triệu đồng, tăng 251,388 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 35.29%. Nhưng nhìn chung,
so với các mục đích vay khác, SGD đã đẩy mạnh cho vay mua sắm, sữa chữa nhà do
nhận thấy thị hiếu của phần đông dân cư là an cư rồi mới lập nghiệp, quan trọng việc
nhà cửa. Đó là thị trường tiềm năng và trong dài hạn sẽ thu lại lợi nhuận lớn cho SGD
2.3.4 Dư nợ
a) Theo hình thức đảm bảo
Bảng 8: Dư nợ vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo (2009 – 2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch
2010/2009 2011/2010

Tài sản đảm bảo 965,088

1,139,833


1,363,461

18.11%

19.62%

Tín chấp

790,145

865,321

989,787

9.51%

14.38%

Tổng

1,755,230

2,005,154

2,353,248

14.24%

17.36%


(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Như đã đề cập ở các phần trên, do tình hình kinh tế biến động nên SGD ACB
chủ trương cho vay với hình thức có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà qua các năm,
dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn cho vay tín chấp.
24


Theo đó, dư nợ có tài sản đảm bảo tăng đều qua các năm. Qua bảng số liệu
chúng ta có thể thấy năm 2009 dư nợ tài sản đảm bảo là 965,088 triệu đồng, năm
2010 là 1,139,833 triệu đồng, tăng 174,745 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18.11%
so với năm 2009. Năm 2011 đạt 1,363,461 triệu đồng, tăng 223,628 triệu đồng, tương
ứng tỷ lệ tăng 19.62% so với năm 2010. Với kết quả này, có thể thấy chủ trương an
toàn vốn được SGD áp dụng triệt để nhằm tạo chỗ dựa vững vàng cho hoạt động kinh
doanh chung của mình.
Dư nợ cho vay tín chấp cũng tăng nhẹ qua các năm, năm 2010 đạt 865,321
triệu đồng, tăng 75,176 tiệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 9.51% so với năm 2009. Năm
2011 đạt 989,787 triệu đồng, tăng 124,466 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 14.38% so
với năm 2011. Đó là kết quả của việc tiếp cận các KH tiềm năng có lịch sử tín dụng
tốt và KH VIP, top VIP nhằm gia tăng tiện ích cũng như tạo cho KH sự thích thú
trước sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ của NH.
b) Theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn (2009 – 2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011


Mua nhà

698,895

752,147

903,462

8.02%

20.12%

Phương tiện đi lại 673,997

700,154

784,163

3.88%

11.99%

Vay khác

485,248

552,853

665,623


13.92%

20.39%

Tổng

1,755,230

2,005,154

2,353,248

14.24%

17.36%

2010/2009 2011/2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGD ACB TP.HCM)

Do địa bàn mục tiêu của ACB là các đô thị và vùng kinh tế trọng điểm, mặt
khác SGD tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung dân số trẻ, năng
động, mật độ dân số cao. Do đó nhu cầu mua nhà ở, nền nhà của một bộ phận tri thức
có thu nhập cao chiếm gần 70%.
Trong 3 năm trở lại đây, dư nợ mua và sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trong cao nhất,
với doanh số dư nợ năm 2009 là 698,895 triệu đồng, năm 2010 là 752,147 triệu đồng,
25



×