Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau mầm tại thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 58 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp nước ta nói chung và nông nghiệp Thừa Thiên Huế
nói riêng đang đứng trước những thách thức đó là: Vấn đề ô nhiễm môi
trường, đất đai bị bạc màu, mất sức sản xuất, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ
độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá hủy hệ sinh
thái vì sử dụng quá nhiều hóa chất. Việc chuyển dịch sang nông nghiệp an
toàn, nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm: Rau, hoa quả và thực phẩm an
toàn là vấn đề phải được giải quyết kịp thời và cần thiết.
Những bất cập và tồn tại của sản xuất rau theo phương pháp thông
thường và sản xuất rau an toàn là: Chất lượng rau kém, rau chưa an toàn,
chưa có thương hiệu sản phẩm, giá thành còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng và chưa có chiến lược xúc tiến thương mại [12].
Rau mầm là một loại rau ăn thân lá, được sử dụng khi rau còn non, có
khoảng 2-3 lá. Rau mầm là nguồn cung cấp phong phú nhất các loại vitamin
và chất chống ôxi hóa, ức chế sự hình thành tế bào ung thư, giảm bệnh tim
mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Rau mầm hiện rất được ưa chuộng
ở thị trường các nước phát triển trên thế giới. Đây là một mặt hàng không
những bổ dưỡng mà còn an toàn, vệ sinh và tuyệt đối không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, thời gian trồng ngắn 5-10 ngày, được trồng trên giá thể,
kiểm soát được nước tưới, dinh dưỡng trong giá thể, ngăn chặn côn trùng [8].
Hiện nay có một số mô hình nông dân sản xuất rau mầm, rau hữu cơ ở
TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ….Sản phẩm được bán tại các siêu thị,
nhà hàng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên mô hình sản xuất
này mới chỉ mang tính tự phát, chưa có những nghiên cứu cơ bản về vấn đề
này, chưa đảm bảo tiêu chuẩn trong sản xuất rau an toàn và bền vững. Do
vậy sản xuất rau ăn mầm cho đến nay vẫn chưa có đủ cơ sở khoa học để
hoàn thiện công nghệ và nhân rộng mô hình sản xuất rau ở hộ gia đình…Bên
cạnh đó rau xanh đóng vai quan trọng trong đời sống con người xét về mặt
khoa học dinh dưỡng lẫn giác độ xã hội [17].



1


Thừa Thiên Huế lại là tỉnh có tiềm năng sản xuất rau tuy nhiên còn
gặp nhiều khó khăn do đó nhu cầu rau xanh cho người tiêu dùng chưa được
đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt, khi đời sống con người ngày càng cao, rau không
chỉ phải đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng [24].
Thành phố Huế, một trong những trung tâm văn hóa và du lịch của cả
nước. Vì vậy nhu cầu rau chất lượng cao phục vụ cho các siêu thị, khách sạn,
nhà hàng là rất cần thiết. Bên cạnh đó do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất
rau bị thu hẹp, vấn đề mở hướng sản xuất nông nghiệp đô thị là xu thế tất
yếu. Trong xu thế trên sản xuất rau mầm là một trong những lựa chọn thích hợp.
Nếu rau mầm nếu được nghiên cứu thành công và hoàn thiện được
quy trình sẽ giúp cho những hộ gia đình không có hoặc thiếu đất trồng rau có
khả năng tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu về rau xanh. Điều này cực kỳ cần
thiết trong công cuộc phát triển các tiềm năng kinh tế, du lịch của Huế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau mầm tại thành phố Huế”.
1.2.Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau mầm.
- Góp phần xây dựng được quy trình sản xuất rau mầm có chất lượng,
hiệu quả cao và an toàn vệ sinh thực phẩm, làm phong phú thêm các loại rau
ăn tại Huế và những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả của đề tài sẽ lựa chọn được một số giống rau, giá thể trồng
rau và xác định được hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tác động: Mật độ, đất
trồng, chế độ ánh sáng, thời điểm thu hoạch.

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là dữ liệu khoa học cần thiết cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất rau mầm.

2


- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để xây dựng quy trình sản
xuất rau mầm tại Thừa Thiên Huế.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để xây dựng mô hình trình
diễn và mô hình sản xuất rau mầm có chất lượng, hiệu quả cao, vệ sinh an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
+ Phương pháp nghiên cứu dựa trên một số kết quả đã nghiên cứu
thành công trên thế giới và hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện
nay và xu thế tất yếu của thời đại.
1.3. Giới hạn của đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01 - 05 năm 2009.
- Đề tài được nghiên cứu qua 5 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng sinh trưởng phát triển, phẩm chất và
cho năng suất của một số giống rau mầm.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giá thể đến sinh trưởng
và cho năng suất của rau mầm cải củ.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh
trưởng và năng suất rau mầm cải củ.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến
năng suất và chất lượng rau mầm cải củ.
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến
sinh trưởng và phát triển, năng suất của rau mầm.
1.4. Địa điểm nghiên cứu và ứng dụng
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí

nghiệm Bộ môn khoa học nghề vườn, khoa Nông Học, Trường Đại học
Nông Lâm Huế.
- Địa điểm ứng dụng: Tại các hộ gia đình, khu du lịch, …của thành
phố Huế và các vùng lân cận.

3


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Rau an toàn
2.1.1. Khái niệm rau an toàn
Trong quá trình gieo trồng để có sản phẩm rau nhất thiết phải áp dụng
các biện pháp kỹ thuật và sử dụng một số vật tư như tưới nước, bón phân,
phòng trừ sâu bệnh. Trong các vật tư này, kể cả đất trồng, có chứa những yếu
tố gây ô nhiễm rau và ít nhiều đều để lại một số dư lượng trên rau sau khi thu
hoạch sử dụng. Trong thực tế hiện nay hầu như không thể có sản phẩm rau
nào gọi là rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có các yếu tố độc hại. Tuy
vậy những yếu tố này thực sự chỉ gây độc hại khi chúng để lại một mức dư
lượng nhất định nào đó trên rau, dưới mức dư lượng này thì không gây hại.
Mức dư lượng tối đa không gây hại cho người có thể chấp nhận gọi là mức
dư lượng cho phép (hoặc ngưỡng dư lượng giới hạn). Như vậy những sản
phẩm rau không chứa hoặc có chứa dư lượng các yếu tố độc hại nhưng dưới
mức dư lượng cho phép gọi là rau an toàn với sức khỏe con người, nếu trên
mức dư lượng cho phép là rau không an toàn [1].
2.1.2. Những tồn tại của sản xuất rau an toàn
- Chất lượng rau kém là do chưa đẹp mắt, chưa tươi ngon, chưa đều.
- Rau chưa an toàn là do nông dân vẫn còn sử dụng thuốc hóa học với
mục đích là kích thích ra hoa, ra quả trái vụ hoặc làm đẹp mẫu mã sản phẩm rau.
- Chưa có thương hiệu sản phẩm rau an toàn, thậm chí nhãn hiệu mẫu

mã bao bì cũng chưa đăng kí, mã vạch.
Đến nay mới có 4 tỉnh đăng kí thương hiệu rau an toàn như Hà Nội
(rau Bảo Hà), Thành phố Hồ Chí Minh (rau Tân Phú Trung), Đà Lạt – Lâm
Đồng (rau hữu cơ) và Vĩnh Phúc có rau an toàn Sông Phan, su su Tam Đảo,
sự đăng ký như vậy mới chỉ có trong phạm vi nhỏ vùng miền, chưa tuyên
tuyền quảng cáo để phổ biến rộng rãi cho thương hiệu đi xa hơn trong thị
trường cả nước.

4


- Giá thành rau an toàn còn cao, một số nơi đưa ra giá bán ngay trong
tỉnh hoặc thành phố cũng đã gấp 2 hoặc 2,5 lần trong khi đó rau an toàn vẫn
chưa đủ sức thuyết phục, điều này dẫn đến hậu quả là người sản xuất rau an
toàn không yên tâm sản xuất. Chỉ nơi nào bao cấp có kinh phí thì mô hình
còn hoạt động, nếu không thì nông dân lại làm theo tập quán cũ để đảm bảo
mức sống, ví dụ như một số xã của huyện Đông Anh.
- Chưa đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của khách hàng, lý do là chất
lượng rau an toàn không ổn định, một số nơi do khối lượng rau an toàn chưa
đủ, thậm chí không giữ được thời gian giao rau an toàn đúng thời hạn cho
các bệnh viện, nhà trẻ.... Điều này đòi hỏi là cần thiết phải liên doanh, liên
kết các vùng rau với nhau ngay trong thời gian tới.
- Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất
khẩu, cụ thể là chưa có chiến lược lâu dài sản xuất rau an toàn [14].
2.2. Giới thiệu chung về rau mầm
2.2.1. Khái niệm rau mầm
Như chúng ta đã biết, rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa
ăn hàng ngày của con người. Rau chứa nhiều nước từ 70 – 95%. Lượng các
chất đường, bột, đạm và chất béo ít nên rau không có giá trị cho năng lượng
cao. Tuy vậy, rau là nguồn thức ăn bổ sung vitamin và chất khoáng quan

trọng nhất cho con người. Các vitamin có trong rau là vitamin A, B và C, rất
cần thiết cho cơ thể. Các chất khoáng có nhiều trong rau là canxi, kali, sắt,
iod....là những chất có giá trị sinh học rất lớn trong đời sống. Ngoài ra, trong
nhiều loại rau còn có các chất có hoạt tính cao có thể dùng làm các vị thuốc
trong đông y và tây y [2], [23].
Nhu cầu rau xanh trong đời sống con người rất lớn, bình quân mỗi
người một năm cần khoảng 90 kg. Nhưng khả năng sản xuất rau hiện nay ở
nước ta mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, do diện tích ít và năng suất
thấp. Đã vậy phần lớn lượng rau xanh hiện nay đều sản xuất trên đồng ruộng
trong điều kiện không đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Để tăng
cường đáp ứng nhu cầu rau an toàn, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng
trong việc trồng rau như dùng nhà lưới, trồng rau thủy canh, trồng rau mầm.

5


Trong đó việc trồng rau mầm là cách sản xuất rau thích hợp với điều kiện
nông nghiệp đô thị.
Rau mầm là loại rau siêu sạch [8], giá trị bổ dưỡng và độ an toàn rất
cao. Trong giai đoạn cây mới nảy mầm hoặc còn non thì hàm lượng các loại
vitamin là cao nhất. Rau mầm lại được trồng trong nhà, thời gian sản xuất rất
ngắn nên ít bị sâu bệnh, không cần phải dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật [8]. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, có thể sử dụng các khoảng
trống trên lan can, sân thượng hoặc sân nhà để trồng rau mầm cải thiện bữa
ăn. Nhiều gia đình đã trồng rau mầm có kết quả nếu trồng kinh doanh sẽ
mang lại hiệu quả cao.
Rau mầm là loại rau được gieo từ các loại hạt giống rau thông
thường, trên những vật liệu và dụng cụ chuyên dùng, có thời gian canh tác
ngắn, thường thu hoạch khi cây rau mới mọc ở giai đoạn cây mầm, chưa có

lá thật. Thời gian từ gieo đến thu hoạch chỉ từ 5 - 10 ngày, tùy loại rau. Giá
đậu xanh là loại rau mầm đã được trồng và sử dụng phổ biến từ lâu. Tuy vậy
trong thực tế có một số loại rau nếu thu hoạch ở giai đoạn cây mầm thì năng
suất không cao như rau dền, cải ngọt, cải xanh. Với những loại rau này nhiều
người thích ăn ở giai đoạn 1- 3 lá thật, thời gian trồng rất ngắn và cũng có
thể được gọi là rau mầm.
Về kỹ thuật canh tác, rau mầm được trồng trên các dụng cụ và vật
liệu riêng thích hợp là các khay nhỏ với các loại đất hữu cơ sinh học, không
dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật [2].
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng, dược liệu và kinh tế của rau mầm
+ Giá trị dinh dưỡng
Rau là những cây được sử dụng để làm thực phẩm ăn cùng với lương
thực trong bữa ăn của con người. Bộ phận của cây rau được sử dụng có thể
là lá, thân, hoa, quả hoặc củ. Rau có thể chế biến làm thực phẩm theo nhiều
cách khác nhau như ăn sống, luộc, xào, nấu, muối mặn, đóng hộp, sấy khô.
Một số cây rau còn được chế biến thành kẹo, mứt hoặc nước giải khát như bí
đao, cà rốt, cà chua....

6


Ngoài thành phần chính là nước chiếm từ 70-95% tùy theo bộ phận
cây (quả, lá chứa nhiều nước hơn củ, hạt) các cây rau chứa nhiều chất dinh
dưỡng rất cần thiết cho cơ thể [1].
Các chất bột, đường, đạm, và chất béo trong rau không nhiều như các
loại lương thực và một số thực phẩm khác nhưng cũng là nguồn bổ sung
quan trọng. Trong điều kiện thiếu lương thực, rau cũng có thể cung cấp năng
lượng duy trì cuộc sống một thời gian nhất định.
Rau là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho cơ
thể. Các chất khoáng chất trong rau gồm nhiều loại như kali, canxi, sắt,

iốt....kali tham gia vào quá trình trao đổi nước trong cơ thể, có nhiều trong cà
chua, đậu rau. Canxi cần cho sự vững chắc của hệ xương có nhiều trong rau
cải và các rau ăn lá. Tuy cơ thể cần ít chất sắt nhưng chất sắt cũng rất quan
trọng, giúp cho việc tạo thành hồng cầu, chứa nhiều trong rau cải, rau dền,
rau muống, cà chua....Chất iốt chứa nhiều trong đậu bắp, hành tây, măng
tây....giúp cho hoạt động thần kinh và ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Các chất
khoáng trong rau thường là dạng ion kiềm nên giúp cho việc trung hòa độ
pH trong máu và dịch tế bào.
Rau còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng như các vitamin A, B, C…
Các vitamin này rất cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất, tăng
cường sự sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của cơ thể.
Chất xơ chiếm phần lớn lượng chất khô của rau, giúp cho tiêu hóa được
thuận lợi, góp phần quan trọng tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhiều loại rau còn chứa những chất dược lý như những vị thuốc. Chất
phitoxit trong tỏi có tác dụng kháng sinh. Chất vitamin U trong bắp cải có
thể giúp làm lành các vết loét bao tử. Chất Papaverin trong rau bồ ngót giúp
an thần, cây hành dùng trị cảm lạnh và ăn khó tiêu.
Với các thành phần dinh duỡng phong phú, rau là yêu cầu không thể
thiếu đối với đời sống con người [1].
Rau mầm là thức ăn bổ dưỡng tràn đầy sức sống, chứa đủ tất cả những
gì cần thiết cho sức khỏe và đời sống của chúng ta như vitamin B, C, E,
khoáng chất, enzim, và các chất xơ dễ tiêu hóa [18].

7


Rau mầm có vị cay, nồng, ngọt tùy theo từng loại. Rau hấp dẫn với
nhiều cách sử dụng khác nhau. Một chén rau mầm đầy chỉ chứa có 15 calo,
đây là chất đường đơn giản cho sự tăng năng lực. Rau mầm còn cung cấp
axit béo thiết yếu cho nên nó là thực phẩm tốt cho người ăn kiêng [ 19].

Có thể dùng rau mầm để trộn rau sống, dùng kèm với các món chiên,
món xào hoặc nướng, các loại chả (giò, lụa, quế...), nem, xúc xích, bánh xèo,
phở, bún, mì ăn liền, thịt quay, tôm ram, các loại mắm, cá kho tộ....hay các
món chay, làm trang trí cho các món ăn.
Rau mầm được trồng trên các giá thể đã được diệt trùng, sử dụng các
nguyên liệu như: Xơ dừa, giấy bản để trồng, được tưới hoàn toàn bằng nước
sạch, không sử dụng bất kì một loại hóa chất kích thích nào.
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa rất nhiều loại vitamin,
aminoaxit, carotenne,.... có tác dụng chống ôxi hóa, làm chậm quá trình lão
hóa, dễ tiêu hóa và sử dụng như một loại thực phẩm đa chức năng [21].
Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng rau mầm, mỗi gia đình ở
thành phố chỉ cần 7-14 khay luân phiên thay nhau trong tuần là đã có một
lượng rau sạch, bổ dưỡng, an toàn cung cấp cho chính gia đình mình [19].
Bảng 2.1. Nhu cầu vitamin trong một ngày của người lao động (mg)
Vitamin

A

B1

B2

C

PP

B6

Lao động bình thường


1,5

2,0

2,0

70

15,

2,

Lao động nặng nhọc hay phải
tập trung trí óc căng thẳng

1,5

2,5

3,0

100

20,

2,

Lao động rất nặng nhọc hay phải
tập trung trí óc rất căng thẳng


1,5

3,0

3,5

120

25,

2,

Loại lao động

(Nguồn: Hướng dẫn trồng rau sạch - Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Duy Điềm
nhà xuất bản phụ nữ, 2007)[4].

8


Bảng 2.2. Kết quả phân tích các thành phần dinh dưỡng của rau mầm cải củ
Chỉ tiêu

Rau mầm cải củ
Ẩm độ

Vitamin C

Khoáng tổng số


Chlorophyll

(%)

(mg/100g)

(%)

(mg/ml/g/Fw)

Bình Tân

93.53

14.79

0.58

32.85

Siêu thị Metro
Chợ Bến
Thành

95.74

12.73

0.81


91.94

7.70

0.70

Cơ sở

(Nguồn: [8])
+ Giá trị dược liệu
Chất Chlorophyl giúp tẩy rửa và oxy hóa máu huyết còn chất xơ trợ
giúp bài tiết, lexithin giúp loại trừ chất béo. Vì vậy, ăn rau mầm có thể khử
độc tố trong cơ thể [19].
Chất antioxidants chứa nhiều trong rau mầm giúp bảo vệ cơ thể khỏi
hóa chất phóng xạ và độc hại, giúp cơ thể tự tẩy rửa, trừ khử và tái tạo, chữa
lành. Antioxidants còn là enzim quan trọng vì chúng là tinh chất cho sự hoạt
động của hệ miễn nhiễm và rau mầm là một trong những nguồn gốc tốt cho
sự dinh dưỡng quan trọng này [19].
Trong cây mầm có chứa nhiều vitamin E và các chất kích thích sinh
trưởng. Gần đây, các nhà khoa học của trường đại học Y John Hopkins (Mỹ)
đã công bố hạt mầm xúp lơ xanh có chứa chất chống ung thư sulforaphan
nhiều hơn 30 lần so với xúp lơ xanh đã trưởng thành. Mầm đậu tương có
chứa phytoestrogel có tác dụng chống lão hóa và làm đẹp cho nữ giới [20].
+ Giá trị kinh tế
Theo tính toán, mỗi kg hạt rau cho thu hoạch từ 7-8 kg rau mầm, với
giá bán 30 ngàn đồng/kg, cho lãi gấp 7 lần so với số vốn đầu tư. Nếu trồng
quy mô nhỏ hộ gia đình có thể tận dụng mọi vật dụng như rá, rổ, khay.... để
trồng, đồng thời áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt giữ độ ẩm cho cây [21].

9



Cứ 100g hạt (giá 2.500đ) là được 1kg rau mầm. Như vậy, so với giá
rau trên thị trường hiện nay thì trồng rau mầm còn có hiệu quả kinh tế [20].
Nếu được nghiên cứu và sản xuất trên quy mô lớn, rau mầm sẽ là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị, là nguyên liệu của nhiều mặt hàng tiêu dùng.
Sau thu hoạch có thể tái sử dụng các loại giá thể cho lần trồng tiếp
theo bằng cách nhặt sạch rễ và phơi khô [10].
Bảng 2.3. Các thông số thu được từ 1 khay rau mầm sản xuất tại hộ gia đình
Các khoản chi
(1000đ)

Các loại rau mầm

Các khoản thu
(1000đ)

Lợi
nhuận
Tổng
thu (1000đ)

Giống

Giá
thể

Chi phi
chung


Tổng
chi

Năng
suất

Đậu xanh

1.20

1.5

7.46

10.16

520

15.60

5.44

Đậu đen

1.20

1.5

7.46


10.16

350

12.25

2.09

Đậu cô ve

3.80

1.5

7.46

12.76

390

15.60

2.84

Cải củ

3.9

1.5


7.46

12.86

460

18.40

5.54

Ngô nếp mèo

0.43

1.5

7.46

9.39

380

11.40

2.01

Qua việc sản xuất 5 loại rau mầm tại các hộ gia đình thấy rằng tất cả
các loại rau đều sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất khá và đặc biệt cho lợi
nhuận rất cao, biến động từ 201.000 – 554.000đ, lớn nhất là cải củ và thấp
nhất là ngô nếp mèo [8].

2.2.3. Lợi ích và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau mầm
+ Lợi ích
Trồng rau mầm không cần diện tích rộng. Chỉ cần một góc sân, trên
lan can, sân thượng và hàng hiên trước nhà, thậm chí một bệ cửa sổ cũng có
thể trồng được.
Dụng cụ và thao tác rất đơn giản, dễ làm, không cần bón phân, không
phải phun thuốc trừ sâu bệnh [22].
Thời gian trồng rất ngắn, chỉ 5 - 10 ngày là có thể thu hoạch. Với
lượng hạt giống 30 - 40g có thể cho 400 - 500g rau mầm sạch.

10


Trồng rau mầm còn là một hoạt động thư giãn thú vị sau những giờ làm
việc căng thẳng, là một biện pháp chống stress có hiệu quả.
Sau khi thu hoạch cả nhà cùng vui vẻ thưởng thức món rau ngon
miệng và bổ dưỡng do tự mình làm ra.
Nếu có điều kiện trồng trên diện tích tương đối lớn có thể kinh doanh,
đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
Với các lợi ích trên thì việc trồng rau mầm là rất thích hợp trong điều
kiện đô thị, góp phần cung cấp nguồn rau sạch cho cuộc sống người dân.
Cùng với việc phát triển rau mầm thì dịch vụ cung cấp dụng cụ, vật tư trồng
rau mầm cũng phát triển theo, tạo thêm việc làm cho một số bộ phận dân cư.
Tuy vậy trồng rau mầm hiện nay cũng còn là một việc mới mẻ, cần
tăng cường phổ biến kinh nghiệm kỹ thuật và dịch vụ cung ứng vật tư [2].
+ Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau mầm
Tuy thời gian canh tác của cây rau mầm rất ngắn nhưng cũng cần
những điều kiện nhất định để cây mầm sinh trưởng tốt [22].
- Nhiệt độ: Muốn hạt nảy mầm nhanh, đều và mầm khỏe trước hết cần
điều kiện nhiệt độ thích hợp. Hạt nảy mầm cần nhiệt độ tương đối ấm áp, tốt

nhất trong khoảng 20 - 300C. Nhiệt độ thấp hoặc cao quá đều ảnh hưởng đến
sự nảy mầm. Nếu gặp trời lạnh cần che phủ, không để nơi nắng nóng quá.
- Ánh sáng: Rau mầm không cần nhiều ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng
tán xạ. Tuy vậy nếu thiếu ánh sáng cây mầm có thể mau vươn cao nhưng nhỏ
và yếu. Đặc biệt nếu để rau có 2 - 3 lá thật mới thu hoạch thì cần lượng ánh
sáng tương đối nhiều, vì thế nên để ở ngoài một thời gian.
- Nước và độ ẩm: Nước là yếu tố rất quan trọng, trong suốt thời gian
trồng rau cần thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho khay trồng, khoảng 6070% độ ẩm bão hòa. Cũng không nên để độ ẩm cao quá vì có thể làm hạt
thối, mầm mọc yếu. Nếu khô quá hạt cũng nảy mầm chậm, thậm chí hạt hoặc
cây mầm bị chết khô. Đặc biệt cần tránh mưa.
- Dinh dưỡng: Trong thời gian cây còn là mầm, chưa có lá thật, mầm
sống chủ yếu bằng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, không cần cung cấp bổ

11


sung chất dinh dưỡng. Ngoài ra trong đất trồng bằng xác hữu cơ cũng có
chứa một số chất dinh dưỡng cho cây mầm khi cần thiết.
Rau mầm không gieo trên đất thường mà được gieo trên xác hữu cơ đã
được chế biến, xử lý, đảm bảo tơi xốp và sạch. Xác hữu cơ thường dùng là
xơ dừa nghiền thành bột khô, có thể trộn thêm một ít bột vỏ đậu phộng. Các
loại bột xác hữu cơ này có độ xốp tốt, có khả năng giữ ẩm và điều hòa nhiệt
độ cho cây mầm, ngoài ra còn chứa đủ dinh dưỡng cho cây [2].
2.2.4. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
+ Hạt giống
Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống như cải củ, cải ngọt,
cải xanh, rau muống, đậu xanh, đậu nành, hướng dương, cà rốt, rau
dền....Hạt giống cần đẫy chắc, đảm bảo độ nảy mầm cao trên 90%. Nên mua
hạt giống ở những cơ sở tin cậy, có chất lượng [2].
+ Khay trồng

Rau mầm được trồng trong những khay bằng nhựa, bằng gỗ, bằng tre
hoặc khay xốp. Khay xốp nhẹ, có thể sử dụng nhiều lần và giá mua cũng rẻ.
Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau, thường có kích thước 40 x 50 x
7cm (0.2m2) tương đối vừa phải. Nếu dùng khay bằng các vật liệu khác thì
cũng nên có kích thước này.
Ngoài ra có thể tận dụng những thứ có sẵn trong gia đình như rổ nhựa
nhưng cần sạch sẽ [2].
+ Kệ
Nếu trồng nhiều khay thì nên làm kệ xếp khay để đỡ tốn mặt bằng.
Kích thước kệ cần phù hợp với kích thước khay. Kệ gồm nhiều tầng, các
tầng cách nhau khoảng 40cm, tầng đầu tiên nên cách mặt đất 25-30cm để
hạn chế các động vật ăn hạt và mầm như cóc, kiến, chuột. Kệ có thể làm
bằng gỗ hoặc sắt. Hiện trên thị trường có cung ứng các loại kệ bằng sắt có
thể tháo dỡ và lắp ráp thuận tiện dùng cho trồng rau mầm.
Kệ và giá đỡ khay hoặc rổ cũng rất đa dạng tùy vị trí, không gian. Có
thể làm giá treo, kệ xoay nhưng cần thoáng mát, sáng sủa [2].

12


+ Đất trồng
Còn gọi là giá thể. Là loại đất hữu cơ sinh học, được sản xuất từ xơ
dừa, có đủ chất dinh dưỡng nên trong thời gian trồng rau mầm không cần bổ
sung bất kì loại phân bón nào. Loại đất từ xơ dừa này còn có độ xốp tốt, có
khả năng giữ ẩm và điều hòa nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm và sự phát
triển của mầm. Hịên tại cũng đã có những cơ sở sản xuất và cung ứng các
loại đất hữu cơ trồng rau mầm ở Thành phố Hồ Chí Minh như đất sạch hữu
cơ sinh học của công ty TNHH dừa MeKong, đất hữu cơ sinh học của Công
ty Đất Sạch, Công ty Gino.... [2].
+ Khăn giấy

Khăn giấy dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích
là để thu hoạch rau mầm không bị dính giá thể vào rau. Giấy phải mềm và
sạch. Không dùng các loại giấy báo, giấy tập viết hay giấy cứng vì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hạt và mầm. Khi thu hoạch cũng nên dùng khăn giấy lót
vào hộp đựng thành phẩm, vừa sạch sẽ vừa giữ mầm được tươi [2].
+ Bìa giấy carton
Là loại bìa cứng dùng để đậy khay trong 1 - 2 ngày đầu mới gieo hạt,
khi hạt chưa mọc. Đậy khay có tác dụng giữ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho
hạt nảy mầm, hạn chế chim, chuột và côn trùng ăn hạt. Khi mầm đã bắt đầu
nảy thì bỏ bìa đậy khay ra cho mầm đủ ánh sáng phát triển bình thường [2].
+ Bình phun nước
Dùng bình bơm loại 1 - 4 lít bằng nhựa để tưới [2].
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu rau trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Theo thống kê của FAO, hiện nay diện tích trồng rau trên thế giới
khoảng 15 triệu ha/năm, năng suất trung bình đạt 35 – 40 tấn/ha, sản lượng
đạt ở mức 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85 kg rau các loại/năm. Có 120
chủng loại đang được sử dụng, trong đó có 14 loại rau chính [11].

13


Năm nước nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới là: Liên Xô cũ, Tiệp
Khắc, Bỉ, Canada, Israel. Năm nước xuất khẩu rau lớn nhất thế giới là: Chi
Lê, Ecuado, Costarica, Newzelan, Tây Ban Nha [7].
Bảng 2.4. Sản lượng rau thế giới và một số nước (tấn/năm)
Năm

2003


2004

2005

Thế giới

841460.32
0

873417.1
2

891182.90
0

Australia

1794.066

1973.179

1903.486

1756.000

1864.700

Canada

2465.378


2545.795

2469.057

2616.907

2386.463

Pháp

8667.328

8730.823

8420.267

5711.298

5819.300

Philippin

5166.443

5347.027

5352.655

5729.428


5878.835

Thái Lan

3175.635

3358.106

3342.178

3345.956

3339.291

Việt Nam

7601.175

7781.000

7991.000

7991.000

7991.000

Nước

2006


2007

889742.60
893432.500
0

(Nguồn FAO, 2008)[16].
Nhìn chung, sản lượng rau của Pháp, Việt Nam và Philippin chiếm với
một tỷ trọng cao, qua các năm cho thấy sản lượng rau của các nước này luôn
có sự biến động.
Khi mức sống của người dân tăng thì nhu cầu sử dụng rau cũng tăng
lên. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu rau quả của mỗi
khu vực có sự khác nhau. Ở Châu Á và Viễn Đông, cứ thu nhập tăng 1% thì
nhu cầu về rau, đậu quả tăng 0.9% [5].
Cũng theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau
tối thiểu cho một người là 90 kg/năm. Hiện nay ở nhiều nước đã vượt qua
ngưỡng này. Năm 1996, sản lượng bình quân theo đầu người ở các nước:
Bungari 178 kg, Hungari 161 kg, Rumani 98 kg. Năm 1998 các nước có
lượng rau tiêu thụ cao trên đầu người như: Bắc Triều Tiên 244,6 kg, Nam
Triều Tiên 141,1 kg [10].

14


2.3.2. Việt Nam
Ở Việt Nam nghề trồng rau đã có từ lâu đời. Hiện nay nước ta có 70
loài thực vật được sử dụng hoặc chế biến làm rau, riêng rau trồng có 30 loại,
trong đó có 15 loại là rau chủ lực và trong số này rau ăn lá chiếm 80% [5].
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam qua một số năm

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(Tạ/ha)

(1000 tấn)

2000

23,354

198,0

462,435

2001

514,607

131,7

6776,551


2002

560,635

133,5

7484,978

2003

577,763

141,6

8183,819

2004

313,798

138,5

4346,475

2005

318,243

142,4


4531,096

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2006)[11].
Qua bảng 2.4 cho thấy tính ổn định của ngành sản xuất rau ở Việt nam
không cao. Diện tích có sự biến động lớn, trong các năm 2001; 2002 và 2003
diện tích rau đạt mức trên 500 ha nhưng lại giảm đột ngột sau hai năm tiếp
theo, kéo theo sự giảm về sản lượng từ 8183,819 tấn năm 2003 xuống
4346,475 tấn năm 2004, năng suất nhìn chung còn thấp, không ổn định.
Kế hoạch nghiên cứu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn thông qua về lượng tiêu thụ rau bình quân trên đầu người/năm, diện
tích, sản lượng, trong giai đoạn 2000 – 2010 như sau: Đảm bảo tính hợp lý
cơ cấu các loại rau, trong đó rau ăn lá chiếm 35% sản lượng, rau ăn quả
chiếm 40%, rau gia vị chiếm 15% rau ăn củ, ăn hoa và các loại rau khác
chiếm 10% [7].
Theo Dorolle (1942) lượng rau cần thiết cho mỗi người Việt Nam là
khoảng 360g/người/ngày [15].

15


Bảng 2.6. Tình hình tiêu thụ rau và dự tính đến 2010 tại Việt Nam
Chỉ tiêu

Dân số

Tiêu thụ

Diện tích Năng suất Sản lượng

(Triệu người) (kg/người/năm)


Năm

(Ha)

(Tạ/ha)

(1000 tấn)

2000

82.1

82,30

500.000

135,25

6760,00

2005

88,50

96,30

600.000

140,00


8.520,00

2010

95,80

105,90

700.000

145,00

10105,00
( Nguồn: [7])

Một số kết quả nghiên cứu về rau mầm tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.7. Hàm lượng E.coli, Coliforms trong rau mầm cải củ
Rau mầm cải củ

Chỉ tiêu
E.coli (CFU/g)
Cơ sở

Coliforms (CFU/g)

Kết quả

Mức cho phép


Kết quả

Mức cho phép

Bình Tân

4.0*101

10

1.9*104

102

Siêu thị Metro

0

10

1.5*105

102

Chợ Bến
Thành

0

10


2.4*106

102

Bảng 2.8. Hàm lượng nitrat và chì trong rau mầm cải củ
Rau mầm cải củ

Chỉ tiêu
Nitrat (mg/kg)
Cơ sở

Chì (mg/kg)

Kết quả

Mức cho phép

Kết quả

Mức cho phép

Bình Tân

18

1000

Không thấy


1.0

Siêu thị Metro

29

1000

0.316

1.0

Chợ Bến
Thành

30

1000

Không thấy

1.0

16


Bảng 2.9. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau mầm
Mầm cải củ

Mầm cải bẹ xanh


Cơ sở

Kết quả

Kết luận

Kết quả

Kết luận

Bình Tân


Cho phép

>I50

Vượt mức

Siêu thị Metro
Chợ Bến
Thành


Cho phép



Cho phép


Cho phép


Cho phép

Bảng 2.10. Kết quả điều tra tại 1 số địa bàn thành phố Hố Chí Minh
Hướng điều tra

Số phiếu

Tỉ lệ

122/200

61.00%

78/200

39.00%

- Nhà vườn, cơ sở trồng

15/71


21.13%

- Siêu thị

30/71

42.25%

- Nhà hàng, quán ăn

16/71

22.53%

- Chợ

10/71

14.08%

- Quán bán lẻ

0/71

0.00%

- Chưa dùng

8/71


11.27%

- Đã dùng

63/71

88.73%

1. Số người biết đến rau mầm
- Chưa biết
- Có biết
2. Địa điểm bày bán rau mầm

3. Số người đã dùng rau mầm

(Nguồn: [8])
2.3.3. Tại Thừa Thiên Huế
Bảng 2.11. Diện tích, năng suất, sản lượng rau qua các năm

17


Năm

2001

2002

2003


2004

2005

2006

Diện tích (ha)

2.234

3.297

3.648

4.144

4.314

4.752

Năng suất (tạ/ha)

98,4

90,7

90,6

96,1


92,3

91,5

31.820

29.914

33.066

Chỉ tiêu

Sản lượng (tấn)

39.832 40.062 43.485

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2006)[11].
Những năm gần đây, sản lượng rau ở Thừa Thiên Huế có sự tăng
trưởng khá mạnh và tương đối ổn định, từ năm 2002 bình quân tăng 4.52%
mỗi năm. Diện tích canh tác tăng từ 3.234 ha năm 2001 lên 4.572 ha năm
2006, tăng 46.94%. Qua đó cho thấy sự tăng trưởng về sản lượng rau ở Thừa
Thiên Huế chủ yếu là do sự mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất rau của
tỉnh còn thấp so với bình quân chung cả nước.
Tại một số nhà hàng hay siêu thị, rau mầm đã được chấp nhận ngày
càng phong phú về chủng loại, số lượng lớn dần và người tiêu dùng được
biết đến rau mầm qua nhiều món ăn [24]. Với số lượng nhà hàng và khách
du lịch cũng như nhu cầu ngày càng cao ở thành phố Huế thì sản xuất rau
mầm là một tất yếu. Hiện nay đã có một số cơ sở nhỏ đã sản xuất tuy nhiên
chưa có quy mô, sản phẩm làm ra chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra
và đánh giá. Quy trình sản xuất phần lớn do người sản xuất tự tìm hiểu chưa

có những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về lĩnh vực này.
Trung bình một ngày các nhà hàng sử dụng khoảng 3kg rau mầm với
các loại như cải củ, rau muống, đậu,....các món ăn thì đa dạng, đặc sắc và
giàu dinh dưỡng, dễ tiêu bởi vậy thu hút được nhiều khách hàng trong và
ngoài nước, đặc biệt là những gia đình có mức sống khá giả.

Bảng 2.12. Tình hình sử dụng rau mầm tại thành phố Huế.
Nhà hàng

Địa chỉ

Loại rau

Siêu thị

18

Khối lượng tiêu
thụ/ngày

Món ăn
chế biến


(kg)
Hương Sen

Nguyễn Trãi

Rau muống,

cải củ.

3.5

Trộn thịt bò,
trứng....

Hoàng Anh

Phạm Văn
Đồng

Cải củ.

3.5

Xào mực,
thịt bò....

Vĩ Dạ Mới

Phạm Văn
Đồng

Cải củ.

3.0

Xào thịt
bò...


Nhà hàng
nổi Sông
Hương

Sông Hương

Cải củ, đậu,
rau nuống.

2.0

Trộn dầu
dấm, xào
mực....

Hoàng Gia

Phạm Văn
Đồng

Cải củ, đậu

Hai Bà

Cải củ,

Trưng

rau nuống.


78 Triệu
Quang Phục

Triệu Quang
Phục

Cải củ

3.5

Trộn thịt bò,
trứng....

20 Triệu
Quang Phục

Triệu Quang
Phục

Cải củ

3.5

Ăn sống,
trộn thịt bò...

Siêu thị

Đinh Tiên

Hoàng

Cải củ

2.0

Dân Dã

Thuận Thành

2.5

Xào tôm,
cuộn cá...

3.0

Trộn dầu
dấm, ăn gỏi.

(Nguồn: Theo số liệu điều tra 03/2009)

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

19


- Một số giống rau đại diện để sản xuất rau mầm: Cải củ, Hướng

Dương Úc TN8, Beet TN12, Muống Đài Loan TN30, Hành Italy TN4.
- Giá thể: Đất sạch Trang Nông, cát sạch, trấu hun, mùn cưa, vụn xơ dừa.
- Địa điểm: Thành phố Huế, thời gian tháng 01- 05/2009.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giá thể khác nhau đến năng suất và
chất lượng rau mầm.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật như mật độ, chế độ ánh sáng
và thời điểm thu hoạch để tăng năng suất và chất lượng rau mầm.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của một số loại rau mầm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Các phương pháp
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin liên quan đến đề tài
nghiên cứu: Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, sản xuất, nhu cầu
tiêu thụ rau an toàn ở Thành phố Huế và các tỉnh bạn.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng chương trình thống kê
sinh vật học SXW.
3.3.2. Phương pháp cụ thể
+ Phương pháp điều tra và thu thập thông tin
- Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ....rau trên thế giới, trong
nước và tại thành phố Huế.
+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Thí nghiệm 1: “So sánh khả năng sinh trưởng phát triển, phẩm chất và cho
năng suất của một số giống rau mầm.”

20



Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm, theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên (RCB). Tổng số 5 công thức. Mỗi công thức được bố trí trên 3
khay, 3 lần nhắc lại. Tổng số khay thí nghiệm là 15 khay. Lượng hạt giống
gieo mỗi khay là 30g/khay.
Sơ đồ thí nghiệm
Ia

IIIa

IVa

Va

IIa

IIIb

IVb

Vb

IIb

Ib

Vc

IIc

Ic


IVc

IIIc

Ghi chú:
I: Hướng dương Úc TN8

IV: Cải củ (đối chứng)

II: Hành Italy TN4
III: Rau dền Mỹ TN12

V: Rau muống Đài Loan TN30
a,b,c: Lần nhắc lại

Kết quả thí nghiệm 1 sẽ lựa chọn được 1 loại giống rau mầm thích hợp
đưa vào thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giá thể đến sinh trưởng và
năng suất của rau mầm cải củ”.
Thí nghiệm được bố trí tương tự thí nghiệm 1. Tiến hành với giống rau
được chọn ra ở thí nghiệm 1gieo trồng trên 5 nền giá thể. Tổng số 5 công
thức. Mỗi công thức được bố trí trên 3 khay. Tổng số khay thí nghiệm: 15
khay. Gieo 30g hạt/khay.
Công thức I: Đất sạch (đối chứng)

IV: Mùn cưa

II: Cát sạch


V: Xơ dừa

III: Trấu hun
Thí nghiệm 3: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh
trưởng và năng suất rau mầm cải củ’’.
Thí nghiệm được bố trí tương tự thí nghiệm 1, với 5 công thức, mỗi
công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 khay. Tổng số khay : 15 khay.

21


Công thức 1: Gieo 20g/khay
Công thức 2: Gieo 25g/khay
Công thức 3: Gieo 30g/khay (Đối chứng)
Công thức 4: Gieo 35g/khay
Công thức 5: Gieo 40g/khay
Hạt cải củ gieo trên giá thể cát sạch. Hạt sau khi sàng sảy hạt lép, lửng
cân bằng cân điện tử, ngâm 3 tiếng bằng nước ấm rồi ủ và gieo đều lên khay.
Kết quả thí nghiệm 3 sẽ tìm ra mật độ gieo thích hợp để thu được năng
suất cao có hiệu quả nhất.
Thí nghiệm 4: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng
suất và chất lượng rau mầm cải củ’’.
Thí nghiệm được bố trí tương tự thí nghiệm 1, với 5 công thức, mỗi
công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 khay. Tổng số khay thí nghiệm
15 khay. Gieo 30g hạt/khay.
Công thức 1: Thu hoạch sau gieo trồng 3 ngày.
Công thức 2: Thu hoạch sau gieo trồng 4 ngày.
Công thức 3: Thu hoạch sau gieo trồng 5 ngày.
Công thức 4: Thu hoạch sau gieo trồng 6 ngày (Đối chứng).
Công thức 5: Thu hoạch sau gieo trồng 7 ngày.

Kết quả thí nghiệm 4 sẽ tìm ra thời gian thu hoạch thích hợp cho hiệu
quả kinh tế nhất.
Thí nghiệm 5: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sinh
trưởng và phát triển, năng suất của rau mầm’’.
Dựa vào kết quả của các thí nghiệm trên chúng tôi tiến hành bố trí thí
nghiệm với 5 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 khay.
Công thức 1: 5 ngày tối – 0 ngày sáng
Công thức 2: 4 ngày tối – 1 ngày sáng

22


Công thức 3: 3 ngày tối – 2 ngày sáng
Công thức 4: 1 ngày tối – 4 ngày sáng
Công thức 5: 0 ngày tối – 5 ngày sáng (Đối chứng)
Thí nghiệm được bố trí như thí nghiệm 1.
Kết quả thí nghiệm 5 sẽ tìm ra chế độ chăm sóc hợp lý, cho năng suất cao.
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Sinh trưởng phát triển
+ Chiều cao cây.
- Thời gian theo dõi từ ngày sau gieo đến khi thu hoạch hết các giống.
- Số lượng mẫu và cách lấy mẫu: Mỗi lần lặp lấy 5 cây
- Đo chiều dài thân (cm): Dùng thước có chia cm đặt từ đốt lá mầm và
duỗi thẳng thân theo chiều dài thước đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng.
+ Thời gian thu hoạch: Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch
- Ngày gieo hạt
- Ngày bắt đầu mọc (10-15% số hạt mọc)
- Ngày mọc mầm hoàn toàn (>80% số hạt mọc mầm)
- Ngày thu hoạch (Cây cao khoảng 10-12cm)
Chất lượng sinh hóa (thời điểm thu hoạch)

+ Mỗi lần lặp lấy 100g mẫu đi phân tích hàm lượng vitamin C.
Đánh giá thị hiếu
+ Đánh giá chất lượng rau mầm thông qua thị hiếu bằng phương pháp
cảm quan, trực quan và cho điểm theo phiếu.
Mẫu phiếu thăm dò ý kiến chất lượng rau mầm
- Vụ..........
- Người cho ý kiến.......

23


- Địa chỉ.........
- Ngày lấy ý kiến......
Bảng đánh giá chất lượng (phần phụ lục).
Xác định tỉ lệ khô/tươi (%)
- Khối lượng tươi lấy 10cây/lần lặp: Đem toàn bộ cây rửa sạch, để ráo
nước và cân bằng cân điện tử.
- Khối lượng chất khô: Sau khi cân khối lượng tươi xong, đem toàn bộ
mẫu sấy khô đến trọng lượng không đổi rồi cân bằng cân điện tử.
Khối lượng khô
Tỉ lệ khô/tươi (%)
=
*100
Khối lượng tươi
Tỉ lệ, thời gian và tốc độ nảy mầm
Gieo hạt vào 15 đĩa tương đương với 5 công thức. Mỗi công thức 3
đĩa, mỗi đĩa gieo 100 hạt để tiện theo dõi sự nảy mầm của hạt.
+ Tỉ lệ nảy mầm: Đếm số hạt trên đĩa từ 1 – 9 ngày sau gieo, khi hạt
đã nảy mầm hết hoặc những hạt còn lại không có khả năng nảy mầm.
Tỉ lệ nảy mầm (G) được tính theo công thức:

Tổng số hạt nảy mầm
G =
*100
Tổng số hạt theo dõi
+ Thời gian nảy mầm được xác định theo công thức:
Σd.n
D =
Σn
Trong đó:
D là số ngày nảy mầm
d là ngày nảy mầm
n là số hạt nảy mầm tại ngày d
+ Tốc độ nảy mầm (R) (%/ngày) được tính theo công thức:
1
Σn
R
=
=

24


D

Σd.n

(Nguồn : [3])
Mầm bị nhiễm nấm, mầm không bình thường
Theo dõi số mầm không có khả năng phát triển thành cây, là những mầm bị
nhiễm nấm hay mầm bị chết sau khi mọc.

Năng suất
Tính năng suất thực thu/khay bằng cách dùng kéo cắt phần thân mầm,
nhặt sạch rễ hoặc giá thể bám vào. Cân bằng cân điện tử được khối lượng m (g).
1000*m
Năng suất thực thu (kg rau/kg hạt) =
Số g hạt gieo/khay
TLNM * KL/cây*1000
Năng suất lí thuyết (kg rau/kg hạt) =
P1000
TLNM: Tỉ lệ nảy mầm (mầm khoẻ) của hạt giống (%)
Kl/cây: Khối lượng trung bình của 1cây lúc thu hoạch (g)
P1000: Khối lượng 1000 hạt (g)
3.3.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng
+ Chuẩn bị hạt giống
Cùng lúc có thể trồng nhiều loại rau mầm khác nhau để có nhiều loại
rau mầm sử dụng thay đổi. Lượng hạt giống mỗi lần trồng không cần nhiều.
Các cơ sở cung ứng hạt giống rau mầm đều có hướng dẫn lượng gieo thích
hợp, không nên gieo dày hoặc thưa quá. Nói chung một khay có diện tích
0.2m2 (40 x 50cm) gieo khoảng 20 - 60 g tùy loại hạt nhỏ hay lớn. Hạt rau
cải cần 20g, cải củ 30g... Hạt giống cần có tỉ lệ nảy mầm cao trên 90%.
Các loại hạt giống thường dùng trồng rau mầm là các loại cải, rau
muống, rau dền, các loại đậu, mè đen, hạt hành, lúa mạch....
Hạt giống không xử lí thuốc hóa học mà chỉ ngâm ủ bằng nước sạch.
Trước khi ngâm ủ cần loại bỏ tạp chất và các hạt lép.

25


×