Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.99 KB, 12 trang )

Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV:Võ Thị Kim Loán

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1.Thông tin cá nhân:
-Họ và tên: Võ Thị Kim Loán
-Ngày, tháng, năm sinh: 4/12/1981
-Quê quán: ấp Phước Thọ Tiền- xã Phước Long- huyện Phước Long-Bạc Liêu
-Nơi thường trú: ấp Hành Chính- Thị trấn Phước Long- PL- BL
-Chức vụ: giáo viên
-Điện thoại: 0939 035 351
2.Trình độ đào tạo:
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Lịch sử
-Năm nhận bằng: 2004
-Chuyên môn đào tạo: Cử nhân khoa học Lịch sử
3.Kinh nghiệm khoa học:
-Lĩnh vực chuyên môn: giảng dạy môn Lịch sử
-Số năm kinh nghiệm: 09

1


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV:Võ Thị Kim Loán

1.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Kiểm tra đánh giá( KTĐG) có vị trí quan trọng để củng cố, nâng cao kiến
thức của học sinh trong học tập nói chung, học lịch sử nói riêng. Nó là một khâu


không thể tách rời diễn ra trong suốt quá trình dạy học nhằm đánh giá thường
xuyên năng lực học tập của học sinh, hướng tới việc hướng dẫn học sinh học
tập, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần nâng
cao chất lượng.Từ kết quả KTĐG, những kết luận chính xác về thực trạng dạy
học đã rút ra được có thể điều chỉnh hoạt động dạy và học của thầy và trò.
Vì vậy, KTĐG có hệ thống thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông
tin cần thiết giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có những
thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học. Qua quá trình
giảng dạy tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ về “ Phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử”, đây là vấn đề
được nghiên cứu, thảo luận trong năm học trước (2012-2013) nhưng chưa được
hoàn thiện, nên trong năm học này tôi quyết định tiếp tục đi sâu vào nội dung
vấn đề này để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôt được hoàn thiện hơn và đạt
kết quả tốt hơn. Xin chia xẻ cùng với các đồng nghiệp .
2. NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng, phân tích thực trạng.
Trong thực tế giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT nhiều năm qua một thực
thường xuyên diễn ra là rất nhiều em không thuộc bài, không nhớ được các mốc
thời gian và số liệu lịch sử, không biết vận dụng kiến thức khi gặp những câu
hỏi khó. Trong chương trình lich sử lượng kiến thức quá nhiều, nặng về số liệu,
sự kiện… từ đó gây ra áp lực cho học sinh, không tạo được sự hứng thú cho học
sinh trong quá trình học tập, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng
tạo ở các em.
Lịch sử là môn tự luận đòi hỏi các em phải học bài, lắng nghe thầy cô giảng
bài nhất là những sự kiện quan trọng, nhưng một số học sinh lại cho đây là môn
phụ nên không cần thiết, lơ là trong học tập, thậm chí còn ỉ lại đến đợt kiểm tra
định kì thì trao đổi, quay cóp.
Giáo viên chưa vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng
đối tượng học sinh, nên việc phân loại học sinh và áp dụng phương pháp giảng
dạy chưa đạt hiệu quả cao, đó cũng là lý do mà tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao

nhất là học sinh khối 10, trong học kì I vừa qua kết quả tuy có cao hơn năm học
trước nhưng tỉ lệ học sinh yếu còn cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn
và nhà trường.
2.2.Giải pháp.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả KTĐG cần đảm bảo thực hiện các yêu
cầu sau:
- KTĐG kết quả học tập của học sinh cần đảm bảo độ tin cậy, tính giá trị, tính
toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG: nó là thước đo năng lực sư phạm
của giáo viên, đồng thời phản ánh trình độ năng lực của học sinh.
- KTĐG giúp cho quá trình dạy và học vận dụng đúng hướng và thúc đẩy quá
trình học tập, phân loại và xếp loại học sinh.
2


Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
- KTĐG phải đảm bảo kết hợp giữa sự đánh giá của giáo viên với sự đánh giá
của học sinh.
- Các phương pháp KTĐG càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và ít chi
phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt.
- Kiểm tra kiến thức cơ bản học sinh cần nắm trong môt bài học, một khóa
trình.
- Các quan điểm phương pháp luận phù hợp với các yêu cầu và trình độ học
tập của học sinh .
- Phải xem học sinh biết đến mức độ nào, việc tạo biểu tượng, hình thành các
khái niệm, bài học lịch sử. Khi kiểm tra giáo viên không chỉ chú ý nội dung mà
cả phương pháp trình bày.
- Quan sát kĩ năng thực hành của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, tài
liệu, kiến thức đã học.
Từ nội dung trên, có thể xác định có nhiều loại hình KTĐG khác nhau, và mỗi

hình thức đều có phương pháp tương ứng.
2.2.1. Nội dung KTĐG.
Nội dung KTĐG phải căn cứ nội dung, chương trình của môn học, đánh giá
toàn diện học sinh trên cả 3 mặt kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ.
- Về mặt kiến thức: đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức của học
sinh về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết, Hiểu, Vận dụng kiến thức trong
quá trình học tập. Đây cũng là 3 cấp độ trong KTĐG thường được sử dụng và
vận dụng cụ thể vào từng môn học.
-Về thái độ tình cảm: bộ môn lịch sử có rất nhiều ưu thế trong việc giáo dục
thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người nên
giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo những con người
năng động sáng tạo, có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội, hòa nhập với
sự phát triển của cộng đồng. Chính điều này đã đặt ra cho KTĐG bộ môn lịch
sử không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà
cần phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh.
- Về kĩ năng: KTĐG kĩ năng của học sinh đối với bộ môn lịch sử căn cứ vào
đặc trưng của môn học thường thể hiện qua khả năng trình bày nói và viết, đặc
biệt là kĩ năng thực hành, vận dụng.
+Sử dụng lược đồ, bản đồ.
+Quan sát, nhận xét tranh ảnh.
+Kĩ năng so sánh, phân tích , tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức.
+Kĩ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử.
Trong dạy học lịch sử, việc KTĐG học sinh không nên hiểu đơn thuần là xem
học sinh có nắm được các sự kiện đã học không, và cũng không nên xem là sự
đánh đố về trình độ của học sinh. Việc KTĐG phải là việc xem xét một cách
tổng hợp nhận thức phát triển và kết quả giáo dục của việc dạy học lịch sử theo
đúng yêu cầu nhiệm vụ (góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo
dục và đào tạo của Đảng) và chức năng bộ môn. Bởi vì, chất lượng của việc dạy
học lịch sử chính là việc các em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết
các vấn đề cần thiết. Cần quán triệt nguyên tắc học đi đôi với hành trong KTĐG

kết quả học tập.
3


Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
Nội dung KTĐG kết quả học tập của học sinh là một thể hoàn chỉnh có quan
hệ mật thiết với nhau, không thể tách riêng một mặt nào. Tuy nhiên tùy theo
mức độ yêu cầu của viếc kiểm tra (một tiết, định kì hay năm học…) mà mức độ
và sự hoàn chỉnh của việc KTĐG khác nhau và đảm bảo được yêu cầu về nhận
thức, giáo dục và phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ
thông.
Từ nội dung trên, chúng ta có thể định ra nhiều hình thức kiểm tra khác
nhau:
Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kì…
2.2.2. Các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Lịch sử.
Ở trường trung học thường sử dụng các dạng kiểm tra: kiểm tra thường
xuyên qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức
đã học vào thực tiễn, kiểm tra đinh kì sau khi học xong một chương lớn, một
phần của chương trình, hoặc sau một học kì, kiểm tra tổng kết vào cuối mỗi
khóa trình, cuối năm học.
Về cơ bản, trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng có thể
tiến hành hai hình thức kiểm tra; kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Mỗi hình thức
có phương pháp tương ứng.
2.2.2.1. Kiểm tra, đánh giá dưới dạng câu hỏi tự luận.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử góp
phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, các cấp quản lí giáo dục, các
trường cho đến các thầy cô giáo phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc kiểm
tra đánh giá học sinh. Đó là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học. Đồng thời khi kiểm tra đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy của kết quả kiểm
tra, tránh việc chạy theo thành tích. Phải đảm bảo tính hoàn thiện trong nội dung
kiểm tra, đánh giá. Phải đổi mới, đa dạng hoá hình thức, phương pháp kiểm tra,
đánh giá trong dạy học lịch sử, tổ chức tốt các khâu ra đề, coi và chấm kiểm tra.
Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử gồm: kiểm tra đánh
giá bằng câu hỏi tự luận và kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đối tượng học
sinh, với nhà trường là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, lựa chọn phương
pháp KTĐG cần phải xác định rõ những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp
để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế. Thông thường có các hình thức
KTĐG như sau:
-Kiểm tra miệng được áp dụng rộng rãi trong các hình thức kiểm tra thường
xuyên và đánh giá từng phần, giáo viên sử dụng trong các bước kiểm tra bài cũ,
dạy bài mới, hoặc củng cố cuối tiết học, qua đó giáo viên nắm sơ bộ về mức độ
nắm kiến thức của học sinh trong lớp, để có phương pháp phù hợp cho tiết dạy
tiếp theo.
+ Để có hiệu quả giáo viên chuẩn bị câu hỏi với nội dung lượng kiến thức
vừa phải. Để chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những kiến thức cơ
bản, nắm chắc yêu cầu của chương trình, dung lượng kiến thức trong mỗi câu
hỏi vừa phải sát với trình độ học sinh, để có thể trả lời gọn trong mấy phút
4


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV:Võ Thị Kim Loán

+Câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, chính xác, không làm cho học sinh hiểu sai,
dẫn tới lạc đề. Bên cạnh câu hỏi cơ bản, nên chuẩn bị câu hỏi bổ sung để tạo
điều kiện đánh giá chính xác, khuyến khích học sinh tư duy.

+Sau khi nêu câu hỏi chung cho cả lớp, cần để một thời gian ngắn để học sinh
chuẩn bị rồi mới chỉ định học sinh trả lời.
+Thái độ của giáo viên và cách ứng xử đối với học sinh rất có ý nghĩa trong
KTĐG. Sự hiểu biết của giáo viên về học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm
là yếu tố giúp cho giáo viên thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của
học sinh được kiểm tra. Cần lắng nghe câu trả lời của học sinh, tránh ngắt ngang
làm học sinh mất bình tĩnh, gợi ý khuyến khích khi cần thiết. Cần yêu cầu học
sinh trả lời sau cho cả lớp nghe được đồng thời yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận
xét, bổ sung. Giáo viên không nên có thái độ quá dễ dãi nhưng cũng không nên
có thái độ quá nghiêm khắc.
+Việc nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh đòi
hỏi giáo viên phải khách quan, công khai, dân chủ, khuyến khích suy nghĩ riêng,
giúp học sinh tự đánh giá đúng đắn, cố gắng học tập tốt hơn.
Trong khi kiểm tra miệng ngoài việc lưu ý đánh giá nội dung câu trả lời, cần
phải chú trọng phương pháp hình thức trả lời, để học sinh thấy rõ đặc trưng của
môn học.
VD: Khi trình bày về một nhân vật lịch sử, giáo viên lưu ý học sinh nêu rõ:
+Họ tên, đặc điểm nhận dạng nhân vật lịch sử
+Năm sinh, năm mất, nơi sinh, nơi mất
+Những giai đoạn sống và hoạt động chính, sự kiện tiêu biểu…
VD: Khi trình bày một sự kiện lịch sử như: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945; Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 … cần trình bày theo trình tự sau:
+Bối cảnh lịch sử
+Diễn biến
+Kết quả, ý nghĩa.
VD: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Cần hướng dẫn học sinh tìm
hiểu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp xảy ra các biên cố lịch sử, diễn
biến, hậu quả tác động…
VD: Khi dạy bài Cách mạng Pháp giáo viên có thể nêu một câu hỏi trong Sgk
để học sinh chuẩn bị ở nhà. Tiếp đó gọi học sinh trả lời, hoặc kiểm tra một lúc

hai, ba học sinh. Một học sinh khác lập niên biểu “Những sự kiện quan trọng
của cách mạng Pháp thế kỉ XVIII”. Một học sinh khác trình bày miệng câu hỏi
được đặt ra “ Những sự kiện lớn nào chứng tỏ Cách mang Pháp thế kỉ XVIII
phát triển đi lên”. Giáo viên hướng dân học sinh nhận xét đánh giá và nêu mối
quan hệ trong hai câu hỏi trên.
- Kiểm tra viết.
+Kiểm tra viết được tiến hành sau khi học một phần, một khóa trình lịch sử,
có thể kiểm tra cùng một lúc tất cả học sinh trong lớp do đó đánh giá được trình
độ chung. Kiểm tra viết có thể đề cập nhiều vấn đề nhằm đánh giá học sinh ở
nhiều mặt hơn kiểm tra miệng.
5


Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
+ Việc chuẩn bị một đề kiểm tra viết đòi hỏi giáo viên có sự cân nhắc kĩ
càng, vừa phải nắm chắc yêu cầu, vừa phải tính đến thực tế dạy và học trong
phần chương trình được kiểm tra. Nội dung, số lượng câu hỏi phải vừa sức học
sinh và phải thích hợp với thời gian qui định làm bài.
+ Bài kiểm tra viết không chỉ nhằm đánh giá trình độ, kết quả học tập chung
của lớp mà còn phải đánh giá trình độ của mỗi học sinh trong lớp. Vì vậy cần
coi trọng việc tổ chức kiểm tra, giáo dục tinh thần nghiêm túc, trung thực và tự
tin.
+ Bài kiểm tra viết phải chấm kỹ và sớm trả lại cho học sinh. Những sai sót
trong bài cần phải được chỉ ra những chỗ học sinh chưa nắm vững và hiểu sai,
lời phê phải đánh giá được ưu khuyết điểm, khi trả bài nêu những nhận xét này
trước lớp và có những bổ sung uống nắng cần thiết, khuyến khích học sinh tiến
bộ, nhắc nhỡ khi học sinh sa sút.
Bài kiểm tra 15 phút được thực hiện đầu hay cuối tiết học, mục đích để xem
xét học sinh tự học ở nhà thế nào ( học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới).

Kiểm tra một tiết, thường được tiến hành sau khi học xong một phần hay một
chương nhằm tìm hiểu và đáng giá kiến thức chung đã học làm cơ sở cho việc
học tiếp phần sau.
Kiểm tra cuối năm là dịp đánh giá toàn diện kết quả học tập cho cả năm học.
-Câu hỏi kiểm tra thường có hai loại:
+Tái hiện những kiến thức lịch sử, đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ và trình bày
một cách chính xác và có chọn lọc.
VD: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước?
+Câu hỏi có yêu cầu cao hơn về năng lực nhận thức đòi hỏi sự thong hiểu,
phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa…(đây là loại câu hỏi khó)
VD:Vì sao nói Đảng ta do Hồ Chủ Tịch sáng lập ra là “sản phẩm của lịch sử
kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
sôi nổi của nhân dân ta trong những năm 20 của thế kỉ này?”. Đây là loại câu
hỏi khó đòi hỏi học sinh phải nắm vững tính logic và các phương pháp tư duy
sáng tạo để phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hóa, hệ thống hóa, đánh giá
rút ra kết luận.
2.2.2.2. Kiểm tra đánh giá thông qua hình thức trắc nghiệm.
Có một số loại hình trắc nghiệm sau:
-Trắc nghiệm đúng sai: đây là loại trắc nghiệm đơn giản, học sinh có thể giải
đáp tương đối rõ ràng. Bài tập trắc nghiệm gồm nhiều câu, học sinh phải nhận
xét và nghi nhận câu nào đúng (Đ) Câu nào sai (S).
VD:Các trận đánh sau đây được coi là cuộc đọ sức đầu tiên của ta với quân
xâm lược Mĩ:
a. Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) tháng 1/1963 (ĐS)
b.Trận Bình Gĩa ( Bà Rịa) tháng 12/1964 (ĐS)
c.Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) 8/1965 (ĐS)
Tuy nhiên loại hình trắc nghiệm (ĐS) hiện nay ít được sử dụng trong các bài
kiển tra định kì hoặc cuối kì.
6



Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
-Câu nhiều lựa chọn: loại hình trắc nghiệm này gồm có 1 câu hỏi và 3 hoặc 5
câu trả lời. Trong số câu trả lời chỉ có một câu đúng học sinh phải lựa chọn để
giải đáp. Loại trắc nghiệm chọn câu có thể ra nhiều cách.
Cách 1: trong số câu trả lời, chỉ có một câu đúng và các câu còn lại sai rõ rệt.
VD: Chính Phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền dưới thời:
a. Cộng hòa thứ nhất
b. Cộng hòa thứ hai
c. Cộng hòa thứ ba
d. Cộng hòa thứ tư
e. Cộng hòa thứ năm
Cách 2: trong số câu trả lời, có 1 câu đúng và các câu còn lại chỉ sai tương đối
có thể đúng về một khía cạnh nào đó. Loại này học sinh khó giải đáp hơn.
VD: Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1969 là:
a. Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia độc lập có
chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng.
b. Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc tự do, có chính
phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng.
c. Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia thống nhất có
chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng.
Cách 3: tất cả các câu trả lời đều đúng, nhưng chỉ có một câu là đúng hoàn
toàn còn các câu còn lại chỉ đúng tương đối hay thiếu sót một vài yếu tố.
VD: năm 1887, tổng thống Pháp quiets định thành lập Liên Bang Đông
Dương bao gồm:
a. Bắc Kỳ
b. Bắc Kỳ và Trung Kỳ
c. Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ

d. Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia
-Câu ghép đôi: loại này thường hai dãy thong tin, một dãy là câu hỏi, một dãy
là câu trả lời. Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
Câu hỏi ghép đôi này thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan
gần gũi chủ yêu là kiến thức sự kiện.
-Câu điền khuyết. loại này có câu dẫn để một vài chỗ trống, học sinh phải điền
vào chỗ trống những từ thích hợp.
Trên đây là 4 loại câu trắc nghiệm khách quan thông dụng để kiểm tra đánh
giá kiến thức, trong đó được dùng phổ biến là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa
chọn. Tuy nhiên các phương pháp trắc nghiệm đều có ưu nhược điểm riêng.
* Ưu điểm:
+Trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều
kiến thức cụ thể, đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của một kiến thức.
+Chống được khuynh hướng học tủ, lại nhiều câu hỏi tăng thêm độ tin
cậy trong đánh giá học sinh qua nhiều bài kiểm tra.
+Tổ chức kiểm tra và chấm bài nhanh chóng.
+Bảo đảm tính khách quan khi cho điểm.
+Gây được sự hứng thú và tích cực cho học sinh. Chấm nhanh, gọn, học
sinh sớm biết kết quả, học sinh có thể tự đánh giá bài làm của nhau.
7


Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
* Nhược điểm:
+Trắc nghiệm rèn trí nhớ máy móc, không phát triển tư duy.
+Trắc nghiệm học sinh có thể lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Tóm lại, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, nhưng không
phải là một phương pháp vạn năng mà cần phải có sự phối hợp với phương pháp
kiểm tra đánh giá truyền thống một cách hợp lý.

2.3.Hiệu quả.
Qua một thời gian áp dụng linh hoạt các phương pháp trên trong KTĐG . Tôi
thấy đã có những kết quả khả quan trong quá trình dạy và học. Điều đó được
chứng minh qua kết quả kiểm tra của học sinh cao hơn so với những năm trước,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn và nhà trường
Kết quả đạt được năm học 2011-2012
Kết quả đạt được học kì I
Lớp

Giỏi
Khá
số
SL %
SL
%
10CA1 42
9
21,4 21
50,0
10C5
37
1
2,7 9
24,3
10C6
40
0
0
10
25,0


TB
SL
7
9
16

Yếu
%
SL
16,7 5
24,3 16
40,0 13

Kết quả cả năm
Lớp

Giỏi
số
SL %
10CA1 41
14 34,1
10C5
33
2
6,1
10C6
35

TB

SL
7
15
17

Yếu
SL
1
6
4

Khá
SL
19
9
14

%
46,3
27,3
40,0

%
17,1
45,5
48,6

Kém
SL %


%
11,9
43,2 2
32,5 1

5,4
2,5

Kém
SL %

%
2,4
18,2 1
11,4

3,0

Kết quả năm học 2012-2013
Kết quả học kì I
Lớp

Giỏi
số
SL %
10CA2 43
15 34,9
10C5
42
4

9,1
10C6
40
3
7,3

Khá
SL
22
6
8

Kết quả cả măm
Lớp

Giỏi
số
SL %
10CA2 43
26 60,5
10C5
41
3
7,3
10C6
41
4
9,8

Khá

SL
15
16
12

%
51,2
13,6
19,5

TB
SL
5
12
9

%
34,9
39,0
29,3

TB
SL
2
16
18

8

Yếu

%
SL
11,6 1
27,3 20
22,0 20

%
2,3
50,0
48,8

Yếu
SL %

%
4,7
39,0 6
43,9 7

14,6
48,8

Kém
SL %

Kém
SL %


Trường THPT Võ Văn Kiệt

Kết quả học kì I năm học 2013-2014
Lớp

Giỏi
Khá
số
SL %
SL %
10CA2 42
21 50,0 17 40,5
10C5
41
3
7,3 8
19,5
10C6
39
3
7,7 11 28,2

GV:Võ Thị Kim Loán
TB
SL
3
15
17

%
7,1
36,6

43,6

Yếu
SL
1
15
8

%
2,4
36,6
20,5

Kém
SL %

3.KẾT LUẬN:
Trong suốt quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng KTĐG là một khâu không
thể thiếu trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nhưng
KTĐG như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, đem lại hiệu quả
cao trong tiết dạy mới là vấn đề quan trọng và mỗi giáo viên đều có phương
pháp riêng của mình.
Như vậy, phương pháp KTĐG đóng vai trò quan trọng đối với việc đổi mới
hoạt động KTĐG, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Giúp ta lựa chọn
những hình thức và phương pháp KTĐG vừa đảm bảo phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong học tập.
Trên đây là những phương pháp giúp học sinh có thể nắm được bài học một
cách nhanh chóng, đồng thời người dạy và học có thể vận dụng một cách linh
hoạt các phương pháp, không nhất thiết phải áp dung đầy đủ các phương pháp,
điều này còn phải tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, rồi từ đó lựa chọn các

giải pháp phù hợp.Tuy nhiên các phương pháp này còn nhiều hạn chế, thiếu sót
và ít nhiều còn mang tính chủ quan, vì thế tôi rất mong được sự đóng góp của
các thầy cô và bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

9


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV:Võ Thị Kim Loán

PHỤ LỤC
1.Đặt vấn đề.

1

2.Nội dung.

1

2.1.Thực trạng, phân tích thực trạng.

1

2.2.Giải pháp.

1

2.2.1.Nội dung kiểm tra đánh giá.


2

2.2.2. Các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

3

Lịch sử.
2.2.2.1. Kiểm tra, đánh giá dưới dạng câu hỏi tự luận.

3

2.2.2.2. Kiểm tra đánh giá thông qua hình thức trắc nghiệm.

5

2.3.Hiệu quả.

7

3.Kết luận.

8

10


Trường THPT Võ Văn Kiệt

GV:Võ Thị Kim Loán


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Kết quả chấm điểm……./100 điểm
a. Về nội dung:
- Tính khoa học………………….../25 điểm
-Tính mới………………………..../20 điểm
-Tính hiệu quả………………...…../ 25 điểm
-Tính ứng dụng thực tiễn…………/20 điểm
b. Về hình thức ………………….../10 điểm
2.Căn cứ đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT, Giám đốc
Sở GD&ĐT Bạc Liêu thống nhất công nhận sáng kiến kinh nghiệm và xếp
loại…….

Phước Long, Ngày…..tháng….. năm 2014
GIÁM ĐỐC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên), 1999, Phương pháp dạy
học lịch sử, NXB Giáo dục.
2. Nhiều tác giả, 1983, Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cổ đại, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
11


Trường THPT Võ Văn Kiệt
GV:Võ Thị Kim Loán
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử-GS Phan Ngọc Liên,GS
Trương Hữa Quýnh.
4. Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông-Phạm Xuân

Phú.
5. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông- Phạm Xuân
Phú.

12



×