Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Enradin vào thức ăn đến sự phát triển của gà thịt và sức kháng lại Clostridium perfringens của đàn gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.6 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục.................................................................................................................... i
Danh sách các bảng.............................................................................................. xiii
Danh sách các hình ................................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục đích ...................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ở gia cầm.............................................. 3
2.1.1 Tiêu hóa ở mỏ và khoang miệng ............................................................ 3
2.1.2 Tiêu hóa ở thực quản và diều .................................................................. 4
2.1.3 Tiêu hóa ở dạ dày tuyến .......................................................................... 5
2.1.4 Tiêu hóa ở dạ dày cơ ............................................................................... 5
2.1.5 Tiêu hóa ở ruột ........................................................................................ 6
2.1.6 Lỗ huyệt.................................................................................................. 8
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà thịt .. 9
2.2.1 Con giống ............................................................................................... 9
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của gà ................................................................... 9
2.2.3 Protein trong khẩu phần ........................................................................ 10
2.2.4 Kích thước hạt thức ăn và mùi vị thức ăn .............................................. 10
2.2.5 Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chuồng trại ................................ 10
2.2.6 Nước ..................................................................................................... 12

i



2.2.7 Tiếng động và người chăn nuôi ............................................................. 13
2.2.8 Mật độ .................................................................................................. 13
2.3 Giống gà Tam Hoàng .................................................................................. 13
2.3.1 Nguồn gốc ............................................................................................ 13
2.3.2 Tình hình chăn nuôi gà Tam Hoàng ở việt nam ..................................... 13
2.4 Giới thiệu sơ lược về C. perfringens ............................................................ 14
2.4.1 Định nghĩa và phân loại C.perfrigens ................................................... 14
2.4.2 Lịch sử phát hiện................................................................................... 14
2.4.3 Các loại độc tố ...................................................................................... 14
2.4.4 Cơ chế sinh bệnh................................................................................... 16
2.4.5 Triệu chứng, bệnh tích do C. perfringens gây ra trên gia cầm................ 16
24.6 Tiêu chuẩn về số lượng C. perfringens trong thực phẩm ở Việt Nam ..... 17
2.5 Tác dụng của kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi........................................ 18
2.6 Giới thiệu về Enradin F-80 ......................................................................... 18
2.6.1 Thành phần ........................................................................................... 18
2.6.2 Ưu điểm của Enradin F-80 .................................................................... 19
2.6.3 Công dụng ............................................................................................ 19
2.6.4 Liều lượng ............................................................................................ 19
2.6.5 Bảo quản ............................................................................................... 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ......................... 21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ................................................. 21
3.2 Phương pháp thí nghiệm .............................................................................. 21
3.2.1 Nội dung thí nghiệm ............................................................................. 21
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................ 21
3.2.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 21
3.3 Các điều kiện tiến hành thí nghiệm .............................................................. 22
3.3.1 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................... 22
3.3.2 Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi .................................................................. 22
3.3.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà .................................................................. 23


ii


3.3.3.1 Giai đoạn gà con .................................................................................... 23
3.3.3.2 Giai đoạn gà thịt .................................................................................... 23
3.3.4 Qui trình vệ sinh và phòng bệnh ............................................................ 24
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 25
3.4.1 Theo dõi về trọng lượng ........................................................................ 25
3.4.1.1 Trọng lượng bình quân.......................................................................... 25
3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................. 25
3.4.2 Theo dõi về thức ăn ............................................................................... 26
3.4.2 .1 Thức ăn tiêu thụ bình quân .................................................................. 26
3.4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................... 26
3.4.3 Theo dõi tỉ lệ chết của gà (%)................................................................ 26
3.4.4 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens ..................................................... 26
3.4.5 Theo dõi giá trị kinh tế .......................................................................... 27
3.5 Phương pháp tính toán và sử lý số liệu ........................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29
4.1 Kết quả về trọng lượng ................................................................................ 29
4.1.1 Trọng lượng gà bình quân (TLBQ) (g / con) ......................................... 29
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ...................................................................... 32
4.2 Kết quả về thức ăn ....................................................................................... 34
4.2.1 Tiêu thụ thức ăn (TTTA) (g / con / ngày) .............................................. 34
4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (kg thức ăn / kg tăng trọng) ....... 35
4.3 Tỉ lệ chết (TLC) (%) .................................................................................... 36
4.4 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens .......................................................... 388
4.5 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 40
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 40

5.2 Đề nghị........................................................................................................ 40
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 41
Phụ lục.................................................................................................................. 43

iii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số enzyme phát hiện thấy trong ống tiêu hóa của gia cầm ................ 7
Bảng 2.2 Độ dài các đoạn ruột của một số loài chim............................................... 8
Bảng 2.3 Độc tố của các type C. perfringens ....................................................... 15
Bảng 2.4 Giới hạn cho phép C. perfringens trong một số nhóm thực phẩm ......... 17
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 21
Bảng 3.2 Lịch chủng ngừa vaccine ....................................................................... 25
Bảng 4.1 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần ................................................. 29
Bảng 4.2 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần (phân biệt trống, mái)............... 31
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần ........................................................ 322
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần (phân biệt trống mái) ....................... 33
Bảng 4.5 Tiêu thụ thức ăn của gà ở 2 lô ............................................................. 344
Bảng 4.6 Hệ số biến chuyển thức ăn .................................................................... 35
Bảng 4.7 Tỉ lệ chết của gà trong thời gian thí nghiệm ........................................ 377
Bảng 4.8 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens .................................................... 388
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế giữa 2 lô (xét trên 1 con gà) ...................................... 399

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa gà .............................................................................. 3
Hình 2.2 Bệnh tích hoại tử ở ruột non và manh tràng ......................................... 166

Hình 3.1 Chuồng úm gà con ................................................................................. 22
Hình 3.2 Chuồng nuôi gà thịt ............................................................................... 24
Hình 3.3 Môi trường kiểm tra Clostridium perfringens ........................................ 27
Hình 3.4 Que thử Clostridium perfringens ........................................................... 27

v


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế, ngành chăn nuôi nước ta cũng có những bước phát triển đáng kể cả về qui mô
lẫn trình độ chăn nuôi, trong đó ngành chăn nuôi gia cầm chiếm một phần rất quan
trọng. Việc cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm nhiều trong nghành
chăn nuôi gia cầm. Do vậy, các nhà chăn nuôi luôn tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Việc phát minh ra kháng sinh và các đặc tính của chúng đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong y học và cứu loài người thoát khỏi nhiều thảm dịch do vi trùng gây
ra. Việc sử dụng kháng sinh trong trong thức ăn chăn nuôi được đánh dấu bằng một
thí nghiệm của Stokstad và Juke (1949) khi cho gia cầm ăn thức ăn có bổ sung
Aureomycin thấy rằng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm
tăng rõ rệt. Từ đó, rất nhiều công trình nghiên cứu về kháng sinh như chất bổ sung
trong thức ăn chăn nuôi được thực hiện, tạo nên một bước đột phá về năng suất và
hiệu quả chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới.
Ngày nay, do dư lượng kháng sinh còn lại trong thực phẩm quá cao, một số
nước đã cấm bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn chăn nuôi. Điều này đã tạo điều
kiện cho vi khuẩn đường ruột phát triển như E.coli, Samonella, Clostridium
perfringens… làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của đàn gà và tổn thất lớn

cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh vẫn còn được phép lưu
hành, trong đó có enramycin. Enradin là một sản phẩm chứa enramycin, loại kháng
sinh có khả năng chống lại vi khuẩn G+. Kháng sinh này có khối lượng phân tử lớn
nên không hấp thu qua đường tiêu hóa và hàm lượng tồn dư trong thịt thấp. Sử dụng

1


Enradin như một biện pháp phòng Clostridium perfringens đã được thực hiện ở một
số nước. Ở Việt nam, các nghiên cứu liên quan đến loại kháng sinh mới này hầu
như chưa được công bố.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của cô Võ Thị Trà An và sự giúp đỡ
của công ty Intervet, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm “Đánh giá hiệu quả của
việc bổ sung Enradin vào thức ăn đến sự phát triển của gà thịt và sức kháng lại
Clostridium perfringens của đàn gà”.
1.2 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Enradin vào thức ăn đến sự phát triển
của gà thịt và khả năng chống lại vi khuẩn Clostridium perfringens, một loại vi
khuẩn gây bệnh viêm hoại tử đường tiêu hóa của đàn gà thịt.
1.3 Yêu cầu
- Bố trí lô thí nghiệm có bổ sung Enradin và lô đối chứng không bổ sung
thuốc vào thức ăn.
- Theo dõi trên các lô thí nghiệm những chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển
của đàn gà như tăng trọng bình quân, thức ăn tiêu tốn, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỉ lệ
sống.
- Theo dõi trên các lô thí nghiệm chỉ tiêu liên quan đến sức kháng lại
Clostridium perfringens như tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Cơ quan tiêu hóa của loài chim nói chung, gia cầm nói riêng khác biệt rất
nhiều so với động vật có vú. Cấu tạo tổng quát bộ máy tiêu hóa của gia cầm bao
gồm: khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến (tiền mề), dạ dày cơ (mề), ruột
(ruột non, ruột già), tận cùng là hậu môn (Lâm Minh Thuận, 2004)

Hình 2.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa gà
2.1.1 Tiêu hóa ở mỏ và khoang miệng (Dương Thanh Liêm, 2008)
Khác với động vật có vú, gia cầm có mỏ được bao bọc bởi một lớp sừng
cứng có cấu tạo đặc biệt tùy theo loài. Ở gà mỏ nhọn, thích nghi cho việc mổ ria,
lấy thức ăn trên cạn.Ở vịt mỏ dẹp đầu mỏ có mấu cứng như mống tay, rìa mỏ có
khía cho nước thoát ra khi chúng lấy thức ăn trong nước. Mỏ loài chim có ba tác

3


dụng vừa để lấy thức ăn, vừa để kìm giữ khi tiến hành giao phối, vừa để làm vũ khí
chiến đấu tự vệ. Nó không thích hợp cho sự nhai nghiền thức ăn như ở động vật có
vú. Cũng chính vì lẽ đó khi nuôi gà theo lối công nghiệp, mật độ cao, những sơ xuất
trong kỹ thuật như khẩu phần ăn thiếu protein, thiếu muối, thiếu chất xơ hoặc nuôi
quá chật, quá nóng,… có thể dẫn đến sự cắn mổ ăn thịt lẫn nhau gây tổn thất lớn
trong chăn nuôi.
Xoang miệng: trong xoang miệng có lưỡi và một hệ thống tuyến nước bọt rất
phong phú và phức tạp hơn động vật có vú. Về mặt giải phẫu có thể phân biệt làm 8
loại tuyến khác nhau: tuyến hàm trên, tuyến cạnh lỗ mũi, tuyến trên hầu, tuyến giữa
miệng và hầu, tuyến sau xoang miệng, tuyến dưới lưỡi, tuyến trước thanh quản,

tuyến khóe miệng.
Hệ thống tuyến nước bọt này phân tiết ra một lượng nước bọt ở gà trưởng
thành trung bình khoảng 12 ml trong một ngày đêm (biến động từ 7 đến 25 ml tùy
theo tính chất và lượng thức ăn ít hay nhiều. Độ pH khoảng 6,75. Khác với động vật
có vú là trong tuyến nước bọt không có enzyme tiêu hóa tinh bột. Tác dụng chủ yếu
của tuyến nước bọt là làm trơn để nuốt thức ăn, ngoài ra nó còn có tác dụng thấm
ướt thức ăn. Vấn đề này chưa có sự thống nhất giữa các tác giả. Một số cho là có
men tiêu hóa tinh bột khi nó được nuốt xuống diều, một phần tinh bột được tiêu hóa
tại đây.
2.1.2 Tiêu hóa ở thực quản và diều
Ở gia cầm ống thực quản dài, trước khi đổ vào xoang ngực nó được phình to
ra tạo thành một cái túi gọi là diều, sau đó nó trở lại như ống thực quản bình thường
để đổ vào dạ dày tuyến. Trên niêm mạc suốt ống thực quản và diều có rất nhiều
tuyến nước nhờn. Nhờ dịch nhờn tiết ra nhiều mà nó làm cho rất trơn để gia cầm dễ
nuốt thức ăn qua thực quản rất dài của chúng. Hình thái giữa thực quản và diều ở gà
rất dễ phân biệt lúc no cũng như lúc đói.
Diều có những chức năng sinh lý quan trọng như sau dự trữ và điều tiết
lượng thức ăn đi trong ống tiêu hóa. Do loài chim có dung tích dạ dày và ruột rất bé
nhỏ nên không chứa một lượng thức ăn lớn như động vật có vú. Vì lẽ đó diều trở

4


thành cơ quan dự trữ điều tiết lượng thức ăn. Diều còn tiết ra dịch diều để thấm ướt
làm mềm thức ăn, chuẩn bị cho tiêu hóa ở dạ dày sau này. Thời gian thức ăn lưu lại
trong diều còn tùy thuộc vào tính chất thức ăn. Thức ăn để nguyên hạt khô cứng
nằm trong diều lâu hơn (có thể đến 18 giờ), thức ăn hỗn hợp dạng bột (có thể chỉ
1,5 – 2 giờ). Do pH ở đây cao, nhiệt độ thân nhiệt thích hợp cho các men tiêu hóa
có sẵn trong thức ăn hoạt động, nên người ta ứng dụng điều này để bổ sung enzyme
phân giải chất NSP (Non Starch Polysaccharide) giúp gia cầm tiêu hóa thức ăn tốt

hơn.
2.1.3 Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến nằm trước dạ dày cơ, nó có dung tích rất bé nhỏ. Thời gian
thức ăn dừng lại ở đây cũng rất ngắn. Ở đây có các tuyến tiết ra HCl và enzyme
pepsin để bắt đầu tiêu hóa protein. Trong dạ dày tuyến có nhiều mục nhỏ, mắt
thường có thể nhìn thấy. Đó là cửa đổ ra của các ống tuyến dịch vị. Mỗi đơn vị
tuyến cũng có cấu tạo giống như tuyến dịch vị của động vật có vú. Trong nang
tuyến cũng có hai loại tế bào: Một loại thật to tiết ra acid HCl và một loại nhỏ tiết ra
men pepsinogen. Thức ăn qua đây dược thấm ướt bởi dịch vị và tiếp tục được
chuyển xuống dạ dày cơ để tiêu hóa tiếp. Một khi dạ dày tuyến bị tổn thương như
bệnh dịch tả, Gumboro, hay nhiễm độc aflatoxin thì dạ dày tuyến không bình
thường, khả năng tiêu hóa protein trong thức ăn cũng giảm.
2.1.4 Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ nằm ở phía sau dạ tuyến, ta thường gọi là mề, là một bộ phận của
dạ dày có cấu tạo đặc biệt, chỉ có ở loài chim. Nếu so sánh với dạ dày tuyến thì dạ
dày cơ có dung tích lớn hơn và hệ cơ rất phát triển. Trong niêm mạc dạ dày cơ có
lót lớp tế bào sừng hóa rất cứng để chống lại sự va đập, xay xát khi mề nghiền thức
ăn. Phần dưới của lớp tế bào này là lớp tế bào tăng sinh để thay thế cho lớp tế bào
thượng bì bên trên bị bào mòn. Trên bề mặt của lớp tế bào này có nhiều gai nhỏ nhô
lên làm cho niêm mạc trở nên nhám giống như tờ giấy nhám. Người ta gọi những
gai nhỏ này là “trăng mề”. Qua khỏi lớp tế bào tăng sinh thì có mô cơ rất phát triển,

5


màu đỏ sậm. Nhờ có hệ thống cơ này, giúp cho mề co bóp rất mạnh, nghiền nát thức
ăn chuẩn bị choi tiêu hóa tiếp theo ở ruột.
Mề co bóp có chu kì, tùy theo tính chất thức ăn mà chu kì co bóp có thay đổi.
Ví dụ khi gà ăn hạt yến mạch cứng mỗi phút co bóp 4 lần, ăn đại mạch mềm hơn
mỗi phút co bóp 3 lần, áp lực co bóp ở gà 2,5 atm. Để giúp cho việc nghiền thức ăn,

loài chim thường ăn những hạt sỏi granit. Nếu thiếu sỏi thì làm giảm khả năng tiêu
hóa thức ăn hạt trên 10%. Khi gà ăn nhiều xơ hoặc ăn lông thì hạt sỏi giúp nghiền
nát nhanh hơn, gà tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Nếu trong dạ dày cơ không có sỏi,
khẩu phàn thiếu xơ, gà ăn lông và chất độn chuồng có thể làm tắt nghẽn dạ dày cơ
làm giảm sức ăn của gia cầm. Như vậy nhiệm vụ chủ yếu của dạ dày cơ là tiêu hóa
cơ học.
2.1.5 Tiêu hóa ở ruột
Ruột gia cầm chia làm 2 đoạn: ruột non và ruột già.
Ruột non là một ống dài có đoạn rộng hẹp khác nhau, dựa vào hình thái của
nó người ta chia ruột non làm 3 đoạn khác nhau. Đoạn trên là một ống lớn rộng có
dạng hình chữ U gọi là tá tràng. Sự tiêu hóa hóa học bởi enzyme cơ thể và sự hấp
thu diễn ra rất mãnh liệt ở đây. Đoạn ruột giữa bắt đầu từ cuối tá tràng, nơi đổ ra
của 4 ống tuyến (2 ống từ gan và 2 ống từ tụy) đến chỗ cuống noãn hoàng (tương
đương cuống rốn ở động vật có vú). Đoạn ruột non cuối bắt đầu từ cuống noãn
hoàng đến ngã tư manh tràng.
Dưới tác dụng của các loại enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tụy và dịch
mật, đại bộ phận các chất dinh dưỡng như chất bột đường, protein, lipid được tiêu
hóa và hấp thu ở đây. Những mảnh thức ăn còn cứng chưa được nghiền kỹ được
đưa ngược lại dạ dày cơ nhờ vào sự nhu động ngược của ruột non để dạ dày cơ
nghiền tiếp. Vì lẽ đó nên niêm mạc của dạ dày cơ có màu vàng của mật. Thời gian
tiêu hóa ở ruột non khoảng 6 – 8 giờ. Sự hấp thu dưỡng chất ở ruột non bắt đầu từ tá
tràng, song nhiều nhất là ở đoạn ruột giữa.
Sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa gia cầm rất khẩn
trương. Điều này thể hiện qua mật độ lông nhung trên 1 cm2 ở ruột non gia cầm rất

6


lớn, hơn tất cả các loại gia súc khác. Chất bột đường tiêu hóa nhanh và hấp thu
nhanh ở đoạn trên của ruột non, protein phân giải thành axit amin chậm hơn nên nó

được hấp thu nhiều nhất ở đoạn kế tiếp của ruột non là không tràng. Do vậy mà thí
nghiệm của Bell Freeman cho thấy tỉ lệ N so với chất chỉ thị Cr2O3 ở đọan trên rất
cao từ tá tràng trở lên, đoạn dưới rất thấp từ không tràng trở xuống.
Bảng 2.1 Một số enzyme phát hiện thấy trong ống tiêu hóa của gia cầm (Dương
Thanh Liêm, 2008)
Vị trí ống tiêu

Dịch phân tiết

Tên enzyme

hóa

Cơ chất enzyme

Sản phẩm thủy phân cuối

tác động

cùng

Miệng

Nước bọt

Ptyalin (rất ít)

Tinh bột

Maltose (rất ít)


Diều

Dịch diều

Lactsae

Lactose

Glucose và lactose

Dạ dày tuyến

Dịch vị, HCl

Pepsine

Protein

Peptone

Tuyến tụy

Dịch tụy

Amylase

Tinh bột

Glucose


Lipas

Lipid

Axit béo và glycerin

Trypsin

Peptone

Axit amin

Enterokinase

Trysinogen

Trypsine

Disacchrase

Disacchride

Monosaccharide

Nuclease

Axit nucleic

Ribose, desoxyribose, purin


Ruột

Dịch ruột

và purimidin.
Gan

Dịch mật

Axit mật và sắc
tố mật

Lipid

Lipid nhũ hóa thành hạt nhỏ,
hấp thu trực tiếp.

Ruột già của gia cầm được chia làm 3 phần: manh tràng, hồi tràng và trực
tràng. Manh tràng có cấu tạo thành 2 nhánh đối xứng rất phát triển, chỗ tiếp giáp
giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng để không cho thức ăn đi ngược từ
ruột già lên ruột non. Ở manh tràng có quá trình lên men vi sinh vật. Vì vậy mà một
phần chất xơ cũng được tiêu hóa từ đây. Song khả năng tiêu hóa chất xơ ở gia cầm
rất có giới hạn. Ở gà chỉ tiêu hóa được 0,1% chất xơ. Ở ngỗng thì tiêu hóa chất xơ
có khá hơn vào khoảng 3 – 10 % (Bơgre, 1964). Chất protein chưa được tiêu hóa ở
ruột non, xuống đây nó cũng bị vi sinh vật lên men thối rất mạnh sản sinh ra nhiều
độc tố. Vì vậy sự cho ăn dư thừa chất đạm cũng không tốt cho gia cầm. Ở gia cầm
còn có quá trình tổng hợp vitamin B, có ý nghĩa nhất là vitamin B12. Vì lẽ đó phân

7



gia cầm trong chất độn chuồng là nguồn cung cấp vitamin B12 rất phong phú. Nếu
nuôi gà thả nền có chất độn chuồng, gà ít bị thiếu vitamin B12 hơn so với nuôi trên
lồng trong trường hợp thức ăn có giới hạn vitamin B12.
Hồi tràng rất kém phát triển nên không thấy rõ ràng về mặt hình thái như trực
tràng. Hồi tràng có tác dụng nhu động ngược đưa chất chứa lên manh tràng và từ
manh tràng xuống trực tràng để đi vào lỗ huyệt. Mật độ lông nhung ở đây rất thưa
thớt nên hấp thu các chất dinh dưỡng cũng rất ít, không đáng kể. Ở đây có quá trình
hấp thu chất khoáng và nước tương đối mạnh. Ngoài ra nó còn hấp thu một số sản
phẩm len men như một số acid hữu cơ mạch ngắn, nhưng số lượng không nhiều đối
với các loại chim có cánh biết bay.
2.1.6 Lỗ huyệt
Lỗ huyệt có cấu tạo gần giống như một cái túi. Ở đây gồm có các cửa đổ vào
như: ruột già, 2 ống dẫn niệu, đường sinh dục (tử cung ở gia cầm mái, ống dẫn tinh
ở gia cầm trống). Phân và nước tiểu nằm lại ở lỗ huyệt một thời gian, ở đây có quá
trình tái hấp thu muối và nước rất mạnh. Vì vậy làm cho phân gia cầm được khô đi.
Nước tiểu cũng bị cô đọng lại thành muối urat màu trắng ở đầu cục phân. Nếu cho
gia cầm ăn dư thừa chất đạm thì muối urat sinh ra nhiều làm cho phân có màu trắng
nhiều, nếu cho ăn thiếu chất đạm thì phân có màu đen nhiều hơn
Bảng 2.2 Độ dài các đoạn ruột của một số loài chim (Dương Thanh Liêm,
2008)
Các đoạn ruột



Vịt

Ngỗng


Bồ câu

Tá tràng (duodenum)

22 – 35

22 – 38

40 – 49

11 – 12

Đoạn trên ruột non (jejunum)

85 – 120

90 – 140

150 – 183

45 – 72

Đoạn dưới ruột non (ileum)

13 – 18

10 – 18

20 – 28


8 – 12

Ruột già

15 – 25

10 – 20

22 – 34

0,3 – 0,5

Tổng chiều dài ruột

120 – 250

8

115 – 230 250 – 365

70 – 130


2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà thịt
2.2.1 Con giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thịt nói riêng, yếu tố đầu tiên quyết
định năng suất vật nuôi chính là con giống, một con giống tốt sẽ hứa hẹn một năng
suất cao trong tương lai nếu đảm bảo được các điều kiện chăm sóc hợp lý. Gà
hướng thịt phải có được những đặc tính tốt như trọng lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh
trưởng cao, hệ số chuyển biến thức ăn thấp… và hiện nay thì vấn đề chất lượng thịt

cũng rất được quan tâm.
Theo Lâm Minh Thuận (2002), sự tăng trưởng nhanh trong những tuần đầu
là ưu thế của sức sản xuất thịt, hơn nữa có sự tương quan nghịch lớn giữa thể trọng
và năng suất trứng. Người ta thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính
trạng tốt về sinh trưởng (tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ quay thịt cao, khả năng
chuyenr hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt tốt…) và dòng mái có thể trọng trung bình
với những tính trạng tốt về sức sản xuất trứng lai tạo với nhau để tạo ra con lai
thương phẩm đạt được những phẩm chất mong muốn.
Mỗi giống gà đều có đặc điểm riêng về màu sắc lông, hình dáng và trọng
lượng cơ thể (Lâm Minh Thuận, 2002). Trọng lượng gà trưởng thành và thời gian
gà đạt được trọng lượng trưởng thành cũng tùy thuộc vào giống gà như gà AA
(Arbor Acress) lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lượng 2,5 kg, con mái đạt 2,3
kg. Đây là yếu tố khá quyết định đến năng suất, tùy vào điều kiện khí hậu từng địa
phương mà chọn giống gà cho thích hợp để đạt hiểu quả kinh tế cao nhất.
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng của gà
Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý trong cơ thể của
gia cầm. nếu khẩu phần ăn thiếu năng lượng sẽ dẫn đến sự suy giảm các quá trình
trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể, từ đó xuất hiện tình trạng còi cọc,
chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản. Còn nếu khẩu phần thức ăn năng
lượng cao và cho ăn tự do thì gà sẽ tích nhiều lũy nhiều mỡ trong bụng, ống dẫn
trứng, gan to tích nhiều mỡ, làm giảm sức đẻ trứng của gà. Do đó dinh dưỡng cho

9


gia cầm cần cân đối, không thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái
sinh lý và tình trạng năng suất của chúng
2.2.3 Protein trong khẩu phần
Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, gà ăn ít thức ăn nên nhu cầu protein tăng
cao, mùa lạnh gà ăn nhiều thức ăn nên nhu cầu protein giảm thấp. Trong dinh

dưỡng gia cầm cần phải có khẩu phần protein tương ứng với nhu cầu protein của
chúng. Thiếu tương đối protein hoặc acid amin làm cho gia cầm non còi cọc, chậm
lớn, sức kháng bệnh giảm, lông xơ xác, ở gà đẻ thì năng suất trứng giảm, trứng
nhỏ…, ở gà thịt có hiện tượng tích lũy mỡ gan và mỡ trong mô cơ. Thiếu protein
còn gây tình trạng cắn mổ lẫn nhau. Thừa protein trong thức ăn gây lãng phí, kéo
theo rối loạn trao đổi chất, tăng nhu cầu vitamin, đặc biệt nhu cầu B6. sự tiêu thụ
protein quá cao làm giảm tính ngon miệng trong thời gian nóng, đó là kết quả của
sự thừa nhiệt sinh ra trong quá trình phân giải protein thừa thành năng lượng. do đó,
đầu mùa nóng không tăng protein ngay mà ngược lại giảm trong vài ngày để gà
giảm bị stress nhiệt.
2.2.4 Kích thước hạt thức ăn và mùi vị thức ăn
Thức ăn cho gà ở dạng hạt hoặc nghiền thành mảnh không nên nghiền thành
dạng bột (vì do tập tính chọn lựa và lấy thức ăn của gà phù hợp với thức ăn hạt).
thức ăn nghiền nhỏ quá sẽ làm cho gà nhận thức ăn khó hơn đồng thời tăng độ bụi
trong chuồng nuôi. Một vài nơi cho ăn dạng bột ẩm thi khắc phục được nhược điểm
trên, nhưng với độ ẩm tăng cao thức ăn dễ bị hư hỏng do nấm mốc, máng ăn phải cọ
rửa hàng ngày tốn công lao động.
Gà thích thức ăn có mùi thơm ngon cua các nguyên liệu, thức ăn còn mới. gà
kém ăn khi thức ăn mất mùi và bị mốc. thức ăn đủ độ mặn sẽ kích thích làm tăng
tính thèm ăn.
2.2.5 Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chuồng trại (Lâm Minh Thuận,
2004)
Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 – 250C là khoảng nhiệt độ thích
hợp cho quá trình trao đổi chất, sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt cân bằng nên thân

10


nhiệt ổn định. Khi nhiệt độ môi trường quá nóng quá lạnh ngoài giới hạn trên, thân
nhiệt môi trường thay đổi hơn loài có vú. Gia cầm trưởng thành thân nhiệt dao động

trong khoảng 40,6 – 41,70C.
Sự dao động này phụ thuộc vào một số yếu tố. Gà con mới nở có thân nhiệt
khoảng 38 – 390C, thân nhiệt tăng dần hàng ngày cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định
như gà trưởng thành. Giống nặng cân có thân nhiệt cao hơn giống nhẹ cân; con
trống có thân nhiệt cao hơn con mái, vì gà trống có cường độ trao đổi chất và tốc độ
sinh trưởng cao hơn caon mái. Khi hoạt động thân nhiệt cũng tăng nhẹ, gà nuôi nền
thân nhiệt cao hơn gà nuôi nhốt trên lồng. gà mái khi ấp ít hoạt động thì cường độ
trao đổi chất giảm thấp nên thân nhiệt giảm nhẹ. Gia cầm trong thời gian đang thay
lông có thân nhiệt cao hơn gia cầm không thay lông. Sau khi ăn, thức ăn di chuyển
trong ống tiêu hóa làm thân nhiệt tăng cao hơn khi đói. Ánh sáng làm thân nhiệt
tăng cao hơn so với bóng tối. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên trên 320C thân nhiệt
có xu hướng tăng.
Ẩm độ trong chuồng nuôi do nước trong phân bốc hơi qua hơi nước theo
đường hô hấp tạo thành. ở nhiệt độ môi trường 210C, gà uống lượng nước gấp đôi
lượng thức ăn tiêu thụ, 65 – 70% lượng nước đó thải ra theo phân. Khi nhiệt độ tăng
lên, gà uống nước nhiều hơn thì lượng nước thải ra cũng tăng lên đáng kể.
Những yếu tố làm tăng ẩm độ chuồng nuôi. Khi thức ăn chứa nhiều muối
(trên 1%) và nhiều xơ, gà uống nước nhiều, nhu động ruột tăng gây phân lỏng.
Nhiệt độ chuồng nuôi thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm khả năng bốc hơi
nước từ phân và chất độn chuồng. Khi thức ăn có chứa nhiều nước, thức ăn hư hỏng
hoặc nước uống chất lượng kém gây tiêu chảy. Gà nuôi lồng thải phân ướt hơn gà
nuôi nền.
Thông thoáng
Trong quá trình hô hấp, gia cầm hấp thu oxy và thải khí carbonic (CO2) nên
trong chuồng nuôi hàm lượng khí oxy giảm đi, đồng thời với sự gia tăng của khí
carbonic (CO2), hơi nước. Quá trình lên men phân hủy phân và chất độn chuồng
cũng sinh ra một số chất khí như: ammoniac, methan, hydrosulfit và một số chất khí

11



có hại khác, vì vậy việc thông thoáng trao đôi không khí trong chuồng nuôi là rất
quan trọng. Không khí trong lành cần liên tục thay thế không khí cũ trong chuồng
nuôi. Quá trình hô hấp của gia cầm luôn ở mức cao nên lượng không khí cần trên
1kg thể trọng cao hơn so với các loài thú khác.
Ánh sáng
Chế độ chiếu sáng hợp lý cho từng loại gà sẽ ảnh hưởng tốt đến năng suất
của chúng. Kéo dài thời gian chiếu sáng để gà con thấy thức ăn và ăn nhiều đáp ứng
mức sinh trưởng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Ngược lại, rút ngắn thời
gian chiếu sáng gà sẽ ăn ít không đáp ứng nhu cầu nên sinh trưởng chậm hơn nhưng
hiệu quả sử dụng thức ăn lại cao hơn, ánh sáng quá mạnh cũng gây stress, ánh sáng
qua yếu cũng làm giảm sự tiêu tốn thức ăn của gà. Do vậy phải có chế độ chiếu sáng
thích hợp cho từng giai đoạn phát triển để đạt mức sinh trưởng tốt và hiệu quả sử
dụng thức ăn cao.
Chuồng trại
Chuồng trại nuôi gà phải tạo được môi trường thuận lợi cho quá trình sống
và sản xuất để gà có thể phát huy hết khả năng năng xuất của chúng. Chuồng có tác
dụng che nắng, che mưa, che gió nhằm tạo một bầu tiểu khí hậu thích hợp nhất cho
gia cầm, chuồng còn bảo vệ đàn gia cầm khỏi những thay đổi khắc nghiệt của khí
hậu.
Chuồng trại nuôi gà phải tiện lợi nhất cho việc chăm sóc, quản lý đàn gia
cầm, bố trí hợp lý mọi thiết bị để đạt hiệu quả cao nhất, phải đảm bảo an toàn về trị
an cũng như sinh học và có vị trí thích hợp.
2.2.6 Nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình trao đổi chất. nước chiếm tỷ lệ 55 – 75% trong cơ thể gia cầm. nước tham
gia trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hóa… trứng cũng chứa
65%. Do đó trong chăn nuôi gà công nghiệp việc thiếu nước uống thường gây hậu
quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí chỉ


12


thiếu 10% nước uống gia cầm thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng
suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
2.2.7 Tiếng động và người chăn nuôi
Tiếng động mạnh, đột ngột, khách tham quan đông, khi chuyển chuồng sẽ
làm cho gà dễ bị stress và kém ăn.
2.2.8 Mật độ
Mật độ nuôi, mật độ máng ăn và máng uống không đạt tiêu chuẩn sẽ làm
giảm sự tiêu thụ thức ăn.
2.3 Giống gà Tam Hoàng
2.3.1 Nguồn gốc
Gà Tam Hoàng (lông vàng, da vàng, chân và mỏ vàng) là nhóm giống có
nguồn gốc từ gà Salan (tên một địa phương ở Trung Sơn, Quảng Đông, Trung
Quốc) nó còn có tên là Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ có trọng lượng nhỏ, sinh trưởng
kém, sinh sản thấp. Cuối thập kỷ 70, gà được lai với giống Kabir (giống gà trắng
của Isarael). Từ tổ hợp lai Thạch Kỳ x Kabir đã tiếp tục được chọn và nhân giống
đến ngày nay.
Ở vùng giang thôn (quảng châu, trung quốc) cũng có loại hình gà Tam
Hoàng địa phương – Gà vàng Giang Thôn cùng với Thạch Kỳ tạp. Gà Giang thôn
được chọn lọc theo cá thể và theo gia đình qua 10 thế hệ tạo ra loại hình gà Tam
hoàng có bộ lông màu vàng sáng bong, da, chân, mỏ đều vàng, thịt vàng thơm,
ngon, mềm, hương vị đậm đà, có lớp mỡ da ngon mềm. Đến nay gà Tam hoàng
được nuôi phổ biến khắp duyên hải quảng đông sang cả Quảng Tây, Sơn Tây, Vân
Nam, Quí Châu… và trong thực tiễn sản xuất cũng khó phân biệt được từng dòng
một cách rõ ràng (Hoài Anh, 1995)
2.3.2 Tình hình chăn nuôi gà Tam Hoàng ở việt nam
Tháng 3 – 1992 gà Tam Hoàng được nhập vào Quảng Ninh. Tháng 10 –
1992 gà Tam Hoàng được nhập vào Nam Hà. Tháng 7 – 1993 gà Tam Hoàng được

trung tâm nghiên cứu – Viện chăn nuôi nhập thử 10 con gà 2 tuần tuôi. Tháng 12 –
1993 nhập 151 con gà 1 ngày tuổi. Sau đó nhận thêm một số dòng khác trong đó có

13


dòng 882. Tháng 8 – 1993 nhập dòng gà Jiang Cum vàng của Hồng Kông (Trần
Công Xuân, Nguyễn Hoàng Tạo và cộng sự, 2000).
Đến nay gà Tam hoàng đã được nuôi phổ biến khắp cả nước ta và được nhân
dân ưa chuộng. Kết quả theo dõi nuôi cho thấy gà Tam Hoàng thích nghi tốt với
mọi điều kiện chăn thả, sức đề kháng cao, phẩm chất quầy thịt cao, tận dụng được
thức ăn có sẵn, tạo điều kiện phát triển nông thôn.
2.4 Giới thiệu sơ lược về C. perfringens
2.4.1 Định nghĩa và phân loại C.perfrigens (Bergey, 1994)
Định nghĩa: Clostridium perfringens là vi khuẩn hình que ngắn, Gram
dương, không di động, sống kỵ khí và có khả năng tạo bào tử. Clostridium
perfringens sống ở khắp nơi trong tự nhiên và thường gặp trong đường ruột động
vật có xương sống.
Phân loại
Giới

Vi khuẩn

Ngành

Firmicutes

Lớp

Clostridia


Bộ

Clostridiales

Họ

Clostridiaceae

Giống

Clostridium

Loài

Clostridium perfringens

2.4.2 Lịch sử phát hiện
Năm 1892, nhà vi khuẩn học Welch đã phân lập được vi khuẩn Bacillus
Gram dương từ vết thương bị hoại thư. Lúc đầu vi khuẩn này có tên Bacillus
aeroges capsulatus, sau hai lần đổi tên thành Bacillus perfringens và Clostridium
welchii. Ngày nay, vi khuẩn này có tên là Clostridium pefringens.
2.4.3 Các loại độc tố
Các loại độc tố: C. perfringens có 17 nhân tố gây độc, trong đó có 12 độc tố
mô và độc tố đường ruột. C.perfringens được phân thành 5 type A, B, C, D, E dựa
trên khả năng tạo ra các độc tố chính alpha, beta, epsion và iota.

14



Bảng 2.3 Độc tố của các type C. perfringens (Johansson, 2006)
Type

Tên độc tố

A

Alpha

Những bệnh có liên quan
Bệnh hoại tử dạ dày ruột trên người. Hoại tử
ruột loài chim, hoại tử ruột heo con và nhiễm
độc đường ruột trên cừu non.

B

Alpha, beta, epsilon

Kiết lỵ cừu con, viêm ruột mãn tính trên cừu
con

C

Alpha, beta

Xuất huyết hoặc nhiễm độc hoại tử trên heo,
cừu, bê, dê, ngựa con sơ sinh. Viêm ruột hoại
tử trên người

D


Alpha, epsilon

E

Alpha, iota

Nhiễm độc đường ruột trên cừu con
Nhiễm độc hoại tử trên cừu con, bê và thỏ

Độc tố alpha là nhân tố gây ra hoại thư sinh khí, làm tan máu, phá hủy tiểu
cầu, bạch cầu đa nhân và làm mao mạch tổn thương lan rộng. Độc tố này có vai trò
quan trọng trong giai đoạn khởi nhiễm vào cơ và từ đó phát triển thành bệnh hoại
thư sinh khí.
Độc tố beta là độc tố gây chết chủ yếu ở type B và C của C.perfrigens. Bản
chất độc tố này là chuỗi polypeptide đơn khoảng 40kDa, rất nhạy với trypsin. Độc
tố này có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gia cầm.
Độc tố epsilon do C.perfringens type B và D tạo ra, khối lượng phân tử nặng
khoảng 32kDa. Nó là nguyên nhân gây độc tố gan, tăng áp suất máu. Đặc tính chính
của độc tố xuất hiện khi nó gắn vào tế bào biểu mô làm tăng tính thấm mao mạch và
làm phù nề các cơ quan như: não, tim, phổi và thận.
Độc tố iota là một trong những yếu tố gây chết chính, được tạo ra bỡi
C.perfringens type E, gồm 2 protein độc lập nhau là iota a và iota b. Iota b liên quan
đến việc gắn kết với receptor trên màng tế bào và sau đó iota a dễ dàng xâm nhập
vào cytosol. Độc tố này có đặc tính làm tăng tính thấm mao mạch.

15


2.4.4 Cơ chế sinh bệnh

C. perfringens thường cư trú trong ruột người và động vật. Với số lượng ít,
vi khuẩn C.perfringens không gây bệnh và độc tố tiết ra sẽ theo nhu động ruột thải
ra ngoài. Khi cơ thể người và động vật yếu đi, sự tăng trưởng của vi khuẩn cùng với
sự giảm nhu động ruột sẽ làm tăng số lượng và độc lực của độc tố vi khuẩn. Các
độc tố này thâm nhập vào nội quan (chủ yếu là gan, thận) sau đó vào thần kinh gây
hiện tượng hoại tử nặng và gây ra trạng thái ngộ độc. Khi ăn phải thức ăn có vi
khuẩn, nó sẽ phát triển trong cơ thể sinh độc tố. Mặt khác, khi tế bào chết, chúng bị
phân hủy và giải phóng độc tố ra ngoài.
2.4.5 Triệu chứng, bệnh tích do C. perfringens gây ra trên gia cầm
Gà có biểu hiện xù lông, yếu, bỏ ăn, tiêu chảy nặng. Gà bị chết đột ngột, xác
chết nhanh bị co cứng.
Mổ khám thấy niêm mạc ruột biến đổi từ sưng đỏ từng vùng tới loét niêm
mạc, viêm ruột màng giả hoặc hoại tử gan.

Hình 2.2 Bệnh tích hoại tử ở ruột non và manh tràng (Dương Thanh
Liêm, 2009)

16


2.4.6 Tiêu chuẩn về số lượng C. perfringens trong thực phẩm ở Việt Nam
Bảng 2.4 Giới hạn cho phép C. perfringens trong một số nhóm thực phẩm
(Theo quy định bộ y tế ban hành tháng 12/2007)
GIỚI HẠN
NHÓM THỰC PHẨM

C.perfringens
(trong 1g hay 1ml
sản phẩm)


v Nhóm thịt và sản phẩm thịt
Thịt tươi, thịt đông lạnh nguyên con hoặc cắt miếng

102

Thịt tươi, thịt đông lạnh xay nhỏ

102

Thịt và sản phẩm thịt dạng muối, xông khói (không xử lý nhiệt )

102

Thịt và sản phẩm thịt lên men (không xử lý nhiệt)

102

Thịt và sản phẩm thịt đóng gói (xử lý nhiệt)

102

Thịt và sản phẩm thịt không đóng gói

102

Thịt khô

102

Thịt hộp


Không có

v Nhóm cá và thủy hải sản
Cá và thủy sản tươi: cá đông lạnh, cá tươi, các loại nhuyễn thể,
các sản phẩm của cá (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng)

102

Sản phẩm chế biến từ cá và thủy sản: tôm, cá hấp nóng, hun
khói, chả cá, chả mực, các loại giáp xác, nhuyễn thể luộc, hấp

10

(dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng)
Thủy sản khô sơ chế (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng)

17

20


2.5 Tác dụng của kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Kháng sinh được phát hiện ra ban đầu là để chữa các bệnh nhiễm trùng. Đến
năm 1949 người ta mới sử dụng nó bổ sung vào thức ăn với liều lượng rất thấp so
với liều chữa bệnh để gia tăng năng suất tích lũy, nâng cao hiệu quả sử dụng thức
ăn, bảo vệ thức ăn tránh nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển làm hư hại thức ăn và
phòng bệnh cho gia súc gia cầm.
Việc trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi đã làm tăng năng suất vật nuôi
trung bình từ 8 – 15%, giảm tiêu hao thức ăn cho tăng trọng 6 – 10% trong thời gian

đầu ứng dụng. Cơ chế tác động của kháng sinh ở liều thấp trong thức ăn là ức chế
sự phát triển của vi sinh vật cao hại trong đường ruột làm tăng khả năng tiêu hóa và
hấp thụ thức ăn.
Tác dụng chủ yếu của kháng sinh là kháng khuẩn nên trong điều kiện chăn
nuôi gồm chuồng trại và thức ăn không đảm bảo vệ sinh, khẩu phần thức ăn không
cân đối, kỹ thuật chăn nuôi kém thì hiệu quả kháng sinh sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu
sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ làm cho vi khuẩn có hại đề kháng với thuốc,
làm cho kháng sinh mất tác dụng. Ngày nay ở một số nước phát triển có điều kiện
chăn nuôi được cải thiện khá tốt, chế độ dinh dưỡng và công tác vệ sinh phòng bệnh
rất tốt người ta nhận thấy rằng kháng sinh không còn hiệu quả.
2.6 Giới thiệu về Enradin F-80 (Schering-Plough Việt Nam, 2009)
Enradin F – 80 là sản phẩm có chứa kháng sinh enramycin thuộc nhóm
polypeptide được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Schering Plough (USA).
Enramycin được chiết xuất từ một loại nấm Actinomyces (Streptomyces
fungicidicus), có tác động trên vi khuẩn gram dương trong đường ruột, đặc biệt có
tác động mạnh trên vi khuẩn kỵ khí Clostridium perfringen.
2.6.1 Thành phần
Mỗi 1Kg Enradin F-80 chứa:
- Enramycin: 80g
- Tá dược: 920g Talcum (Calcium carbonate)

18


2.6.2 Ưu điểm của Enradin F-80
Tác động kháng khuẩn đối với các vi khuẩn Gram dương trong cả hai điều
kiện hiếu khí và kỵ khí. Enradin có đặc tính kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn
Clostridium perfringen, một loại vi khuẩn gây viêm ruột hoại tử và chậm tăng trọng
ở gia cầm. Enradin làm giảm tình trạng đi phân lỏng ở gia cầm, làm giảm nhẹ các
triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng, nhờ Enradin có khả năng kiềm hãm các vi

khuẩn kỵ khí là nguyên nhân thứ cấp của bệnh cầu trùng.
Enradin không gây kháng chéo với các loại kháng sinh hoặc các chất kháng
khuẩn đang sử dụng trên thị trường.
Enradin không hấp thu qua ruột nên giảm sự lo ngại về sự tồn dư Enradin
trong thực phẩm của con người từ động vật đã được điều trị bằng Enradin. Kháng
sinh này không bị ảnh hưởng trong quy trình ép viên thức ăn.
2.6.3 Công dụng
Phòng và kiểm soát bệnh viêm ruột hoại tử trên gia cầm do vi khuẩn
Clostridium perfringens gây ra.
Cải thiện mức tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian
nuôi và giảm đáng kể chi phí thức ăn.
2.6.4 Liều lượng
Trộn đều Enradin F-80 vào trong thức ăn của gà từ lúc 1 ngày tuổi đến khi
xuất chuồng với liều 125g Enradin F-80 trong 1 tấn thức ăn.
2.6.5 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa nơi ẩm ướt.
2.7 Một số công trình nguyên cứu liên quan
Nguyễn Văn Cường (2008) khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm GUSTOR lên
sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng trong 11 tuần. Kết quả trọng lượng
bình quân của lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 1404 g/con, 1573 g/con.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 3,32
kg và 3,16 kg. Tỉ lệ chết lô đối chứng và lô thí nghiệm là 12,1%.

19


Trần Đình Trí (2009) nguyên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm
Bio_Feed trên sự tăng trọng của gà Lương Phượng. Kết quả trọng lượng bình quân
khi bổ sung chế phẩm Bio_Feed với mức 0; 0,6; 0,9 và 1,2% sau 10 tuần tuổi lần
lượt là 1804; 1808; 1942 và 2028 g/con . Lượng thức ăn tiêu thụ của lô đối chứng là

651,16 g/con/tuần, lô thí nghiệm là 603,86 g/con/tuần. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng trọng của lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 5,2 kg và 3,92 kg.
Phan Thị Kim Yến (2009) ghi nhận ảnh hưởng của việc bổ sung VEM.K với
các mức 0; 0,6; 0,9 và 1,2% đến mức tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2 đến 10
tuần tuổi đạt trọng lượng bình quân giữa các lô I, II, III, IV lần lượt là 1808 g, 1865
g, 1943 g và 2028 g. Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của các lô lần lượt
là 5,01 kg, 4,69 kg, 4,61 kg và 4,42 kg.
Triệu Thị Phương (2009) theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Multi I đến sự
tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2 đến 10 tuần tuổi. Kết quả trọng lượng bình
quân của lô đối chứng, thí nghiệm lần lượt là 1,795 g, và 1,954g. Lượng thức ăn
tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng là 3,68 kg và 3,24 kg.

20


×