Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.29 KB, 6 trang )

I. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 180, 182, 182, 183, 184 Bộ luật lao
động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) (phụ lục ) thì QLNN về lao
động có thể quy về hai mảng nội dung cơ bản, đó là:
+ Xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức, hướng dẫn thi hành các
chính sách, pháp luật lao động liên quan tới việc làm, thị trường lao động, việc
điều chỉnh mối quan hệ lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động,
bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội với người lao động, chế độ sử dụng lao động,
chính sách hợp tác quốc tế về lao động…
+ Thực hiện sự điều hành ở tầm vĩ mô và tầm vi mô đối với quán trình
QLLĐ, tổ chức thanh tra-kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động,
xử lý các vi phạm pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình lao động.
II. Các biện pháp quản lý nhà nước về lao động.
Hoạt động QLLĐ của Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước
thông qua hệ thống các cơ quan QLLĐ. Pháp luật lao động hiện hành quy định trách nhiệm,
quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong QLNN về lao động. Theo đó, Ủy
ban QLLĐ có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp
xây dựng QLLĐ lành mạnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan
đến vệc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, lao động, tiền
lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động… trong phạm vi cả nước theo quy định
tại Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ. Công tác QLNN về lao động
ở địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thực hiện theo quy định của Thông tư
liên tịch số 10/2008/TTLT-LĐTBXH-BNV ngày 10/07/2008 giữa Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ QLNN
về lao động của Ủy ban nhân dân cấp xã. Một đặc điểm đáng chú ý khi đề cập đến cơ quan
QLLĐ, đó là sự tham gia của tổ chức công đoàn trong công tác QLNN về lao động trong
doanh nghiệp và tổ chức đại diện của người lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.



Để thực hiện QLNN về lao động có hiệu quả, nhà nước không chỉ dựa vào
hệ thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm mà còn phải biết
đề ra và sử dụng các biện pháp quản lý thích hợp. Theo quy định của pháp luật,
các biện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện công tác QLNN về lao
động gồm:
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, các luật, pháp
lệnh về lao động;
1


+ Ban hành các chính sách, các quy định nhằm tổ chức tốt các hoạt động chức
năng của hệ thống cơ quan QLNN về lao động;
+ Xây dựng chính sách phục vụ cho sự vận hành của thị trường lao động;
+ Quyết định thành lập và cho phép các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động
trong lĩnh vực sử dụng lao động;
+ Quản lý các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề;
+ Tiến hành đăng ký nội quy lao động thỏa ước lao động tập thể, thang-bảng
lương, hợp đồng cung ứng lao động cho bên nước ngoài;
+ Ban hành các mẫu biểu khác phục vụ cho việc QLLĐ trên toàn quốc;
+ Ban hành sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội, sổ lương, các mẫu hợp đồng lao
động và thỏa ước lao động tập thể;
+ Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Cấp giấy phép cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam;
+ Thông tin và thống kê thị trường lao động;
+ Thanh tra kiểm tra giám sát các hoạt động sử dụng lao động, giải quyết khiếu
nại tố cáo trong lĩnh vực lao động;
+ Xử phạt xi phạm pháp luật lao động…

Các biện pháp trên sẽ được các cơ quan QLNN về lao động sử dụng một
cách thích hợp trong các trường hợp nhất định trên cơ sở các văn bản pháp luật.
III.

Hạn chế và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về
lao động ở Việt Nam hiện nay.
1. Hạn chế của pháp luật quản lý nhà nước về lao động ở Việt Nam
hiện nay.

* Về ban hành chính sách pháp luật: Hình thức hệ thống pháp luật lao
động không đủ cụ thể, chi tiết để có thể áp dụng chúng một cách trực tiếp, độc
lập. Hệ thống văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động còn khá cồng kềnh, do nhiều
cơ quan, tổ chức khác nhau ban hành nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn, trùng
chéo, làm giảm tính hiệu lực của các văn bản luật, dẫn đến hệ thống pháp luật
này khó tra cứu và thực hiện một cách đồng bộ. Về nội dung, hệ thống pháp luật
lao động vẫn còn một số qui định chưa đủ khái quát, chưa đủ linh hoạt theo yêu
cầu của nền kinh tế thị trường.
* Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Năng lực của bộ máy thanh
tra ngành chưa đủ mạnh khi phải đảm đương một lĩnh vực quá rộng. Nhà nước
và các cơ quan Nhà nước tuy đã quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát song đã bị chi phối nhiều vào việc giải quyết các sự vụ, không có cơ chế để
2


giải quyết các vấn đề có hệ thống. Các cơ quan dân cử chưa thực sự quan tâm
sâu về vấn đề này, mặt khác do hạn chế về cán bộ chuyên môn nên việc giám sát
mới chỉ dừng lại ở các vấn đề chung, không sâu và hiệu quả của giám sát chưa
cao.
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về lao động ở Việt
Nam hiện nay.

Một là, hoạt động QLNN về lao động phải tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên tham gia QHLĐ, không can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ sản xuất - kinh
doanh của doanh nghiệp, quyền thương lượng và tự định đoạt của các bên
QHLĐ theo quy định của pháp luật lao động
Hai là, QLNN về lao động phải phù hợp với sự phát triển của thị trường
lao động ở hiện tại và tương lai, nhất là công tác thông tin, quy hoạch phát triển
thị trường lao động.
Ba là, QLNN về lao động phải giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế
và giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là việc bảo vệ quyền lợi cho người lao
động.
Bốn là, nâng cao vị trí, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, điều
tiết thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Năm là, hoạt động QLNN về lao động phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức công đoàn tham gia có hiệu quả vào hoạt động QLLĐ.
IV. Kết Luận.
Quyền QLNN về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước
trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia QHLĐ.
Nhà nước phải thực hiện bổn phận đảm bảo gìn giữ, bảo vệ, sử dụng hợp lý và
có hiệu quả nguồn nhân lực. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố không thể thiếu để thực
hiện các hoạt động lao động - hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm
tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Nhà nước phải có trách
nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có
việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động
khác. Về phương diện kinh tế - xã hội, việc QLLĐcủa Nhà nước có vai trò đặc
biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh tiêu
cực của lao động, làm cho các QHLĐ, quá trình lao động trở nên có tổ chức và
có hiệu quả hơn. Về phương diện pháp lý, Nhà nước là chủ thể có quyền lực
pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành và thực thi pháp luật, áp dụng các trách
nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.


3


Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
• Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao Động Việt Nam, nxb Công
An Nhân Dân, Hà Nội năm 2010, trang 125 đến trang 132.
• Bộ luật Lao Động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2007.
• Nghị định 186/2007/NĐ-CP về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
• Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-LĐTBXH-BNV ngày 10/07/2008
giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.



Chú Thích: QLNN : quản lý nhà nước.
QLLĐ: quản lý lao động.
QHLĐ: quan hệ lao động.

4


Phụ Lục
Bộ luật lao động Việt Nam năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002,2006,2007
Chương 15:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
Điều 180.
Quản lý Nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1- Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định
chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử
dụng lao động toàn xã hội;
2- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động;

3- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân
xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
4- Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động,
vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối
quan hệ lao động trong các doanh nghiệp;
5- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về
lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;
6- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm
pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật
này;
7- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong
lĩnh vực lao động.
Điều 181
1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về lao động.
Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội để thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về lao động.
2- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm
vi địa phương mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp ủy
ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát
việc quản lý nhà nước về lao động theo quy định cuả pháp luật.
4- Đại diện của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tham gia ý kiến
với các cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và các vấn đề có liên quan tới
quan hệ lao động theo quy định của Chính phủ.
Điều 182
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, người sử
dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động và trong quá trình hoạt

động phải báo cáo tình hình thay đổi về nhân công với cơ quan quản lý nhà nước
5


về lao động địa phương theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động,
người sử dụng lao động phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
địa phương về việc chấm dứt sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 183
Người lao động được cấp sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật.
Điều 184
1- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về xuất
khẩu lao động.
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà
nước về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương.
3- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, theo quy
định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật này.

6



×