Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Ban lãnh đạo xã Tà
Hộc- huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO-TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong
chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã Tà Hộc - Mai Sơn - Sơn La”.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm của nhà
trường, khoa chăn nuôi thú y, cán bộ Xã Tà Hộc, các hộ gia đình tại xã, bạn
bè và gia đình.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa
Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Xã đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hưng
Quang cùng cán bộ xã Tà Hộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Ban lãnh đạo xã Tà Hộc
công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt, thành công trong
cuộc sống .
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012
Sinh viên

Hà Văn Nghị


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo
của nhà trường, là thời gian giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với thực tiễn sản
xuất, hệ thống lại kiến thức, củng cố tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nắm
vững phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản


xuất. Đồng thời, tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có
phong cách làm việc đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán
bộ có chuyên môn, năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và tiếp
nhận của cơ sở, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chế
phẩm BIO-TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông
hộ tại xã Tà Hộc - Mai Sơn - Sơn La”.
Trong thời gian thực tập tại Trạm, được sự giúp đỡ tận tình của Ban
lãnh đạo xã Tà Hộc, sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo cùng sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu
trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
quý báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Nxb

: Nhà xuất bản

LTN


: Lô thí nghiệm

LĐC

: Lô đối chứng

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới.

Nxb

: Nhà xuất bản

VSV

: Vi sinh vật.

TCN

: Tiêu chuẩn ngành.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Công thức làm bánh dinh dưỡng.................................................................
Bảng 1.2. Công thức ủ chua sắn.................................................................................
Bảng 1.3. Công thức ủ rơm với ure............................................................................
Bảng 1.4. Kết quả công tác chăn nuôi........................................................................

Bảng 1.5. Kết quả công tác thú y...............................................................................
Bảng 2.1. Phân bố lượng gia súc, gia cầm trên toàn thế giới 2009 (Cập nhật
năm 2010).........................................................................................................
Bảng 2.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới...................................
Bảng 2.3. Các nước có số lượng gà nhiều nhất trên thế giới.....................................
Bảng 2.4. Khối lượng chất thải rắn vật nuôi..............................................................
Bảng 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................
Bảng 2.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí độc trong chuồng nuôi ở LĐC.......
Bảng 2.7. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí thải trong chuồng nuôi ở LTN1
..........................................................................................................................
Bảng 2.8. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí thải trong chuồng nuôi ở LTN2
..........................................................................................................................
Bảng 2.9. Kết quả theo dõi tổng hợp của việc sử dụng chế phẩm BIO-TMT
trong chuồng nuôi............................................................................................
Bảng 2.10. Sự tồn tại của giun tròn............................................................................
Bảng 2.11. Sự tồn tại của sán lá.................................................................................
Bảng 2.12. Sự tồn tại của cầu trùng...........................................................................


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ hàm lượng khí thải ở các lô thí ngiệm..........................................


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................................
Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT..............................................................

1.1. Điều tra cơ bản.......................................................................................................
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.....................................................................
1.1.1.1. Tình hình chung...............................................................................................
1.1.1.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp...............................................................
1.1.1.3. Tình hình chăn nuôi xã Tà Hộc.......................................................................
1.1.1.4. Mô tả phương thức chăn nuôi trâu bò tại Tà Hộc...........................................
1.1.1.5. Kết quả điều tra nông hộ chăn nuôi trâu bò....................................................
1.1.2. Đánh giá chung...................................................................................................
1.1.2.1. Thuận lợi..........................................................................................................
1.1.2.2. Khó khăn..........................................................................................................
1.1.2.3. Phương hướng sản xuất...................................................................................
1.2. Nội dung phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất.............................
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất..................................................................
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi..........................................................................................
1.2.1.2. Công tác thú y..................................................................................................
1.2.1.3. Công tác khác..................................................................................................
1.2.2. Phương pháp tiến hành.......................................................................................
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất.....................................................................
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi..........................................................................................
1.2.3.2. Công tác thú y................................................................................................
1.2.3.3. Công tác khác................................................................................................
Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC................................................


2.1. Đặt vấn đề............................................................................................................
2.1.1.Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................
2.2. Tổng quan tài liệu................................................................................................
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên thế giới...................................................................
2.2.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam......................................................................

2.2.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải động vật.....................................
2.2.4. Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi................................................
2.2.4.1. Xử lý chất thải bằng biện pháp phi sinh học (Biện pháp xử lý vật lý,
hoá học)............................................................................................................
2.2.4.2.Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học.................................
2.2.5. Cơ sở của việc ứng dụng chế phẩm BIO-TMT...............................................
2.2.6. Vai trò của BIO -TMT xử lý chất thải động vật làm giảm ô nhiễm môi
trường...............................................................................................................
2.2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................
2.3. Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................
2.3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................
2.3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu......................................................................
2.3.1.2 . Địa điểm và thời gian...................................................................................
2.3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................
2.3.2.1. Tác dụng của chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót tới việc khử mùi hôi
chuồng nuôi......................................................................................................
2.3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót đến khả năng phòng
bệnh cho trâu, bò..............................................................................................
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................
2.3.3.1 Thiết kế thí nghiệm.........................................................................................
2.3.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................
2.3.3.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu.......................................................................
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................


2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.........................................................................
2.4.1. Tác dụng của chế phẩm BIO - TMT trong việc khử mùi hôi chuồng nuôi
..........................................................................................................................
2.4.2 Ảnh hưởng của chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót đến khả năng phòng
bệnh cho trâu, bò..............................................................................................

2.5. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................
2.5.1. Kết luận.............................................................................................................
2.5.2. Kiến nghị..........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
1.1.1.1. Tình hình chung
Tà Hộc là một xã vùng II của của huyện Mai Sơn, chủ yếu là đồi núi,
có 15 km sông Đà chảy qua, cách trung tâm huyện 30 km. Tổng diện tích tự
nhiên là 8.237,5 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 2.779 ha
- Đất rừng và đất lâm nghiệp: 5.799,96 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,3 ha
- Đất thổ cư: 22 ha
Xã có 11 bản trong đó có 4 bản dân tộc Thái, 3 bản dân tộc Mông, 2
bản dân tộc Khơ Mú, 2 bản dân tộc Mường. Dân số gồm 715 hộ, 3.712 nhân
khẩu trong đó có 1.330 lao động.
Thành phần dân tộc: Xã có 5 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Thái
có 389 hộ chiếm 54,4%, dân tộc Mông có 142 hộ chiếm 19,86%, dân tộc Khơ
Mú có 56 hộ chiếm 7,83%, dân tộc Mường có 123 hộ chiếm 17,2%, dân tộc
Kinh có 5 hộ chiếm 0,69%.
Qua rà soát theo tiêu chí mới hộ nghèo năm 2012 hộ nghèo toàn xã là
242 hộ /715 hộ chiếm 33,8%.
1.1.1.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Cây sắn gieo trồng được: 129 ha, chỉ tiêu đầu năm là:100 ha, vượt chỉ
tiêu kế hoạch giao đầu năm là: 129 ha.
Cây ngô gieo trồng được: 1.184 ha, chỉ tiêu đầu năm là: 98% kế hoạch.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong toàn xã là: 5.799,96 ha đã
giao cho các tổ chức trong Bản, quản lý bảo vệ tốt. Công tác khoanh nuôi bảo
vệ rừng theo vốn sự nghiệp kiểm lâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
năm 2010 là: 1.944,16 ha.
1.1.1.3. Tình hình chăn nuôi xã Tà Hộc
Trong 6 tháng đầu năm 2012 phát triển đàn trâu: 620 con, đạt: 109 %
KH, vượt chỉ tiêu giao đầu năm. Đàn bò: 1.095 con, đạt: 93% kế hoạch. Đàn


2

ngựa: 37 con, đạt: 50 kế hoạch. Dê: 1.192 con, đạt: 116% kế hoạch, vượt chỉ
tiêu giao đầu năm, đàn lợn 1.094 con, đạt: 43% kế hoạch. Gia cầm: 14.750
con, đạt 112% kế hoạch, vượt chỉ tiêu giao đầu năm.
1.1.1.4. Mô tả phương thức chăn nuôi trâu bò tại Tà Hộc
Qua điều tra 2 bản của xã Tà Hộc về chăn nuôi bò có đặc điểm địa hình
và cách thức nuôi dưỡng có sự khác biệt. Những đặc điểm khác biệt này có
thể là do tập quán chăn nuôi của 2 nhóm dân tộc Thái và Mông, là do điều
kiện địa hình, đất đai.
Các hộ gia đình tại Bản Hộc chủ yếu là dân tộc Thái, các hộ sống tập
trung chủ yếu thành các khu vực địa lý nhỏ (5 - 10 hộ). Hầu hết các hộ đều có
chăn nuôi bò từ 2 - 10 con tùy vào hộ gia đình. Chỉ một số rất ít gia đình không
có bò. Mục đích chăn nuôi để 1 con bò đực tốt cày kéo, vì sản xuất nông
nghiệp ở đây rất cần sức lao động của bò. Còn các con khác với mục đích sinh
sản và sản xuất thịt. Các hộ ở đây có truyền thống chăn nuôi bò tốt, hộ cũng đã
có ý thức chăm sóc và bảo vệ đàn bò của mình. Hầu hết các gia đình ít nhiều đã
có khu vực trồng cỏ để bổ sung cho bò, tuy nhiên việc trồng có vẫn còn mới và

chưa phổ biến. Hiện nay, do nhận thức được giá trị của việc trồng cỏ chăn bò
nên có rất nhiều hộ đã có ý định tăng thêm diện tích trồng cỏ.
Cách thức nuôi dưỡng chủ yếu là chăn thả trong ngày tại khu vực đồi,
rừng của gia đình, hoặc khu vực công cộng từ 7 - 8 h sáng đến 5 - 6 h chiều,
buổi tối bò được lùa và nhà để quản lý và có thể bổ sung thêm thức ăn (Bò
cày kéo, bê theo mẹ có thể được bổ sung 1 - 2 kg ngô bột/ngày, hoặc bổ sung
cỏ nếu có. Mùa đông thì được bổ sung thức ăn thô dự trữ như rơm, vỏ bắp
ngô, …). Bò đực được chăn dắt hàng ngày để tránh bị ngã núi do đánh nhau
và đi sang đồi nhà khác phá nương có thể bị chém. Bò cái và bê thì đa số
được thả vào rừng khoanh nuôi (rừng phòng hộ sông Đà). Bò ở đây được tiêm
phòng và quản lý thú y khá tốt. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn hay xảy ra
(nhất là bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng) do ý thức người chăn nuôi
chưa cao, chuồng trại tạm bợ, các bệnh ký sinh trùng, bệnh đường tiêu hóa
chưa được người dân quan tâm. Mặc dù trong xã có thú y viên nhưng đa số
các hộ đều tự mua thuốc về chữa bệnh cho bò dựa vào triệu chứng của bệnh,
như đau chân, đau bụng hay tiêu chảy, …chuồng trại ở đây chưa được quan
tâm nhiều, đa số là có chuồng riêng tuy nhiên rất sơ sài (nền đất, mái pro xi


3

măng, không có vách). Người dân cho biết, mùa đông ở đây không lạnh như
các nơi khác nên ít phải lo việc tránh rét cho bò, vì vậy nên không cần vách
che. Nhưng thực tế lại cho thấy trâu bò bị chết do rét lại rất nhiều, gây thiệt
hại lớn cho người chăn nuôi, điển hình là đầu năm 2011 toàn xã có 52 con
trâu và bò bị chết rét.
Đối với Bản Pá Nó A là điển hình cho các thôn bản vùng cao, các hộ gia
đình ở đây thuộc nhóm dân tộc Mông nên các thức nuôi dưỡng và quản lý đàn
bò có khác so với Bản Hộc. Các hộ dân ở đây chủ yếu là hộ trước đây di chuyển
chỗ ở từ trên núi xuống gần đường đi lại. Hiện tại các hộ gia đình này canh tác

vẫn trên nương ngô cách nhà 4 - 5 km tại các đỉnh đồi, núi cao. Bò được nuôi
hầu hết trên đồi, tại lán chăn nuôi, không có chuồng trại mà chỉ có các lán che
mưa gió tạm bợ, thậm chí là buộc ngoài trời, khi có mưa hoặc rét quá thì mới
cho vào gầm nhà tránh mưa rét. Ban ngày bò được chăn thả tại các khu vực đồi,
rừng gần nương ngô dưới sự giám sát của các hộ. Buổi tối bò tự về hoặc được
đưa về khu vực lán của gia đình quản lý. Theo điều tra thì việc trồng cỏ chăn bò
tại bản gần như là không có, vì mọi người chỉ trồng rau ở vườn chứ không có
trồng cỏ. Nếu trồng ở trên nương thì sẽ bị bò phá hết, vì sau khi thu hoạch ngô
vào tháng 10 và tháng 11 thì bò sẽ được thả rông dài ngày trên nương, vài ngày
mới đi tìm và kiểm tra tình hình bò. Vào mùa đông bò được thả tự do kiếm ăn,
vào tháng 3. Tháng 4 thì bò đực cày thường được bổ sung vỏ bắp ngô, cây chuối,
cám ngô hoặc cắt cỏ rừng cho ăn. Công tác thú y ở đây hầu như chưa được thực
hiện vì địa bàn vùng cao đi lại rất khó khăn và ý thức của người dân chưa quan
tâm nhiều. Tuy nhiên, dịch bệnh ít gặp vì mật độ nuôi ít, người Mông cũng quan
tâm và có nhiều kỹ thuật quản lý và chăm sóc tốt.
Do xa trung tâm và địa hình khó khăn nên việc đi lại rất bất tiện. Hiện
nay, trong 2 bản đều chưa có cửa hàng bán thuốc thú y. Khi bò bị bệnh đa số
mọi người đều tự mua thuốc về tiêm hoặc nhờ người khác tiêm. Rất nhiều hộ
còn dự trữ thuốc thú y trong nhà, khi bò bị bệnh thì mang ra tiêm.
1.1.1.5. Kết quả điều tra nông hộ chăn nuôi trâu bò.
- Kết quả điều tra tại địa bàn hai thôn là Bản Hộc và Bản Pá Nó A của
xã Tà Hộc huyện Mai Sơn cho thấy, tổng số hộ điều tra là 47 hộ gia đình với
37/47 là chủ hộ và 39/47 người được phỏng vấn là nam giới. Kinh tế hộ cũng
chủ yếu là trung bình và nghèo (44,68%; 38,3%).


4

- Về cơ cấu lao động kết quả điều tra cho thấy phần lớn lao động trong
khu vực có độ tuổi 18 - 60 (47,96%) và chủ yếu là nông dân với công việc

chính là làm nương (52,49%). Về trình độ lao động trong khu vực rất thấp với
59,73% người học đến cấp 1 (biết đọc biết viết, nhưng rất chậm), số người có
trình độ cấp 2 trở lên thì rất ít, phần còn lại là mù chữ hoặc chưa được đi học.
- Cơ cấu đất đai của các hộ trong khu vực điều tra cho thấy các hộ có
diện tích đất rừng và đất đồi là chủ yếu (31,34% và 40,73%). Tổng diện tích
trung bình của hộ điều tra tương đối cao 45.306 m 2/hộ, tuy nhiên diện tích
đất vườn và nhà ở không cao (1,12% và 0,36%). Còn lại một phần đất khác
là những đất mới khai phá chủ yếu phục vụ làm nương rẫy do tỷ lệ đất ruộng
rất thấp 1,87%.
- Về trồng trọt, chúng tôi thấy phần lớn diện tích trong khu vực được sử
dụng để trồng ngô và trồng sắn 79,79% và 16,85%, diện tích được sử dụng để
trồng lúa rất ít. Do đó bình quân lương thực theo hộ gia đình trong năm rất
cao 13.591 kg/hộ/năm, nhưng 73,19% trong số đó là ngô hạt. Chính vì thế
nguồn phế phụ phẩm trồng trọt chủ yếu là thân ngô và vỏ bắp ngô sẽ là nguồn
thức ăn bổ sung dồi dào cho chăn nuôi bò.
- Về cây cỏ trồng làm thức ăn cho chăn nuôi bò chủ yếu là cỏ voi, với
65,95% hộ trồng, diện tích trung bình không cao 346,77 m 2/hộ và trồng ở các
khu vực gần nơi ở. Có 70,21% (33 hộ) có nhu cầu tiếp tục trồng cỏ voi để
phục vụ chăn nuôi, trồng với diện tích lớn hơn và địa bàn xa hơn. Tuy nhiên,
các hộ gia đình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về giống cỏ và kỹ thuật
thâm canh chăm sóc cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Thực trạng số lượng gia súc, gia cầm của các hộ trong khu vực điều
tra cho thấy trong số 47 hộ thì có 51,06% hộ nuôi trâu với trung bình 2,29
con/hộ và 97,87% hộ nuôi bò với trung bình mỗi hộ có 3,28 bò trưởng thành
và 1,81 con bê/hộ. Số gia súc khác (dê, lợn và gà) được một số hộ gia đình
nuôi (63,83% - 70,2%) với số lượng không nhiều. Số đầu lợn và đầu dê trung
bình của hộ là 4,9 và 4,7 con/hộ và gia cầm 18,7 con/hộ.
- Qua kết quả điều tra ta thấy số lượng trâu có xu hướng giảm xuống
qua các năm 57 con (năm 2008) xuống còn 47 con (năm 2010), nguyên nhân
một phần vì chết do rét, nguyên nhân khác là hiệu quả kinh tế từ nuôi trâu rất



5

thấp. Đàn bò có xu hướng tăng đàn chậm và duy trì ổn định số lượng 231 con
năm 2011. Điều này cho thấy diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, người
dân không thể tăng thêm đầu gia súc mà có xu hướng duy trì số lượng nuôi
nhằm mục đích bán và lấy sức kéo hàng năm. Tỷ lệ bò bị chết do các nguyên
nhân rét, bệnh tật hoặc ngã rơi có xu hướng giảm dần theo các năm.
- Về cơ cấu đàn bò qua kết quả điều tra ta thấy trong số 227 con bò điều
tra có tỷ lệ bò cái là 53,74%. Bò trưởng thành (>12 tháng tuổi trở lên) chiếm
phần lớn 90,31%. Về độ tuổi trung bình của các bò nuôi tại khu vực điều tra
trên 4 năm tuổi (50,16 tháng). Mục đích duy trì đàn bò chủ yếu là phục vụ
sinh sản (53,3%) và khai thác sức kéo (46,26%), một phần nhỏ nuôi vơi mục
đích để bán, nguồn gốc bò chủ yếu do bò cái gia đình nuôi sinh sản (76,21%)
một phần nhỏ do mua về nuôi.
- Tình hình sử dụng thức ăn cho bò của các hộ chăn nuôi ta thấy các hộ
sử dụng nhiều nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò, trong đó hầu hết các hộ sử
dụng thức ăn phế phụ phẩm trồng trọt (lá ngô, lõi ngô, bẹ ngô…) chiếm
95,74% phần còn lại trồng cỏ để làm thức ăn chủ động chiếm 65,96%. Ngoài
ra các hộ còn kết hợp cả nguồn thức ăn là cỏ tự nhiên và bổ sung thêm thức
ăn tinh mà chủ yếu là ngô và sắn.
- Tình hình phân bố thức ăn xanh cho thấy thức ăn thiếu chủ yếu tập
trung và các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa từ tháng 1- 4, ứng với đó
thể trạng của bò cũng rất kém. Ngược lại trong khoảng thời gian từ tháng 6
-12 nguồn thức ăn xanh tương đối phong phú. Trong khoảng thời gian này
thời tiết thuận lợi, do đó cả cây thức ăn và cây nông nghiệp cũng phát triển
mạnh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi bò.
- Kết quả điều tra về công tác thú y trong chăn nuôi bò: Tỷ lệ bò được
tiêm vaccine phòng bệnh chiếm 64,17% (so với tổng số bò nuôi). Các hộ chăn

nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thú y chưa đồng đều, với 78,72% hộ
có bò được tiêm phòng vaccine, 48,94% hộ gọi thú y viên chữa bệnh nhưng
lại không có hộ nào thụ tinh nhân tạo cho bò. Trong số 47 hộ chỉ có 6,38% số
hộ được tập huấn kỹ thuật, phần còn lại đều mong muốn được tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi.


6

1.1.2. Đánh giá chung
1.1.2.1. Thuận lợi
Tà Hộc là một xã miền núi của tỉnh Sơn La, trong quá trình xây dựng và
phát triển có nhiều lợi thế về tự nhiên cũng như xã hội.
Nhờ có chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là chính sách
xóa đói giảm nghèo cho vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Có sự quan tâm
lãnh đạo của huyện ủy, HĐND-UBND và các phòng ban, đoàn thể của huyện,
Đảng bộ và nhân đân đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất. Có đường quốc
lộ 110 đi qua trung tâm xã, có cảng Tà Hộc và 15 km lòng hồ sông Đà tạo điều
kiện thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân.
Đất đai rất phù hợp với cây ngô nên ngô là thế mạnh của vùng. Hiện
nay nhân dân trồng thêm cây sắn cũng đem lại thu nhập cao, năng suất tốt
cho bà con.
Chăn nuôi cũng được xác định là một lợi thế của vùng nên đã thường
xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi
đàn gia súc, gia cầm, nuôi cá; tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng
chống dịch bệnh, chống rét, khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm.
Đảm bảo sinh trưởng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.
1.1.2.2. Khó khăn
Tà Hộc là một xã vùng 2 còn nhiều khó khăn, vùng lòng hồ sông Đà
của huyện Mai Sơn. Địa hình là đồi núi cao, suối sâu, độ dốc lớn, đường xá

liên bản đi lại khó khăn cách trở, nhất là về mùa mưa lũ. Trình độ dân trí còn
thấp, không đồng đều; nền kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Hơn nữa, xã thường
xuyên phải chịu ảnh hưởng của các cơn bão và các đợt lũ quét gây thiệt hại
nặng nề cho người và của. Diễn biến thời tiết khí hậu bất lợi tạo điều kiện cho
dịch bệnh sinh sôi nảy nở. Giống vật nuôi bản địa có năng suất chưa cao.
Phương thức chăn nuôi về cơ bản vẫn nhỏ lẻ, phân tán trong các nông
hộ, hình thức chăn nuôi truyền thống còn phổ biến; hiệu quả chăn nuôi còn
thấp, năng suất thấp.


7

Chưa chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp tại chỗ; thiếu vốn cho sản
xuất, thiếu cơ sở sản xuất giống vật nuôi quy mô lớn cung cấp con giống cho
nhu cầu sản xuất của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi mới
được tập trung vào đại gia súc, chăn nuôi lợn và một số con khác vẫn còn
lúng túng trong quản lý.
Việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn
nuôi còn chậm và manh mún.
Hoạt động thú y chưa thực sự hiệu quả vì nhận thức của người dân
chưa cao cũng như điều kiện về giao thông, đi lại khó khăn. Công tác tuyên
truyền triển khai chưa sâu rộng đến tận người chăn nuôi.
1.1.2.3. Phương hướng sản xuất
Trong thời gian gần đây, phương hướng sản xuất của toàn xã là cố gắng
khai thác tối đa mọi nguồn lực để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm vì đây cũng đã được xác
định là thế mạnh của vùng. Khai thác lợi thế của sông Đà, tận dụng các khe
suối có nước quanh năm để phát triển chăn nuôi.
Công tác thú y phải được chú trọng hơn, nhất là công tác tiêm phòng

đúng định kỳ, tăng cường công tác theo dõi và kiểm soát dịch bệnh và ngăn
chặn kịp thời các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn bò.
Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cỏ thâm canh, chế biến, dự trữ
thức ăn nhằm giải quyết thức ăn trong mùa khô. Các hộ nuôi bò dành diện
tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi cung cấp thêm
thức ăn cho trâu, bò.
Tiếp tục làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng khoanh nuôi.
Phát huy thế mạnh vốn có của vùng, đó là cây ngô, đồng thời tăng
cường phát huy tiềm năng của việc trồng cây sắn, vì đây là loại cây mới được
trồng và được đánh giá là cho năng suất cao.
Khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế để nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh, giữ vững
chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hộ phát
triển đúng hướng.


8

1.2. Nội dung phương pháp và kết quả công tác phục
vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập, chúng tôi có triển khai một số công tác về
chăn nuôi và thú y mà khi trên ghế nhà trường, tôi đã được học và thực hành
qua những đợt thực tế. Cùng với đó, chúng tôi có tham gia dự án "Khắc phục
các trở ngại về kỹ thuật và thị trường để chăn nuôi bò thịt có lãi tại vùng Tây
Bắc Việt Nam". Cụ thể của những công tác đó như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi.
Phỏng vấn, điều tra các thông tin về hệ thống chăn nuôi từ các hộ
chăn nuôi.

Hướng dẫn bà con áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến phù hợp với
điều kiện kinh tế của địa phương và của mỗi hộ gia đình, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, định kỳ tiêm phòng
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Khuyến khích bà con tăng thêm diện tích trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò
có hiệu quả.
Tuyên truyền những tiến bộ khoa học và công nghệ mới cho nông dân
và áp dụng vào địa phương.
1.2.1.2. Công tác thú y
Chẩn đoán, điều trị bệnh cho vật nuôi.
1.2.1.3. Công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Tự giác tuân thủ nội quy, quy định của khoa, nhà trường, xã Tỏa Tình
trong thời gian thực tập.
Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật để thực hiện tốt chuyên đề một cách nghiêm túc.
Bám sát địa bàn thực tập, không ngại khó khăn gian khổ, trung thực với
công việc.


9

Mạnh dạn bắt tay vào công việc thực tế, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm của nhân dân và các cán bộ thú y cơ sở, qua đó bổ sung kiến thức
cho cá nhân.
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chăn nuôi và thú y để bổ sung kiến
thức phục vụ cho thực tế.
Nắm vững chủ trương, kế hoạch, lịch tiêm phòng hàng năm của vùng và
kết hợp với UBND xã cùng phòng Nông nghiệp và Trạm thú y cơ sở để tham
gia kế hoạch tiêm phòng.

Tìm hiểu tình hình dịch bệnh, qua đó rút ra kinh nghiệm để hướng
dẫn bà con cách phòng chống các bệnh hay xảy ra. Cùng cán bộ thú y
tham gia chữa bệnh cho vật nuôi, vừa tuyên truyền những thành tựu của
khoa học kỹ thuật, vừa học hỏi kinh nghiệm từ chính những người dân để
nâng cao hiểu biết.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong thời gian thực tập tôi đã tiến hành một số công việc phục vụ cho
chăn nuôi trâu, bò thịt tại bản Hộc - Xã Tà Hộc:
- Trồng cỏ: tiến hành trồng thí điểm cỏ Ghinê và Mulato tại một số hộ,
theo dõi, chăm sóc và đánh giá sự phát triển của 2 giống cỏ này.
- Trồng cây keo dậu làm thức ăn cho trâu, bò.
- Sản xuất bánh dinh dưỡng cho trâu bò từ rỉ mật đường , Urê và một số
nguyên liệu khác. Công thức làm bánh dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.1. Công thức làm bánh dinh dưỡng
STT

Nguyên liệu

Công thức 1

Công thức 2

1.

Rỉ mật đường

40%

40%


2.

Bột sắn/cám gạo/bột ngô

15%

15%

3.

Chất độn nhiều xơ (Bột lõi ngô/trấu
nghiền/phoi bào nghiền)

20 %

20%

4.

Urê

10%

10%

5.

Hỗn hợp khoáng


1%

1%


10

6.

Muối ăn

5%

5%

7.

Vôi bột

3%

0%

8.

Xi măng

6%

9%


Phơi khô bánh sau đó phát bánh cho một số hộ mang về cho trâu bò liếm
để bổ sung dinh dưỡng.
- Hướng dẫn bà con một số phương pháp chế biến, dự trữ thức ăn thô
xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho trâu bò trong vụ đông xuân:
+ Ủ chua thân, lá, củ sắn theo công thức.
Bảng 1.2. Công thức ủ chua sắn
Thành phần

Công thức 1 ( %)

Công thức 2 ( %)

Thân/lá/ngọn cây sắn

35

45

Bột củ sắn

23

13

20-25

20-25

Bột đỗ tương/đậu đỗ ( nếu có)


5

5

Rỉ mật đường

10

10

Đạm Ure

5

5

Premix khoáng

1

1

Muối

1

1

Cám gạo/cám ngô


++ Cách ủ :
Tiến hành trộn đều các nguyên liệu trên theo tỷ lệ đã định.
Đưa các nguyên liệu đó nén chặt vào các túi ủ, sau đó buộc kín miệng tú
ủ sau 30 ngày có thể sử dụng để cho gia súc ăn.
+ Ủ rơm với Ure theo công thức:
Bảng 1.3. Công thức ủ rơm với ure
Thành phần

Công thức

Rơm

100 Kg

Urê

4 Kg

Nước sạch

100 Lít


11

++ Cách ủ :
Pha Urê với nước theo tỷ lệ trên, khuấy cho urê tan trong nước.
Nhúng trực tiếp từng ít một rơm vào nước Urê.
Cho rơm đã nhúng nước ure vào túi nilon, nén chặt thành từng lớp,

buộc kín miệng túi và để vào chỗ râm mát.
+ Kiềm hóa thân, lá ngô.
Ngô có bắp vừa chín tới, thu hoạch , bỏ rễ cắt ngắn 5-10cm, xếp lứop
20-30 cm rồi tưới nước vôi 10%, đảo cho thấm đều.
Mỗi lít nước cho 6Kg vôi sao cho lượng nước vôi vừa đủ thấm ướt thức
ăn. Sau đó ủ kín bằng túi nilon.
1.2.3.2. Công tác thú y.
Trong thời gian thực tập tôi đã phối hợp cùng thú y viên tiến hành điều
trị một số bệnh cho vật nuôi :
* Bệnh chướng hơi dạ cỏ bò.
- Triệu chứng: Con vật đau bụng, bụng bị chướng to, ngang với hông bên
trái, con vật bỏ ăn không nhai lại, hai chân dạng ra, đi lại chậm chạp, khó khăn.
- Điều trị:
+ Cho con vật đứng ở tư thế lên dốc (hai chân trước cao hơn hai chân
sau) để hơi thoát ra dễ dàng và dội nước lạnh vào nửa thân sau để kích thích
nhu động dạ cỏ. Dùng rơm chà sát vùng da cỏ, mỗi lần chà sát khoảng 20
phút để giúp con vật ợ hơi để làm thoát hơi trong dạ cỏ, xoa bóp để kích thích
tăng cường nhu động dạ cỏ, ức chế sự lên men sinh, đồng thời trợ tim, trợ sức
cho con vật.
+ Cho con vật uống nước gừng, tỏi để kích thích gây ợ hơi.
+ Dùng Magiê sulfat 200 - 500g hòa nhiều nước cho uống một lần.
+ Trợ tim bằng Cafein 10 - 15ml, tiêm trợ sức trợ lực bằng B.complex
4ml/con.
Kết quả điều trị khỏi 2/2 con.
Bệnh giun đũa lợn:


12

Đây là bệnh điển hình của lợn địa phương này, vì lợn hầu hết được thả

rông cho ăn linh tinh, uống nước bẩn rất mất vệ sinh. Mọi người cho biết là lợn
rất chậm lớn mặc dù cho ăn nhiều. Theo quan sát, chúng tôi thấy lợn gầy còm,
da khô, lông dựng lên. Theo kinh nghiệm của thú y địa phương và kiến thức đã
học, chúng tôi kết luận: lợn bị nhiễm giun.
Điều trị: Levamisol dung dịch 7,5% liều 1ml/10kg TT tiêm bắp cho lợn.
Kết quả sau vài ngày kiểm tra phân lợn không thấy có trứng giun trong phân.
Phân trắng lợn con:
Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn
nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân.
Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa.
Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh, khắm
đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít, vào khoeo.
- Điều trị: Tiêm Marphamox 1ml/ con/ lần tiêm. Sau 2 ngày tiêm mũi 2.
+ Gluco-K-C-Namin 1ml/con/ngày. Tiêm trong 2-4 ngày.
+ Cho lợn nhịn ăn 1 ngày, hạn chế tiêm nhiều mũi.
- Hộ lý: Giữ chuồng trại sạch sẽ, ấm áp.
Bệnh viêm phổi lợn:
Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém nên lợn một số hộ gia đình có
biểu hiện như sau:
- Lợn kém ăn, lười vận động, thường nằm chụm vào nhau, lợn gầy,
bụng dài, lông xù, chậm lớn. Bình thường nghỉ ngơi heo không ho chỉ khi xua
quấy rầy heo mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình
thường hay tăng nhẹ.
vì vậy tôi cùng thú y viên cơ sở đã chẩn đoán lợn mắc bệnh viêm phổi.
- Điều trị:
+ Genta_tylosin: 2ml /con.
Calci.B12: 2ml / con.
* Bệnh ghẻ lợn:
- Triệu chứng: Lợn ngứa ngáy, hay cọ xát vào thành, nền chuồng, da có



13

nhiều nốt mẩn đỏ.
- Điều trị: Dùng Hanmectin - 25, liều 1 -2 ml/10kgTT. Tiêm 1 liều sau 1
tuần lợn khỏi.
- Kết quả: điều trị 6 con khỏi bệnh 6 con.
1.2.3.3. Công tác khác.
Tiến hành giúp người dân thu ngô, làm đường, sửa sang nhà cửa, đi gặt
và tuốt lúa.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất
Bảng 1.4. Kết quả công tác chăn nuôi
Nội dung

Kết quả

Trồng cỏ

9 hộ

Trồng keo dậu

2 hộ

Làm bánh dinh dưỡng

40 bánh

Ủ thức ăn cho trâu, bò


6 hộ

Bảng 1.5. Kết quả công tác thú y
Nội dung

Số lượng
(con)

Điều trị viêm phổi lợn.

4

Điều trị phân trắng lợn con.

20

Tẩy giun đũa lợn

5

Bệnh ghẻ lợn

6

Chướng hơi dạ cỏ

2

Kết quả (khỏi bệnh)
Số lượng

( con )

Tỷ lệ
(%)
Khỏi

3

75
Khỏi

18

90
Khỏi

5

100
Khỏi

6

100
Khỏi

2

100



14


15

Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO - TMT xử lý đệm lót nền chuồng
trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã Tà Hộc - Mai Sơn - Sơn La’’
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ngành chăn nuôi truyền thống nói chung và chăn nuôi trâu, bò
nói riêng đang phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải đó là gây ra sự ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí , đất và nước.
Trong chăn nuôi trâu, bò do xử lý chất thải không tốt đã tạo ra mùi hôi,
thối khí độc ( NH3,H2S, NH4....) và ruồi muỗi trong chuồng nuôi nhiều, là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Do đó trâu, bò có nguy
cơ mắc bệnh đường hô hấp, ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm khác, làm
tăng chi phí thuốc thú y, con vật chậm lớn, chi phí thức ăn cao, chất lượng sản
phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người..
Một số biện pháp xử lý môi trường chăn nuôi đã và đang sử dụng như thu
gom chất thải hàng ngày, dọn rửa chuồng, sử dụng bể biogas, ủ phân cho cá và
làm phân bón…đã phần nào giải quyết được vấn đề phân và chất thải chăn nuôi.
Để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi
trường trong sạch mà không phải tốn tiền và nhân công, không phải thực hiện
hàng ngày thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi
sinh vật để xử lý đệm lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân hủy
phân, chất thải ngay tại chỗ.
Đáp ứng yêu cầu đó, hiện nay đã có rất nhiều chế phẩm vi sinh vật tổng

hợp được nghiên cứu từ các chủng vi khuẩn hữu ích có khả năng phân giải
chất thải trong chăn nuôi. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh này hy vọng sẽ đem
lại những lợi ích sau:
- Làm tiêu phân, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc trong chuồng nuôi, tạo
môi trường sống tốt cho trâu, bò, cải thiện môi trường sống cho người lao động.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tồn dư thuốc kháng sinh, tăng hiệu quả
kinh tếcho người chăn nuôi và nhiều lợi ích khác.
Để đánh giá thực nghiệm hiệu quả sử dụng của chế phẩm sinh học, từ đó
có cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng, tôi xin tiến hành thực hiện đề


16

tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Bio - TMT xử lý đệm lót nền
chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã Tà Hộc - Mai Sơn - Sơn La”
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc xác định hàm lượng của một số khí thải, sự tồn tại của
mầm bệnh, xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khác để đánh giá hiệu quả
của việc sử dụng đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi trâu,
bò nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi nông hộ
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống
còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành
chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ
bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và đa
dạng sinh học trên trái đất.
* Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009
số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2
triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu
con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1
triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi
hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Bảng 2.1. Phân bố lượng gia súc, gia cầm trên toàn thế giới 2009
(Cập nhật năm 2010)
TT
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Úc

Trâu
(Con)


(Con)

Cừu
(Con)

182.275.837 1.164.893.633 816.967.639
176.797.915 407.423.038 345.158.332
317.922
114.204.134 100.146.054
4.000.000

175.046.563 199.832.226
1.160.000
430.340.339
66.707.744
37.879.559
105.123.283

Lợn
(Con)


(1000 con)

877.569.546
534.329.449
183.050.883
5.858.898
151.705.814
2.624.502

14.191.101
9.101.291
1.895.583
708.019
2.374.152
112.056

Nguồn: Tình hình chăn nuôi thế giới, theo FAO 2010[10].



17

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ
172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ
năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số
trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu
con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3
triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một
là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt
Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Bảng 2.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới
Đơn vị tính: con
STT

Tên nước

Đơn vị

Số lượng

1

China

Con

451.177.581


2

United States of America

Con

67.148.000

3

Brazil

Con

37.000.000

4

Viet Nam

Con

27.627.700

5

Germany

Con


26.886.500

6

Spain

Con

26.289.600

7

Russian Federation

Con

16.161.860

8

Mexico

Con

16.100.000

9

France


Con

14.810.000

10

Poland

Con

14.278.647

Nguồn: Tình hình chăn nuôi thế giới, theo FAO 2010[10].
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì
Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và
năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng
thứ 13 thế giới.


×