Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

So sánh một số công thức sử dụng phân đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cải bắp KK cross trồng vụ đông 2010 tại xã tân dân, huyện an lão, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.53 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.
Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không
thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin,
các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học,
muốn cơ thể hoạt động bỡnh thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày,
trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108
kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 –
9.180 nghỡn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghỡn tấn.
Việt Nam đó trở thành thành viờn của WTO. WTO là một thị trường
lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch
nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi
WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam
mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng).
Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội
nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và
vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên đó trở thành bốn luật chơi trên thị
trường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất.
Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh
với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ
sinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là
thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

quyết định là chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vỡ nú kiểm tra
an toàn thực phẩm xuyờn suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến
thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bỡ …
Ở Hải Phũng diện tớch trồng bắp cải hàng năm khoảng 700 ha trong đó
huyện An Lóo diện tớch trồng 8 ha (chiếm 1,1%) và tập trung ở xó Tõn Dõn, An
Thọ… Trỡnh độ canh tác của người nông dân ở xó khỏ cao, tuy nhiờm vẫn cũn
một số hạn chế nhất là vấn đề sử dụng phân bón và khoảng cách trồng chưa hợp
lý. Việc bún phõn với liều lượng quá nhiều, sử dụng phân bón không rừ nguồn
gốc xuất xứ, kộm chất lượng không những làm ô nhiễm môi trường, sản phẩm
rau có hàm lượng nitrat (NO3) cao mà cũn dẫn đến chi phí đầu tư lớn; năng xuất
chất lượng sản phẩm chưa cao…
Việc sử dụng phân đạm vô cơ không đúng cũng tạo nên nguy cơ tích luỹ
Nitrat trong lá cải bắp. Vỡ vậy, vấn đề sử dụng đúng loại phân, đúng lúc, đúng
lượng là rất cần thiết trong trồng rau.
Vỡ vậy, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và khuyến cáo mức đầu
tư hợp lý cho người sản xuất trong vụ đông xuân năm 2010-2011 tại huyện An
Lóo – Hải Phũng, được sự đồng ý của cỏc thầy cụ trong khoa và dưới sự hướng
dẫn của Thạc sĩ Hoàng Tùng khoa Nông nghiệp trường Đại học Hải Phũng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh một số công thức sử dụng phân Đạm đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cải bắp KK Cross trồng vụ đông 2010
tại xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải phòng”.

2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục đích:
- Xác định phương pháp bón đạm và liều lượng đạm thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng, phát triển của cây cải bắp nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh
tế cao làm cơ sở đề đề suất và khuyến cáo cho người dân.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân Đạm (N) khác nhau đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cải bắp.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống khảo nghiệm.
- Theo dõi tình hình, diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng.
2.1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Cải bắp (Bassica oleracea L. var. capitata) có nguồn từ tây bắc Châu Âu,

sinh trưởng thích hợp với những vùng núi cao hoặc nơi có mùa đông lạnh.
Cải bắp là thuốc trị giun rất tốt, làm liền sẹo các vết thương, trị mụn nhọt, nó còn
là thuốc giảm đau trong điều trị bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh
hông (lấy các lá bắp cải dùng bàn là ủi cho mềm, sau đó đắp lên phần bị đau).
Cải bắp còn được dùng làm thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể
một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S).
Nước sắc cải bắp được dùng để lọc máu, nó còn là loại thuốc mạnh để
chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ. Trong cải bắp có chất chống loét
gọi là vitamin U, do vậy mà cải bắp được dùng làm thuốc để chữa bệnh loét dạ
dày, tá tràng. Vitamin U rất dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao, do vậy mà người
ta phải dùng nước ép cải bắp tươi.
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệtđộ: Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18¸200C. Cây cải bắp
sinh trưởng tốt nhất khi nhiệt độ trung bình ngày 15¸20 0C, biên độ dao động
nhiệt độ ngày và đêm là 50C,ởđiều kiện nhiệt độ này bắp cải có chất lượng tốt
nhất (lá mềm, cuộn chắc ăn ngon, ngọt). Vùng nhiệt đới chỉ gặp điều kiện này ở
nơi có độ cao trên 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ vượt quá 25 oC cải bắp
vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế, chất lượng bắp kém, lá cứng
không ngọt.
Tuy nhiên phản ứng với chế độ nhiệt còn phụ thuộc vào đặc tính của
giống. Các giống cải bắp sớm (KK Cross, T40 (Takii) và Thúy Phong...) có thể
tạo bắp ngay trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao trong mùa hè của miền Bắc
Việt Nam.
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37


- Ánh sáng: Trong điều kiện vụ đông xuân của miền Bắc Việt Nam có thời
gian chiếu sáng ngắn (8-10 giờ/ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, nhiều khả năng
đạt năng suất cao.
- Độ ẩm: Độ ẩm đất thích hợp là từ 75¸85%, độ ẩm không khí khoảng
80¸90%. Đất quá ẩm (trên 90%) trong 2¸3 ngày sẽ làm tổn thương rễ cây và gây
hại toàn bộ ruộng cải bắp.
- Đất và dinh dưỡng: Cây cải bắp thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, hàm
lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH từ 6¸6,5. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ pha
cát, tốt nhất là đất phù sa được bồi hàng năm. Cây cải bắp để đạt được năng suất
80 tấn/ha, chúng lấy từ đất 214 kg đạm, 79 kg lân và 200 kg kali, tức là tương
đương với lượng bón 610 kg đạm Ure, 400 kg super lân và 500 kg kali.
Như vậy để đảm bảo cho cây cải bắp đạt năng suất cao cần bón đủ phân lót và
phân thúc.
2.2. Ảnh hưởng của phân Đạm tới sinh trưởng cây trồng
2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón:
Phân bón hoá học đã được sử dụng từ lâu trên thế giới, song phải đến khi
nền công nghiệp hóa học phát triển thì các loại phân bón hoá học mới được sản
xuất và sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Phân hoá học (PHH) đang sử dụng
phổ biến hiện nay trên thế giới chủ yếu vẫn là 3 loại: Đạm, Lân, Kali.
Các dạng phân Đạm chủ yếu được sản xuất và sử dụng hiện nay là Urê,
Amonisunphat. Dạng phân Lân chủ yếu là Superphosphat (dạng đơn và dạng
kép), Tecmophosphat, Phosphorit. Dạng Kali chủ

yếu là Kaliclorua và

Kalisunphat. Do những lợi ích to lớn mà PHH mang lại trong việc nâng cao năng
suất cây trồng mà chúng ngày càng được phát huy và trở thành các nhân tố quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì mục tiêu nuôi sống hàng tỷ người trên thế
giới nên việc sản xuất và tiêu thụ PHH trên thế giới vẫn ngày một tăng. Theo
thông báo của tổ chức nông lương thế giới thì mỗi năm trên thế giới tiêu thụ

khoảng 200 triệu tấn PHH (từ năm 2000 trở lại đây). Tuy nhiên, việc sử dụng
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

PHH không đồng đều ở mỗi quốc gia. Các nước phát triển sử dụng PHH nhiều
hơn và thường xuyên hơn. Nếu tính lượng PHH được dùng trên 1 ha canh tác thì
bình quân trên thế giới khoảng 100 kg. Đứng đầu về sử dụng (số
PHH tính bằng kg/ha) là các nước Tây âu (hơn 200kg/ha). Sử dụng ít nhất
là các nước châu Phi (khoảng 10 kg/ha). Các nước châu Á khoảng 170kg đến
190 kg/ha. Trong các nước châu Á thì Hàn Quốc là nước đứng đầu về số lượng
PHH sử dụng trên 1 ha (450

đến 480kg/ha), sau đó

đến Trung Quốc và

Malaixia. Sử dụng ít nhất là Campuchia (2,8 kg/ha). Việt Nam được xếp vào
nhóm sử dụng

ở mức trung bình (130kg đến 150 kg/ha). Phân hoá học đã

giúp cho đồng ruộng tăng hàm lượng chất dinh dưỡng đối với cây trồng và cho
năng xuất cao nên các nước sử dụng nhiều PHH và đúng kỹ thuật đều cho năng
xuất cao hơn các nước sử dụng ít. Năng xuất lúa (tạ/ha) của Campuchia chỉ là
13,9 trong khi của Hàn Quốc là 58,1. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng kỹ
thuật các loại PHH đã gây nên nhiều biến đổi theo xu hướng bất lợi về môi

trường. Nhiều nơi đất bị chua hoá, hàm lượng canxi và magiê giảm rõ rệt, hệ
sinh vật có lợi trong đất giảm thiểu, đặc biệt là các vi sinh vật hoại sinh và giun
đất giảm rất nhiều so với những nơi có sự canh tác đúng kỹ thuật và có kết hợp
với nhiều loại phân hữu cơ. Sự tích đọng và ngày càng tăng cao hàm lượng các
kim loại nặng (Pb, Zn, Cu, Ni, Cd...) và các loại nitrat, amoni, phospho...trong
đất là vấn đề hết sức đáng lưu ý vì sẽ làm hỏng môi trường, ảnh hưởng tới sức
khoẻ người nông dân. Hiện tượng nhiễm bẩn đất sẽ dẫn đến ô nhiễm nước và cả
không khí sẽ là điều không tránh khỏi.
2.2.2. Các loại phân Đạm
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho
cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là
nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các
enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng
của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần
cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng
mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau
cải, cải bắp v.v.. Có các loại phân đạm thường dùng sau đây:
Phân Urê CO(NH4)2: Phân urê có 44 – 48% Nitơ nguyên chất. Loại phân
này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế
giới. Urê là loại phân có tỷ lệ Nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân
urê có chất lượng giống nhau:
1. Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là

hút ẩm mạnh.
2. Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm
nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông
nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng
trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này
bón thích hợp trên đất chua phèn. Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha
loãng theo nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá. Trong chăn nuôi, urê được dùng
trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này
cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi
tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi
phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn. Trong quá
trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là
chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3%
biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
Phân amôn nitrat (NH4NO3): Phân amôn nitrat có chứa 33 – 35% Nitơ
nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân
đạm được sản xuất hàng năm. Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có
màu vàng xám. Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó
7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

bảo quản và khó sử dụng. Là loại phân sinh lý chua. Tuy vậy, đây là loại phân
bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây
trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Amôn nitrat bón thích hợp cho nhiều loại
cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô… Phân này được dùng để pha thành

dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại
rau, cây ăn quả.
Phân sunphat đạm (NH4)2SO4: Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có
chứa 20 – 21% Nitơ nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S).
Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng
năm. Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có
mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân
muối diêm. Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất
dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Phân này dễ tan trong nước, không vón cục.
Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong
môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho
cây. Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau,
miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới
dùng được đạm sunphat amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên
các loại đất bạc màu (thiếu S). Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các
loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại vây vừa cần nhiều S
vừa cần nhiều N như ngô. Cần lưu ý đạm sunphat là loại phân có tác dụng
nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng
để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm. Khi bón cho cây con cần
chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón
trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.
Phân đạm Clorua (NH4Cl): Phân này có chứa 24 – 25% N nguyên chất.
Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này dễ tan
trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng. Là loại
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37


phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp
cải, vừng, v.v.. Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón
phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm
cho cây bị ngộ độc.
Phân Xianamit canxi: Phân này có dạng bột không có tinh thể, màu xám
tro hoặc màu trắng, đốt không có mùi khai. Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N
nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than. Vì có than cho nên phân có màu xám
đen. Cũng có loại phân tỷ lệ than thấp hoặc không có than nên phân có màu
trắng. Cần chú ý chống ẩm cho phân khi bảo quản, bởi vì nếu phân hút ẩm sẽ bị
biến chất, hạt phân phình to lên làm rách bao bì và làm hỏng dụng cụ đựng. Phân
này dễ bốc bụi. Khi bám vào da sẽ làm hỏng da, phân bay vào mắt sẽ làm hỏng
giác mạc mắt, vì vậy khi sử dụng phân này phải rất cẩn thận. Phân này có phản
ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua.
Xianamit canxi thường được dùng để bón lót. Muốn dùng để bón thúc phải đem
ủ trước khi bón. Bởi vì phân này khi phân giải tạo ra một số chất độc có thể làm
hỏng móng chân trâu bò, hại da chân người nông dân. Thường sau 7 – 10 ngày
các chất độc mới hết. Thưởng xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho
phân chóng hoai mục. Phân này không được dùng để phun lên lá cây.
Phân phôtphat đạm (còn gọi là phốt phát amôn): Là loại phân vừa có
đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 16%, tỷ lệ lân là 20%. Phôtphat đạm
có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng. Phân dễ chảy nước. Vì vậy, người ta
thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông. Phân rất dễ
tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc
đều tốt. Phân là loại dễ sử dụng. Thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì
không làm tăng độ mặn, độ chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên
cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây
cần nhiều đạm.
9



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống Cải bắp: KK Cross. Có thời gian sinh trưởng 90 ngày.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Dung cụ: Bút, thước kẻ, thước dây, bình phun, biển ghi công thức.
- Sổ theo dõi.
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại xã Tân Dân huyện An Lão thành phố Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: vụ Đông 2010
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cải bắp ứng với từng công
thức khác nhau.
- Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống ở mỗi công
thức.
- Nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại trên cải bắp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tiếp cận:
- Thu thập thông tin, khảo sát lựa chọn địa điểm để tiến hành khảo nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
- Theo dõi, đánhgiá xử lí số liệu.
* Phương pháp theo dõi:
- Mỗi ô theo dõi 3 cây cố định ngẫu nhiên
- Thời gian theo dõi 7 ngày/lần

- Lấy mẫu và phân tích mẫu theo thời gian định sẵn.

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

* Cách bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 công
thức và 3 lần nhắc lại.
+CT1(ĐC): 0N kg/ha
+CT2: 90N kg/ha
+ CT3: 120N kg/ha
+ CT4: 150N kg/ha
3.4. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
- Số lá trên cây(lá), gồm số lá bao và số lá bắp.
- Chiều cao bắp(cm).
- Động thái tăng trưởng đường kinh thân(cm).
- Động thái tăng trưởng đường kinh bắp(cm).
- Động thái tăng trưởng đường kinh tán(cm).
- Cỏc chỉ tiờu sinh lý:
- Chỉ số diện tớch lỏ(cm2) vào 3 thời kỡ: 14 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng
và khi thu hoạnh.
Làm đất, bón phân
Luống cải bắp rộng 1-1,2 m, cao 15-20cm, luống rộng 20-25cm.
- Mỗi hecta trồng cải bắp bón lót 20-25 tấn phân chuồng hoai mục
- 90kg P2O5 (hay 180kg supe lân).
- Lượng kali cho mỗi hecta là 120kg K2O.

Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân hữu cơ vi sinh +1/2 kali +1/4 đạm.
Bún thỳc làm 3 thời kỳ :
- Thời kỳ cây hồi xanh : bón nốt lượng kali còn lại +1/3 lượng đạm còn lại. Cách
bón: bón gốc cây kết hợp xới vun.
Số đạm còn lại chia đôi, hoà với nước tưới gốc vào 2 thời kỳ:
- Thời kỳ trải lá bàng: 30-35 ngày sau khi trồng
- Thời kỳ cuốn bắp: 45-50 ngày sau trồng.
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

3.5. Trồng, chăm sóc
Chọn những cây khoẻ, cứng cáp, đồng đều để nhổ trồng vào buổi chiều (nếu trời
nắng hanh). Trước khi trồng nhúng rễ cây vào dung dịch Sherpa 0,1-0,15%.
Trồng hai hàng nanh sấu trên luống.
Mật độ 50 x40cm
Sau khi trồng, tưới đẫm nước, sau đó tưới đều hàng ngày cho tới khi hồi xanh.
Sau khi vun và bón thúc đợt 1, có thể tưới rónh cho cõy.
3.6. Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng.
- Thời gian từ trồng đến khi trải lá bàng(ngày)
- Thời gian từ trải lá bàng đến bắt đầu cuộn bắp(ngày).
- Thời gian từ cuộn bắp đến khi thu hoạch(ngày)
3.7. Các chỉ tiêu năng suất.
- Khối lượng bắp(cân bắp không kể lá bao)(kg)
- Tỉ lệ bắp cuốn(%): số bắp cuốn trờn tổng số cõy/Tổng số cõy.
- Năng suất lớ thuyết(kg)=kl TB/bắp*mật độ trồng
- Năng suất thực thu(kg)=kl cây thực thu.

* Sơ đồ thí nghiệm
CT1
CT2
CT3
CT4
Ghi chú:

CT3
CT1
CT4
CT2

CT2
CT3
CT1
CT4

+CT1 (đối chứng): không bón đạm
+CT2: 90N
+ CT3: 120N
+ CT4: 150N

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của phân Đạm tới thời gian sinh trưởng, phát triển của cây.
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây là yếu tố quan trọng mà người
trồng quan tâm hàng đầu, nó không những ảnh hưởng tới thời gian, mùa vụ thu
hoạch su hào mà còn ảnh hưởng tới mùa vụ của những cây trồng khác. Nó cũng
quyết định tới năng suất cây trồng của cả vụ sau. Mặt khác nếu thời gian sinh
trưởng quá lâu còn dễ chịu tác động của sâu bênh hại, có thề làm mất năng suất
cây trồng. Nói chung thời gian sinh trưởng phải đúng mùa vụ và đúng độ tuổi để
cây có thể cho được năng suất cao nhất.
Qua nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống cải bắp trên
chúng tôi thu được kết quả sau. Thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của một số công thức bón N tới thời gian sinh trưởng
của giống cải bắp trong vụ đông xuân 2009-2010.
Đơn vị tính: ngày
CT
CT1
CT2
CT3
CT4

Thời gian từ trồng đến
Trải lá bàng
Cuốn bắp
25
36
25
37
25
37
25
38


Thu hoạch
77
77
77
77

Qua số liệu cho thấy, thời gian từ trồng đến trải lá bàng của cây cải bắp
giữa các CT đều như nhau. Chỉ có sự khác nhau về thời gian bắt đầu cuộn bắp.
Nhìn chung ở CT3 thời gian từ khi trồng đến khi cây cuộn bắp kéo dài hơn CT2
và CT1, tuy nhiên sự chênh lệnh đó không nhiều. Điều đó chứng tỏ lượng đạm
bón cũng làm ảnh hưởng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng
mức độ ảnh hưởng không nhiều.

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

4.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm và mật độ
trồng tới động thái tăng trưởng chiều cao của giống cải bắp BM199.
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Sự thích nghi hay không thích nghi với
điều kiện môi trường mới của cây được phản ánh phần nào qua động thái tăng
trưởng chiều cao cây. Vì vậy ngay sau khi bón đạm qua lá vào thời điểm một
tuần sau trồng chúng tôi đã tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao
cây và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm trồng tới động thái

tăng trưởng chiều cao của cây cải bắp
đơn vị tính:cm
CT
CT1
CT2
CT3
CT4

1 tuần
9.63
9.60
9.90
9.73

Chiều cao cây sau trồng
3 tuần
11 tuần
18.67
27.80
19.03
30.70
19.50
29.60
20.37
29.03

Qua số liệu cho thấy:
Trong tuần đầu,nhìn chung sự tăng trưỏng chiều cao cây còn chậm vì thời
gian này cây vừa được chuyển từ vườn ươm ra vườn sản xuất và đang trong giai
đoạn bén rễ hồi xanh nên khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng không cao. Mức

độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức là khá đồng đều do đến thời
điểm này cây vẫn chịu tác động của cùng một điều kiện môi trường, điều kiện
chăm sóc và lượng phân bón là như nhau. Sự khác nhau về mật độ trồng trong
giai đoạn này chưa ảnh hưởng gì tới khả năng phát triển của cây do đường kính
tán cây chưa phát triển nhiều.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cải bắp tăng dần theo thời gian
sinh trưởng. Tới thời điểm 3 tuần sau trồng, lúc này chúng tôi đã bón thúc đạm,
kali lần một cho rau được một tuần, mỗi ô thí nghiệm tương ứng với một công
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

thức sử dụng đạm khác nhau. Kết quả cho thấy đã có sự chênh lệch rõ nét về
chiều cao cây giữa các ô thí nghiệm. Chiều cao cây trung bình toàn ruộng thí
nghiệm đạt từ 18,67 đến 20.37cm, đạt cao nhất ở CT4 với 20.37cm, thấp nhất là
CT1. Điều đó chứng tỏ lượng đạm bón khác nhau có tác động hay ảnh hưởng
khác nhau tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cải bắp nói chung và chiều
cao cây nói riêng. Giai đoạn 11 tuần sau trồng việc cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng hơn sẽ làm chiều cao cây tăng trưởng mạnh hơn. Số liệu cũng cho thấy
chiều cao cây trung bình ở CT2 thời điểm này đạt cao hơn chiều cao cây trung
bình ở CT1, CT3 và CT4. Lúc này do tán lá vẫn chưa phát triển mạnh, đường
kính tán cây còn nhỏ nên mật độ trồng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng
quang hợp, tĩch lũy chất dinh dưõng của lá, cũng như sự phát triển của cây.
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm đến động
thái ra lá ngoài của giống cải khảo nghiệm
Lá là bộ phận quan trọng của cây, là cơ quan diễn ra quá trình quang hợp
và tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ nuôi cây, 90-95% khối lượng chất khô

trong cây là do lá quang hợp tạo thành. Tốc độ ra lá phản ánh sự sinh trưởng của
cây, khả năng tĩch lũy các chất dinh dưỡng trong cây. Vì vậy, trong suốt thời kỳ
sinh trưởng của cây phải chú ý chăm sóc để cây sớm hoàn thiện bộ lá, là cơ sở
cho năng suất, chất lượng cải bắp cao.
Theo dõi động thái tăng trưởng và tốc độ ra lá của giống cải bắp khảo
nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm trồng tới động thái
ra lá ngoài của cây cải bắp.
đơn vị tính: lá
CT
1 tuần

Số lá sau trồng
3 tuần
15

5 tuần


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

CT1
4.27
8.77
13.6
CT2
4.53

8.93
13.9
CT3
4.27
8.77
13.5
CT4
4.47
8.37
13.1
Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy ở tuần theo dõi thứ nhất khi
chưa bón thúc đạm và kali số lá trên cây ở các công thức là tương đối bằng nhau,
không công thức nào có số lá ra nhiều, mang tính vượt trội hơn. Chứng tỏ cây
đang trong giai đoạn bén rễ hồi xanh không chịu tác động ảnh hưởng của các
chất dinh dưỡng có trong đất. Ở tuần theo rõi thứ 3, khi chúng ta đã bón thúc
xong lần đầu được một tuần, số lá trên cây của các công thức phát triển tương đối
bằng nhau, số lá chỉ dao động từ 8,37 đến 8.93 lá.
Ở tuần theo dõi thứ 5, sau khi đã bón thúc lần thứ hai được một tuần, số lá
ra trên cây dao động từ 13.1 lá đến 13,9 lá. CT4 mặc dù được bón nhiều đạm hơn
các công thức khác nhưng số lá ra kém hơn các công thức khác chỉ đạt có 13.1
lá, CT2 có số lá cao nhất đạt 13,9 lá.
Qua các lần theo rõi chúng tôi nhận thấy ở các công thức động thái ra lá
luôn luôn thay đổi, không có công thức nào luôn có động thái ra lá cao hơn hoặc
thấp hơn trong suốt quá trình trồng. Và động thái ra lá của cây trong các công
thức luôn chịu ảnh hưởng tác động của lượng đạm được bón và mật độ trồng
giữa các cây. Không phải cứ bón lượng đạm nhiều mà có động thái ra lá của cây
cao,còn phải phụ thuộc và mật độ trồng và khả năng hút các chất dinh dưỡng của
cây.
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức sự dụng đạm đến động
thái tăng trưởng đường kính tán của cây cải bắp

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của cải bắp là yếu tố cơ bản quyết định
năng suất, hiệu quả kinh tế của giống. Sự tăng trưởng đường kính tán là chỉ tiêu
quan trọng giúp cho người sản xuất nắm bắt được tình hình sinh trưởng phát triển của
16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

cây. Vì vậy sau khi cây bén rễ hồi xanh, chúng tôi đã tiến hành phun đạm qua lá với
nồng độ 1% và thời điểm 2 tuần sau trồng đã bắt đầu theo dõi động thái tăng trưởng
đường kính tán của cây. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm đến động thái tăng
trưởng đường kính tán của giống cải bắp khảo nghiệm.
Đơn vị tính:cm
CT
CT1
CT2
CT3
CT4

2 tuần
27.33
26.24
27.4
26.1

Đường kính tán sau trồng
3 tuần

5 tuần
6 tuần
31.8
52.9
55.2
29.72
51.03
56.4
31.96
48.68
58.4
28.5
46.8
57.3

7 tuần
56.67
58.0
60.2
59.4

Động thái tăng trưởng đường kính tán có liên quan mật thiết đến tốc độ ra
lá của cây. Qua bảng số liệu và đồ thị cho thấy: từ giai đoạn bắt đầu trồng tới sau
trồng 2 tuần tốc độ tăng trưởng đường kính tán còn chậm do số lá của cây lúc
này còn ít, bộ rễ cây còn kém phát triển. Sự chênh lệch đường kính tán giữa các
công thức là không nhiều. Do tới thời điểm này các yếu tố ngoại cảnh, điều kiện
chăm sóc và lượng phân bón …tác động tới cây trồng là như nhau.Vào thời điểm
này,chúng tôi cũng tiến hành bón thúc đạm lần một cho cây cải bắp. Sự tăng
trưởng đường kính tán của cây tiếp tục được thể hiện qua các lần lấy mẫu tiếp
theo.

Tốc độ tăng trưởng đường kính tán được nhận thấy một cách rõ nét hơn
sau khi cây bén rễ hồi xanh, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây tốt
hơn. Cụ thể vào thời điểm 3 tuần sau trồng, đường kính tán cây đạt cao nhất ở
CT3 với 31.96cm và thấp nhất ở CT4 với 28.5 cm. Mức độ chênh lệch đường
kính tán giữa các công thức là khá nhiều.
Ở tất cả các công thức đường kính tán đều biến động và tăng trưởng mạnh
trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuần sau trồng.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đường
17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

kính tán không đồng đều. Độ chênh lệch đường kính tán giữa các công thức
được thể hiện rõ nét nhất vào thời kỳ cây bắt đầu cuộn bắp. Cụ thể,vào thời điểm
5 tuần sau trồng, đường kính tán của cây cải bắp đạt cao nhất ở CT1 với 52.9cm,
đường kính tán ở CT4 là thấp nhất chỉ đạt 46.8cm, tiếp đến là CT2 với 51,03cm
và CT3 (48.68). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng đường kính tán trung bình ở CT1
cũng cao hơn CT2 và CT2 cao hơn CT3.Rõ ràng đã có sự chênh lệch đáng kể về
đường kính tán giữa các công thức. Chứng tỏ lượng đạm bón và mật độ trồng
ảnh hưởng rõ nét đến sự tăng trưởng đường kính tán cây.Số liệu cũng cho thấy ,ở
CT3 cây cải bắp được cung cấp nhiều đạm hơn nhưng đường kính tán lại tăng
trưởng chậm hơn .
Vào thời điểm 6 tuần sau trồng, sự chênh lệnh đường kính tán giữa các
công thức rất đáng kể.Tuy nhiên, mức độ chênh lệnh giảm hẳn so với thời điểm
6 tuần sau trồng. Đường kính tán ở CT3 đạt cao nhất với đường kính là 58,4cm,
thấp nhất là CT1 với 55.2cm .
Từ các lần theo dõi chúng tôi nhận thấy :trong quá trình phát triển của cây
cải bắp động thái tăng trưởng đường kính tán biến động và đạt cao nhất lúc bắt

đầu cuốn rồi giảm dần khi thu hoạch.Thật vậy,ở lần lấy mẫu cuối,vẫn có sự
chênh lệch đường kính tán giữa các công thức, tuy nhiên mức chênh lệch là
không nhiều. Đường kính tán đạt cao nhất ở CT3 với 60.2cm và thấp nhất ở CT2
với 58.0 cm và CT1 với 56.67 cm. Kết quả cuối cùng thu được đường kính tán
trung bình ở CT3 cao hơn đường kính tán trung bình ở CT4.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng đường kính tán của cây cải bắp không phụ
thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc mà còn phụ thuộc vào
lượng đạm bón cho cây . Tuy nhiên, lượng đạm cung cấp cho cây không tỉ lệ
thuận với mức độ tăng trưởng đường kính tán của cây.

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

Hình 1: Đường kính tán 7 tuần sau trồng

4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón đạm và mật độ trồng
đến động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống khảo nghiệm.
Đường kính gốc cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển
của cây. Sự tăng trưởng đường kính gốc không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc mà còn phụ thuộc vào lượng phân bón và mật độ
trồng.
Qua theo dõi động thái tăng trưởng đường kính gốc chúng tôi thu đươc kết
quả sau.
Bảng 5: ảnh hưởng của một số CT sử dụng đạm đến động thái tăng trưởng
đường kính gốc.
Đơn vị tính:cm

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CT
CT1
CT2
CT3
CT4

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

Đường kính gốc sau trồng
5 tuần
6 tuần
11 tuần
0.73
1.10
2.90
0.68
1.06
2.87
0.86
1.23
2.97
0.90
1.13
3.47

Giai đoạn đầu sau trồng do khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây kém và

các yếu tố ngoại cảnh, phân bón tác động đến cây trồng là như nhau nên đường
kính gốc của cây không chênh lệch nhiều.
Vào thời điểm 5 tuần sau trồng, giai đoạn này cây đã được cung cấp một
lượng đạm khác nhau giữa các công thức. Kết quả cho thấy,đường kính gốc giữa
các CT có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, đường kính gốc đạt cao nhất ở CT4 với
0.9cm, ở CT3 đường kính gốc nhỏ nhất chỉ đạt 0.86cm. Điều đó cho thấy lượng
đạm bón có ảnh hưởng rõ nét đến sự tăng trưởng đường kính gốc của cây.
Vào thời điểm 6 tuần sau trồng, vẫn có sự chênh lệch đường kính gốc giữa
các công thức, tuy nhiên sự chênh lệch đó không nhiều. Đường kính gốc lúc này
đạt cao nhất ở CT4 với 1,23cm, thấp nhất là CT2 với 1,06cm.
Đến thời điểm này, đường kính tán đã phát triển rộng, do đó, mật độ có
ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cải bắp nói chung cũng
như đường kính gốc nói riêng.
Ở thời điểm thu hoạch, đường kính gốc có sự thay đổi rõ nét hơn. Đường
kính gốc lúc này đạt cao nhất ở CT4 với 3.47cm, và nhỏ nhất ở CT2 với 2.87cm.
Qua nghiên cứu toàn bộ động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây cải
bắp chúng tôi thấy. Các CT bón đạm khác nhau và mật độ trồng khác nhau có
ảnh hưởng nhiều tới sự tăng trưởng đường kính gốc của cây. Cụ thể ở CT4 bón
nhiều đạm hơn, đường kính gốc cũng phát triển hơn trong suốt quá trình sinh
trưởng của cây.

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
đường kính bắp của cây.

Đường kính bắp là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng phản ánh sự sinh
trưởng, phát triển của cây. Năng suất và hiệu quả kinh tế của giống cũng được
đánh giá qua chỉ tiêu này. Đồng thời nó cũng phần nào phản ánh sự thành công
hay thất bại của người sản xuất.
Sự tăng trưởng đường kính bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện
thời tiết, môi trường, điều kiện chăm sóc, chế độ bón phân, mật độ trồng…
Qua nghiên cứu động thái tăng trưởng đường kính bắp của giống khảo
nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.6:ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đạm đến động thái tăng
trưởng đường kính bắp của giống khảo nghiệm
Đơn vị tính:cm
CT
CT1
CT2
CT3
CT4

6 tuần
2.4
2.6
2.75
2.9

Đường kính bắp sau trồng
7 tuần
9 tuần
9.8
14.21
9.3

14.90
9.1
14.70
10.0
15.67

11 tuần
15.8
17.7
17.8
18.3

Hình 2: Đường kính bắp 11 tuần sau trồng
Qua theo dõi cho thấy, ngay từ tuần đầu tiên sau khi cây cuốn bắp đã có sự
chênh lệch về đường kính bắp giữa các công thức. Điều này phần nào do ảnh
hưởng của yếu tố lượng đạm bón tới thời gian sinh trưởng của cây. Ở CT4 cây
cuộn bắp muộn hơn CT1 và CT2, do đó trong tuần đầu đường kính bắp TB ở CT3

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

cũng nhỏ hơn CT1 và CT2. Đường kính bắp đạt cao nhất ở CT4 với 2.9cm và thấp
nhất ở CT6 với 2.4 cm, CT2(2,6cm) và CT3 đạt 2.75cm.
Vào thời điểm 7 tuần sau trồng, sự chênh lệch đường kính bắp giữa các
công thức được thể hiện rõ nét hơn. Đường kính bắp đạt cao nhất ở CT4 với
10cm. trong đó CT1 thấp nhất chỉ đạt 9,8cm. Đường kính bắp trung bình ở CT1

cũng đạt cao hơn CT3, và CT2.
Trong giai đoạn cây cải bắt đầu cuộn bắp, gặp điều kiện thời tiết không thuận
lợi, trời nắng ấm kéo dài. Nhất là giai đoạn 7 tuần sau trồng, nhiệt độ trung bình
trong ngày lên tới 22.6ºC, không thuận lợi cho quá trình phát triển của cải bắp. Do
đó, tốc độ tăng trưởng đường kính bắp của cây cũng diễn ra chậm hơn.
Tuy nhiên, cùng một điều kiện ngoại cảnh, thời tiết tác động đến sinh
trưởng của cây nhưng lại cho sự tăng trưởng đường kính bắp giữa các công thức
là như nhau. Chứng tỏ lượng phân đạm bón ảnh hưởng rõ nét tới sự tăng trưởng
đường kính bắp của cây.
Đến thời điểm 9 tuần sau trồng so với thời điểm 2 tuần trước,đường kính
bắp của cây tăng thêm đáng kêt. Làm cho sự chênh lệch đường kính bắp giữa các
công thức lúc này là không nhiều. Đường kính bắp trung bình vẫn đạt cao nhất ở
CT4 với 15.67 cm, tiếp đến là CT2 với 14.90 cm, thấp nhất là CT1 với 14.21 cm.
Ở thời điểm cuối cùng khi thu hoạch, vẫn có sự chênh lệch về đường kính
bắp giũa các công thức. Đường kính bắp đạt lớn nhất ở CT4 với 18.3 cm và thấp
nhất là CT1 với 15.8 cm, đường kính bắp trung bình ở CT3 và CT2 cũng đạt cao
hơn CT3.
Điều đó cho thấy: lượng phân bón và mật độ trồng có ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng sinh trưởng, cũng như năng suất của giống khảo nghiệm. Lượng
phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới mức tăng trưởng đường kính
bắp của cây. Tuy nhiên, không phải càng bón nhiều đạm thì cây càng sinh trưởng
tốt, cho năng suất cao. Cụ thể ở CT4, đường kính bắp-một chỉ tiêu năng suất
quan trọng lại đạt thấp nhất. Như vậy, trong sản xuất phải bón cân đối lượng
22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37


phân bón cho cây, không nên bón quá nhiều đạm gây lãng phí mà còn ảnh hưởng
xấu tới khả năng sinh trưởng và năng suất cây.
3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đạm và mật độ
trồng tới khối lượng lá và tổng diện tích lá.
Khi nghiên cứu về chỉ số diện tích lá của cây cải bắp chúng tôi thu được thu
được kết quả sau:

Bảng 7 :Ảnh hưởng của lượng phân bón Đạm đến diện tích, khối lượng lá
của cây cải bắp.
CT

Khối lượng lá sau trồng…

CT1
CT2
CT3
CT4

ngày(g)
6 tuần
198
209
249
266

2 tuần
4,84
4,29
4,32
4,86


Tổng diện tích lá sau trồng…

11 tuần
1410
1566
1772
1858

2 tuần
168
159
162
170

ngày(cm2)
6 tuần
11 tuần
2727
29308
3420
34038
3693
36749
3972
39747

Qua số liệu cho thấy, ngay từ lần lấy mẫu đầu tiên đã có sự chênh lệch về
khối lượng lá và diện tích lá của cây trồng. Trung bình tổng khối lượng lá và
diện tích lá ở CT4 đều lớn hơn CT1,CT2 và CT3.Tuy nhiên, sự chênh lệch đó là

không đáng kể, chủ yếu là do giống cây lúc mang trồng.Vì đến thời điểm này,
việc cung cấp chất dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc của cây trồng là như
nhau.Đến lần lấy mẫu tiếp theo vào thời điểm 6 tuần sau trồng, khối lượng lá có
sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức. Cụ thể, khối lượng lá đạt cao nhất ở

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

CT4 với 266g, tiếp đến là CT3 với 249g và thấp nhất là ở CT1 với 198g.Khối
lượng lá trung bình ở CT3 cũng cao hơn ở CT1 và CT2.
Điều đó chứng tỏ, phân bón có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát triển
lá của cây. Cụ thể, ở CT4 bón nhiều đạm hơn, ngoài việc lá cây phát triển cũng
dẫn đến hàm lượng nước trong thân lá cây nhiều hơn.Do đó, khối lượng lá cao
hơn.
Số liệu về khối lượng lá khi thu hoạch càng thể hiện rõ nét hơn ảnh hưởng
của lượng đạm bón tới tổng khối lượng lá cây. Đến thời điểm này, khối lượng lá
cao nhất ở CT4 với 1858g và thấp nhất ở CT1 với 1410g. Sự chênh lệch giữa các
công thức là rất đáng kể. Khối lượng lá trung bình ở CT4 vẫn đạt cao nhất tiếp
theo là CT3, CT2 và CT1.
Bên cạnh chỉ tiêu về khối lượng lá, khi nghiên cứu về diện tích lá cây cải
bắp chúng tôi thấy:vào thời điểm 6 tuần sau trồng, diện tích lá cây đạt cao nhất ở
công thức CT4 với 3972 cm2, thấp nhất ở CT1 với 2727 cm 2. Sau 2 lần bón đạm
với lượng khác nhau đó cho thấy sự khác biệt rõ rệt về diện tích lá. Và diện tích
lá trung bình ở CT4 cũng cao hơn CT3, CT2 và CT1.
Từ khi bón đạm lần 3 đến lúc thu hoạch thì tổng diện tích lá có sự thay đổi
rõ rệt, nhưng diện tích lá cũng tỉ lệ thuận với lượng phân bón. Đến lúc này, tổng

diện tích lá cao nhất ở CT4 với 39747 cm 2 và thấp nhất ở CT1 với 29.308 cm 2.
Diện tích lá trung bình ở CT4 cao hơn CT3, CT2 cao hơn CT1.
Điều đó chứng tỏ, khi bón nhiều đạm sẽ kích thích sự sinh trưởng của cây,
làm cho cây tập trung phát triển bộ lá, làm tăng số lá, kéo dài thời gian trải lá
bàng, làm chậm quá trình hình thành bắp. Bón nhiều đạm làm cho hàm lượng
nước trong thân lá cao hơn, khiến cây dễ mắc bệnh. Do vậy mà tỉ lệ chết ở CT4
cũng cao hơn các công thức khác.

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương - Lớp KSNH K37

3.9. Ảnh hưởng của một số công thức bón đạm và mật độ trồng đến khả
năng chống chịu các loại sâu bệnh của giống cải bắp khảo nghiệm.
Sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cải bắp
nói riêng. Thực tế nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho sinh
trưởng và phát triển của sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gây hại cho cải
bắp là sâu tơ, sâu xám, sâu xanh…, bệnh thối hạch, bệnh đốm vòng, bệnh sương
mai, bệnh thối nhũn cải bắp.
Mức độ gây hại của sâu bệnh và tỉ lệ nhiễm bệnh của cây phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, khí hậu; nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa; đất
đai, giống, ngoài ra phân bón, và mật độ trồng cũng ảnh hưởng tới khả năng
kháng bệnh của cây.
Để hạn chế tác hại của sâu bệnh đến cây trồng, con người đã sử dụng nhiều
biện pháp như chọn giống chống chịu, nhổ sạch cỏ dại, dọn sạch tàn dư gây bệnh,
sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học sẽ gây ô nhiễm
môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm xuất hiện nhiêu loại dịch mới có hại

hơn. Một biện pháp phòng tránh sâu bệnh nữa được con người ngày càng chú
trọng hơn là có chế độ bón phân cân đối, hợp lý và trồng cây với mật độ phù hợp,
đảm bảo cho cây quang hợp, sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo dõi ảnh hưởng của một số loại cây trồng sử dụng đạm và mật độ trồng tới
tỷ lệ sâu bệnh hại cải bắp chúng tôi thấy một số đối tượng dịch hại chính:
-Sâu tơ, sâu xanh gây hại
- Bệnh thối hạch: Do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra.
Cây cải bắp bị bệnh từ giai đọan còn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào thời
kỳ cuốn bắp trở đi, làm cây chết, bắp thối khô.
- Bệnh sương mai: Do nấm Peronopora brasicae gây ra.Bệnh xuất hiện ngay từ
giai đoạn còn non.
Số liệu thu được trình bày ở bảng 4.9:

25


×