Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Câu hỏi và bài tập vật lý lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.09 KB, 52 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ LỚP 6.
Người tổng hợp: Trần Thị Yến
HỌC KỲ I
ĐO ĐỘ DÀI.:
Chuẩn cần đánh giá:
C1:.Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài.
C2: Biết đổi các đơn vị đo độ dài.
C3:Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
C:.Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
C5: Biết lựa chọn cách đo để hạn chế sai số..
C6: Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống thực tế.
C7: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế..
Mức độ nhận biết
Câu 1: Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.1
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài
Câu hỏi; Trên các thước đo độ dài, các vạch chia phải mảnh là để làm gì?
A. Đảm bảo mĩ thuật.
B. Tăng độ chính xác của phép đo.
C. Tiết kiệm sơn in.
D. Cả A và C.
Phương án trả lời: B
Câu 2. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.1
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá:: Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài.
Câu hỏi: Độ chính xác của phép đo độ dài phụ thuộc chủ yếu vào các đại lượng
nào của thước đo ?
A. Giới hạn đo.
B. Độ chia nhỏ nhất.


C. Độ mảnh của các vạch chia.
D. Cả A, B và C
Phương án trả lời : B
Câu 3 : Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.2
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Biết đổi các đơn vị đo độ dài
Câu hỏi: Đổi 2,05 km ra m ta được kết quả là :
A.25m

B. 2500m

C. 2050m
1

D. 20500m


Phương án trả lời: C.
Câu 4 : Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.2
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Biết đổi các đơn vị đo độ dài
Câu hỏi: Viết các đơn vị độ dài sau đây ra xentimét.
a, 3,4m
b, 17dm
c.1,8mm.
28km.
Phương án trả lời:
a. 3,4m =340cm.

b.17dm = 170cm
c.1,8mm= 0,18cm
d. 28km = 2800000cm

Mức độ thông hiểu
Câu 5. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.3
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
Câu hỏi: Để đo chiều dài của một chiếc bàn học hai chỗ ngồi, ta nên chọn thước đo
nào trong các thước đo sau đây?
A. Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước kẻ có GHĐ 1 m và ĐCNN 2 mm.
C. Thước kẻ có GHĐ 1,5 m và ĐCNN 0,5 cm.
D. Thước kẻ có GHĐ 4 m và ĐCNN 1 cm.
Phương án trả lời: C
Câu6 :. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.3
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
Câu hỏi: Để đo độ dài lớp học ta dùng loại thước có:
A. GHĐ 5m và ĐCNN 2cm.
A. GHĐ 2m và ĐCNN 1cm
C. GHĐ 5m và ĐCNN 1cm

D. GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Phương án trả lời: C

Câu 7. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.4
Lớp 6- Học kỳ I.

Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn cách đo để hạn chế sai số..
Câu hỏi: Nói về sai số đo lường, cách nói nào dưới đây là chính xác?
A. Sai số là do những sai sót khi tiến hành đo tạo nên, có thể loại được sai số.
B. Chọn phương pháp đo thích hợp sẽ loại được sai số.
2


C. Sử dụng đo đạc nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình sẽ giảm sai số.
D. Sử dụng đo đạc rất nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình sẽ loại được sai số.
Phương án trả lời: C
Mức độ vận dụng thấp
Câu 8. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.5
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống
thông thường.
Câu hỏi: Một học sinh dùng thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,2 cm để đo
chiều dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi đúng là
A. 120,0 cm
B. 120 cm
C. 1,2 m
D. 1200,0 mm
Phương án trả lời: A
Câu9. Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.5
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá:Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống
thông thường.
Câu hỏi: Một học sinh dùng thước thẳng có GHĐ 6m và ĐCNN 1 cm để đo chiều

dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi sai là
A. 5,2m
B. 52,0 dm
C. 520 cm
D. 521 cm
Phương án trả lời : A
Mức độ vận dụng cao
Câu10: Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.5
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế..
Câu hỏi:Một học sinh khẳng định rằng: “Nếu có chiếc thước có GHĐ là 1m thì chỉ
cần đo một lần sẽ biết được chiều dài từ nhà đến trường”. Bạn học sinh đó đã làm
như thế nào? Cách làm đó có chính xác không? Tại sao?
Phương án trả lời: Trước hết dùng thước đo độ dài của một bước chân đi bộ.
Sau đó vừa đi vừa đếm số bước chân từ nhà đến trường. Lấy số bước chân nhân với
chiều dài một bước chân sẽ được chiều dài từ nhà đến trường. Cách làm này không
chính xác vì chiều dài các bước chân không đều nhau mà lại chỉ đo một bước. Để
giảm sai số nên đo chiều dài của nhiều bước chân đi bộ rồi lấy giá trị trung bình chiều
dài của một bước chân.
Câu 11.Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.5
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo độ dài.
Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế..
Câu hỏi; Hãy xác định đường kính của một sợi dây đồng mảnh (đường kính nhỏ hơn
1mm).
Dụng cụ: Một thước thẳng có GHĐ 25 cm và ĐCNN 1mm, một chiếc bút chì.
3



Phương án trả lời: Quấn sợi dây đồng quanh bút chì sao cho thật sát nhau. Đo
chiều dài lớp dây đồng đã quấn rồi đếm số vòng dây đồng. Lấy chiều dài đo được
chia cho số vòng sẽ được đường kính của dây đồng.

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG:
Chuẩn cần đánh giá:
C6: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng và các
đơn vị đo thể tích.
C7: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
C8: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
Mức độ nhận biết
Câu 12 : Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.6
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của
chúng và các đơn vị đo thể tích.
Câu hỏi; Đổi 543 cm3 ra lít ta được kết quả;
A. 5,43 lít
B. 54,3lít
C. 0,0543lít
D. 0,543lít
Phương án trả lời : D.
Câu 13 . Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.6
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của
chúng và các đơn vị đo thể tích.
Câu hỏi; Để đo thể tích của nửa lí cồn ta nên dùng bình chia độ có
A. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 2 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
B. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.

C. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
D. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
Phương án trả lời: D
Mức độ thông hiểu
Câu 14 . Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.7
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi:. Dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3 để đo thể tích của một lượng cồn.
Cách ghi kết quả đúng là
A. V = 500 cm3
B. V = 500,1 cm3 C. V = 500,50 cm3 D. V = 500,5 cm3
4


.Phương án trả lời: D

Câu 15 . Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.7
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi; Một can nhựa có 10 vạch chia cách đều nhau vạch chia trên cùng nằm dưới
miệng can có ghi 5 lít. Can nhựa này có:
A. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
B. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 0,5 lít
C. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,2 lít
D. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,5 lít
Phương án trả lời; B
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 16 . Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.8

Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
Câu hỏi: Để đo thể tích của cùng một lượng chất lỏng, các bạn trong nhóm thực hành
đã dùng các bình chia độ khác nhau. Kết quả đo được như sau:
Bạn Việt: V1 = 119,7 cm3.
Bạn Nam: V2 = 129 cm3.
Bạn Hòa: V3 = 119,5 cm3.
Mỗi bạn đã dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
Phương án trả lời: Bạn Việt đã dùng bình chia độ có ĐCNN là 0,1 cm3 vì số có
nghĩa (số 7) đứng ngay sau dấu phẩy nên ĐCNN thuộc hàng phần mười của cm3. Vì
số có nghĩa là số 7 nên ĐCNN chỉ có thể là 0,1 cm3.
Bạn Nam dùng bình có ĐCNN 1 cm3.
Bạn Hòa dùng bình có ĐCNN là 0,5 cm3 hoặc 0,1 cm3.
Mức độ vận dụng cao:
Câu 17 . Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.8
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích chất lỏng.
Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ
Câu hỏi; Có một can chứa 10 lít dầu hỏa và ba can không chứa gì gồm hai can 3l và
1 can 7l. Làm thế nào để được 5l dầu hỏa?
Phương án trả lời: Rót dầu vào đầy can 3 l, sau đó rót từ can 3 l sang can 7 l. Thực
hiện 3 lần như vậy thì dầu đầy can 7 l và còn dư 2 l trong can 3 l . Can 10 l còn dư 1 l
dầu. Đổ dầu từ can 7 l sang đầy can 3 l sẽ còn dư 4 l trong can 7 l. Đổ 1 l từ can 10 l
sang can 7 l ta sẽ được 5 l dầu.
5


ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Chuẩn cần đánh giá:

C9: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình
tràn.
(Có thể xác định thể tích của một vật có dạng hình hộp bằng công thức toán học
(Thể tích = chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
Mức độ nhận biết.
Câu 18 : Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Chuẩn cần đánh giá: biết cách đo được thể tích của vật rắn không thấm nước
bằng bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi: Dùng bình chia độ và bình tràn có thể đo dược thể tích của vật nào sau đây;
A. một gói bông. B. Một túi gạo
C. Một cái mũ vải. D) Một viên sỏi.
Phương án trả lời: D
Câu19 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Chuẩn cần đánh giá: biết cách đo được thể tích của vật rắn không thấm nước
bằng bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi: Dùng bình chia độ và bình tràn đo thể tích của một hòn đá. Thể tích hòn đá
là:
A. Thể tích nước trong bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
D. Cả A; B; C đều sai.
Phương án trả lời: C
Câu20 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Chuẩn cần đánh giá: biết cách đo được thể tích của vật rắn không thấm nước

bằng bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi: Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước, chìm hoàn toàn
trong nước thì thể tích vật rắn có giá trị bằng
A. Số đo mức nước trong bình.
B. Số đo mức nước trong bình sau khi thả vật.
6


C. Hiệu số đo mức nước trong bình trước và sau khi thả vật vào bình.
D. Trung bình cộng giữa các số đo mức nước trong bình trước và sau khi thả vật
vào bình.
Phương án trả lời: C
Mức độ thông hiểu;
Câu 21 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Chuẩn cần đánh giá: xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng
bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi: . Dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3 để đo thể tích hòn bi thép. Số đo
mức nước trong bình trước và sau khi thả bi vào bình là 25,5 cm3 và 28,0 cm3. Thể
tích của hòn bi là
A. 28,0 cm3
B. 25,5 cm3
C. 2,51 cm3
D. 2,5 cm3
Phương án trả lời: D.
Mức độ vận dụng thấp;
Câu 22 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.

Chuẩn cần đánh giá: xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng
bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi: Thả một quả trứng vào bình tràn chứa đầy nước. Thể tích nước tràn ra là
A. Thể tích quả trứng.
B. Thể tích phần chìm của quả trứng.
C. Thể tích phần nổi của quả trứng.
D. Thể tích nước chứa trong bình tràn.
Phương án trả lời: B.
Mức độ vận dụng cao;
Câu 23 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Chuẩn cần đánh giá: xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng
bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi; . Dùng bình chia độ có ĐCNN 1 cm3 để đo thể tích của một vật không thấm
nước, chìm hoàn toàn không thấm nước. Sau bốn lần đo ta được kết quả như sau:
V1 = 26 cm3. V2 = 27 cm3. V3 = 30 cm3. V4 = 25 cm3.
Thể tích của vật rắn đó là
A. V = 28 cm3
B. V = 27,5 cm3 C. V = 26 cm3
D. V = 25 cm3
Phương án trả lời: C.
Câu 24 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

7


Chuẩn cần đánh giá: xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng

bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi; Dùng bình chia độ có ĐCNN 1 ml để đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Trong các kết quả ghi dưới đây, cách ghi đúng là
A. 0,3 l
B. 0,30 l
C. 300 ml
D. 300,0 ml
Phương án trả lời:C
Câu 25 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.9
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Chuẩn cần đánh giá: xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng
bình chia độ, bình tràn.
Câu hỏi; . Một bình tràn chứa được nhiều nhất là 200 cm3 nước, đang chứa 150 cm3
nước. Thả một miếng đồng vào bình này thì thể tích nước tràn ra khỏi bình là 40 cm3.
Thể tích miếng đồng là
A. V = 40 cm3
B. V = 50 cm3
C. V = 90 cm3
D. V = 240 cm3
Phương án trả lời : C
KHỐI LƯỢNG- ĐO KHỐI LƯỢNG
Chuẩn cần đánh giá:
C10: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
C11: Đo được khối lượng bằng cân.
Mức độ nhận biết:
Câu26 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.10
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo

nên vật.
Câu hỏi; Trên hộp sữa bột có ghi: “khối lượng tịnh 400 g ”. Số đó chỉ
A. Thể tích của hộp sữa.
B. Khối lượng của hộp sữa.
C. Khối lượng của bột sữa trong hộp. D. Sức nặng của hộp sữa.
Phương án trả lời: C
Câu27 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.10
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo
nên vật.
Câu hỏi: §¬n vÞ nµo kh«ng dïng ®Ó ®o khèi lîng
A) T¹
B) N
C) g
D) mg
8


Phương án trả lời: B.
Câu28 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.10
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo
nên vật.
Câu hỏi: §æi 55 g ra kg ta ®îc kÕt qu¶
A) 0,055kg
B) 0,55kg
C) 5,5kg
D) C¶ A,B,C ®Òu sai

Phương án trả lời: A.
Mức độ thông hiểu:
Câu29 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo
nên vật.
Câu hỏi: Đưa hộp sữa bột từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh thì khối lượng của
hộp sữa
A. Tăng.
B. Không đổi.
C. Giảm
D. Thay đổi tùy theo nhiệt độ.
Phương án trả lời: B
Câu 30 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân.
Câu hỏi;Trong các loại cân sau đây, cân nào mà khối lượng của vật được đo bằng
tổng khối lượng các quả cân?
A. Cân đồng hồ.
B. Cân tạ.
C. Cân đòn.
D. Cân Rô – bec - van.
Phương án trả lời: D.
Câu 31 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề: Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân
Câu hỏi; Dùng Cân Rô – bec – van để đo khối lượng của một vật. Khi cân thăng

bằng thì khối lượng của vật bằng
A. Khối lượng của quả cân trên đĩa.
B. Khối lượng của các quả cân trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ
của con mã.
9


C. Khối lượng của các quả cân trên đĩa trừ đi giá trị khối lượng ứng với số chỉ
của con mã.
D. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
Phương án trả lời: B
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 32 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân
Câu hỏi; Một chiếc cân đồng hồ đã mất chính xác. Được sử dụng thêm một hộp quả
cân, ta có thể dùng cân trên để xác định chính xác khối lượng của một vật. Hãy nói rõ
cách làm.
Phương án trả lời Ta đặt vật cần đo khối lương lên đĩa cân : khi cân ổn định , đọc
kết quả đo được, nhấc vật ra khỏi đĩa cân và đặt các quả cân vào đĩa cho tới khi kim
đồng hồ chỉ giá trị như kết quả đo được ở trên .Tổng khối lượng các quả cân đặt vào
bằng khối lượng của vật cần đo
Mức độ vận dụng cao
Câu 33 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân
Câu hỏi; Dùng Cân Rô – bec – van đúng để cân các vật.
Lần thứ nhất: Đĩa cân bên trái có 2 gói bánh quy, đĩa cân kia có các quả cân: 2 quả

cân 200 g, 1 quả cân 100 g, 1 quả cân 50 g.
Lần thứ hai: Đĩa cân bên trái có 3 gói bánh quy, đĩa cân bên kia có 8 gói kẹo và 1
quả cân 25 g. Cho biết khối lượng của các gói bánh quy bằng nhau, khối lượng của
các gói kẹo bằng nhau.
Hãy xác định khối lượng của một gói bánh quy , khối lượng của một gói kẹo.
Phương án trả lời: Từ lần cân thứ nhất ta có: Khối lượng tổng của các quả cân là:
2.200 + 100 + 50 = 550 g.
Vậy khối lượng của 1 gói bánh quy là:

550
= 275 g.
2

ở lần cân thứ 2 ta có: Khối lượng của ba gói bánh quy là: 3.275 = 825 g.
Khi cân thăng bằng: 825 g là tổng khối lượng của 8 gói kẹo và quả cân 25 g. Khối
lượng của 1 gói kẹo là:

825 − 25
= 100 g.
8

Câu 34 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.11
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng- đo khối lượng
Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân
Câu hỏi: Có 8 viên bi sắt bề ngoài giống nhau, trong đó có 1 viên bi rỗng. Chỉ rùng
cân Bec – ro – ven đúng nhưng không có quả cân, hãy tìm viên bi rỗng không quá hai
làn cân.
Phương án trả lời: Cân lần 1: Ta cho vào mỗi đĩa cân 3 viên bi.
10



Có 2 khả năng xẩy ra:
-Trường hợp cân thăng bằng ta tiếp tục cân lần 2: lấy 2 viên bi còn lại cho vào
mỗi đĩa cân một viên. Đĩa cân nào vổng lên thì viên bi trên đĩa cân đó là viên bi rỗng.
-Trường hợp nếu cân không thăng bằng: Cân lần 2: lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa
cân bổng đặt vào hai đĩa cân, nếu cân thăng bằng thì viên bi còn lại là viên bi rỗng,
nếu cân không thăng bằng thì viên bi ở đĩa cân bổng là viên bi rỗng.

LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
Chuẩn cần đánh giá;
C12: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
C13: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ
ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Mức độ nhận biết
Câu 35 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.12
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
Câu hỏi: .Khi nói về lực,cách nói chính xác là:
A.Lực xuất hiện khi hai vật tiếp xúc nhau.
B.Lực không xuất hiện khi hai vật không tiếp xúc nhau.
C.Lực không thể tồn tại ngoài vật thể
D.Cả A,B và C đều đúng
Phương án trả lời: C.
Mức độ thông hiểu.
Câu 36 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.13
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực

cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu hỏi:.Trong các phát biểu về lực cân bằng, câu phát biểu sai là:
A.Một vật chịu tác dụng của hai cân bằng, nếu vật đang đứng yên thì tiếp tục
đứng yên
B.Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của nhiều căp lực cân bằng thì vật
phải chuyển động
C.Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của hai lực không cân bằng thì vật
đó phải chuyển động
D.Một vật chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lưc cân bằng thì vật tiếp tục
chuyển động
Phương án trả lời: B
Mức độ vận dụng thấp.
Câu 37 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.13
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
11


Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực
cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu hỏi:
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo.Chỉ ra nhận xét đúng
trong các nhận xét sau.
A.Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay
cái là hai lưc cân bằng.
B.Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay
trỏ là hai lực cân bằng.
C.Hai lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
D.Các câu trả lời A, B và C đều đúng
Phương án trả lời: C

Mức độ vận dụng cao
Câu 38 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.13
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực
cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu hỏi Một người thợ xây đẩy xe vật liệu đi trên đương nằm ngang rồi lên dốc.Hãy
cho biết phương ,chiều,độ mạnh yếu của lực đẩy trên từng đoạn đường
Phương án trả lời: Khi đẩy xe trên đường, lực đẩy có phương trùng với phương
của cánh tay,chiều hướng về phía trước.trên đương nằm ngang lực đẩy yếu hơn so
với khi lên dốc.
Câu 39 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.13
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực
cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu hỏi: Một ô tô kéo rơ mooc chạy đều trên đường thẳng. Hãy chỉ ra các lực tác
dụng vào thanh kéo nối giữa ô tô và rơ mooc.Nhận xét về các lưc này.
Phương án trả lời : Thanh kéo chịu tác dụng của các lực : ô tô tác dụng lực kéo lên
thanh kéo có chiều hướng về phía trước .Rơ móoc tác dụng lực kéo lên thanh kéo có
chiều hướng về phía sau .Hai lực này cùng phương ,ngược chiều và cùng đặt vào một
vật(Hai lực này cũng là 2 lực cân bằng)
Câu 40 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.13
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực - hai lực cân bằng
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực
cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu hỏi: Một chiếc tủ đang đứng yên trên sàn nhà. Lấy tay đẩy chiếc tủ theo phương
ngang .chiếc tủ không chuyển động.
Hãy cho biết các lực tác dụng vào chiếc tủ theo phương ngang là những lực nào?

Vì sao chiếc tủ vẫn đứng yên?
Phương án trả lời : Các lực tác dụng vào chiếc tủ theo phương ngang là:
12


-Lực đẩy do tay ta tác dụng lên chiếc tủ.
-Chiếc tủ tác dụng lên măt đất một lực đẩy nên mặt đất tác dụng lên chiếc tủ
một lực cản có chiều ngược lại .
- Chiếc tủ vẫn đứng yên vì có hai lực cân bằng tác dụng lên chiếc tủ là lực đẩy
cánh tay ta và lực cản của mặt đất.

TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC:
Chuẩn cần đánh giá;
C14: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển
động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
(Khi đưa ra ví dụ về tác dụng của lực cần chỉ ra được tác dụng mà lực đó gây
ra).
Mức độ nhận biết
Câu 41 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi:. Một cầu thủ đá quả bóng đang nằm yên trên sân, làm cho quả bóng
A. Biến đổi chuyển động.
B. Biến dạng.
C. Biến đổi chuyển động và biến dạng.
D. Không bị biến dạng và chỉ biến đổi chuyển động.
Phương án trả lời: C.
Câu 42 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14

Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi: Trường hợp nào sau đây vật đồng thời biến đổi chuyển động và biến dạng?
A. Chiếc xe khách đang rẽ trái.
B. Tấm ván mỏng bắc làm cầu khi có người đi qua.
C. Trái dừa rụng xuống đất.
D. Viên bi sắt đặt gần thanh nam châm.
Phương án trả lời: B
Mức độ thông hiểu:
Câu 43 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi. Nói về kết quả của lực, cách nói nào dưới đây là sai?
Lực tác động vào một vật
13


A. Có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước của vât.
B. Có thể làm thay đổi khối lượng của vật.
C. Có thể làm thay đổi hướng chuyển động của vật.
D. Có thể làm chậm chuyển động của vật nhanh lên hoặc chậm lại.
Phương án trả lời: B
Mức độ vận dụng thấp
Câu 44 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi. Trường hợp nào sau đây vật chỉ biến dạng?
A. Dây cung đang đẩy mũi tên.
B. Lò xo nối giữa 2 toa tầu khi tầu đang vào ga.
C. Quả bóng bay đang bay lên cao.
D. Lốp của xe ô tô đậu trong bến.
Phương án trả lời: D
Câu 45 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi: Hãy nêu các hiện tượng trong đời sống để chứng tỏ kết quả tác dụng của lực
phụ thuộc vào:
- Độ mạnh, yếu của lực.
- Phương của lực.
- Điểm đặt lực.
Phương án trả lời: - Khi kéo thùng nước từ giếng lên, nếu ta kéo mạnh thì
thùng nước chuyển động nhanh, ta kéo yếu thì thùng nước chuyển động chậm.
- Khi đẩy xe, nếu người đẩy ở tư thế đứng thì chiếc xe chuyển động
châm, nếu người đẩy cúi xuống để hai tay gần song song với mặt đường thì xe
chuyển động nhanh hơn.
- Khi đẩy cửa theo phương vuông góc với cánh cửa, mặc dù lực đẩy có độ
mạnh như nhau nhưng nếu đặt tay ở mép cánh của thì đẩy cửa nhẹ hơn so với khi đặt
tay ở giữa cửa.
Mức độ vận dụng cao
Câu 46 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi. Vật thể nào dưới đây có biến đổi chuyển động?
A. Xe lửa chạy đều trên đường ray thẳng.
14


B. Vận động viên nhảy rù rơi đều theo phương thẳng đứng.
C. Vận động viên đang thực hiện nhảy cao.
D. Máy bay đang bay đều theo đường thẳng.
Phương án trả lời: C
Câu 47 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi. Hãy quan sát chuyển động của quả táo rụng và cho biết:
a) Chuyển động của quả táo biến đổi như thế nào?
b) Nguyên nhân của hiện tượng trên.
Phương án trả lời: a) Quả táo chuyển động nhanh dần theo phương thẳng
đứng. Hướng chuyển động của quả táo không thay đổi nhưng nó chuyển động nhanh
dần. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động.
b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực hút của Trái đất.
Câu 48 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.14
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc
biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu hỏi. Trong đời sống ta thường thấy hiện tượng: Dùng tay để đẩy chiếc xe nhỏ,
chiếc xe sẽ chuyển động về phía trước. Khi ngừng đẩy, chiếc xe nhỏ cũng dừng lại.

Vì vậy có thể rút ra kết luận: “Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật”. Điều
khảng định này có đúng không? Vì sao?
Phương án trả lời: Điều khẳng định: “Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động
của vật” là không đúng. Vì xe đang đứng yên, nếu chịu tác dụng của tay thì xe
chuyển động. Khi ngừng đẩy, do tác dụng lực cản của mặt đất, xe đang chuyển động
thì dừng lại. Như vậy lực là nguyên nhân gây ra biến đổi chuyển động của xe.
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC.
Chuẩn cần đánh giá:
C15: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó
được gọi là trọng lượng.
C16: Nêu được đơn vị đo lực và chỉ rõ trọng lực trong một số ví dụ thực tế
Mức độ nhận biết.
Câu 49 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.15
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Trọng lực- Đơn vị lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Câu hỏi. Không thể nói về trọng lực của vật nào dưới đây?
15


A. Hòn đá nằm trên mặt đất.
B. Quả táo chín đang rơi xuống đất.
C. Vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất.
D. Mặt trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Phương án trả lời: D.
Câu 50 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.15
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Trọng lực- Đơn vị lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Câu hỏi. Chỉ ra nhận xét sai.
Cùng một quả tạ nhưng một lần thả rơi tại Hà Nội và lần khác thả rơi tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Hai Trường hợp này có sự khác nhau về
A. Phương rơi.
B. Chiều rơi.
C. Khối lượng quả tạ.
D. Trọng lượng quả tạ.
Phương án trả lời: C.
Mức độ thông hiểu.
Câu 51 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.15
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Trọng lực- Đơn vị lực
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Câu hỏi. Khi đạp xe xuống dốc, mặc dù chân không đạp xe nhưng xe vẫn chuyển
động được là do:
A. Mặt dốc tác dụng lên xe một lực đẩy.
B. Người tác dụng lên xe 1 lực đẩy.
C. Trọng lực của xe.
D. Trọng lực cả người và xe.
Phương án trả lời: D.
Mức độ vận dụng thấp
Câu 52 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.17
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Trọng lực- Đơn vị lực
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ rõ trọng lực trong một số ví dụ thực tế.
Câu hỏi. Một chiếc thuyền có khối lượng 80 kg nổi trên sông khi trời lặng gió. Hãy
cho biết các lực tác dụng lên thuyền. So sánh phương, chiều, cường độ của các lực
này.

Phương án trả lời: Trước hết chiếc thuyền chịu tác dụng của trọng lực theo
phương thẳng đứng, có chiều hướng xuống dưới và có cường độ là 800N. Mặt nước
tác dụng lên thuyền một lực nâng có phương thẳng đứng, có chiều hướng lên trên, có
cường độ băng 800N. Vì hai lực trên đồng thời tác dụng lên thuyền nên là hai lực cân
bằng.
Mức độ vận dụng cao
Câu 53 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.17
16


Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Trọng lực- Đơn vị lực
Chuẩn cần đánh giá: Chỉ rõ trọng lực trong một số ví dụ thực tế.
Câu hỏi. Một quả bóng cao su rơi từ trên cao xuống nền ximăng phẳng. Mô tả hiện
tượng và chỉ rõ lực nào gây ra biến đổi chuyển động của quả bóng.
Phương án trả lời : Quả bóng cao su rơi nhanh xuống nền ximăng do tác dụng của
trọng lực. Khi quả bóng chạm nền, mặt nền tác dụng lực đẩy làm cho quả bóng
chuyển động theo hướng ngược lại. Quả bóng chuyển động lên cao nhưng chậm dần
là do trọng lực tác dụng vào quả bóng.
LỰC ĐÀN HỒI.
Chuẩn cần đánh giá
C17:Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm
nó biến dạng.
C18: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều
hay ít.
C19; Nêu được ví dụ về một số lực.
Mức độ nhận biết
Câu 54 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.17
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác
dụng lên vật làm nó biến dạng.
Câu hỏi. Vật nào dưới đây không phải là vật đàn hồi
A. dây chun.
B. Lưỡi cưa
C. Quả bóng cao su.
D. Lò so sắt
Phương án trả lời: D
.Câu 55 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.17
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác
dụng lên vật làm nó biến dạng.
Câu hỏi. Biến dạng nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?
A. Biến dạng của mặt đất nơi hòn gạch rơi xuống.
B. Biến dạng của cục bột khi nghệ nhân nặn tò he.
C. Biến dạng của con dao khi người thợ rèn đập búa.
D. Biến dạng của quả bóng khi cầu thủ đá.
Phương án trả lời: D.
Mức độ thông hiểu
Câu 56 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.18
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm
biến dạng nhiều hay ít.
Câu hỏi. Đầu của một lò xo xoắn được giữ cố định, đầu kia treo một quả nặng có
khối lượng 300 g. Khi lò xo ổn định, lực tác dụng lên quả nặng là:
17



A. Trọng lực có cường độ 3 N.
B. Lực đàn hồi của lò xo có cường độ 3 N, có chiều hướng về phía ngoài Trái Đất.
C. Lực đàn hồi của lò xo có cường độ 3 N, có chiều hướng về phía Trái Đất.
D. Trọng lực và lực đàn hồi của lò xo cùng có cường độ 3 N, nhưng có chiều
ngược nhau.
Phương án trả lời D.
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 57 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.18
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm
biến dạng nhiều hay ít.
Câu hỏi. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo một quả nặng 100 g thì độ biến
dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến
dạng của lò xo là 1,5 cm. Lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này bằng?
A. 1 N.
B. 3 N
C. 30 N.
D. 100 N
Phương án trả lời : B
Câu 58 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.18
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm
biến dạng nhiều hay ít.
Câu hỏi Tại sao phía dưới xà nhảy cao người ta phải đặt đệm mút dày?
Phương án trả lời :Vì đệm mút dày có tính đàn hồi nên khi vận động viên rơi xuống
đệm sẽ tiếp tục chuyển động thêm trước khi dừng lại, do đó không gây thương tich
cho vận động viên.
Mức độ vận dụng cao:

Câu 59 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.18
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm
biến dạng nhiều hay ít.
Câu hỏi. Trong thí nghiệm với lò xo xoắn, nếu treo quả nặng 2 N thì chiều dài của lò
xo là 25 cm, nếu treo quả nặng 4N thì chiều dài của lò xo là 26 cm. Nếu treo quả
nặng 5 N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?
Phương án trả lời
: Gọi l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo tính theo cm. Khi lò
xo cân bằng thì lực đàn hồi có cường độ bằng trọng lực của quả nặng treo vào. Do đó
ta có phương trình:
Treo lần thứ nhất: 2 = k(25 - l0 ) (1) với k là hệ số tỉ lệ.
Treo lần thứ hai: 4 = k(26 - l0 ) (2)
18


Chia vế với vế của (2) và (1) rồi tính toán ta tìm được l0 = 24 cm.
Treo lần thứ 3: 5 = k(l3 - 24 ) (3)
Chia 2 vế của (3) và (1) ta được:

5 l3 − 24
=
2 25 − 24

Từ đó tìm được l3 = 26,5 cm.
Câu 60 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.19
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực đàn hồi
Chuẩn cần đánh giá; Nêu được ví dụ về một số lực.

Câu hỏi. Hãy nêu thí dụ thực tế về lực đàn hồi của vật do chính trọng lượng của vật
gây ra.
Phương án trả lời; Ví dụ quả bóng đặt trên bàn. Trọng lượng quả bóng làm quả bóng
bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi.
LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
Chuẩn cần đánh giá,
C20Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo
P, m.
C21: Vận dụng được công thức P = 10m.
C22: Đo được lực bằng lực kế.
Câu 56. Trong các loại cân sau đây, loại cân nào không phải là lực kế?
A. Cân tạ.
B. Cân y tế.
C. Cân đồng hồ. D. Cân bỏ túi.
Đ/A: A
Mức độ nhận biết
Câu 61 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.20
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực kế- phép đo lực, trọng lượng và khối lượng
Chuẩn cần đánh giá; Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý
nghĩa và đơn vị đo P, m.
Câu hỏi. Nói về quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật, cách nói chính
xác là:
A. Khối lượng của 1 vật tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật đó.
B. Trọng lượng của 1 vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
C. P = 10m.
D. Tỉ số giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là 1 số không đổi.
Phương án trả lời: B.
Mức độ thông hiểu

Câu 62 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.21
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực kế- phép đo lực, trọng lượng và khối lượng
Chuẩn cần đánh giá; Vận dụng được công thức P = 10m
Câu hỏi. Trọng lượng của một học sinh lớp 6 có thể là
A. 400 N.
B. 1000 N.
C. 40 N .
D. 100 N.
Phương án trả lời: A.
19


Mức độ vận dụng thấp
Câu 63 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.22
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực kế- phép đo lực, trọng lượng và khối lượng
Chuẩn cần đánh giá;Đo được lực bằng lực kế.
Câu hỏi. Dùng lực kế đo trọng lượng của 1 quả cân ở xích đạo là 4N. Khối lượng
chính xác của quả cân này
A. Bằng 4 kg. B. Bằng 0,4 kg. C. Nhỏ hơn 0,4 kg.
D. Lớn hơn 0,4 kg.
Phương án trả lời: D.
Mức độ vận dụng cao
Câu 64 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.22
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực kế- phép đo lực, trọng lượng và khối lượng
Chuẩn cần đánh giá;Đo được lực bằng lực kế.
Câu hỏi. Cân đồng hồ thực chất là một lực kế nhưng tại sao người ta lại dùng cân này
để đo khối lượng? Đo khối lượng bằng cân này có sai sót gì?

Phương án trả lời: Dùng cân đồng hồ để xác định trọng lượng của vật. Nhưng vì
trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó nên trên bảng chia độ ta không ghi
trọng lượng của vật mà ghi khối lượng tương ứng. Dùng cân này có sai sót (tuy rất
nhỏ) là trọng lượng của vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất còn khối lượng
của nó thì không thay đổi.
Câu 65 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.22
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Lực kế- phép đo lực, trọng lượng và khối lượng
Chuẩn cần đánh giá;Đo được lực bằng lực kế.
Câu hỏi. Một lò xo xoắn dài 26 cm khi treo vật nặng 0,5 N. Treo thêm một vật 1 N
vào lò xo thì độ dài của nó là 28 cm.
a) Tính độ dài tự nhiên của lò xo.
b) Tính độ dài của lò xo khi treo vật nặng 5 N.
c) Muốn dùng lò xo này làm lực kế có ĐCNN là 0,1 N thì độ dài giữa hai vạch
chi liên tiếp là bao nhiêu?
Phương án trả lời: a) Gọi l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo tính theo cm. Khi lò xo
cân bằng thì lực đàn hồi có cường độ bằng trọng lực của quả nặng treo vào. Do đó ta
có phương trình:
Treo lần thứ nhất: 0,5 = k(26 - l0 ) (1) với k là hệ số tỉ lệ.
Treo lần thứ hai: 1,5 = k(28 - l0 ) (2)
Chia vế với vế của phương trình (2) và (1) rồi giải phương trình ta tìm được l0 = 25
cm.
Vậy độ dài tự nhiên của lò so là 25 cm.
b)Treo vật nặng 5 N vào lò xo: 5 = k(l3 - 25 ) (3)
5

l3 − 25

Chia 2 vế của (3) và (1) ta được: 0,5 = 26 − 25
Từ đó tìm được l3 = 35 cm.

c) Độ biến dạng của lò xo khi treo vật nặng 0,5 N là: 26 – 25 = 1 cm.
20


1
5

Theo tính chất đàn hồi của lò xo thì 0,1 N ứng với cm = 2 mm.
Vậy độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của lực kế là 2 mm.
KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG.
Chuẩn cần đánh giá;
C23 Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính
khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
C24 Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
C25 Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
C26 Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính
trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
C27 Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải
một số bài tập đơn giản.
Mức độ nhận biết
Câu 66 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.23
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá;Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được
công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
Câu hỏi: Công thức nào dưới đây dùng để tính khối lượng riêng của một chất
C. D = m.V
m
P
V

D. D =
A. D =
B. D =
V
V
m
Phương án trả lời;A
Câu 67 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.23
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá ; Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết
được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng
Câu hỏi. Đơn vị khối lượng riêng là:
A. kg.
B.N/m3
C. N.
D.kg/m3.
Phương án trả lời; D.
Câu 68 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.26
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá ; Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết
được công thức tính trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng
Câu hỏi Đơn vị của trọng lượng riêng là:
A. N/m
B. kg/m3
Phương án trả lời; D

C.kg/m2
21


D .N/m3


Mức độ thông hiểu
Câu 69 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.25
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá; Nêu được cách xác định khối lượng riêng (D) của một số
chất
Câu hỏi: Có hai quả cầu đặc:Quả A làm bằng sắt có thể tích 100cm3 , quả B làm
bằng gỗ tốt có thể tich 0.5 dm3 .
Tỉ số khối lượng giữa hai quả cầu A và B là.
A. 0.51
B. 0.55
C.1.95
D.2
Phương án trả lời: C
Câu 70 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.26
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá; Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết
được công thức tính trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
Câu hỏi.Chỉ ra kết luận SAI khi nói về trọng lượng riêng.
A. Trọng lượng riêng của một chất được đo bằng thương số giữa trọng lượng một
khối chất và thể tích của khối chất đó.
B. Trọng lương riêng của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ của chất đó.
C. Trong lượng riêng của một chất thay đổi khi mang từ xích đạo lên địa cực.
D. Trọng lương riêng được đo bằng lực kế.
Phương án trả lời: D

Mức độ vận dụng thấp:
Câu 71 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.25
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá; Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
Câu hỏi.125 lít chất lỏng có trọng lượng là 875N. Chất lỏng này là.
A. xăng.
B. dầu ăn.
C. cồn.
D. nước
Phương án trả lời : A.
Mức độ vận dụng cao
Câu 72Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.27
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Khối lượng riêng- trọng lượng riêng
Chuẩn cần đánh giá; Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng
lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
22


Câu hỏi. Một bức tượng bằng nhôm có thể tích 650cm3 và trọng lượng bằng 13,5 N.
Hãy cho biết bức tượng trên dặc hay rỗng, vì sao? Tính thể tích cua phần rỗng, nếu
có.
Phương án trả lời: Theo bảng khối lượng riêng của một số chất thì khối lượng
riêng của nhôm là 2700 kg/m3, trọng lượng riêng của nhôm là 27 000 N/m3. Do đó
thể tích của khối nhôm dùng làm tượng là : Vnh = (13,5): 2700 = 0,0005 m3 = 500
cm3.
Vậy bức tượng này rỗng. Thể tích của phần rỗng: 650 – 500 = 150 cm3.
Câu 65. Một khối lập phương rỗng bằng đồng có cạnh a = 6 cm và có khối lượng m
= 810 g. Cho khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3. Tìm bề dày của thành khối

lập phương biết rằng các thành đều dày như nhau.
Đ/A: Đổi 810 g = 0,81 kg.
Thể tích khối lập phương là: VT =

m 0,81
=
= 0, 000091 m3 = 91 cm3.
D 8900

Thể tích của khối lập phương là: VL = 6.6.6 = 216 cm3
Thể tích phần rỗng trong khối lập phương là: VL = VL – VT = 125 cm3
Vì 125 = 5.5.5 nên ở mỗi cạnh của phần rỗng có chiều dài là 5 cm. Vậy bề dày của
hai thành hai bên là: 6 cm – 5 cm = 1 cm.
Vậy chiều dày của khối lập phương là: 0,5 cm.
.MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

C28.Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
C29 Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi
hướng của lực.
Mức độ nhận biết.
Câu 73 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.28
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Máy cơ đơn giản
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị
thông thường
Câu hỏi. Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng xẻng xúc đất.
C. Dùng bấm cắt móc tay.
D. Dùng cưa để cưa gỗ.

Phương án trả lời: D.
Câu 74 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.28
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Máy cơ đơn giản
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị
thông thường
Câu hỏi. Trường hợp nào sau đây không thể sử dụng máy cơ đơn giản?
A. Đưa hòn đá nặng ra vệ đường.
23


B. Làm đường lên đỉnh núi.
C. Kéo cờ trong buổi chào cờ đầu tuần.
D. Đóng đinh vào tường.
Phương án trả lời: D.
Mức độ thông hiểu
Câu 75 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.29
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Máy cơ đơn giản
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo
hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Câu hỏi. Hãy kể ra 5 trường hợp có sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
Phương án trả lời: - Dùng kéo cắt giấy.
- Dùng xẻng xúc đất.
- Dùng bấm cắt móng tay.
- Đưa hòn đá nặng ra vệ đường (Đòn bẩy).
- Kéo cờ trong buổi chào cờ (Dòng dọc).
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 76 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.29
Lớp 6- Học kỳ I.

Chủ đề:Máy cơ đơn giản
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo
hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Câu hỏi; Cầu thang xoắn là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào:
A. Đòn bẩy.
B. Mặt phẳng nghiêng.
C. Ròng rọc.
D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc.
Phương án trả lời; B
Mức độ vận dụng cao:
Câu 77 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.29
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Máy cơ đơn giản
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo
hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Câu hỏi. Để đưa một chiếc bàn 35 kg từ sân trường lên tầng 2, ba học sinhđã dùng
mỗi người một dây cùng kéo lên. Nếu lực kéo của mỗi học sinh là 110 N thì nhóm
học sinh trên có thực hiện được công việc này không? Vì sao?
Phương án trả lời: Trọng lượng của chiếc bàn là: 10.35 = 350 N.
Lực kéo của ba học sinh là 110.3 = 330 N.
Lực kéo chiếc bàn lên cao phải ít nhất bằng 350 N. Vậy nhóm học sinh không thực
hiện được công việc đã giao.

24


MẶT PHẲNG NGHIÊNG
Chuẩn cần đánh giá:
C30 Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và
đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

C31 Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế
cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Mức độ nhận biết.
Câu 78 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.30
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Mặt phẳng nghiêng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo
hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Câu hỏi: Để đưa một kiện hàng lên sàn ôtô cao 1,5 m, người ta dùng một trong các
tấm ván có độ dài: 1,2 m; 2 m; 3m; 5 m. Dùng tấm ván nào thì lực đẩy lớn nhất?
A. 1,2 m
B. 2 m
C. 3 m
D. 5 m
Phương án trả lời: B
Mức độ thông hiểu
Câu 79 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.30
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Mặt phẳng nghiêng
Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo
hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế
Câu hỏi. Để đưa một kiện hàng lên sàn ôtô cao, người ta dùng một trong các tấm ván
có độ dài: 3 m; 3,5 m; 4m; 5 m. Với một lực kéo không đổi, dùng tấm ván nào làm
mặt phẳng nghiêng sẽ kéo được kiện hàng có khối lượng lớn nhất?
A. 5 m
B. 3,5 m
C. 4 m
D. 3 m
Phương án trả lời: A
Mức độ vận dụng thấp

Câu 80 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.31
Lớp 6- Học kỳ I.
Chủ đề:Mặt phẳng nghiêng
Chuẩn cần đánh giá:Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những
trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Câu hỏi. Để kéo một cỗ máy bơm lên sàn ôtô bằng một mặt phẳng nghiêng ta phải
dùng lực F1. Nếu giữ nguyên độ cao nhưng tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng ta phải
dùng một lực F2. So với lực F1 thì lực F2 .
A. Bằng F1
B. Bằng 2F1
C. Lớn hơn F1
D. Nhỏ hơn F1
Phương án trả lời: D
Mức độ vận dụng cao
Câu 81 Mã nhận diện câu hỏi: 6.1.31
25


×