Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập nhóm lịch sử thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.67 KB, 4 trang )

Lời mở đầu
Trung Quốc được mọi người biết đến không chỉ bởi diện tích đất đai rộng
lớn, dân số đông đúc mà đây còn là một đất nước có chiều dài lịch sử đầy biến
động. Việc nghiên cứu đề tài: “phân tích hình thức chính thể ở Trung Quốc cổ
đại (thời Tây Chu)” là cơ sở để chúng ta có thể hiểu sâu hơn về chiều dài lịch sử
ấy.

Nội dung
I- Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
Trước khi xác định hình thức chính thể ở Trung Quốc cổ đại thời kì Tây
Chu, chúng ta cần hiểu hình thức chính thể là gì? Hình thức chính thể là cách tổ
chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những
mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Có hai dạng chính thể đó là chính thể
quân chủ và chính thể cộng hòa.
Ở thời kì Tây Chu, Trung Quốc là một nhà nước có hình thức chính thể
quân chủ chuyên chế, cụ thể là quân chủ chuyên chế quý tộc (chủ nô). Chính
thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc
thừa kế.
2. Sơ lược về triều đại Tây Chu.
Nhà Chu (thế kỷ 11 TCN hoặc 1122 TCN đến 256 TCN) nối tiếp sau nhà
Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một
triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị
(Wei), phía tây nền văn minh Thương. Sau khi tuiêu diệt triều Thương, nhà Chu
đóng đô ở Cảo Kinh( phía tây Tây An), nên thời kì nhà Chu đóng đô ở đây, gọi
là Tây Chu.
II- Phân tích


1. Cơ sở tồn tại và phát triển của nền quân chủ chuyên chế quý tộc


(chủ nô)
Về kinh tế:
Nhà nước Tây Chu cũng giống như các triều đại trước có nền kinh tế chủ
yếu dựa vào nông nghiệp trong đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai,
ruộng vườn nằm trong tay một người đó là nhà vua. Vì vậy khả năng phân tán
về tiềm lực kinh tế rất khó xảy ra. Đây chính là một yếu tố ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của hình thức quân chủ chuyên chế.
Về chính trị-xã hội:
Hệ thống quan lại Trung Quốc cổ đại được hình thành, củng cố theo chế
độ tông pháp và chế độ cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan lại đều do
họ hàng nhà vua nắm giữ.
Trong xã hội lúc này có 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị: vua, quan
và các chư hầu là những người nắm hết của cải của xã hội. Giai cấp bị trị gồm
có bình dân, nông dân và giai cấp nô lệ. Họ là những người phụ thuộc vào giai
cấp thống trị, họ có rất ít của cải hoặc không có của cải gì.
Về tư tưởng:
Vương quyền và thần quyền trong tín ngưỡng tôn giáo được sử dụng như
một công cụ để bảo vệ địa vị, quyền lợi và sức mạnh của nhà vua cũng như giai
cấp chủ nô.
2. Hệ thống vua và quan lại
2.1 Vua:
- Con đường hình thành: Vua- người có quyền lực cao nhất trong triều
đại Tây Chu được hình thành từ con đường thế tập truyền ngôi dựa trên yếu tố
huyết thống. Các vua Tây Chu xác lập ngôi vị thế tử cho con trai của mình mà
sau này người đó sẽ trở thành vị vua kế tiếp.


- Quyền lực: Vua nhà Chu phân phong cho anh em, họ hàng và công thần
làm chư hầu để họ dựng nước và trị vì dân ở các nơi, hình thành một số nước
chư hầu như nước Lỗ, nước Tấn, nước Yên, nước Tề…là một chế độ thống trị

dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống của dòng họ, gọi là chế độ tông pháp. Vì
vậy, có thể khẳng định Tây Chu là nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên
chế quý tộc chủ nô.
Nhà vua có thực quyền kinh tế: Vua là người duy nhất đựơc nhà nước và
pháp luật thừa nhận nắm quyền sở hữu ruộng đất cao nhất: chỉ nhà vua mới có
quyền thu thuế ruộng đất, chỉ duy nhất vua được quyền ban cấp ruộng đất cho
quý tộc, quan lại. Đó là cơ sở và tiềm lực kinh tế của chế độ quân chủ chuyên
chế.
Quyền lực về chính trị: chỉ duy nhất nhà vua có quyền bổ nhiệm, bãi
miễn, điều động, khen thưởng, trừng phạt quan lại từ trung ương đến địa
phương theo chế độ tông pháp. Chính hệ thống quan lại này là công cụ để nhà
vua điều hành, quản lí đất nước. Đối với pháp luật, tất cả mọi quyết định của
nhà vua đều có hiệu lực bắt buộc phải thi hành. Nhà vua luôn là người xét xử
cao nhất và được quyền đưa ra phán quyết cuối cùng.
Quyền lực về tư tưởng: Các vua Tây Chu dùng tên hiệu của mình là
Vương hay Thiên Tử, xây dựng luận thuyết thiên mệnh thiên tử, vua là con trời
xuống địa giới để quản lí thần dân. Họ cho rằng họ là hiện thân trên mặt đất
của “Thượng đế” và nhiệm vụ của họ là làm trung gian với Thượng đế. Tầng
lớp tăng lữ có nhiệm vụ thần thánh hoá vai trò của vua làm cho quyền lực của
nhà vua trở thành tuyệt đối.
2.2 Hệ thống quan lại ở trung ương:
Trải qua nhiều thời đại, tới nhà Tây Chu thì hệ thống quan lại ở trung
ương đã có nhiều đổi mới, quy củ, chặt chẽ hơn và nâng cao tính chuyên trách
của từng cơ quan. Cụ thể như sau: Nhà vua bỏ chức quan vu sử mà thiết lập


Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo). Về sau vua Chu bỏ Tam công lập ra
sáu chức quan cao cấp trong triều (lục khanh) là Thái tể, Tư đồ, Tòng bá, Tư
mã, Tư khấu, Tư không theo chế độ bổ nhiệm chứ không phải bằng con đường
thi tuyển để lựa chọn quan lại như các triều đại sau này. Việc bổ nhiệm chức vụ

hầu hết dựa trên quan hệ huyết thống theo thứ tự gần xa với nhà vua (chế độ
tông pháp). Bên cạnh đó còn có thêm các chức quan thái sử liêu gồm tả sử và
hữu sử. Hệ thống quan lại này giúp việc trực tiếp cho vua và là công cụ để các
vua Chu củng cố uy quyền của mình.
2.3 Hệ thống quan lại ở địa phương:
Nhà Tây Chu qua 14 đời vua ( từ Chu Vũ Vương đến Chu U Vương)
đều thực hiện chính sách phong chức vụ, tước vị, phẩm hàm cho những người
trong hoàng tộc theo quan hệ huyết thống. Họ được ban ruộng đất, đặc quyền
thiết lập thái ấp riêng dựa trên hai mối quan hệ: thân thuộc (huyết thống) và lệ
thuộc (trách nhiệm và nghĩa vụ). Đây là cơ sở hình thành nên hệ thống chư hầu
của nhà Chu. Chư hầu là hệ thống đơn vị hành chính địa phương cao nhất.
Thông qua hệ thống chư hầu chính quyền trung ương của vua Chu ở giai
đoạn đầu được bảo vệ vững chắc nhưng khi các chư hầu lớn mạnh luôn có xu
hướng không muốn làm nghĩa vụ đối với vua Chu nữa, đây là mầm mống dẫn
đến cục diện tranh bá giữa các nước chư hầu với nhau sau này.

Kết luận
Như vậy, hình thức chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc (chủ nô) ở
Trung Quốc cổ đại thời Tây Chu đã có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát
triển của các triều đại sau này. Toàn bộ diện mạo của nhà nước Tây Chu đã
được thể hiện qua cách thức tổ chức quyền lực từ cao đến thấp của vua và hệ
thống quan lại.



×