Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quan hệ Mỹ_Pháp từ chiến tranh giành độc lập tới nửa đầu thế kỉ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.11 KB, 7 trang )

Bài tiểu luận giữa kỳ
Môn : Lịch Sử Hoa Kì

Đề tài: Quan hệ Mỹ_Pháp từ chiến tranh giành độc lập tới nửa đầu thế kỉ
19?

Sinh Viên: Triệu Thị Giang
K53_Quốc tế học
MSSV:08030198


Mục lục
1.Khái quát mối quan hệ Pháp Mỹ
2.Mối quan hệ Pháp _Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa:
a.Hoàn cảnh và lập trường của Pháp
b.Hoàn cảnh và lập trường của Mỹ
c.Mối quan hệ Pháp_Mỹ

3.Mối quan hệ Pháp_Mỹ từ sau chiến tranh giành độc lập tới nửa đầu thế kỉ 19
a.Tình hình Mỹ
b.Tình hình Pháp
c.Mối quan hệ Pháp- Mỹ
4.Kết luận


1.Khái quát mối quan hệ Pháp_Mỹ
Trong bối cảnh hiện nay Hoa Kì vẫn giữ được vai trò “sen đầm quốc tế”, dù vấp
phải sự cạnh tranh của một số cường quốc khác.Vậy tại sao một quốc gia còn khá non trẻ
về bề dày lịch sử lại có thể đạt được những thành tựu kinh ngạc như vậy?Tìm hiểu lịch sử
Hoa Kì không chỉ để hiểu thêm về lịch sử của nó mà còn giúp chúng ta có nhiều bài học
kinh nghiệm không chỉ trong phát triển kinh tế xã hội mà còn trong đối ngoại.Tìm hiểu


mối quan hệ Pháp _Mỹ giai đoạn từ sau chiến tranh giành độc lập đến nửa đầu thế kỉ 19
là một đề tài như thế.
Trong thời kì cận đại, Pháp là một đất nước khá mạnh.Nếu như Anh luôn đóng
vai trò là cảnh sát trên biển, thì Pháp lại luôn nuôi tham vọng bá chủ châu Âu.Cả Anh và
Pháp đều là một trong những quốc gia có cư dân đi chinh phục miền đất mới ở châu Mỹ,
tuy chỉ có Anh là thiết lập được chế độ thuộc địa của mình ở đây.Nhưng có thể nói Pháp
cũng có ảnh hưởng không nhỏ tại khu vực này.Mối quan hệ Mỹ _Pháp cũng là một vấn
đề được các nhà lãnh đạo Mỹ quan tâm, ngay từ khi 13 bang tiến hành cuộc đấu tranh
giành độc lập.Mối quan hệ này đã trải qua nhiều thăng trầm, tùy thuộc vào chính sách đối
ngoại của Hoa kì cũng như hoàn cảnh của mỗi nước
2.Mối quan hệ Pháp Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập
a. Hoàn cảnh và lập trường của Pháp(1773-1783)
Nửa cuối thế kỉ 18, tình hình thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn đặc biệt là
quan hệ Pháp_Anh, 2 cường quốc lúc bấy giờ.Và mâu thuẫn này chủ yếu xoay quanh
việc mở rộng lãnh thổ bắc mỹ.Sau phát kiến địa lý, cả Anh và Pháp đều theo đuổi chính
sách thực dân ở bắc mỹ.Anh thiết lập thuộc địa dọc bờ biển đại tây dương, còn Pháp
chiếm Canada, vùng ven ngũ hồ và vùng sộng Misisipi.Cả hai bên đều có tham vọng mở
rộng vùng chiếm đóng của mình.Để giải quyết vân đề này, hai bên đã tiến hành một số
cuộc chiên tranh trên phạm vi cả hai lục địa Châu Âu và châu Mỹ:chiến tranh
Palatinate(1688-1694), chiến tranh thừa kế Tây Ban Nha(1701-1713), chiến tranh thừa kế
Áo(1740-1748).Cả 3 cuộc chiến tranh Pháp đều thất bại và đã dẫn đến hiệp ước
Paris(1783), trao cho Anh Canada, Nova Scottia, Cape Breton và Florida 1.Đây là một thất
bại và cũng là một sự sỉ nhục đối với Pháp, và Pháp luôn nuôi ý định phục thù Anh.Đây
1

“Ngoại giao Hoa Kì trong cuộc chiến tranh giành độc lập”_tạp chí châu Mĩ ngày nay số 3 năm 2007.


chính là nguyên nhân dẫn đến những chính sách của chính quyền Pháp với Mỹ sau
này.Ngoài ra còn có một số mục đích khác của Pháp như kiềm chế sức mạnh của thế lực

phong kiến phía đông :Áo, Phổ, Nga..và phục hồi vị thế của Pháp ở châu Âu.
Ngoài ra ở Pháp, lòng nhiệt tình dâng cao.Nhân dân, đặc biệt là giới trí thức Pháp
đều hướng về Mỹ,nơi thực hiên “những hoài bão của các nhà khai sáng Pháp.”Nhiều sĩ
quan của Pháp thuộc tầng lớp quý tộc tình nguyện sang Mỹ cùng chiến đấu với quân đội
của George Washington..
b.Hoàn cảnh và lập trường của Mỹ:
Cuộc chiến giữa 13 thuộc địa và quân đội Anh có nhiều biến động và rất ác
liệt.Có lúc quân đội của Washington tưởng như thất bại, sau trận đánh ở Đảo Dài vào
tháng 8 năm 1776, vị trí của Washington trở lên khó cầm cự, tới tháng 11 thì thành phố
NewYork bị quân Anh chiếm giữ,tới tháng 12 thì lực lượng quân đội của Washington
tưởng như tan rã.Hàng loạt các thất bại như trận đánh tại Breandywine(1777), tại thung
lũng Forge(1777).
Quân đội của Washington đã tìm đến sự ủng hộ của Pháp, năm 1776 ông
Bẹnjamin Frankin được phái sang Paris.Trí thông minh, sắc sảo và sự hiểu biết của ông
đã làm cho người Pháp ủng hộ cho phong trào tại Mỹ, đây thực sự là một chiến thắng
ngoại giao của Mỹ.Mỹ biết lợi dụng những lợi ích của Pháp cũng như mâu thuẫn AnhPháp để tranh thủ sự ủng hộ của nước lớn, góp phần làm lên thắng lợi cho cuộc đấu tranh
ở giai đoạn sau.
c.Mối quan hệ Pháp-Mỹ:
Năm 1776 qua trung gian là một công ty thương mại do văn hào A.C
Beumarchais điều hành, chính phủ Pháp trợ giúp cho Mỹ 2 triệu lượng bạc, 200 khẩu đại
bác, 4.000 lều vải và 3000 bộ quân phục.Thực chất chính phủ Pháp vẫn còn khá dè dặt
trong việc hỗ trợ cho quân đội Mỹ.Vì bản thân nội các của Pháp vẫn chứa đưng nhiều
mâu thuẫn.Cụ thể là mâu thuẫn giữa phái của tổng trưởng tài chính Turgot, phái này cho
rằng tình hình tài chính không đủ để chi phí cho Pháp tham gia chiến tranh.Và bên đối
lập là phái của tổng trưởng ngoại giao Vergenes cho rằng Pháp cần tận dụng chiến tranh
để làm cho kẻ thù của mình là Anh bị suy yếu.Cuối cùng thì Turgot đã bị thất bại.Quân


Pháp tăng cường hỗ trợ cho quân đội của 13 thuộc địa.Đây thực sự là một thuận lợi rất
lớn, làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng của hai bên tham chiến.

Cuối năm 1777 sau trận chiến thắng của quân Mỹ ở Saratoga, quân Pháp tiếp tục
viện trợ cho Mỹ.Đến 6/2/ 1778 đại diện Pháp là Vergenes đã kí với đại diện bên Mỹ là
Benjamin Flankin 1 hiệp ước thương mại, và sau đó là một hiệp ước liên minh quân
sự.Trong hiệp ước có đoạn viết : “Nước Pháp công nhận Mỹ và dành quyền buôn bán cho
Mỹ”, “Nếu Pháp thì không nước nào được hạ vũ khí cho đến khi Mỹ giành độc lập,
không nướ nào đượ phép kí kết hiệp ướ hòa bình với Ạnh mà không được sự chấp thuận
của bên kia”.Như vậy Pháp đã cùng với Mỹ đứng chung một chiến tuyến chống lại kẻ
thù chung.Không chỉ có vậy, Pháp còn thành lập một khối đồng minh cô lập Anh, năm
1779 là sự tham gia của Tây Ban Nha, năm 1780 là Hà Lan.Có thể nói cuộc đấu tranh của
13 thuộc đại bắc Mỹ đã giành được sự ủng hộ của hầu hất các đế quốc châu Âu.
Tháng 7 năm 1780 Pháp đã gửi tới Mỹ một lực lượng viễn chinh gồm 6.000
người dưới sự chỉ huy của Jean de Rochambeau, và hạm đội Pháp còn tiến hành quấy rối
việc vận chuyển đường biển của Anh, ngăn chặn tiếp tế..Cuối cùng quân Mỹ đã giành
thắng lợi.Có thể nói thắng lợi của Mỹ có một phần đóng góp của Pháp..
3.Mối quan hệ Pháp Mỹ từ sau chiến tranh giành đôc lập tới nửa đầu thế kỉ 19
a Tình hình Pháp:
Tình hình Pháp có nhiều biến động trong thời kì này.Sự kiện tiêu biểu nhất là
ngày 14 tháng bảy năm 1789 cách mạng tư sản Pháp thành công.Đây là một sự kiện có ý
nghĩa quan trọng không chỉ với nước Pháp mà còn với toàn thế giới.Bởi vì nó đã cắt đứt
một mắt xích quan trọng trong hệ thống phong kiến, mở ra một thời kì hoàn toàn mới,
thời kì của những nhà tư sản.Đặc biệt sau sự kiện 21/1/1793 Louis XVI bị xử tử, đã được
cả thế giới quan tâm, nó như một lời tuyên bố sự sụp đổ của không chỉ một thời kì phát
triển mà còn là sự sụp đổ của một ý thức hệ.Sau đó Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha đã tuyên
chiến với Pháp.Nước Pháp rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn
b.Tình hình Mỹ:
Sau khi chiến thắng quân Anh, người Mỹ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất
nước, với nhiều khó khăn không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị.Washington được bầu
làm tổng thống.Ông đã lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu, đưa đất nước thoát



khỏi tình trạng khó khăn.Một trong những thành công của ông là chiến thắng trên mặt
trận ngoại giao.
Theo như hiệp ước liên minh quân sự giữa Pháp và Mỹ năm 1778 thì Mỹ phải có
trách nhiệm với Pháp trong cuộc chiến tranh với Anh, Hà Lan và Tây Ban Nha.Nhưng
lúc này trong nội bộ Mỹ đang có sự chia rẽ.Một bên là Thomas Jefferson, cho rằng Nước
Mỹ nên duy trì mối quan hệ với Pháp, mở rộng quan hệ với Pháp.Trong khi đó Haminton
thì lại cho rằng tài chính của Mỹ không đủ để Mỹ dính líu tới cuộc chiến tranh của
Pháp.Trước tình hình như vậy tổng thống Washington đã thực hiện đường lối đối ngoại
trung lập.
c.Mối quan hệ Pháp-Mỹ:
Ngày 22-4-1793 Washington đã tuyên bố hủy bỏ thành công hiệp ước được kí với
Pháp năm 1778 băng việc tuyên bố : “Hoa Kì theo đuổi 1 chính sách thân thiện, và không
thiên vị đối với các cường quốc tham chiến” 2.Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không
ủng hộ bên nào kể cả Pháp.
Và khi một phái viên mới của Pháp, Edmoud Charles Genet được cử sang Mỹ, đã
nhận được sự đón tiếp thờ ơ của chính phủ Mỹ, ông này đã rất tức giận, và vi phạm lời
hứa không cung cấp một chiếc tàu Anh bị bắt giữ và đe dọa kiện trực tiếp tới nhân dân
Mỹ, qua mặt chính phủ.Hoa kì đã yêu cầu chính phủ Pháp triệu tập ngay phái viên
này.Mối quan hệ Pháp-Mỹ bước vào thời kì căng thẳng.
Tình hình Mỹ gặp nhiều khó khăn do mâu thuẫn với cả Anh và Pháp.Mỹ đã phải
kí vơí Anh hiệp ước rất bất lợi cho mình.Điều này càng làm cho Pháp thêm tức giận và có
những hành động làm căng thẳng thêm mối quan hệ Pháp-Mỹ.Cụ thể là Pháp đã dùng
luận cứ của Anh rằng những đồ quân trang, quân dụng sắp tới cảng của kẻ thù sẽ bị hải
quân Pháp bắt giữ.Tới năm 1797 Pháp đã bắt giữ 300 tàu của Mỹ và cắt đứt quan hệ
ngoại giao với Hoa Kì.Khi tổng thống Adam gửi 3 người tới Pháp để tiến hành đàm phán
thì Pháp tuyên bố đàm phán chỉ bắt đầu nếu Hoa Kì cho Pháp vay 12 triệu USD.Điều này
làm cho sự thù địch của Mỹ với Pháp được dâng lên tột đỉnh, Mỹ đã tiến hành tuyển binh
lính và củng cố hải quân.Nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang tới gần.Nhưng sau đó
tổng thống Adam đã hóa giải tình hình bằng việc nhân nhượng trong thỏa ước 1800, một
mặt giải phóng về hình thức cho Hoa Kì khỏi hiêp ước liên minh phòng thủ năm

2

‘Chính sách đối ngoại trung lập của Hoa Kì cuối thế kỉ 18” _tạp chí châu Mĩ ngày nay số 2 năm 2008.


1778.Mặt khác Pháp từ chối đền bù cho Mỹ 20 triệu USD cho việc bắt giữ tàu của
Mỹ.Điều này cũng thể hiện sự yếu thế của Mỹ trong thời kì này.Tuy nhiên thỏa ước năm
1800 đã tránh cho Mỹ khỏi một cuộc chiến tranh với một cường quốc thời kì này và có
điều kiện hòa bình để tập trung xây dựng đất nước, còn khá non trẻ do bị tàn phá bởi
chiến tranh. Mâu thuẫn Pháp Mỹ vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ và tác
động đến quyền tự do dân chư của người dân Mỹ..
Sự kiện cuối cùng và cúng là sự kiện hạ nhiệt cho mối quan hệ Pháp- Mỹ trong
thời kì này là sự kiện Mỹ mua lại vùng đất Louisana của Pháp. Vùng đất mua Louisana
bao gồm những phần đất của 15 tiểu bang của Hoa Kì hiện tại và hai tỉnh bang của
Canada. New Orleans là một cảng quan trọng để huyên chở nông sản đến và đi từ khắp
phần đất Hoa Kì, nằm phía Tây dãy Appalachian.Qua hiệp ước Pinkney kí với Tây Ban
Nha vào 27 tháng 10 năm 1795 các nhà buôn người mỹ có quyền “tồn trử”tại New
Orleans.sau đó Napoleon Bonaparte đã mang Louisana trở về sự kiểm soát của người
Pháp từ tay người Tây Ban Nha ăm 1800 dưới hiệp ước San Ildefonso 3.Điều này khiến
người Mỹ vô ccungf căm phẫn vì Pháp định xây dựng chế độ thuộc địa ở miền Tây Hoa
Kì đe dọa sự tự do buôn bán cũng như sự an toàn cả khu định cư nội đia Mỹ.Nhưng thời
điểm đó cơ hội đã đến với Mỹ.Cụ thể là Pháp vướng vào nguy cơ của một cuộc chiến
tranh với Anh, Napoleon quyết định bổ sung ngân sách cho quốc phòng, và đặt vùng này
ra khỏi tầm với của Anh bằng việc bán cho Mỹ.Chính Napoleon đã khẳng định rằng: “Sự
thỏa thuận về lãnh thổ này sẽ mãi mãi khẳng đinh sức mạnh của Hoa Kì, và tôi đã cho
Anh quốc một đối thủ cạnh tranh về biển mà sớm muộn gì cũng sẽ làm cho họ bớt tính
kiêu ngạo..”Nói một cách khác một trong những động cơ của Pháp khi đồng ý bán vùng
Louisana cho Mỹ là làm suy yếu kẻ thù của mình(Anh).Hoa kì đã mua của Pháp vùng
Louisana với giá 15 triệu USD.Ban đầu, người Mỹ mua vùng đất này chỉ với mối quan
tâm là bến cảng và những vùng đất xung quanh, và cuối cùng họ được chuyển giao một

vùng lãnh thổ rộng lớn sau đó.chung mối quan hệ Pháp Mỹ

3

Wikipedia.org/wiki/vùng_đất_mua_louisana



×