Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các nhà nước thành bang Xpac,Aten và nhà nước La Mã thời cộng hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.19 KB, 6 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu nói quá trình hình thành và phát triển của một nhà nước diễn ra trong một thời gian
lâu dài ,thì sự bền vững và tồn tại của nhà nước đó luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, là một
vấn đề mang tính chất cốt lõi. Lịch sử và điều kiện hình thành một nhà nước luôn được xem là
yếu tố hay nền tảng cho viêc hình thành một kiểu nhà nước, một đặc trưng riêng của nước đó.
Cách thức tổ chức của một nhà nước cũng không nằm ngoài vấn đề này, một nhà nước phát
triển có nền tảng vững chắc thì luôn thể hiện trong sự hoàn thiện về cách thức tổ chức một bộ
máy nhà nước. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này nhóm em xin đi sâu vào tìm hiểu cách thức tổ
chức bộ máy nhà nước của một số nhà nước điển hình ở phương Tây cổ đại với đề tài: “Phân
tích cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các nhà nước thành bang Xpac,Aten và nhà nước
La Mã thời cộng hòa”
.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước thành bang Xpác, Aten và
nhà nước La mã thời cộng hòa.
1.1 Nhà nước thành bang Xpác, Aten
- Quá trình hình thành nhà nước trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu (Thế kỉ XI – IX TCN): Sau khi các quốc gia bị tối cổ bị hủy diệt, ở Hi
Lạp tái lập hình thức cộng hòa công xã nguyên thủy, nhưng bắt đầu tan rã. Công cụ bằng sắt
xuất hiện và được sử dụng rộng rãi, kinh tế phát triển và nảy sinh sự phân hóa xã hội.
+ Giai đoạn thứ hai (Thế kỉ VIII – VI TCN): là giai đoạn xuất hiện giai cấp và nhà
nước. Kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến sự thay đổi về cơ sở kinh tế, xã hội hình thành ba
giai cấp: chủ nô, nô lệ và nông dân và thợ thủ công.Các thành bang bắt đầu hình thành và trở
thành từng quốc gia.
+ Vào thế kỉ V TCN các thành bang Hi Lạp liên kết chống lại chiến tranh xâm lược và
giành thắng lợi. Kinh tế Hy Lạp phát triển hơn, nô lệ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu
trong xã hội.
1.2 Nhà nước La Mã thời cộng hòa.
Sự phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp ở tộc người Latinh và tộc người Êtơrútxcơ. Xã
hội từng bước chuyển sang xã hội có giai cấp. Thế kỉ VI TCN La Mã bị người Êtơrútxcơ


chinh phục và thống trị. Cũng trong thời kì này, cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc rất
-1-


gay gắt dẫn tới cuộc cải cách của vua Xécviút Tuliút. Các cuộc cải cách này đánh dấu sự sụp
đổ của chế độ công xã thị tộc và sự hình thành nhà nước. Cùng với đó là cuộc đấu tranh của
nhân dân La Mã chống ách thống trị của bọn quý tộc Êtơrútxcơ, quá trình đấu tranh này cũng
góp phần thúc đẩy sự ra đời của nhà nước La Mã.
2. Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của nhà nước thành bang Xpác, Aten và
nhà nước La Mã thời cộng hòa.
2.1 Nhà nước Xpác
2.1.1 Sự ra đời
Xpác nằm giữa vùng đồng bằng Lacôni, thuộc vùng nam Hy Lạp. Đất đai và sông ngòi
ở Xpác rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.Nhà nước Xpác có quá trình hình thành
gắn với quá trình xâm lược và thiết lập ách thống trị của người Đô riêng ở Xpác trong khoảng
thời gian từ thế kỉ XII – TCN đến thế kỉ VII – TCN. Nhà nước được thiết lập theo quá trình
phân hoá giai cấp, thi hành chính sách hạn chế công thương nghiệp phát triển. Thành bang
Xpác là quốc gia nông nghiệp ruộng đất chia thành 1000 mảnh, mỗi mảnh 20 ha và giao cho
người Xpac sử dụng tương tự như vậy đối với việc chia nô lệ.
2.1.2 Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước
Quyền lực nhà nước không tập trung trong tay một người, tập trung ở tập thể (hội đồng)
đại diện cho quý tộc chủ nô. Có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước là Hội đồng trưởng
lão với 28 vị trưởng lão từ 60 tuổi trở lên và 2 vua. Hội đồng có quyền quyết định đến vận
mệnh quốc gia như chiến tranh hay hoà bình. Nhà nước Xpác có hai vua, có quyền ngang
nhau, vừa là tăng lữ, và là người xử án tối cao. Nhưng hai vua không có quyền lực tối cao mà
cũng chỉ tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước trong Hội đồng trưởng
lão. Nhưng xét về hình thức, hội nghị công dân lại là cơ quan quyền lực cao nhất, do vua triệu
tập gồm những người Xpác từ 30 tuổi trở lên.
Trong hội nghị, quyền hạn của công dân là rất hình thức, họ có quyền thông qua hay
phản đối quyết định của hội đồng trưởng lão bằng những tiếng thét.Như vậy, hội nghị công

dân không phải là cơ quan thường xuyên của nhà nước, chỉ có quyền thụ động biểu quyết
những quyết định của cơ quan khác mà tuyệt đối không bao giờ có chức năng thảo luận lại
càng không có quyền chủ động quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, đó là sự hạn
chế quyền năng. Đây là cách thức tổ chức còn hạn chế nên gây ra mâu thuẫn giai cấp ngày
càng sâu sắc, xung đột giữa hội đồng trưởng lão và hội nghị công dân càng thêm trầm trọng và
đã dẫn tới sự thành lập một cơ quan có quyền hạn rất lớn là Hội đồng 5 quan giám sát- Hội
đồng này là đại biểu của tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất. Hội đồng này có quyền giám sát vua,
hội đồng trưởng lão, hội nghị công dân, có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao, tài
-2-


chính, tư pháp và kiểm tra tư cáh của công dân. Như vậy, đây lầ cơ quan lãnh đạo tối cao của
nhà nước, có chức năng quyền hạn bao trùm lên tát cả các cơ quan khác, nhằm tập trung mọi
quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô
Nhà nước Xpác đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng quân sự. Quân lính đựợc trang
thiết bị tốt, cách tổ chức chặt chẽ, huấn luyện công phu, kỹ thuật tác chiến cao, đã nâng cao
sức mạnh chiến đấu của quân đội. Lục quân Xpác là lực lượng rác chiến mạnh nhất ở Hy Lạp.
Nhà nước cũng như mọi người dân Xpác đều phải quan tâm đến việc xây dựng quân đội.
Như vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử cổ đại, nhà nước Xpác là dinh luỹ của
thế lực dân chủ chủ nô lạc hậu, phản động nhất chống lại những thành bang theo chính thể
cộng hoà dân chủ chủ nô. Quyền lực nhà nước được tập trung tối đa vào tay tấng lớp quý tộc
chủ nô và quyền dân chủ của những người tự do bị hạn chế đến mức tối thiểu. Bởi vậy, nhà
nước Xpác là nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô-một hình thức nhà nước cộng hoà quý tộc
chủ nô điển hình. Nhà nước Aten thì không có sự tham gia của tầng lớp chủ nô quý tộc, quyền
hạn thuộc về công dân, vì vậy tính dân chủ của nhà nước Aten thông qua các cuộc cải cách
được phát huy ở mức độ cao nhất và đó là nền dân chủ ưu việt nhất của chính thể cộng hòa cổ
đại.
2.2 Nhà nước Aten
2.2.1 Sự ra đời
Cư dân Aten là người Ionien một nhánh của các dân tộc người Hi Lạp, họ sống trong 4

bộ lạc và 4 cư dân khác nhau. Từng bộ lạc có đại hội nhân dân quyết định các vấn đề của cộng
đồng.Cư dân Aten có 3 loại người quý tộc, nông dân, và thợ thủ công.Cơ quan có quyền lực
cao nhất Aten là hội đồng quý tộc( hội đồng trưởng lão)
Công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nhà nước ban đầu là nhà nước cộng hòa quý tộc chủ
nô chứ chưa phải là cộng hòa dân chủ chủ nô
Sau cải cách của Tade nhà nước được hình thành nhưng tàn dư của xã hội nguyên thủy
chưa được thủ tiêu. Tiếp theo là cải cách của XoLong hình thành cơ sở, bước đầu hình thành
chính thể cộng hòa chủ nô.sau đó là các cuộc cải cách của clixten và periclet làm cho nhà
nước ngày càng hoàn thiện và phát triển.
2.2.2 Cách thức tổ chức bộ mày nhà nước Aten
Nhà nước Aten là chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô có tổ chức bộ máy nhà nước
được hoàn thiện nhất vào thời Pêriclét. Cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước là hội nghị
công dân, là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước bầu ra thành phần tham gia trong các cơ
quan hội đồng 500 người, tòa án tối cao,…và cứ 10 ngày lại họp một lần kể cả trong trường
hợp chiến tranh thì ít nhất một năm được triệu tập 10 lần (cơ quan hoạt động thường xuyên
-3-


theo định kì). Điều đó càng cho thấy rằng quyền hạn được quyết định của hội nghị là rất lớn.
Tính dân chủ được thể hiện ở nhà nước Aten là rất cao cụ thể nam giới đạt tới 18 tuổi được
tham gia và có cả cha mẹ thuộc thành bang. Mọi công dân được pháp luật cho phép trực tiếp
thảo luận những vấn đề liên quan, là thành phần chủ yếu được thông qua các quyết định lớn
nhất với hình thức hết sức tiến bộ là bỏ phiếu kín thể hiện quyền lực là thực chất. Công dân
còn được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan do nó bầu ra, quyền lực chính trị của
công dân cũng rất lớn. Như vậy ở nhà nước Aten quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân
khi được tham gia trong hội nghị công dân theo quy định của pháp luật. Nền dân chủ ấy là nền
dân chủ rất trực tiếp.
Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình thức bỏ phiếu.
Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn. Sau cuộc cải cách Clixten thì đây còn là cơ
quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền quản lí về tài chính.

Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị công dân. Về chức
năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính sách đối ngoại nhưng chịu sự kiểm sát
của Hội nghị công dân, nhưng không được hưởng lương.
Toà bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà nước. Thành
phần tham dự toà bồi thẩm rất đông. Dưới thời Pêriclét, có tới 6000 thẩm phán, họ được bầu
hàng năm ở Hội nghi công dân bằng hình thức bỏ phiếu. Nhà nước Aten không có Viện công
tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện - tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong
phiên toà sau khi đã nghe hai bên đối chất toà họp kín để quyết định bản án.
Quân đội và cảnh sát cũng được nhà nước trang bị tốt bởi nó là bộ phận rất quan trọng
của nhà nước.
Ở nhà nước Xpác không có sự phân chia quyền lực giữa chủ nô cũ với chủ nô mới, thao
túng toàn bộ quyền lực nhà nước và chỉ thuộc về tầng lớp chủ nô quý tộc vì vậy tính dân chủ
của Xpác bị hạn chế ở mức độ tối đa nhất.
2.3 Nhà nước La Mã
2.3.1 Sự ra đời
Quá trình hình thành nhà nước La Mã là kết quả của cả 2 yếu tố: Một là, sự phân hóa xã
hội, phân hóa giai cấp ở tộc người La Tinh và tộc người Êtơrútxcơ. Hai là, cuộc đấu tranh của
người La Mã chống lại ách thống trị của người Êtơrútxcơ. Nhà nước La Mã là đơn vị địa lí
liền kề rất thống nhất, là nhà nước có tính chất đa dạng và phong phú, có nhiều đồng bằng lớn
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nền kinh tế cũng trở nên đa dạng với thủ công nghiệp và
thương nghiệp phát triển rất sớm và mạnh.
2.3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước La Mã
-4-


Thời kì Cộng hoà La Mã vào khoảng từ năm 510 đến năm 30 TCN (thế kỉ I TCN). Giai
đoạn này quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, đứng đầu Viện nguyên
lão là hai quan chấp chính có quyền lực ngang nhau. Từ đó, việc chính quyền trở thành việc
chung của dân. Đây cũng là giai đoạn La Mã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để mở rộng
lãnh thổ. Viện nguyên lão gồm các quý tộc giàu sang, có thế lực, đã từng nắm giữ chức quan

cao cấp do Đại hội xăng tu ri bầu ra. Viện nguyên lão có quyền phê chuẩn những quan lại cao
nhất mới được bầu ra quản lí tài sản của nhà nước đề ra và chỉ đạo việc thực hiện chính sách
đối nội và đối ngoại, trông coi cả những công việc tôn giáo, có quyền thành lập phiên tòa và
điều tra sơ bộ các vụ án quan trọng, có quyền giải thích pháp luật, kiến nghị xây dựng luật
mới.
Cơ quan hành pháp bao gồm hai hợp đồng:
+Hội đồng quan chấp chính gồm 2 viên quan chấp chính, là cấp cao trong hàng quan
lại. Hai quan chấp chính có quyền rất lớn về quân sự và dân chính, là tổng chỉ huy quân đội,
có quyền triệu tập đại hội viện nguyên lão và đại hội nhân dân, chỉ đạo thực hiện những quyết
nghị của viện nguyên lão và đại hội nhân dân, có quyền sa thải những quan lại cấp dưới.
+ Hội đồng quan án do đại hội Xăng tu ri bầu ra. Hội đồng quan án chuyên giải quyết
vấn đề hình sự và dân sự. Khi hội đồng chấp chính vắng mặt thì hội đồng quan án đảm nhiệm
thêm thẩm quyền của quan chấp chính.
Viện giám sát: do sức mạnh đấu tranh của bình dân đã buộc quý tộc phải nhượng bộ,
chúng phải đồng ý cho bình dân cử ra quan bảo dân để bảo vệ quyền lợi cho họ. Viện quan
bảo dân do đại hội nhân dân bầu ra. Viện quan bảo dân có quyền phủ quyết những kiến nghị
của viện nguyên lão, có quyền bắt giữ và lấy phúc cung của quan lại hoặc nhân viên nhà nước.
Quyền lực của quan bảo dân chỉ hạn chế ở thành phố, chưa có quyền lực về mặt quân sự.
Đại hội công dân: gồm Đại hội Xăng tu ri và đại hội nhân dân.
+ Đại hội Xăng tu ri có quyền hành lớn, như giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa
bình, bầu các chức quan cao nhất của Nhà nước.
+ Đại hội nhân dân mang tính hình thức. Do bị bọn quan lại cao cấp khống chế nên
không được quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Những người nghèo không có
điều kiện để vào những chức vụ của bộ máy nhà nước.
Như vậy, cách tổ chức nhà nước như trên thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền
cộng hòa La Mã. Đó là chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.

-5-



KẾT LUẬN
Qua cách tổ chức bộ máy nhà nước như trên cho thấy cách tổ chức bộ máy nhà nước
trong các nhà nước thành bang Xapac,Aten và nhà nước La Mã thời cộng hòa tuy có những
điểm khác nhau thể hiện đặc thù của từng nhà nước,nhưng vẫn có những điểm chung tương tự
nhau.Đồng thời cũng qua cách tổ chức bộ máy nhà nước ta thấy được đặc trưng và vi trí của
từng nhà nước trong lịch sử nhân loại.

-6-



×