Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.22 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
II. NỘI DUNG.....................................................................................................................3
1. Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp:............................3
2. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương............................................................5
2.1. Thuế quan: (còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính)................................5
2.2. Thuế gián thu (Công quản)...................................................................................8
2.2.1. Thuế muối......................................................................................................8
2.2.2. Thuế rượu.....................................................................................................11
2.2.3. Thuế thuốc phiện..........................................................................................14
2.3. Tổ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế quan và thuế gián thu..................................17
3. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách địa phương.............................................................17
3.1. Thuế thân (thuế đinh)..........................................................................................18
3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ) ............................................................................21
3.3. Thuế lao dịch.......................................................................................................22
III. KẾT LUẬN .................................................................................................................24
Tài liệu tham khảo:............................................................................................................26


I. MỞ ĐẦU
Mục đích xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là nhằm biến Viẹt Nam
thành thị trường cung cấp nguyên liệu nhân công rẻ mạt và tiêu thụ sản phẩm
của chúng. Do đó ngay sau khi hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, chúng đã
tiến hành việc khai thác bóc lột kinh tế trên quy mô rộng lớn. Thực dân Pháp
thực hiện chính sách thuế khóa trên cơ sở của chính sách thuế cũ của giai cấp
phong kiến. Sự câu kết giữa chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến Việt
Nam trước đây được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực và trong các mối quan hệ
xã hội, trước hết và chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - thuế khóa. Nó
đã đánh vào tất cả các hoạt động kinh tế và các hoạt động khác có lien quan tới
đời sống của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Chính sách thuế do thực dân
Pháp lập ra trong thời kỳ đô hộ nước ta, chẳng những chưa thực hiện được chức


năng điều tiết sản xuất, điều hòa thu nhập mà còn thúc đẩy quá trình phân hóa
giàu nghèo, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. "Sưu cao, thuế nặng" luôn
luôn là nỗi sợ hãi, làm cho nông dân Việt Nam thường xuyên lo lắng, điêu
đứng, bần cùng. Ngoài thuế thân, thuế ruộng đất chính ngạch, thực dân và
phong kiến còn đặt ra bao thứ phụ thu và những loại thuế khác mà người nông
dân khó trốn được (như tô cước, tô trâu, biếu xén, lễ lạt...).
Ngoài các chính sách về thuế khóa nặng nề và tàn bạo, thực dân Pháp
còn đầu cơ đồng bạc, độc quyền in giấy bạc, cho vay nặng lãi, mở song bạc.
Với tất cả những chính sách đó, thực dân Pháp đã ra tay bóp nghẹt cuộc sống
của nhân dân Việt Nam, đẩy người dân vào con đường bần cùng, không mảnh
dất cắm dùi, số tiền thuế mà chúng thu được chiếm 50% toàn bộ ngân sach
Đông Dương.


Bài tập này góp phần tìm hiểu hệ thống và chính sách thuế của chính
quyền thực dân Pháp đã áp dụng vào Việt Nam và Đông Dương trước Cách
mạng tháng Tám.

II. NỘI DUNG
1. Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp:
Sau hoà ước Hác –măng (1883) và hoà ước Pa-tơ-nốt (1884) thực dân
Pháp chính thức đặt ách thống trị, đô hộ Việt Nam. Kể từ đó, thực dân Pháp bắt
đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, trong đó có chính sách thuế hà
khắc đối với người Việt. Chúng đã phân chia đất nước Việt Nam thành 3 kỳ
nhằm xoá bỏ sức mạnh thống nhất của dân tộc ta để dễ bề cai trị: Nam kỳ là đất
thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc với Triều đình Huế. Đứng đầu bộ máy
cai trị là một viên đô đốc người Pháp, về sau, thay bằng chức Thống đốc Nam
kỳ. Trung kỳ là xứ bảo hộ. Triều đình bù nhìn vẫn tồn tại với danh hiệu "Chính
phủ Nam triều". Tuy vậy các quyền hành thực sự đều nằm trong tay Khâm sứ
Trung kỳ người Pháp. Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ", đặt dưới quyền cai trị của

Thống sứ Bắc kỳ người Pháp. Triều đình Huế được cử một Kinh lược sứ (sau
đổi thành Khâm sai đại thần) thay mặt nhà vua nắm quyền cai trị nhưng thực
chất chỉ là bù nhìn.
Trên thực tế, tất cả bộ máy, từ vua đến quan đều do thực dân Pháp sắp
đặt. Bao trùm lên trên tất cả là Toàn quyền Đông Dương, cai trị cả Việt Nam,
Lào, Campuchia.
Việt Nam ở xa chính quốc và có khí hậu nhiệt đới nên thực dân Pháp
không chọn là thuộc địa di dân mà chỉ là thuộc địa khai thác vì ở Việt Nam có
rất nhiều tài nguyên, nguồn lợi. Ngành xuất cảng của Pháp thấy rõ Việt Nam là
nguồn tiêu thụ hàng hoá rất có lợi. Bằng độc quyền thương mại, thực dân Pháp
thực hiện dã tâm phá hoại kinh tế để gây chia rẽ thống nhất về mặt chính trị. Từ
lâu, tài nguyên của các miền thường xuyên bổ sung cho nhau. Nhưng khi Bắc


kỳ bị thiên tai, phải đưa gạo từ miền Nam ra thì thực dân Pháp đánh thuế như
gạo nhập từ nước ngoài. Độc quyền thương mại còn là phương tiện để bần cùng
hoá nhân dân lao động Việt Nam. Chúng nhập hàng dệt, đồng thời phát triển
công nghiệp bông vải sợi Pháp ở Đông Dương để bóp chết ngành dệt thủ công
cổ truyền của Việt Nam. Các hàng mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị như sơn mài,
thêu, ren, đăng ten, khảm chạm, đan lát do bàn tay khéo léo của thợ thủ công
Việt Nam sản xuất cũng bị bọn tư bản Pháp cấu kết với tư bản Hoa kiều có
nhiều vốn giữ độc quyền thu mua, với giá rẻ mạt để xuất cảng thu nhiều lợi
nhuận. Chỉ có hạn chế sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, thương nghiệp
Pháp mới có điều kiện phát triển cách buôn bán 2 chiều giữa Pháp và Việt Nam
và thu được lợi nhuận thuộc địa siêu ngạch.
Đi đôi với chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế, thực dân Pháp rất
quan tâm đến chính sách vơ vét tài chính, do toàn quyền đặt ra với nhiều hình
thức sưu, thuế vô cùng tàn nhẫn đối với nhân dân Việt Nam. Nhà nước thực
dân đã ban hành thuế thân, thuế điền, thuế lao dịch, thuế nhà, thuế diêm, thuế
thuốc lá, dầu mỏ, bài lá, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế muối, thuế quan,

thuế tem, thuế ma chay, cưới xin, cúng tế, thuế môn bài, thuế chợ, thuế đò, thuế
sông nước, thuế xe đạp, thuế trước bạ, thuế cư trú, thuế mái hiên, thậm chí có
cả thuế vệ sinh nữa... "Trên chiếc lưng cao su của người An Nam, nhà nước tha
hồ kéo dài mức thuế co dãn”. Trước thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam phải
nộp cho triều đình Huế mỗi năm khoảng 30 triệu phơ răng tiền thuế. Đến thời
toàn quyền P.Đu.me (1896) nhân dân Việt Nam phải nộp cho Pháp mỗi năm 90
triệu phơ răng.
Ở Nam kỳ, cho đến trước 1887, hàng hoá nhập vào không bị đánh thuế
nhập cảng (trừ rượu, vũ khí, thuốc nổ và các loại dầu). Sở dĩ như vậy là vì thời
kỳ đó; hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam còn ít nên thực dân Pháp khuyến
khích nhập hàng. Ngược lại, thuế xuất khẩu rất được quan tâm: Gạo Nam kỳ
bán ra ngày càng nhiều và phải nộp thuế xuất cảng 0,15 đ ĐD/bao (50 kg); thuế


trâu bò xuất ra 0,20 đ ĐD/con. Về thuốc phiện, Nhà nước đã độc quyền mua
bán thuốc phiện ở Nam kỳ nên không đánh thuế vào thuốc phiện nhập, mà chỉ
đánh thuế vào thuốc phiện xuất cảng 3đ ĐD/thùng. Thuyền, ghe biển chạy
buồm cũng phải nộp thuế nặng.
Ở Bắc kỳ, Trung kỳ, chế độ thuế có khác ở Nam kỳ. Tất cả hàng nhập
phải nộp thuế 5% giá hàng, hàng từ Sài Gòn ra nộp 2,5% giá hàng; thuốc phiện
nhập vào Trung, Bắc kỳ nếu chưa nấu, nộp 350 Franc đến 780 Fr/bao, nấu rồi
nộp 1560 Fr. Hàng xuất sang Pháp nộp 2,5% giá hàng, đến các nước khác nộp
5% ...
Trong khi thực dân Pháp cố vơ vét lúa, gạo của Nam kỳ để xuất cảng thì
ở Trung – Bắc kỳ thiếu gạo phải nhập cảng gạo từ Hông Kong. Năm 18871888, khi nạn đói hoành hành ngoài Bắc thì gạo ở Nam kỳ lại ứ đọng hoặc xuất
ra ngoài với giá rẻ mạt (mỗi bao lúa bán cho Hồng Kong 0,90 đ ĐD/bao).
Trong tình hình giá lúa ở Bắc kỳ lên đến 5 đ ĐD/bao,thực dân Pháp lại vơ vét
gạo của Nam kỳ chở ra Bắc bán với giá cao, thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loại ngân sách: Ngân sách
Đông Dương (chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối...) và ngân

sách địa phương gồm các xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) các tỉnh (chủ yếu là
thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...)

2. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương
2.1. Thuế quan: (còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính).
Thực dân Pháp chú trọng nhiều đến quyền lợi xuất khẩu hàng hoá hơn là
xuất khẩu tư bản. Những tổ chức thu được nhiều lợi nhuận nhất chính là những
tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu của Pháp. Lúc đầu thực dân Pháp còn vấp
phải sự cạnh tranh gay gắt của thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều với số lượng
cơ sở rất đông ở Hà nội, Hải phòng và giá vốn kinh doanh hạ hơn, do nhân
công rẻ mạt và chi phí vận chuyển ít tốn kém hơn. Nhưng từ năm 1887, thực


dân Pháp đã bảo vệ thương mại của các cơ sở kinh doanh của Pháp bằng chính
sách "Đồng hoá quan thuế ".
Theo chế độ "đồng hoá quan thuế" được thi hành cho đến năm 1940,
trên nửa thế kỷ, nước Pháp và Việt Nam, thuộc hai khu vực kinh tế có hai trình
độ phát triển khác nhau, có nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu cũng khác
nhau nhưng lại phải chung một chế độ thuế quan giống nhau, cùng một biểu
thuế xuất nhập khẩu , căn cứ vào tình hình và điều kiện riêng của nước Pháp.
Pháp bảo vệ thứ sản phẩm nào thì Việt Nam cũng bảo vệ thứ sản phẩm đó,
Pháp ưu đãi nước nào thì Việt Nam cũng phải ưu đãi nước đó. Chế độ đồng hoá
quan thuế này làm cho Việt Nam chỉ có thể đặt quan hệ buôn bán với Pháp là
chủ yếu: 60% hàng nhập là hàng của Pháp, 30% hàng xuất là đưa sang Pháp.
Thị trường Việt Nam hầu như dành riêng cho bọn tư bản Pháp ở chính quốc.
Nhờ hàng rào thuế quan bảo hộ, tư bản Pháp tự do đưa hàng với giá đắt vào thị
trường Việt Nam, bóc lột tàn nhẫn nhân dân ta. Trong cuốn sách "Vấn đề dân
cày", hai tác giả Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã viết: "họ vớ được một
số lời cao hơn với số lời của họ thường có trên thị trường thế giới". Số lời cao
đó, trong kinh tế chính trị học gọi là "thặng dư lợi nhuận thuộc địa".

Số thặng dư lợi nhuận thuộc địa này là một gánh rất nặng đè lên vai nhân
dân ta. Chính một nhà kinh tế học Pháp là Pôn-Béc-na trong cuốn sách "Vấn đề
kinh tế Đông Dương" đã kết luận là khi mua những thứ hàng được chế độ thuế
quan bảo vệ, người dân Đông Dương phải trả một giá trung bình cao hơn giá
thị trường ở nước ngoài khoảng 15%. Lấy tỷ lệ đó nhân với (x) tổng trị giá
hàng nhập từ nước Pháp thì thấy mỗi năm nhân dân Đông Dương phải nộp
khống cho các nhà kinh doanh xuất khẩu ở chính quốc khoảng 12 triệu đồng
Đông Dương (ĐD) bằng 1/8 ngân sách Đông Dương (năm 1930). Năm 1939,
số lợi nhuận này tăng đến 20 triệu đồng ĐD, hơn 1/6 ngân sách Đông Dương
năm đó.


Trước đây, hàng ngoại nhập vào Việt Nam chỉ phải chịu thuế bằng 5%
giá hàng thì trước năm 1928, phải chịu thuế từ 25% đến 130% giá hàng và sau
năm 1928 đến 1940, tăng từ 50% đến 180% giá hàng. Chính sách thuế này đã
làm cho hàng ngoại quốc giảm, chỉ còn khoảng 56%. Vì vậy giá các loại hàng
mà dân ta cần dùng (như sợi, bách hoá của Trung quốc) mà Pháp không có, giá
tăng lên gấp 2-3 lần.
Thực tế, tuy hàng ngoại quốc nhập vào Việt Nam ít đi nhưng do thuế
suất cao hơn nên số tiền thuế quan thu ngày càng nhiều hơn. Ví dụ năm 1928,
thuế quan thu được 12,5 triệu đồng ĐD, đến năm 1930 đã thu được hơn 18,6
triệu đồng ĐD.
Ngược lại, đối với hàng Việt Nam xuất sang Pháp, tuy đạo luật thuế
quan có quy định miễn thuế, nhưng trên thực tế, thực dân Pháp chỉ miễn cho
những thứ hàng nào ít bán sang Pháp hoặc những thứ hàng mà Pháp không sản
xuất, còn các loại hàng Pháp đã có (như đường) hoặc hàng Pháp mua nhiều
(như cà phê, hột tiêu...) thì chỉ được miễn thuế với một số lượng nhất định,
ngoài mức đó phải nộp thuế như hàng ngoại quốc khác. Hơn nữa, hàng Việt
Nam tuy nhiều nhưng hầu hết là hàng cồng kềnh, nặng, như gạo, than..., chuyên
chở tốn kém nên trước năm 1928, Pháp mua của Việt Nam rất ít.

Từ sau năm 1928, khi thực dân Pháp nâng thuế suất vào hàng nhập từ
các nước khác để đối phó, các nước khác (nhất là Trung Quốc, Nhật Bản) đã
đánh nặng thuế nhập khẩu đối với hàng Việt Nam, làm cho hàng Việt Nam
không bán được, nhiều nhà sản xuất của Việt Nam bị phá sản. Hàng Việt Nam
bị ế trên thị trường Á Đông, tư bản Pháp lợi dụng tình trạng này để vơ vét mua
hàng của Việt Nam với giá rẻ mạt để chuyển sang Pháp bán với giá đắt. Phòng
Canh nông Bắc kỳ đã than phiền: "Tư bản Pháp mua một cân hàng Việt Nam
với giá khoảng 5-6 phờ-răng, để rồi bán cho người tiêu dùng bên Pháp với giá
50 phờ-răng".


Trong vòng 10 năm (1897 - 1906), tổng số hàng nhập từ Pháp sang
Đông Dương chủ yếu là Việt Nam, tăng 420%. Tổng số hàng xuất từ Đông
Dương, chủ yếu từ Việt Nam tăng 350%. Trong khi đó, hàng xuất từ Đông
Dương sang nước khác chỉ tăng có 36%. Thực dân Pháp đã đưa việc xuất nhập
khẩu hai chiều giữa Pháp và Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Nhìn chung, thuế
quan thường chiếm 30% tổng số thuế trong Ngân sách Đông Dương. Tỷ lệ
hàng xuất cảng của Việt Nam sang Pháp so với tổng số hàng xuất cảng hàng
năm của Việt Nam ra các nước ngày một tăng. Năm 1928 là 21%; 1931:31,9%;
1934:49,3%; 1936:54,9%. Đến năm 1939, mặc dù cuộc đại chiến thế giới thứ
hai đã bắt đầu nhưng tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp cũng chiếm
đến 32,4%.
Sau khi Pháp thua trận ở đại chiến thế giới lần thứ hai, Phát xít Nhật đã
buộc thực dân Pháp ở Đông Dương xoá bỏ chế độ đồng hoá quan thuế thi hành
từ 1928, thay thế bằng chế độ "quan thuế tự trị" từ ngày 15/10/1940, tức là
chấm dứt sự lệ thuộc của kinh tế Đông Dương vào kinh tế của Pháp, đưa kinh
tế Đông Dương vào quỹ đạo của khối Đại Đông á do Nhật bản thống trị và lũng
đoạn. Quan hệ mua bán chính thức giữa Đông Dương với Pháp bị giảm sút, các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Pháp không còn được hưởng những chế độ
ưu tiên, ưu đãi về thuế quan như trước ở Việt Nam.


2.2. Thuế gián thu (Công quản)
Thuế gián thu thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách
Đông Dương, chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua chế
độ công quản, còn được gọi là chế độ độc quyền.

2.2.1. Thuế muối
Muối là sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của
mỗi người. Công quản muối là một hình thức độc quyền của thực dân Pháp với


nguyến tắc là toàn bộ số muối mà diêm dân sản xuất phải bán hết cho nhà nước
với giá rẻ mạt, rồi Nhà nước bán lại cho dân (kể cả người trực tiếp sản xuất
muối) với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế độ công quản muối không đơn
thuần chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế - tài chính của chính quyền thực dân mà còn
mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với nhân dân
khi cần.
Theo chế độ, tất cả những người sản xuất muối đều phải khai báo và
được cơ quan thương chính xem xét, cấp giấy phép hành nghề. Người sản xuất
muối phải bán ngay và bán hết số muối làm ra tại đồng muối, cho Nhà nước,
không được dành lại cho mình chút muối nào, kể cả nước chạt (nước muối).
Nghị định ngày 18-10-1921 của toàn quyền Đông Dương quy định: Trên ruộng
muối và trong vòng 10 km xung quanh ruộng muối, người nào giữ trên 100 kg
muối mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 2000 phơ răng. Thậm
chí "dân nghèo vùng biển không có tiền mua muối, chứa nước chạt trong nhà
để nấu thức ăn cũng bị tù ".
Cứ đến mùa sản xuất muối, nhân viên sở thương chính được bố trí
thường trực ngày đêm tại đồng muối, theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình sản
xuất muối và thực hiện việc mua muối, nhập kho muối mua của diêm dân. Với
danh nghĩa chống lậu, nhân viên thương chính có quyền kiểm soát mọi nơi (từ

nhà riêng, nhà kho đến thuyền buôn) cả ngày và đêm, để phát hiện số muối sản
xuất được mà không bán hết cho Nhà nước. Giá muối do Nhà nước quy định,
được uỷ quyền cho cơ quan thương chính ấn định cụ thể mức giá mua tại từng
đồng muối, theo loại muối đủ tiêu chuẩn, chất lượng được thông báo trên tờ
công báo. Loại muối có tạp chất bị giảm giá hoặc bị huỷ bỏ, người sản xuất
không được bồi thường. Năm 1897, Sở thương chính mua của diêm dân với giá
40 xu/tạ muối đủ phẩm chất; 25 xu/tạ muối loại hai; giá bán ra đồng loạt là 50
xu/tạ. Đến năm 1939, giá mua là 2,61 đồng/tạ, bán ra 5-6 đồng/tạ; năm 1945,
giá mua không thay đổi nhưng giá bán đến 28 đồng/tạ.


Bằng cách độc quyền như trên, Nhà nước thực dân đã thực hiện chế độ
thuế muối thông qua khoản chênh lệch ngày càng tăng giữa giá thu mua của
diêm dân và giá bán ra cho nhân dân, thường gấp từ 2 đến 10 lần giá mua,
không hề tốn vốn đầu tư, có chăng chỉ mất ít phí vận chuyển và tổ chức bộ máy
quản lý, thu mua muối. Khi muối đến tay người tiêu dùng qua các khâu bán
buôn, bán lẻ, giá đã tăng vọt, đặc biệt ở các vùng trung du, miền núi, giá càng
cao. Dân nghèo vùng biển, không có tiền mua muối phải bí mật cất giữ một ít
nước chạt (nước muối) để ăn, nếu bị phát hiện cũng phải chịu tù tội, bị phạt
tiền.
Trong việc thu mua muối, nhân viên thương chính ở một số nơi còn thu
vượt quá mức ghi sổ, gọi là muối trừ hao hụt. Ví dụ, ở Quảng Ninh là 20%, ở
Nghệ An, mỗi thúng muối là 50 kg, đáng lẽ gạt bằng miệng thúng thì cơ quan
thương chính lại dùng một thứ vung chụp lên thành ra thúng nào cũng có ngọn.
(một thúng, số muối giao phải mất hơn 5kg).
Do thuế muối ngày càng tăng nên giá muối quá đắt, không phải ai cũng
có thể mua đủ muối để dùng. Từ đầu thế kỷ thứ XX, một nhà kinh tế học của
Pháp đã viết: "Dân tộc Việt Nam bị đói kém ghê gớm, họ bị bắt buộc phải hạn
chế một món ăn không thể thiếu là muối".
Chính sách thu thuế muối theo kiểu độc quyền, với giá thu mua rẻ mạt

và giá bán ra cắt cổ đã làm cho đời sống của diêm dân sa sút, nhiều người phải
bỏ nghề hoặc làm ăn vất vưởng. ở Phan Rang, năm 1894 có 156 hộ diêm dân,
đến năm 1919, chỉ còn 86 hộ. Sự hợp tác cổ truyền giữa dân làm muối và dân
đánh cá từ xưa đến nay không còn thực hiện được. Muốn ướp cá cho khỏi ươn
hoặc làm cá khô, làm nước mắm, dân đánh cá đều phải mua muối của chính
quyền với giá cao và không phải lúc nào cũng mua được. Không ít người dân
chài khóc than vì phải vứt bỏ công lao một ngày đánh cá xuống biển chỉ vì
không đủ tiền mua muối ướp cá.


Nghề làm mắm cũng bị kiểm soát gắt gao, đề phòng tiêu thụ muối lậu và
phải bán theo giá quy định. Theo Nghị định ban hành tháng 9/1937, ở Nam kỳ,
nước mắm phải bán theo giá nhất định là 8 xu/lít, không phân biệt chất lượng.
Với giá muối cao, giá bán nước mắm lại thống nhất một loại nên các nhà sản
xuất nước mắm đua nhau sản xuất nước mắm hạng xoàng. Do đó, từ chế độ
thuế muối khắt khe, nghề làm nước mắm ở nước ta cũng không thể phát triển
và mai một dần.
Có thể nói thuế muối thông qua chế độ công quản, độc quyền là một
trong những chính sách bóc lột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực dân Pháp ở
Đông Dương, một loại thuế bất công, vô nhân đạo. Chế độ thuế này đã gây nên
nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt
đối với cư dân vùng biển, nghề làm muối, nghề chài lưới, nghề làm mắm đều bị
điêu đứng vì chính sách độc quyền muối của thực dân Pháp. “Thời Pháp thuộc,
thuế muối chiếm 6%-8% tổng thu ngân sách và đủ nuôi 50% cán bộ công chức
Đông Dương.”

2.2.2. Thuế rượu
Công quản rượu là việc chính quyền thực dân Pháp trực tiếp quản lý bán
rượu cho Công ty Phông-ten của tư bản Pháp gọi là "rượu ty", có rất nhiều cổ
phần từ phủ toàn quyền đến cán bộ cao cấp khác của Pháp. Để loại rượu này

bán được chạy, thu được nhiều lợi nhuận chia nhau, một mặt thực dân Pháp
cấm đoán mọi việc nấu rượu của tư nhân Việt Nam (kể cả việc tự nấu rượu để
uống) đồng thời giao chỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quyền tổng, xã.
Song song với việc sản xuất rượu, thực dân Pháp nắm cả độc quyền mua
và bán ra các loại rượu theo giá do cơ quan thương chính quy định hàng quý,
dựa vào giá thóc gạo trên thị trường. Trong giá bán có tính cả phần lãi được
chia cho cơ quan thương chính, Tổng công ty rượu Bắc kỳ, Trung kỳ, các cơ sở
bán buôn, bán lẻ... Trước năm 1897, giá bán lẻ 1 lít rượu có 5-6 xu. Sau khi


nắm độc quyền, Nhà nước quy định giá bán buôn là 14 xu, giá bán lẻ đến 18 20 xu/lít. Trong số tiền lời, người bán buôn phải nộp cho cơ quan thương chính
từ 2 xu đến 4 xu rưỡi/lít.
Chính quyền thực dân buộc nhân dân Việt Nam phải uống "rượu ty".
Người Việt Nam nào nấu ruợu sẽ bị tù, cũng như làng nào không tiêu thụ đủ số
rượu mà chúng quy định vẫn phải trả tiền và bị coi là phiến loạn. Hàng năm, 12
triệu dân bản xứ, kể cả đàn bà, trẻ em, bắt buộc phải tiêu thụ 23 đến 24 triệu lít
rượu cồn. Mỗi năm, Công ty Phông ten lãi khoảng 2 triệu phơ răng, trong khi
vốn ban đầu của chúng bỏ ra chỉ có 3,5 triệu phơ răng
Đầu năm 1934, trong một số lá đơn của dân làng Bích Đại (Vĩnh Yên)
gửi cho Gô-đa (Thanh tra lao động của Chính phủ Bình dân Pháp), khi Gô-đa ở
Pháp sang khảo sát tình hình Đông Dương có đoạn viết: "chúng tôi không phải
là lái buôn, cũng không phải là tiểu bài rượu. Nay tất cả các chức dịch trong
làng chúng tôi đều bị một điều cưỡng bách: lĩnh rượu của hàng Phông-ten... về
bán. Bỏ một kỳ không lĩnh sẽ bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn. Nhiều khi người ta
đổ rượu vào đầu chúng tôi hoặc vào gốc cây rồi bắt chúng tôi phải trả tiền. Thế
không chịu nổi, chúng tôi lại phải khất, mặc dầu vợ đói, con rét. ấy đấy, chúng
tôi vẫn đương chịu nỗi ức mà nhiều nơi cũng chịu chung số phận như chúng tôi
nữa..."
Năm 1935, ở Hải Dương, Thái Nguyên, quan tỉnh bắt mỗi suất đinh phải
uống đều mỗi tháng 1 lít rượu. Hết tháng, làng nào không mua đủ số rượu theo

chỉ tiêu thì hào lý bị đánh, bị phạt đi lao dịch cho huyện. Có lý trưởng cứng cổ
nói: "dân tôi nghèo quá, đến gạo không có ăn, tiền đâu uống rượu" thì quan đặt
rượu trước mặt bắt phải trả tiền, dầu phải bán nhà, bán ruộng làm sao mặc kệ.
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn đặt ra cái lệ nhà nào xin phép mổ bò
phải mua 20 chai rượu; xin mổ lợn: 15 chai; mổ dê: 5 chai... để có thể tiêu thụ
hết.


Không những thế, bọn thực dân còn có thủ đoạn hèn hạ nhất là pha nước
lã vào rượu. Trong "Bản án chế độ thực dân" Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần:
"Bọn chủ độc quyền còn ra thông tư bắt nhân viên của chúng pha thêm nước lã
vào rượu để bán, cứ mỗi héctô lít rượu pha thêm 8 lít nước lã. Như thế, tính
trên toàn cõi Đông Dương, mỗi ngày bán 500 héctô lít, mỗi lít giá 3 hào, thành
ra 1.200 đồng ĐD/ngày, 36.000 đồng ĐD/tháng. Như thế chỉ cần mở vòi nước
lã không thôi, mỗi năm công ty cũng thu được món lãi "nho nhỏ" là 432.000
đồng ĐD, tương đương 4 triệu phờ-răng Pháp".
Về thuế, Nghị định năm 1888 quy định: cứ 100 lít rượu nguyên chất
nhập cảng (cả rượu nhập từ Pháp) phải đóng 25 đồng tiền thuế. Đến năm 1893,
do các nhà buôn rượu Tây kêu ca, Nhà nước cho hạ thuế, còn mức 15 đồng
ĐD/lít. Các cơ sở kinh doanh rượu phải nộp thêm thuế môn bài với mức thu
thay đổi tăng lên hàng năm.
Năm 1902, thuế tiêu thụ đánh vào mỗi lít rượu cao độ là 10 xu/lít; năm
1909: 12 xu và giá bán 1 lít rượu là 36 xu/lít, đắt gấp đôi giá 1 lít rượu lậu.
Thuế tiêu thụ tăng dần đến 18 xu/lít (1937), 20 xu/lít (1938). Năm 1936, giá
rượu ty do nhà nước quy định cho các cơ sở bán buôn bán ra là 56 xu/lít. Số
thuế rượu thu được hàng năm không ngừng tăng lên. Trong vòng 10 năm (1931
- 1942) số thuế rượu đã tăng gấp 2,8 lần (13,6 triệu đồng/4,8 triệu đồng).
Để quản lý việc sản xuất và bán rượu thu được nhiều thuế, sở thương
chính đã có nhiều biện pháp chống rượu lậu một cách gắt gao. Nghị định ngày
1/6/1897 quy định: ai nấu rượu lậu phạt tiền từ 200 đồng đến 1000 đồng và

phạt giam từ 15 ngày đến 3 năm, đồ dùng để nấu rượu bị tịch thu. Ai vận
chuyển rượu hoặc có rượu trong nhà mà không chứng minh được rượu đã có
thuế bị phạt tiền từ 25 đồng đến 500 đồng, bị giam từ 8 ngày đến 3 năm. Các
chức dịch nào không quản lý được để dân nấu rượu lậu sẽ bị khiển trách, phạt
tiền. Người chỉ điểm cho cơ quan thương chính bắt được rượu lậu được thưởng
nhiều tiền nên đã phát sinh không ít trường hợp chỉ vì chạy theo tiền thưởng mà


bịa ra những trường hợp không thật, chỉ cần một gói cơm nếp ủ men ném vào
trong bờ rào hàng xóm thì cả một gia đình bị phá sản, một dịp để thực hiện các
cuộc trả thù ở nông thôn. Nhà đoan tịch thu đúng đồ dùng nấu rượu cũng có,
nhưng cũng đã xảy ra không ít trường hợp chỉ khám thấy một nồi đồng to, đã bị
kết tội là nấu rượu lậu. Đồ tịch thu do nhà đoan bán ra đã tạo nguồn thu khá lớn
cho công quỹ, chỉ có dân quê là thiệt.
Chế độ độc quyền và thuế rượu đã không những trở thành một hình thức
bóc lột vô cùng hà khắc mà còn gieo rắc cho nhân dân nhiều tai vạ. Một nhà
nghiên cứu của Pháp đã nhận xét: "thuế gián thu về rượu bản xứ, đứng về mặt
tài chính hoàn toàn là sự đóng góp chắc chắn nhưng đã tạo ra ở xứ An Nam
một thứ thuế dở về chính trị, xã hội".

2.2.3. Thuế thuốc phiện
Thuốc phiện là loại thuốc độc đối với con người. Thói quen nghiện hút
thuốc phiện là một tệ nạn của xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng đến nhân tài,
vật lực của từng quốc gia, làm suy yếu chế độ xã hội. Nhà nước nào muốn tồn
tại, muốn duy trì trật tự xã hội và đạo đức con người đều phải tìm mọi cách bài
trừ thuốc phiện. ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, việc buôn bán nghiện hút
đều bị cấm đoán... ở nước Pháp, chỉ cần phát hiện vài hạt thuốc phiện, một
phòng hút thuốc phiện thì bị cảnh sát khám xét, bị bỏ tù vì làm suy yếu chủng
tộc Pháp.
Nhưng sau khi đặt ách thống trị lên Việt Nam, bọn thực dân Pháp lại

khuyến khích buôn bán, hút thuốc phiện, không nghiện thì "hút cho biết mùi
đời", cho phát triển các tiệm hút thuốc phiện để bán và thu được nhiều thuế
thuốc phiện. Đặc biệt, từ tháng 2/1899, nhà nước thực dân đã thiết lập chế độ
công quản, độc quyền về nhập, chế biến, bán thuốc phiện trên toàn cõi Đông
Dương.


Công quản và độc quyền thuốc phiện là nhà nước mua thuốc phiện sống
về chế biến thuốc phiện chín khuyến khích dân tiêu thụ, mở tiệm hút để tạo
được nguồn thu lớn lao cho chính quyền thực dân.
Thuốc phiện thô được mua chủ yếu từ Vân Nam (Trung Quốc) và Ấn
Độ, giao cho xưởng thuốc phiện ở Sài gòn chế biến thành thuốc hút hoàn chỉnh.
Thuốc được đóng vào các hộp bằng đồng theo các loại: 1kg, 200g,100g, 40g,
20g, 10g, 5g. Chính quyền thực dân nghiêm cấm nhân dân tự ý trồng thuốc
phiện và chế biến thuốc phiện. Tất cả thuốc phiện bán ra trên thị trường phải là
của nhà nước bán ra. Những người bán thuốc phiện phải được cấp giấy phép
chỉ có giá trị trong từng năm.
Năm 1896, giá bán 1kg thuốc phiện là 45 đồng ĐD; năm 1899 lên 77
đồng ĐD/kg; trước chiến tranh thế giới thứ nhất đến 100 đồng ĐD/kg; năm
1942 đến 1000 đồng ĐD/kg. Thu nhập về thuốc phiện năm 1909 ước khoảng
5,3 triệu đồng ĐD; năm 1920 ước 14 triệu đồng ĐD. Trong những năm chiến
tranh thế giới thứ nhất do thuốc phiện nhập bị hạn chế, thực dân Pháp đã
khuyến khích trồng cây thuốc phiện ở miền núi Bắc bộ.
Chế độ độc quyền thuốc phiện đã gây ra làn sóng phản đối gay gắt trong
nhân dân ta. Nhằm xoa dịu dư luận, năm 1907, chính quyền thực dân cũng ra
lệnh hạn chế việc mở các tiệm hút, song đó chỉ là lừa bịp, số thuốc phiện bán ra
vẫn nhiều. Năm 1909, số thuốc phiện bán ra ước tính khoảng 150.000kg. Số
người nghiện vào thời điểm này khoảng 255.000 nghìn người (trong đó có
khoảng 220.000 người Việt).
Khắp đất nước Việt Nam từ hang cùng đến ngõ hẻm, cứ 1000 làng thì có

đến 1500 đại lý bán lẻ rượu (có treo biển R.A) và thuốc phiện (có treo biển
R.O). Từ năm 1900 đến năm 1910, nhà nước thực dân đã thu được 77 triệu
phờ-răng Pháp về tiền lãi bán thuốc phiện. Ngoài ra chúng còn mở các tiệm
hút, tiệm rượu và sòng bạc. Năm 1887, riêng ở Nam kỳ, thực dân Pháp đã thu
được từ việc kinh doanh các tiệm hút, tiệm rượu và sòng bạc tới 2,5 triệu phờ-


răng Pháp năm 1900, tổng số thuế gián thu của ngân sách Đông Dương là 13,5
triệu đồng thì riêng thuế muối, thuế thuốc phiện đã chiếm 11,050 triệu đồng
Với chính sách tài chính thâm độc này, thực dân Pháp đã bòn rút đến tận
xưởng tuỷ của nhân dân Việt Nam. "Nói đến các món độc quyền, người ta có
thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập, bị trói chặt và đang hấp
hối dưới những cái mỏ quặp của bầy diều hâu, rỉa mãi không thấy no"


2.3. Tổ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế quan và thuế gián thu
Để bảo đảm việc thu thuế quan và thuế gián thu, thực hiện tốt các chế
độ công quản, độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện, chính quyền thực dân đã
thành lập một tổ chức quản lý thu thuế quan và công quản thật chặt chẽ mà
nhân dân ta thường gọi là "nhà đoan" hoặc cơ quan "thương chính". Đây là tổ
chức trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp có số nhân viên nhiều nhất
sau quân đội. Cuối thế kỷ thứ 19, cơ quan thương chính (nhà đoan) có 2.842
người (785 người Pháp, chủ yếu ở các cương vị phụ trách các đơn vị thuế quan
và 2.057 người bản xứ) trong tổng số công chức nhà nước, cả người Pháp và
người Việt Nam là 12.196 người (Số nhân viên sở thương chính đã chiếm đến
23,3% tổng số công chức Nhà nước).
Ở Trung ương, công tác quản lý, theo dõi thuế quan và công quản thuộc
Văn phòng Phủ toàn quyền phụ trách; ở mỗi kỳ, có sở thuế quan và công quản,
ở mỗi tỉnh, thành phố có "Ty chánh thu thuế quan và công quản"; ở các vùng
đồng muối hoặc các vùng có nguồn thu thuế quan lớn thì có "ty phụ thu thuế

quan và công quản". Đại bộ phận các giám đốc sở, các trưởng ty chánh thu, phụ
thu đều là người Pháp.
Với lý do chống rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu, nhân viên nhà
Đoan có quyền lục soát, khám xét, bắt bớ, truy tố, bỏ tù mỗi năm hàng nghìn
người, trong đó có nhiều người bị vu oan mà không cách nào bào chữa được.

3. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách địa phương.
Nguồn thuế cho ngân sách các xứ chủ yếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời
phong kiến như thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được sửa đổi bổ
sung thường xuyên, theo hướng tăng mức thu ngày càng ác liệt hơn. Thuế thu
cho ngân sách xứ, (kỳ), tỉnh thường do bộ máy cai trị của nam triều (vua quan
nhà Nguyễn) phụ trách với hệ thống tham quan, ô lại từ triều đình đến tỉnh,
phủ, huyện, tổng, xã, trực tiếp thu hoặc cho đấu thầu đã tạo điều kiện để phát


triển hà thu, lạm bổ, nhũng nhiễu, hạch sách, làm nhân dân ca thán, phổ biến do
"quan xa, nha gần". Việc lập sổ đinh, sổ điền phó thác toàn quyền cho bọn hào
lý, không ai kiểm soát được đã dẫn đến nhiều số liệu, tài liệu về diện tích, hạng
ruộng đất, số tuổi nhân đinh không chính xác, đổ hết gánh nặng cho "dân đen"
không biết kêu cứu ở đâu. Đã không phải nộp tí gì cho nhà nước về thuế khoá,
bọn cường hào, ác bá lại có dịp lợi dụng các chế độ sưu thuế để thêm thu nhập
cho riêng mình. Đó là chế độ và tổ chức thuế gian lận, luỹ tiến ngược với tài
sản, thu nhập, đời sống.

3.1. Thuế thân (thuế đinh)
Nhìn chung, thuế thân đánh vào dân đinh từ 18 đến 60 tuổi. Trước kia,
thuế thân chỉ đánh vào nội đinh, tức là người có ít nhiều tài sản, có khả năng
đóng thuế, được chia ruộng đất công, được tham gia một số danh vị, chức vụ và
có tên trong sổ hộ tịch của làng. Triều Nguyễn thu 14 xu một suất đinh. Việc
thu thuế dựa vào sổ đinh của làng xã để thu.

Chính quyền thực dân đã duy trì loại thuế này để tận thu. ở Nam kỳ, từ
năm 1784, đã thực hiện việc kê khai lại dân số, lập sổ đinh để đánh thuế với
mọi nhân đinh, không phân biệt nội đinh hay ngoại đinh (người không có tài
sản, ruộng đất không có tên trong sổ hộ tịch của làng...), mỗi đầu người phải
nộp 1 đồng, riêng ở thành phố Sài gòn, mức thuế dân đinh tăng gấp đôi.
Đến năm 1897, ở Nam kỳ thuế thân được phân biệt theo 2 loại: hữu sản:
5,5 đồng; vô sản: 4,5 đồng. Sư sãi, cố đạo, lính tại ngũ, người già trên 60 tuổi
được miễn nộp thuế thân. Chính quyền xã có trách nhiệm phải thu đủ toàn bộ
số thuế thân theo sổ đinh và nộp hết vào kho bạc nhà nước. Những người đã
nộp thuế hoặc chính thức được miễn thuế đều được phát thẻ tuỳ thân, để xuất
trình cho nhân viên kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu. Thẻ thuế thân được
chính quyền thực dân phong kiến thiết lập đầu tiên ở Nam kỳ ngày 27/9/1902


và có giá trị như một giấy thông hành khi đi lại trong từng kỳ. Nếu muốn vượt
qua kỳ, ra Bắc vào Nam phải có thẻ căn cước do chính quyền thực dân xét, cấp.
Ở Bắc kỳ, Trung kỳ không thực hiện kê khai lập sổ đinh mới nên việc
thu thuế thân căn cứ vào sổ đinh và theo thể thức thu thuế thời nhà Nguyễn với
mức thuế mới ở Bắc kỳ là 50 xu/suất và ở Trung kỳ là 30 xu/suất. Ngày
12/10/1886, với thoả thuận giữa triều đình Huế và chính quyền thực dân, mỗi
tráng đinh phải góp thêm 48 ngày đi phu, lao dịch không công. Đến 1897, toàn
quyền Đu-me quy định chế độ "bán lại" 20 ngày trong số 48 ngày công lao dịch
trên đây để lấy 2 đồng, gộp thêm vào thuế thân, khiến thuế thân đã tăng vọt từ
50 xu lên 2,5 đồng ở Bắc kỳ và từ 30 xu lên 2,30 đồng ở Trung kỳ, tương
đương giá 1 tạ gạo lúc bấy giờ. Dã man nhất là người chết cũng không được
miễn thuế trong năm và người sống phải đóng thay, vì nhà nước thực dân buộc
từng làng xã phải nộp đủ tổng mức thuế đã giao, dựa trên sổ đinh có từ đầu.
Bọn kỳ hào lại thường ẩn lậu danh sách con cháu của chúng nên dân làng phải
gánh chịu thêm phần thuế cuả những người này mà không dám kêu ca. Năm
1925, nhân dịp lễ "Tứ tuần đại khánh" (đại lễ mừng thọ 40 tuổi) của vua Khải

Định, bọn thực dân phong kiến đã bắt nông dân và các tầng lớp nhân dân ở
Trung kỳ phải đóng thêm 30% thuế thân. Tuy nói là thuế bất thường nhưng từ
năm đó trở đi, năm nào dân cũng phải đóng như. Trong những năm 1936-1938,
do phong trào đấu tranh dân chủ lên cao, chính quyền đã có điều chỉnh thuế
thân gắn với số ruộng đất đã có. Ví dụ, dân không có chút ruộng nào, phải đóng
thuế với mức 1,2 đông; bậc cao nhất có từ 100 mẫu ruộng đất trở lên, nộp 50
đồng/ người. Trên thực tế, đối với dân vô sản, việc phải nộp thuế 1,2 đồng/năm
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ở Trung kỳ , theo Dụ ngày 15/8/1899 của Vua được toàn quyền thông
qua, mức thuế mỗi đầu người thuộc loại nội đinh (có tài sản) là 2,2 đồng; ngoại
đinh (vô sản) là 40 xu. Nhưng từ 10/10/1928, thuế thân được áp dụng đồng loạt
với cả nội đinh và ngoại đinh là 3 đồng/suất.


Ở Nam kỳ, thuế thân đã tăng từ 5,85 đồng năm 1913 lên 7,5 đồng năm
1929. Tính chung, ở cả 3 kỳ, tổng số thuế thân năm 1929 tăng gần gấp đôi năm
1913. Từ năm 1930, người dân được trừ 10% thuế thân nhưng phải nộp thêm
10-15% phụ thu nộp ngân sách tỉnh. Sau năm 1935, dân không được trừ 10%
thuế thân nữa nhưng vẫn phải nộp thêm 10-15% phụ thu trên toàn bộ thuế thân
của mỗi người.
Năm 1938. Thực dân Pháp đưa ra dự án tăng thuế từ 25% đến 30%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào quần chúng và dư
luận báo chí đấu tranh sôi nổi, Viện dân biểu do ta nắm đa số dã phản đối nên
dự án không được thông qua. Tuy vậy, đến năm 1939, chiến tranh thế giới thứ
II bùng nổ, thực dân Pháp đã khủng bố phong trào bình dân và tăng thuế đến
khoảng 40%.
Thuế thân đã tạo thêm cho nhà nước thực dân số thu rất lớn, nhưng đối
với dân nghèo, mỗi khi đến vụ thuế xóm làng lại xôn xao, nhiều người không
chạy nổi mấy đồng nộp thuế đã bị kìm kẹp, gông cùm hoặc bỏ quê hương để
trốn cảnh đau thương, khổ cực.

Thuế thân ngày càng trở thành nỗi kinh hoàng của nhân dân. Đến vụ
thuế, dân quê phải bổ nhào đi vay nặng lãi của nhà giàu, vay nông phố ngân
hàng hoặc có thóc thì đổ hết đi bán. Rẻ mấy cũng phải bán đặng nộp thuế cho
xong xuôi. Cầm cố nồi, xanh, quần áo để nộp thuế. Có khi nhà nghèo quá, thuế
đến phải bán con, "Bán vợ, đợ con nộp thuế cho nhà nước" là một thành ngữ
trong dân gian... Dân thiếu thuế bị cùm kẹp, roi vọt, không ra tiền thì quan đã
có cách "tha thải", nghĩa là cho lý trưởng đứng tên người thiếu thuế, viết văn tự
vay nợ nhà giàu, nộp thuế cho dân, rồi dân phải trả sau. Ngoài tha thải, còn có
cách cầm ruộng, tịch thu tài sản".
Với những chính sách sưu thuế thâm độc, trắng trợn, suốt cả năm ở
thành thị cũng như ở nông thôn, ngày nào người ta cũng được thấy những cuộc


bắt bớ, khám xét, gây nên những cảnh đau xót, thảm thương trong việc thu các
loại thuế. Có lúc thu thuế đã trở thành mộc cuộc săn bắt người...

3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ)
Dưới thời nhà Nguyễn, thuế ruộng đất được đánh theo đẳng hạng do địa
phương phân loại đã tạo điều kiện cho chính quyền làng xã tuỳ tiện điều chỉnh
khi cần thiết để bù số thuế thiếu theo mức giao của trên hoặc thêm nguồn thu
chi dùng riêng cho làng xã. ở một số xã, tuyệt đại bộ phận ruộng đất được đánh
thuế theo hạng nhất, nhưng trên thực tế lại có nhiều ruộng đất xấu.
Ngay sau khi đặt nền thống trị trên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp
vẫn cho duy trì chế độ thu thuế như dưới triều Nguyễn. ở Nam kỳ, ruộng đất
được sắp xếp lại đẳng hạng với mức hợp lý hơn, theo năng suất.
Từ năm 1897, toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh lại
theo 4 hạng điền, 6 hạng thổ (đất) phân biệt theo đất canh tác và đất ở, đất xây
dựng, ở thành phố, thị xã hay nông thôn; trồng lúa, màu hay các cây công
nghiệp khác nhau (thuốc lá, trầu, cau, dừa, mía, dâu, chè, bông, đay, gai, thầu
dầu, ngô, vừng, khoai lang, khoai sọ, đỗ, cây ăn quả, cói, lạc; đất không trồng

trọt; đất bùn, ao, hồ, đầm; ruộng muối; đất đối với người bản xứ, người châu á,
châu Âu, ngoại kiều khác...; miễn thuế cho các loại đất dành cho nghĩa trang,
đền thờ, chùa, nhà thờ, các công trình tôn giáo; miễn thuế 6 năm đầu cho đất
trồng cà phê và 4 năm đầu cho đất trồng chè.
Việc phân định lại hạng ruộng đất nhằm phục vụ lợi ích của bọn thực
dân và chính quyền phong kiến. Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những
khoản phụ thu, nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại điều chỉnh giảm
xuống. Ví dụ: Theo quy định từ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Việt Nam
là 4.970m2. Năm 1897, ở Bắc kỳ, mỗi mẫu chỉ có 3.600m2. Vì vậy dẫu mức
thuế điều chỉnh lại bằng hay cao hơn cũ, thuế phải nộp thực tế tăng lên, có khi
đến 2-3 lần. Trước đây thước đo của Việt Nam cũng không thống nhất: có


thước dài 43cm, có thước dài 47cm hay 53cm, do đó diện tích mẫu ta cũng
không thống nhất chung cả nước. Có nơi 1 mẫu = 3972m2 hoặc 6.200m2. Để
tăng thuế điền, chính quyền thực dân quy định thống nhất thước ta là 40cm,
mỗi mẫu ruộng chỉ còn 3.600m2. Như vậy, thuế điền nhìn chung đều tăng. Về
hình thức, thuế điền được quy định theo mức nộp cao thấp khác nhau tuỳ ruộng
tốt hay xấu. Nhưng trên thực tế, việc phân loại, định hạng ruộng, đất do bọn
hào lý quyết định nên đã tạo nhiều nhũng lạm trong việc phân bổ thuế. "Khi
cần thiết, Nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét
bút thần kỳ là họ biến một "đám ruộng xấu thành ruộng tốt. Như thế vẫn chưa
hết. Người ta còn tăng diện tích ruộng đất lên một cách giả tạo bằng thủ đoạn
rút bớt đơn vị đo đạc. Bằng cách đó, thuế lập tức tăng lên, nơi thì một phần ba,
nơi thì hai phần ba.
Về thuế ruộng đất, ngoài thuế chính ngạch, nông dân phải nộp thêm từ 46 % thuế phụ thu, tuỳ tỉnh; về sau lại tăng lên từ 8-10%. Thuế bách phân phụ
thu này do công sứ tỉnh quyết định từng năm để bổ sung nguồn thu, đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của tỉnh, xã. Ngoài ra, còn nhiều khoản thu bất thường khác
với nhiều tên gọi khác nhau.


3.3. Thuế lao dịch
Dưới triều Nguyễn, thuế lao dịch chỉ áp dụng với tráng đinh, không có
sự quy định thật rõ ràng về số lượng ngày lao dịch trong năm mà huy động tuỳ
theo yêu cầu công việc. Nhìn chung là quy chế lao dịch không ngặt nghèo lắm
và thường không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Thực dân Pháp đã quy
định cho nội đinh phải đi lao dịch 48 ngày/năm. Đến 1897, thuế lao dịch được
chuyển thành thuế nhân lực với nội dung như sau:
Ở Bắc kỳ, số ngày lao dịch nội đinh (gồm cả tráng đinh, lão hạng...) mỗi
năm là 30 ngày (được "bắt chuộc" 20 ngày với giá 2 đồng ĐD, ghép vào thuế
thân để xây dựng và sửa sang đường giao thông, còn lại 10 ngày công, về


nguyên tắc là dành cho việc tu bổ đê điều và đường giao thông hàng tỉnh.
Nhưng đến năm 1904, số ngày công còn lại này cũng được quy thành chế độ
:chuộc" với giá 0,15 đồng/ngày, thành tiền là 1,5 đồng/người để nộp vào ngân
sách hàng tỉnh. Ở Trung kỳ, Dụ của vua ngày 18/8/1898 được toàn quyền thông
qua, quy định tiền chuộc 10 ngày thành 1 đồng ghép vào thuế thân, 10 ngày
dùng cho dịch vụ công ích (làm việc cho nước, cho tỉnh) và 10 ngày cho dịch
vụ làng xã. Song trong thực tế, số ngày mà nhân dân phải lao dịch xây dựng
lăng tẩm, đắp đê điều rất nhiều. Ở Nam kỳ, thực hiện việc chuộc 30 ngày lao
dịch thành 3 đồng, nộp hết vào ngân sách tỉnh.
Như vậy, về nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyển thành tiền (gắn với thuế
thân hoặc nộp ngân sách tỉnh,xã) để sử dụng vào việc xây dựng, tu bổ đường
sá, đê điều... Nhưng trên thực tế, khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủ
vẫn huy động nhân lực một cách tuỳ tiện, kể cả trong những ngày mùa cày cấy,
thu hoạch nông nghiệp. Đơ-vi-try, một nhà nghiên cứu của Pháp đã nhận
xét :"các làng xã vẫn như xưa kia, vẫn phải lo đắp đê, làm đường trong vùng,
họ lấy nhân công ở đâu? vẫn phải huy động nhân lực trong xã và các sở công
chính sẽ lấy nhân công ở đâu để xây dựng đường sá, làm lại những đoạn đường
xung yếu, trong lúc nhân công khó kiếm? Họ dùng biện pháp "trưng dụng". Tôi

không rõ trong ngôn ngữ Việt Nam có đủ từ để phân biệt "đi lao dịch" với
"trưng dụng" nhân lực không? Chỉ biết rằng với con mắt của người bản xứ, hai
thứ đó chỉ là một, tức là phải đi lao dịch". Chính quyền thực dân cưỡng bức
nhân dân Việt Nam từ bỏ tiền, gạo ra đi phu đào sông, đắp đường vận tải liên
miên. Riêng trong hai năm 1892-1893, chúng đã huy động 23 triệu rưỡi ngày
công đào sông, đắp đường mà số tiền chi cho nhân công, tính bình quân mỗi
người mỗi ngày chưa được nửa xu.


III. KẾT LUẬN
Đối với thực dân Pháp, thuế khoá là mục tiêu cao nhất trong chính sách
vơ vét thuộc địa, không chỉ bảo đảm sự tồn tại của bộ máy thống trị mà ngày
càng hoàn thiện để có thể phát huy cao nhất tác dụng của một công cụ bóc lột,
đạt hiệu quả tối đa cho "mẫu quốc". Vào cuối những năm 20, không kể ngân
sách hàng tỉnh, chỉ riêng ngân sách Đông Dương và ngân sách ba xứ đã nuốt
trôi bình quân của mỗi người dân Việt Nam, kể cả gái, trai, trẻ già khoảng 6-7
đồng bạc thuế, tương đương 60-70 kg gạo hạng nhất. Đó là chưa kể những đợt
lạc quyên, phát hành công trái cùng với nạn phụ thu, lạm bổ mà cả bộ máy
quan lại thuộc địa , từ toàn quyền Đông Dương cho tới bọn tổng lý, kỳ hào làng
xã luôn luôn tìm cách trút lên đầu người dân. Trong việc thực hiện các chính
sách sưu thuế, thực dân Pháp cấu kết và thoả thuận với bọn phong kiến chia
nhau khoản đóng góp của dân nhiều nhất cho mình. Mọi gánh nặng về sưu thuế
đã làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân thêm cùng khổ, túng
bấn. Vì vậy, ở nhiều nơi đã liên tục nổ ra các phong trào chống sưu, chống
thuế, lao dịch sôi động, mạnh mẽ. đặc biệt ở Trung kỳ, từ tháng 3 đến tháng
5/1908, hầu hết các tỉnh đều có nổi dậy, biểu tình chống sưu thuế một cách
quyết liệt, làm cho cả thực dân Pháp và bè lũ phong kiến tay sai điên cuồng,
lồng lộn. Chúng đã dùng quân đội, cảnh sát, toà án cùng với bộ máy phong kiến
đàn áp khốc liệt, bắn giết, tù đầy nhiều chiến sĩ cách mạng ra Côn Đảo.
Sau khi Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp phải thừa nhận sự đặc biệt ưu

đãi Nhật trong quan hệ kinh tế với Đông Dương, được mặc sức vơ vét của cải,
nguyên liệu của các nước Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã phải sống
những ngày đen tối nhất của đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
Hậu quả cộng hưởng của thiên tai, bão lụt và địch hoạ, sưu cao, thuế
nặng, bán thóc tạ, trồng thầu dầu và đay bán cho Nhật..., lạm phát khủng hoảng,


chiến tranh... đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp mùa đông 1944-1945, làm chết
gần 2 triệu đồng bào ta.
Trong hoàn cảnh ấy, với ảnh hưởng và tác động giáo dục của Đảng, lòng
căm hận và tinh thần quật khởi của dân tộc bùng lên. Khi thời cơ đến, phát xít
Nhật đầu hàng, ngày 15/8/1945, toàn dân ta nổi dậy như sóng vỡ bờ, suốt từ
Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược. Cuộc
tổng khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân ta, đã thắng lợi trong cả nước, chấm dứt
ách đô hộ gần 100 năm của đế quốc Pháp, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Một trong những điều làm nên
sức mạnh vô song đó là sự căm thù chế độ bóc lột đến tột độ mà điển hình là
chính sách sưu cao, thuế nặng, hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.


×