Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Sử - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẠC LIÊU

NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử

________________
Thời gian : 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Câu 2(3điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của
Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1939-1945?
Câu 3 ( 3 điểm )
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch tiến
công lớn nhất của quân và dân ta ? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh ( chị ) hãy làm rõ hoàn cảnh
lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó.
Câu 4( 2,0 điểm)
Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình
hình Châu Á?

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Sử - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2015
Câu hỏi
Câu 1

Ý chính cần đạt
- NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng


đắn cho dân tộc: Con đường cách mạng VS ……

Điểm
0,5

(2,0 điểm)
- NAQ truyền bá CN Mác- Lê nin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và
tổ chức cho sự ra của chính Đảng VS ở VN.
- Thành lập Hội VN Cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của
Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Đảng.
0,75
- 1930: Triệu tập HN hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra ĐCS VN, soạn
thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra đường lối chiến lược sách
lược cho cách mạng ViệtNam.


0,75

Câu 2

Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó
chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục
(3 điểm) những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1930-1945?
* Nội dung của Luận cương:
- Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng
Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa…
- Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ
khăng khít với nhau…

- Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân

1.5

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản.
Cách mạng ViệtNamlà một bộ phận của cách mạng thế giới
* Hạn chế của Luận cương:
- Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng
ruộng đất…
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc,
khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc
thống nhất chống đế quốc và tay sai
* Quá trình khắc phục những hạn chế…
- Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941
đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI(11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII
(5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội
nghị VI…
- Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó
là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng
yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh
(1941)…

1,0


0,5

Câu 3


Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược ( 1945 ( 0,25đ)
- 1954 ), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công lớn nhất
(3 điểm) của quân và dân ta
a) Hoàn cảnh lịch sử :
*) Âm mưu của Pháp - Mĩ : Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở
Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava đã cho xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, " một
pháo đài bất khả xâm phạm " nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của
ta, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Điện Biên Phủ trở thành
tâm điểm của Kế hoạch Nava.
*) Chủ trương của ta :

(0,25đ)

- Tháng 12/1953, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm
tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc
Lào, qua đó làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch Nava. Ta huy động một lực
lượng lớn nhân lực, phương tiện vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn
dược, thuốc men, lương thực phục vụ cho chiến dịch.
b) Diễn biến chính của chiến dịch: chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày
13/3 đến ngày 7/5/1954 qua ba đợt:
- Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him
Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.

( 0,5đ )


- Đợt 2: Từ ngày 30//3 đến ngày 26/4/1954 : Quân ta tấn công các cứ điểm
phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh như đồi E1, D1, C1, A1…

- Đợt 3 : Từ ngày 1 đến 7/5/1954: Quân ta mở cuộc tổng công kích, tiêu diệt
và bắt sống toàn bộ Ban tham mưu và lực lượng địch, chiến dịch kết thúc toàn
thắng.
c) Kết quả: Qua 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ
vũ khí và phương tiện chiến tranh.
d) Ý nghĩa :

(0,5đ)

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết
định vào ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Làm xoay chuyển cục diện
chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại
giao.

( 0,5đ)

( 0,5đ).

( 0,25đ).

( 0,25đ).

Câu 4

a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ
trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu.
2,0 điểm Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự
đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa

hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh 0,5
thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh
cục bộ diễn ra ở nhiều nơi…
b) Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến Châu Á:


* Tại Đông Bắc Á: Diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
+ Nam Triều Tiên: được Mỹ và các nước phương Tây viện trợ

0,5

+ Bắc Triều Tiên: được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ
=>Kết quả : 27/7/1953 hiệp định đình chiến được ký kết…

* Tại Đông Nam Á: Diễn ra 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu:
- Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp ( 1945-1954)
+ Mỹ viện trợ cho Pháp

0,5

+Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN ủng hộ, viện trợ cho cuộc kháng
chiên của VN
+ Kết quả: 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954- 1975)
+ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở ViệtNam( 4 chiến lược
chiến tranh)
+ Nhân dân ViệtNamchiến đấu chống Mỹ ( được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên
Xô, các nước XHCN…)
=> Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai
phe.

0,5



×