Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đặc điểm về pháp luật ở việt nam thời bắc thuộc bài tập nhóm môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.26 KB, 6 trang )

Đặc điểm về pháp luật ở Việt Nam thời
Bắc thuộc Bài tập nhóm môn Lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam
Lời mở đầu
Trong tiến trình lịch sử, Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc không ngừng, thu được những thắng lợi cụ thể trong từng thời kì.
Trong đó, phải kể đến hơn 10 thế kỉ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung
Hoa đã để lại hậu quả căn bản cho quá trình hình thành, quá trình phát tri ển
của Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời quân chủ cũng như trong su ốt tiến
trình lịch sử cho đến ngày nay. Pháp luật của nước ta thời kì này có nhiều
nét riêng biệt về tổ chức cũng như việc thực hiện. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn
đề này chúng em đã lựa chọn câu hỏi: “ Đặc điểm về pháp luật ở Việt Nam
thời Bắc thuộc” làm đề tài cho bài tập nhóm lần này.

Nội dung
I.Cơ sở lí luận :
1.Kháiniệm phápluật và đặc điểm phápluật :
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quy ền và được
thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Đặc điểm pháp luật được hiểu là những nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem
là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với các hình thức không ph ải pháp luật.
Chính cái sự riêng biệt này để khảng định một sự vật là chính nó mà không
phải cái khác.
2. Đặc điểm nhànước Việt Namthời Bắc thuộc:
Bắc thuộc là thời kì Việt Nam đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung
Quốc kéo dài hơn 1000 từ khi Triệu đà thôn tính nước Âu L ạc (207 hoặc 179
TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại tự chủ từ tay nhà Đường năm 905.
Trong giai đoạn tự chủ từ (905 – 938) có một giai đoạn Vi ệt Nam rơi vào tay
Nam Hán.



Đặc điểm chính cả nhà nước Việt Nam thời kì này là có 2 hệ thống chính
quyền hoặc đan xen tồn tại hoặc song song tồn tại trong các th ời gian lịch
sử khác nhau: chủ đạo là hệ thống chính quyền đô hộ phong ki ến Trung
Quốc, hệ thống chính quyền tự chủ chỉ tồn tại trong những khoảng th ời gian
ngắn (chính quyền Hai Bà Trưng, Lý Bí…).

II.Pháp luật Việt Nam thời kì Bắc thuộc :
1, Nguồnluật :
Thời Bắc thuộc có hai nguồn luật cùng đan xen và song song tồn tại: luật t ục
của người Việt và luật pháp của phong kiến Trung Hoa.
2, Nội dung:
Pháp luật thời này đã có những nội dung thay đổi hay những nội dung m ới v ề
luật hình (trừng trị các tội phạm chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của chính
quyền đô hộ); luật dân sự và tài chính (có 2 hình thức sở h ữu ruộng đất: S ở
hữu tối cao của hoàng đế Trung Quốc_sở hữu nhà nước) và sở hữu tư nhân.
Chính quyền đô hộ là người thay mặt hoàng đế thực hiện quyền sở hữu. Đối
với ruộng đất ở làng xã, luật Hán điều chỉnh về thuế khóa còn luật tục làng xã
điều chỉnh việc phân phối ruông đất cho các gia đình cày cấy); luật hôn nhân
và gia đình (buộc dân Việt kết hôn phải theo luật lệ Hán. Tuy nhiên ,ch ỉ có
người Hán mới theo luật lệ hôn nhân và gia đình đó còn người Việt v ẫn theo
phong tục tập quán cổ truyền của mình).
3, Hìnhthức phápluật :
Thời kì Văn Lang Âu Lạc mới có pháp luật tập quán, phong tục thuần hậu,
chất phác, chính sự, dùng lối kết bút. Sau này, trong quá trình ti ếp nh ận
phong kiến Trung Hoa, tiếp nhận hệ thống phong ki ến một cách sáng t ạo, phù
hợp với dân tộc mình, tiếp nhận sáng tạo các bộ luật Trung Hoa, đặc biệt là
bộ luật nhà Đường, Minh, Thanh,..

III, Đặ c điểm của pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc :

Thời Bắc thuộc, một đặc điểm nổi bật về pháp luật ở Việt Nam là trên cùng
một lãnh thổ có sự đan xen, song song tồn tại của hai nguồn lu ật, hai hệ
thống pháp luật: hệ thống pháp luật của người Hán và hệ thống pháp lu ật c ủa


người Việt. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật của người Việt cũng có một
số đặc điểm nhất định.
1,Tínhđan xen:
Sự đan xen của 2 hệ thống pháp luật được thể hiện rất rõ qua các giai đoạn
nhất định.
– Giai đoạn đầu: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược, Âu Lạc bước vào thời kì
Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm. Khi nhà Tây Hán xâm chiếm, dân tộc Lạc
Việt sống trên lãnh thổ Nam Việt cũng bị đô hộ trong 150 năm từ 111 TCN
đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40. Ở giai đoạn này Nhà Hán
thực hiện chính sách đồng hóa triệt để đối với nhân dân ta vì thế pháp lu ật
thời kì này làpháp luật của người hán.
– Giai đoạn hai: Cuộc đấu tranh giành độc lập của Hai Bà Trưng mùa xuân
năm 40 thắng lợi, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Thời gian độc lập ngắn
ngủi nên sử dụng chủ yếu những luật lệ cổ truyền của người Việt để quản lý
đất nước, xóa bỏ các thứ thuế nặng nề do chính quyền đô hộ đặt ra. Vì vậy
giai đoạn này pháp luật của người Việt được áp dụng.
– Giai đoạn ba: Năm 43, sau khi dẹp tan cuộc khởi nghĩa Hai Bà Tr ưng, nhà
Đông Hán đã thắt chặt chính sách cai trị tại Giao Chỉ: vươn xuống cai quản
cấp huyện, tăng cường các chính sách bóc lột, nô dịch và đẩy mạnh hàng
loạt biện pháp đồng hoá có hệ thống với quy mô ngày càng lớn. Nhà Đông
Hán bắt nhân dân ta phải tuân theo lễ giáo phong ki ến Hán, đồng th ời c ố
gắng xóa bỏ tận gốc truyền thống “dùng tục cũ mà cai trị” của người Việt. Nên
ở thời kì này nhân ta lại chịu sự áp đặt pháp luật của người Hán.
– Giai đoạn thứ tư: Khúc Thừa Dụ xác lập nền tự chủ, thực hiện những cải
cách về cơ cấu hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến năm 907 Khúc H ạo

lên thay, nỗ lực xây đựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương
đến xã. Đồng thời ông còn thực hiện đường lối chính trị thân dân, sửa l ại chế
độ thuế khóa và lao dịch nặng nề của thời Đường giúp chính quyền tự ch ủ
được củng cố một bước. Giai đoạn này pháp luật người Việt lại được xác lập.
– Đến năm 930 Nam Hán xâm lược nhưng chưa thiết lập được một chính
quyền đô hộ bao trùm lên cả nước ta. Năm 931 Dương Đình Nghệ đánh
chiếm được thành Đại La, lập lại nền tự chủ. Đến năm 937 Dương Đình Nghệ
bị Kiều Công Tiễn giết chết đoạt chức tiết độ sứ. Năm 938 thì Ngô quyền diệt
Kiều Công Tiễn và đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, ch ấm dứt


hơn 1000 năm Bắc thuộc của nhân dân ta.
Như vậy, trong thời kỳ Bắc Thuộc này có sự ngắt quãng thống trị nên pháp
luật thời kỳ này thể hiện tính đan xen của hai hệ thống pháp luật.
2, Tínhsongsong:
Tính song song thể hiện rất rõ thông qua nhà nước Chăm Pa và nhà nước
Phù Nam. Cụ thể là nhà nước Chăm Pa gồm hai tiểu quốc là tiểu qu ốc Nam
Chăm và tiểu quốc Bắc Chăm, năm 111TCN nhà Hán thay thế nhà Triệu
thống trị Âu Lạc và lập thêm quận Nhật Nam. Chính sự xác lập bởi hai hệ
thống chính quyền ở hai tiểu quốc của nhà nước Chăm Panên pháp luật có
sự thể hiện song song của pháp luật Hán và pháp luật của người Việt. Đồng
thời tính song song được thể hiện ở cả nhà nước Phù Nam.
Bên cạnh đó thì tính song song còn được thể hiện ở một số dặc điểm về hiệu
lực và phạm vi tác động của pháp luật. Thực tế chính quyền đô hộ ch ỉ khống
chế trực tiếp các vùng quanh thành trấn, nhiệm sở và đồn binh, những nơi có
dân Trung Hoa cư trú nên luật pháp chỉ có hiệu lực ở vùng đó. Luật pháp
Trung Quốc chỉ tác động đến người hán ở Âu Lạc và những quý tộc người
Việt và thường chỉ trong lĩnh vực hành chính, hình sự, tài chính. Vì v ậy nước
ta bị đô hộ thời gian kéo dài nhưng không liên tục. Xét theo chi ều sâu thì
chính quyền đô hộ không thể làm thay đổi cơ cấu làng xã cổ truy ền c ủa

người Việt, nhiều vùng rộng lớn xa xôi vẫn ngoài phạm vi cai tr ị c ủa chúng.
Chính vậy mà pháp luật của người việt chủ yếu là lệ làng và tác động tới các
làng xã, đối tượng điều chỉnh là đại đa số dân cư người việt, chủ yếu ở các
lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộng đất trong nội bộ làng xã…
những luật lệ này về sau nhà Hán cũng phải thừa nhận. Đồng thời với luật tục
của người việt thì một số pháp luật của phong kiến Trung Hoa đã được áp
dụng ở Âu Lạc, nhưng phạm vi tác động chủ yếu là điều chỉnh các quan h ệ
hành chính giữa quận – bộ (thời Triệu), quận – huyện (Tây Hán) và hiệu l ực
cũng chỉ ở mức độ hạn chế.
Như vậy có thể thấy bên cạnh sự đan xen thì cái đặc điểm song song giữa
luật tục của người việt và một số luật pháp phong kiến trung quốc ở Âu Lạc
cũng được thể hiện rất rõ nét.

IV, Hệ quả của th ời Bắc thuộc đối v ới pháp lu ật Vi ệt Nam :


Duy trì 2 nguồn luật : Luật Việt và luật Hán:
– Thừa nhận luật Việt là các tập quán điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong
đời sống xã hội vì nó gần gũi với đời sống người dân, lại có từ lâu đời nên đã
chống lại được sự áp đặt của pháp luật phong kiến Trung Hoa. Trên cơ sở
đó, các nhà nước độc lập sau này đã ban hành pháp luậtthực định và thừa
nhận các tập quán pháp (sự kết hợp luật và lệ).
– Luật Hán là luật thành văn nên nó đã đưa vào nước ta kỹ thu ật xây d ựng
pháp luật thành văn (văn bản quy phạm pháp luật). Đây là sự tiếp thu có ch ọn
lọc và sáng tạo được sử dụng ở các nhà nước phong kiến Việt Nam sau này.
Đó là hình thức các văn bản luật như: Bộ luật, lệnh, chiếu, chỉ.
Như vậy hệ thống pháp luật phong kiến cũng trở thành khuôn mẫu cho việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật phong kiến Việt Nam sau này. T ư t ưởng
chính trị pháp lí Nho giáo của nhà nước phong ki ến Trung Qu ốc truy ền bá
vào Âu Lạc và đã thâm nhập vào các tầng lớp cư dân người Việt ở mức độ

nhất định là cơ sở lịch sử để đặt nền tảng cho Nho giáo trở thành tư tưởng
chính trị chủ đạo trong thời gian này. Đồng thời hình thành một tâm lí pháp
luật truyền thống là tư tưởng tự trị, tự quản và hình thức trọng lệ hơn trọng
luật.

Kết luận
Qua việc phân tích, chứng minh trên chúng ta có thể hi ểu rõ h ơn v ề pháp
luật Việt Nam thời Bắc thuộc với 2 hệ thống pháp luật cùng đan xen và cùng
song song tồn tại. Bên cạnh pháp luật truyền thống, nước ta còn du nh ập
pháp luật Trung Hoa sau hơn 1000 năm đã giúp cho người Vi ệt trong quá
trình xây dựng pháp luật thành văn, kết hợp hài hòa các y ếu t ố Đại Vi ệt và
Trung Hoa. Đồng thời nó đã ảnh hưởng đến sự hoàn thiện hệ thống pháp
luật của Việt Nam ở thời kì đó và cả pháp luật hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo
1, Giáotrình “ Lịch sử nhà nước và phápluật Việt Nam” _ Nhàxuất bản CôngAn NhânDân
Hà Nội – 2012.
2, />

3, />
Bảng từ viết tắt
TCN

Trước côngnguyên



×