Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiêncứu mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá Chày mắt đỏ (SqualiobabusCurriculus Richardson, 1846) trong giai đoạn cá giống nuôi tại ViệnNghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 57 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.


Nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã có từ lâu đời và ngày càng
phát triển mạnh mẽ vào thập niên cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của
thế kỷ 21. Hình thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mỗi năm đóng góp hàng tỉ
đồng vào ngân sách nhà nước. Theo chiến lược của ngành Thủy sản đến năm
2010 xuất khẩu thuỷ sản đạt 891 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 4 tỉ USD. Tuy nhiên theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP) cho biết: trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt
trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và
19,8% về giá trị so với năm trước.
Bên cạnh những kết quả tăng trưởng vượt bậc như vậy đồng thời nguồn
tài nguyên Thuỷ sản cũng bị khai thác quá mức làm cho nguồn lợi thuỷ sản tự
nhiên nói chung và nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt nói riêng ngày càng trở nên
cạn kiệt, một số loài cá trở nên quý hiếm và có nguy cơ diệt vong như cá
Chiên, cá Anh vũ,…trong đó có cá Chày mắt đỏ cần được bảo tồn và phát
triển.
Trong các thuỷ vực nuôi cá nước ngọt bệnh làm giảm sinh trưởng của
cá cá chậm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc gây tử vong cho
cá, dẫn đến thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá. Nhiều loài ký sinh trùng là nguyên
nhân gây ra những bệnh nguy hiểm cho cá đặc biệt ở giai đoạn cá hương và
cá giống làm cho cá chết hàng loạt như nhóm đơn bào ngoại ký sinh, sán lá
đơn chủ, giun và giáp xác... Đồng thời, bệnh do KST còn là nguyên nhân mở
đường cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập gây bệnh như vi khuẩn,
nấm…
Bởi vậy, trong quá trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi muốn đạt tỉ lệ
sống cao, cá phát triển tốt thì việc theo dõi bệnh thường xuyên là việc làm rất


cần thiết đặc biệt là giai đoạn cá giống giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời,
chính xác và có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu thiệt hại do chúng
gây ra.


Được sự đồng ý của Khoa Thú y - Trường Đại Học Nông nghiệp Hà
Nội, Trung tâm Quan trắc Cảnh báo Môi trường và phòng ngừa dịch bệnh
Thuỷ sản khu vực miền Bắc chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá Chày mắt đỏ (Squaliobabus
Curriculus Richardson, 1846) trong giai đoạn cá giống nuôi tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ nhiễm KST ký sinh trên cá Chày mắt đỏ trong giai
đoạn cá giống nuôi tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1.Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới
Ký sinh trùng ở cá được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19, từ thời của
Linnea (1707- 1778) nhưng mãi đến năm 1929 Viện sỹ A.V. Dogiel (C-1955)
thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ mới đưa ra cuốn sách: “phương
pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” đã mở ra một hướng phát triển mới
cho nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá và các loại bệnh cá do
ký sinh trùng gây ra. Có thể nói V.A. Dogiel là người đặt nền móng cho
nghiên cứu này và phương pháp nghiên cứu của ông hiện nay vẫn được các
nhà khoa học áp dụng rộng rãi (Đỗ Thị Hoà, 2004).Từ năm 1929-1970 hàng
loạt các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt và
nước lợ được công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Tại Thái Lan, 1916- 1927 nhà ký sinh trùng học người Mỹ C.B. Wilson

đã phát hiện ra hai loài rận cá mới trong khu hệ cá nước ngọt ở đây. Sau một
năm cũng ở Thái Lan, ông lại có những mô tả về loài giận cá mới ký sinh trên
cá Trê
Theo M.A.Tubangi, 1947, tại Phillipine đã nghiên cứu phát hiện một
số loài Sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Digenea), giun tròn và
giun đầu móc, góp phần làm phong phú thêm những phát hiện về khu hệ KST
cá nước này.Theo Velasquez, 1951 đã phát hiện mô tả về một loài Giáp xác
ký sinh trên da cá đông thời ông cũng có hơn 30 công trình phân loại - nghiên
cứu vòng đời của giun sán ký sinh (Lumalan và Arthus, 1992).
Ngành KST học của Inđônêxia thực sự phát triển là nhờ M.Sachlan,
năm 1952 ông viết cuốn “Notes on the parasites of freshwater fish in
Indonesia”, đây là cuốn sách có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu
khu hệ KST cá nước ngọt tại Phillipine sau này (Arthur, 1996).
Ở Liên Xô, Bychowsky và ctv, 1962 đã giới thiệu bảng phân loại KST
cá nước ngọt ở Liên Xô, trong đó bổ sung 1.211 loài. Bảng phân loại này sau


được tái bản và bổ sung bởi B. Schulman và Gussev (1984;1985) với hơn
2.000 loài.(Đỗ Thị Hoà, 2004)[4]
Tại Ấn Độ, theo I Lan Parperna, 1965 đã công bố 116 loài KST trên cá
nước ngọt, trong đó 20 loài Sán đơn chủ, 13 loài Sán song chủ, 43 dạng ấu
trùng, 7 loài Sán dây cả ở giai đoạn non và giai đoạn trưởng thành, một loài
giun đầu móc, một loài đỉa, 1 loài móc lông và 6 loài giáp xác. Theo tổng kết
của Thapar, 1976 thành phần loài trong khu hệ KST của Ấn Độ ngày một
phong phú: Tính riêng loài sán lá đơn chủ, đến năm 1972 là 80 loài, nhưng
đến năm 1973 thì con số này đã thay đổi lên tới 100 loài.(Hà Ký và Bùi
Quang Tề, 2007)[7]
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương hợp quốc (FAO), Trung Quốc
là một trong 7 quốc gia có ngành thuỷ sản phát triển vào bậc nhất thế giới.
Theo ông Ms Cen Feng (1998) thì sản lượng thuỷ sản của nước này chiếm

50% sản lượng thuỷ sản thế giới. Trong những năm gần đây chính phủ Trung
Quốc đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để phục vụ công tác nghiên cứu và kiểm soát
bệnh. Về vấn đề nghiên cứu KST ở Trung Quốc, đến năm 1975 Chen Chinleu
và ctv đã tổng kết và cho biết Trung Quốc đã nghiên cứu 50 loài cá nước
ngọt, đã phát hiện 382 loài KST, trong đó 159 loài nguyên sinh động vật, 7
loài giun đầu móc, 2 loài Đỉa, 29 loài giáp xác, 10 sán dây, 21 loài giun tròn,
33 loài sán song chủ và 1 nhuyễn thể. Các loài cá đã phát hiện có KST nhiều
nhất là cá Mè trắng 75 loài; cá Diếc 75 loài; Trắm cỏ 71 loài; cá Chép 61 loài;
Trắm đen 53 loài, tuy nhiên đây chỉ là con tổng kết của những năm trước.
Công trình nghiên cứu của Wu Zhaohe và Chen Chin Leu (1987) trong khu hệ
cá nước ngọt hồ Wuhu (Hồ Vũ) đã phát hiện 9 loài mới đối với khoa học,
chúng đều thuộc Myxospordia. Nghiên cứu khu KST trong hệ thống sông
Trường Giang từ tháng 12 năm 1918 đến tháng 4 năm 1984, qua thu mẫu
kiểm tra 766 cá của 72 loài cá nước ngọt tìm thấy 10 loài thuộc
Acanthocephala, trong đó có 3 loài mới (Yu Yi và Wu Huisheng, 1989). Bốn


loài mới thuộc Myxospordia tiếp tục được tìm thấy trên cá nước ngọt ở
Danjiang (Đơn Giang) (F. Shujuan và W. Jianguo, 1990).
Nghiên cứu của Xie Xiengren, 1988 trên 2 loài cá (Leiocassis
longirostris và Saurrogobio Dabryi) tại Trung lưu sông Trường Giang từ
tháng 7 năm 1984 đến tháng 4 năm 1985. Xie Xiengren nhận thấy rằng các
loài thuộc giống Myxospordia như Myxidium, Macrocapsulare và
Chloromyxum sp, tỷ lệ nhiễm trên hai loài cá này rất khác nhau, các loài KST
này nhiễm trên hai loài cá có tính chất mùa vụ khác nhau
Theo Zhang .Q và ctv, 1993, từ tháng 1 - 1987 đến 1 - 1988, 192 mẫu
cá Mystus macropterus đã được thu từ sông Fujiang (Giang Phố) phát hiện 10
loài KST đơn bào thuộc 4 lớp, 7 họ và 7 giống. Trong 7 giống này có 3 giống
mới: Trypanosoma hemibagri sp, Crytobia cheni sp


và Henneguya

hemibagri sp. Các tiêu bản hiện đang được lưu giữ tại Phòng sinh học Trường Đại học Sư Phạm Tây Nam Trung Quốc.
Mới đây khi nghiên cứu về Centrocestus formosanus (Trematoda),
Zeng Bo-Ping và Liao Xiang - Hua (2000) cho thấy sự nhiễm của loài Sán
này trên mang cá Trắm cỏ không mang tính mùa vụ, không ảnh hưởng bởi sự
thay đổi của nhiệt độ môi trường. Nghiên cứu giun sán trong khu hệ cá sông
Pearl, tỉnh Quảng Đông, Phan Hongle cũng đã phát hiện và mô tả 6 loài Sán
thuộc họ Bucepbedae, trong đó có 2 loài có tên mới với khoa học. Còn nhiều
những nghiên cứu khác về bệnh cá nói chung và KST nói riêng tại Trung
Quốc.
Không chỉ ở Trung Quốc, Liên Xô, Ấn Độ, Phillipine hay Inđônêxia mà
còn nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Malaysia, Bangladesh… cũng có nhiều
tác giả nghiên cứu KST cá. Yamaguti (1894 - 1976), nghiên cứu về giun sán
trong số những loài Ông tìm thấy trong khu hệ KST ở Nhật Bản là 90 loài và 14
giống có tên mới đối với khoa học.


L.H.Lim và ctv, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1983 - 1987 phát hiện
54 loài trong khu hệ cá nước ngọt vùng bán đảo Malaysia. Khu hệ cá nhiệt đới
Bangladesh cũng tìm thấy 69 loài giun sán ký sinh trong đó 1 loài thuộc lớp
(Monogenea), 24 loài thuộc lớp (Digenea), 10 loài thuộc lớp (Cestoda), 28 loài
thuộc lớp (Nematoda) và 6 loài thuộc lớp (Acanthocephala)
Theo Arthus, 1992 ở Phillipine, giữa tháng 7 năm 1986 và tháng 2 năm
1990 đã kiểm tra 41 thùng hàng gồm 560 cá nước ngọt nhập khẩu vào nước
này thì 82,9% số thùng bị nhiễm từ một hoặc nhiều loài KST như Trichdina
Ichthyophthyrius, Trypanosoma, Myxobolus, Dactylogyrus, Gyrodactylus
ascocotyle, Bothriocephalus, Lernaea và Argulus.
Theo Subasinghe và ctv, 1992, đã nghiên cứu về sự nhạy cảm của
trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis đối với cá Rô phi (Oreochromis

mossambicus) ở giai đoạn cá hương. Pathiratne (1992) đã có những nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của loài Rận cá Ergasilus ceylonensis tới nồng độ oxy
của cá. Từ tháng 5 - 1986 đến tháng 1 - 1988, một cuộc điều tra về KST trên
cá Hồi đã phát hiện nhiều giống loài KST (RegiDas và Arthus, 1992).
Theo Hoffman và ctv, 1998, tái bản 2 cuốn “Ký sinh trùng Bắc Mỹ”
qua đó tổng kết thành phần loài khu hệ KST này gồm 75 giống KST đơn bào,
69 giống Trematoda

trưởng thành và 34 dạng ấu trùng của nó.

Acanthocephala có 19 giống, Crustacea là 18 giống với số lượng loài của nó
là rất lớn.
Theo M. Sicard và ctv, 2001, nghiên cứu đặc điểm phân tử của giống
Diplozoo ký sinh trên họ cá Chép và mối quan hệ với ký chủ. Kết quả phân
tích ADN của loại ribosomal và thấy rằng thành phần loài thuộc giống
Diplozoo ký sinh trên cá nước ngọt đa rạng, phong phú. Có 5 loài chỉ ký sinh
trên những loài cá nước ngọt nhất định.
Theo N. L. Gunter và ctv, 2008, tại Australia nghiên cứu trên họ cá
răng cưa (Serranidae) kết quả phát hiện được loài Cretomyxa spp ký sinh
trên túi mật và 7 loài đã được định danh.


Theo T. Laoprasert, 2008, tại Thái Lan đã nghiên cứu loài giun tròn
Ichthyouris bursata ký sinh trên cá tại các trang trại ở Bangkok và thấy rằng
loài này cũng được phát hiện ở Nam Phi. Vòng đời của Ichthyouris bursata
phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian.
Theo S. Matthee và ctv, 2009, nghiên cứu trên cá nước mặn tại vùng
biển miền Trung – Châu Phi. Khết quả đã phát hiện được 2 loài giun tròn mới
là Ascarophis longiovata và Neoascarophis longispicula.
Theo L. H. S. Lim và ctv, 2009, nghiên cứu KST trên não cá ở đảo

Langkawi, Malaysia đã phát hiện được một giống, loài mới thuộc lớp sán lá
đơn chủ là Sundatrema langkawiense .
2.2. Tình hình nghiên cứu KST ở Việt Nam
Người đặt nền móng nghiên cứu KST cá ở Việt Nam là Albert
Billet.Ông đã phân loại được Distonum hypselobagri Billet, 1898
(Isoparochis hypse-lobagri) ký sinh trong bóng hơi của cá trê (Bùi Quang Tề,
1999)[9].
Năm 1959-1961 có cuộc điều tra về giun sán ký sinh ở cá biển vịnh
Bắc Bộ do một số nhà KST học ở Liên Xô cũ thực hiện. Điển hình là
Parukhin, P.G. Oschmarin, Yu- L- Mancav, ….Các tác giả tiến hành kiểm tra
trên 66 loài cá kinh tế và phân loại được hơn 200 loài giun sán ký sinh (Bùi
Quang Tề, 1999)[9]
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về KST ở cá nước ngọt được bắt
đầu từ năm 1960 ở miền Bắc và từ sau 1975 thì công việc đó tiếp tục được
làm ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu từ sau năm 1960. Công trình nghiên
cứu đầu tiên về KST và bệnh cá của Tiến sĩ Hà Ký (1960 - 1975), đối với
nhiều loài cá kinh tế miền Bắc. Ông đã phát hiện được 120 loài ký sinh trùng
ký sinh thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ, 10 lớp ký sinh trên các loài cá nước


ngọt tại miền Bắc Việt Nam. Trong đó có 42 loài mới, 1 giống mới đối với
khoa học, xác định được 2 phân họ mới.
Theo Đỗ Thị Hoà và ctv, 1978-1980 nghiên cứu thành phần ký sinh
trùng trên một số loài cá biển tại Khánh Hoà. Kết quả phát hiện được 80 loài
ký sinh trùng ký sinh thuộc 55 giống, 17 bộ, 6 lớp. Trong 80 loài thu được thì
có 46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài giun đầu móc và 9 loài giáp xác (Đỗ
Thị Hoà, 2004)[4]
Với khu hệ cá nước ngọt miền Trung và Tây Nguyên, Nguyễn Thị

Muội và ctv (1981 - 1985) đã có một cuộc điều tra về KST ở đây, kết quả
phát hiện được 105 loài KST ký sinh trên 20 loài cá nước ngọt.
Theo Bùi Quang Tề, 1984-1986 đã điều tra khu hệ cá nước ngọt đồng
bằng sông Cửu Long trên 41 loài cá đã xác định được 157 loài ký sinh trùng
thuộc 70 giống, 12 lớp, 8 ngành, trong đó có 121 loài lần đầu tiên phát hiện ở
Việt Nam, ngoài ra có 20 chưa có điều kiện xác định được tên.
Từ năm 1986 - 1989, O.Sey và Moravec thu mẫu KST của một số loài
cá nước ngọt ở sông Hồng. Kết quả đã phát hiện và phân loại được 16 loài sán
lá song chủ (Trematoda), 21 loài giun tròn (Nematoda), 7 loài giun đầu gai
(Acanthocephala) trong đó đã mô tả 16 loài, 2 giống mới cho khoa học
Năm 1998, Bùi Quang Tề đã có công trình nghiên cứu KST trên cá Rô
phi vằn (Oreochromis niloticus) nuôi ở đồng bằng Bắc bộ, kết quả nghiên cứu
trên 1070 con cá, tìm thấy 22 loài KST. Cũng trong năm đó Bùi Quang Tề và
ctv khi nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng trên một số loài cá biển nuôi tại
vịnh Hạ Long đã phân loại được 13 loài ký sinh trùng thuộc 12 giống, 11 họ,
7 bộ, 5 lớp, 3 ngành. Trong số đó, cá Mú mỡ gặp 11 loài, cá Mú sáu sọc gặp 9
loài, cá Mú chuối gặp 9 loài.
Theo Trần Thị Hà, 1999, kết quả kiểm tra 385 cá thể ở 3 giai đoạn (cá
bột, cá hương, cá giống) của hai loài cá chép Ấn Độ (Labeo rohita và
Cirrhina mrigala) trong hai trại giống khác nhau (Bắc Ninh và Hà Nội) đã


phát hiện 13 loài ký sinh trùng thuộc 8 giống, 6 họ, 5 lớp. Cá Rôhu (Labeo
rohita) gặp 11 loài ký sinh trùng, cá Mrigal (Cirrhina mrigala) gặp 12 loài ký
sinh trùng.
Theo Phan Thị Vân và ctv (2006) nghiên cứu bệnh trên cá Mú, cá Giò
nuôi tại Việt Nam đã phát hiện được 13 loài ký sinh trùng thuộc 11 họ, 7 bộ, 5
lớp, 3 ngành. Trong đó đa số ký sinh trùng ký sinh ở da và mang cá.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án FIBOZOPA, 2006 tại Nam Định đã
nghiên cứu trên 5 loài cá trong hai giai đoạn cá bột và cá hương cho thấy tỷ lệ

nhiễm ấu trùng sán lá ruột từ 8,1-48,5% cao nhất là cá Trắm cỏ 48,5% và thấp
nhất là cá Chim trắng. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ấu trùng của sán lá gan nhỏ
trên cá Trắm cỏ với tỷ lệ 0,5%. Cũng tại Nam Định nghiên cứu trên 7 loài cá
thịt nuôi thấy rằng tỷ lệ nhiễm sán lá ruột tương đối cao từ 41,7-83,5%. Trong
đó cá Trắm cỏ nhiễm với tỷ lệ 83,5%, cá Mè trắng nhiễm 77,2% và đã thấy ấu
trùng của sán lá gan nhỏ ký sinh trên cá Mè trắng.
Theo Võ Thế Dũng và ctv, 2006, nghiên cứu ký sinh trùng có nguồn
gốc từ cá ở hai loài cá Mú nuôi và ngoài tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cá Mú nuôi có tỷ lệ nhiễm trung bình ấu trùng Metacercaria là 80% và
cường độ nhiễm là 35 ấu trùng/con cá. Trong khi đó, cá Mú ngoài tự nhiên có
tỷ lệ nhiễm từ 86 – 95%, cường độ nhiễm lên tới 176 ấu trùng/con cá.
Theo Trần Thị Kim Chi, 2006, nghiên cứu 8 loài cá nước ngọt ở Nghệ
An và thấy rằng cả 8 loài cá đều nhiễm sán lá ruột thuộc 2 họ là
Heterophyidae, Echinostomatide thuộc các giống loài Haplochis taichui,
Haplochis pumilio, Haplorchis yokogawai, Centrocestus formosanus,
Stellantchasmus falcatus, Echinochamus japonicus. Không thấy nhiễm ấu
trùng của sán lá gan nhỏ trên 8 loài cá đã kiểm tra ở đây.
Nghiên cứu về bệnh sán lá đơn chủ của một số đối tượng cá biển nuôi
tại Khánh Hoà, Đỗ Thị Hoà và Phan Văn Út (2007) đã phát hiện được 2 loài
sán lá đơn chủ ký sinh ở da (Benedenia epinepeli, Neobenedenia sp) và 4 loài


sán lá đơn chủ ký sinh ở mang cá (Pseudorhapdosynochus epinepheli,
Pseudorhapdosynochus sp, Diplectamum sp, Ancytocephalus sp )
Theo Nguyễn Thị Hà, 2007, nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc
từ cá ảnh hưởng đến sức khoẻ con người đã tiến hành điều tra, phân tích trên
759 con cá Song và cá Bống Bớp, cá Đối. Kết quả điều tra nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ cá Bống Bớp nuôi trong ao nhiễm Metacercaria 97,2%, ngoài tự
nhiên là 98,9%; trên cá Song nuôi 47,2%, ngoài tự nhiên cá song không bị
nhiễm. Đã định được 8 loài sán lá song chủ (Trematoda) thuộc 2 bộ, 4 họ, 8

giống.
Trong thành phần loài ký sinh trùng ở Việt Nam rất phong phú và đa
dạng đặc biệt là giống loài sán. Chỉ tính riêng trên cá nước ngọt, lớp sán lá
đơn chủ (Monogenea) đã gặp 103 loài (chiếm 27,61%) thuộc 6 họ, 17 giống,
còn lớp sán lá song chủ Trematoda gặp 50 loài (chiếm tỷ lệ 13,4%) thuộc 19
họ, 39 giống (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).
Nghiên cứu của Trương Thị Hoà, 2008, nghiên cứu trên cá Dầy nuôi tại
Thừa Thiên Huế kết quả thu được 11 loài ký sinh trùng thuộc 9 giống
(Myxobolus, Trichodina, Ichthyophthyrius, Dactylogyus, Gyrodactylus,
Centrocestus, Aspidogaster, Argulus, alitropus), 9 họ, 9 bộ và 7 lớp.
Theo kết quả tổng hợp của Arthur R. J và Bùi Quang Tề, 2008, từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước, cho đến nay
ở Việt Nam đã điều tra nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên 179 loài cá nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Tổng hợp có 592 loài ký sinh trùng (nước ngọt có
380 loài, nước lợ và nước mặn 212 loài) đã được phát hiện. Trong số này, các
tác giả đã phân loại được 81 loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt và 43 loài ký
sinh ở cá nước mặn, 14 giống và 1 họ mới đối với khoa học.
2.3.Tình hình nghiên cứu KST thuộc họ cá Chép trên thế giới


Theo Diesing, 1850 đã nghiên cứu và phát hiện ra 8 loài Dactylogyrus
thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh trên cá trắm cỏ ở giai đoạn cá
bột. Sau đó Bychowsky cũng đã phát hiện được 4 loài khác Dogilius.
Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu bước đầu trên cá Chày mắt
đỏ là loài cá bản địa của Việt Nam, đầu tiên là năm 1955 nhà ký sinh trùng
học người Mỹ Gussev đã phân lập được một loài Monogenea ký sinh trên
mang của cá Chày mắt đỏ tại Trung Quốc. Năm 1975 cũng ở đây Gussev A.V
và Ling thu mẫu cá Chày mắt đỏ tại Yangtie (Chang Jiang) và phát hiện ra 3
loài sán lá thuộc lớp Monogenea đó là Dactylogyrus sprostonea và
Dactylogyrus changi, Dactylogyrus Juikhimenko.

Theo Jean – Francois, 1981 cho biết các loài cá nước ngọt ở nước này
chủ yếu thuộc họ cá chép (Cyprinidae). Đồng thời cũng ở đây nhà khoa học
Danjiang Kon Reservoir đã kiểm tra 53 mẫu cá thì thấy 26 mẫu trong 53 mẫu
nhiễm Nematoda Camallanus cotti Fujita (1927) chiếm tỉ lệ 49,06%.
Theo Li Liam Xiang và Wang Jiangua, 1993 phát hiện một loài mới
Myxidium octospinum thuộc lớp trùng bào tử có sợi tơ kí sinh trong túi nước
tiểu của cá Trắm cỏ ở hồ Bảo An – Trung Quốc. Các tác giả cho biết bào tử
có hình ovan và trên bề mặt có 8 khía. Nhìn bề ngoài trùng tương tự như M.
acanthobramas (Wu & Chen, 1997) và M. hemiculteri (Fen & Wang), 1990
nhưng trùng có kích thước của bào tử nhỏ hơn.
Cùng nghiên cứu về sán lá đơn chủ Bauer O. N., 1969, 1977 cho biết
một con cá mè 2 tuổi có 10,647 trùng kí sinh, cá Chép cỡ 3 - 4,4 cm có
Dactylogyrus kí sinh với cường độ cảm nhiễm 20 - 30 trùng có thể làm chết
cá. Cũng vào thời gian đó ông cho biết ở cá khoẻ mạnh, trọng lượng cơ thể
1,2g, trong khi đó cá bị nhiễm Gyrodactylus chỉ nặng 0,5g đồng thời hàm
lượng bạch cầu tăng và lượng hồng cầu giảm (Bùi Quang Tề, 1997).
Theo Rolbiecki. L là nhà KST học người Ba Lan đã nghiên cứu tính đa
dạng phong phú của khu hệ KST ký sinh trên phân họ cá Chép và phân họ cá


Vược ở Vistula Lagoon từ tháng 12 – 1994 đến tháng 3 – 1997. Ông nghiên
cứu trên 2398 mẫu cá (1091 mẫu cá thuộc phân họ cá Vược và 1307 mẫu cá
thuộc phân họ cá Chép). Kết quả thu được 61 loài KST thuộc các lớp
Monogenea,

Microsphorea,

Protozoa,

Myxozoa,


Digenea,

Cestoda,

Nematoda, Canthicephala, Hidininea, Mollusca, Copepoda và Branchiura.
S. Stojannovski và ctv, 2008 đã nghiên cứu sự phân bố của lớp sán lá
đơn chủ và lớp giun tròn ký sinh trên một số loài cá trong họ cá chép từ hồ
Prespa, Macedonia. Trong quá trình nghiên cứu, Ông và cộng sự đã phát hiện
ra 6 loài sán lá đơn chủ kí sinh trên mang của 3 loài cá thuộc họ cá chép là
Dactylogyrus prostate, Dactylogyrus sphyrna, Dactylogyrus erhardovae,
Dactylogyrus elegantis, Dactylogyrus vistulae, Paradiplozoon zeller. Tỉ lệ
nhiễm sán trong họ cá Chép nhìn chung khoảng 53,65% và loài được tìm thấy
nhiều nhất là Dactylogyrus sphyrna với tỉ lệ nhiễm 25,08%.
Ở Trung Quốc Xia Xiao-Qin và ctv, 2008 thuộc khoa thú y trường Đại
học Nanjing đã nghiên cứu KST thuộc lớp Monogenae kí sinh trên cá ở Trung
Quốc và được kết quả như sau 570 loài trong tổng số 581 loài Monogenae hầu
hết là các loài Dactylogyrus sp và Diplozoon sp kí sinh trên cá thuộc họ cá
Chép. Ngoài ra có cả Ancyrocephalidae ký sinh trên họ cá Chép. Trong 12
giống thuộc họ cá Chép thì chỉ có Gobiobotinae là không nhiễm Monogenae.
Theo Custodio Boane và ctv, 2008, Mozambique nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá chép đã phát hiện được 9 loài metazoan gồm: Clinostomum
tilabiae,

Parvitaenia

samfia,

Cyslustera


sp,

Acanthogyrus

tilapiae,

Contracaecum sp, Procamallanus sp, Lamproglena monodi, Lernaea
cyprinacea, Dolops ranarum.
Tại Bulgaria, 2008 S.A. Shukerova và ctv, 2008 nghiên cứu trên họ cá
chép. Kết quả thu được 168 mẫu cá nhiễm ký sinh trùng trên 180 mẫu cá kiểm
tra chiếm tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 92,2%. 10 loài ký sinh trùng đã được
tìm thấy trong đó có ấu trùng sán dây.


2.4. Nghiên cứu KST trên cá Chày mắt đỏ tại Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá Chày mắt đỏ tại
Việt Nam là tiến sĩ Hà Ký (1968). Dưới đây là thành phần loài ký sinh trùng
ký sinh trên cá Chày mắt đỏ được nghiên cứu tại Việt Nam.
Các loài KST ký sinh trên cá Chày mắt đỏ
Nhóm KST

Loài KST

Nơi
KS

TLN
(%)

CĐN


Tác giả

Protozoa

Ichthyonyctusschuilmani
HK 1968

Ruột

28.24

Nhiều

Hà Ký (1968)

Monogenea (Van
Beneden, 1858)
Bychowsky 1858

Dactylogyrus minutus
Kulwiec 1927

Mang

7.06

3

Hà Ký (1968)


2-97

Hà Ký (1968)
Hà Ký (1968)

Dactylogyrus squaliobarbi
A. Gussev 1962
Dactylogyrus magnicirrus
Gussev 1955

Trematoda

Nematoda

Mang
Mang

7.06

2

Dactylogyrus anschuricus

Mang

1/3

2


Dactylogyrus anschuricus
Dactylogyrus curriculus
Hà Ký (1968)
Dactylogyrus longsoi
A.Gussev 1962
Dactylogyrus chenchihleni
A. Gussev 1962
Dactylogyrus chinensis
A.Gussev 1962
Sindiplozoon doi Hà Ký
1968
Prosorhynchus sp
Juv..Moravec et sey 1989
Plagioporus myxocephalus
Achmelow 1960
Metacercaria haplorchis
pumilio looss 1896
Rhapdochona

Mang

56.54

1-103

Bùi Quang Tề
1985
Hà Ký (1968)

Mang


14.12

1-2

Hà Ký (1968)

Mang

2/3

2

Mang

1/3

2

Mang

3/3

2

Mang

21.18

1-3


Mora et Sey
(1989)

Ruột
Ruột
Vây,

Ruột

Hà Ký (1968)

21.18

1-10

53.85

1-11

Hà Ký (1968)

Mora et Sey


Acanthocephala

Crustacea

squaliobarbus Moravec et

sey 1988
Agamospirura sp Hà Ký
1968
Dendronucleata
phetnuschewskii
Sokolivskaya 1962
Pseudorhadinollynches
vietnamesis Mora et sey
1989
Larvea lernaea sp
Argylus japonicus Thiele
1900

(1988)
Ruột

1-8

Hà Ký (1968)

Ruột

Mora et Sey
(1988)

Ruột

Mora et Sey
(1988)


Mang

7.06

2

Hà Ký (1968)

Thân

7.06

1-3

Hà Ký (1968)


PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá chày mắt đỏ (Squalobarbus curriculus) giai đoạn cá giống nuôi tại
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
Cá Chày mắt đỏ thuộc :
Bộ cá chép Cyprinifomes
Họ cá Chép Cyprinida
Loài cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus

Hình 3.1. Cá Chày mắt đỏ (Squaliobarbus curriculus)
3.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/01/2008 – 15/05/2009

3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Mẫu cá được thu và phân tích tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản 1. Đình Bảng- Từ Sơn- Bắc Ninh.


Hình 3.2. Ao thu mẫu cá Chày mắt đỏ
3.5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, xác định thành phần giồng loài KST ký sinh
trên cá Chày mắt đỏ giai đoạn cá giống nuôi tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản 1
- Đánh giá mức độ nhiễm KST ký sinh trên cơ thể cá Chày mắt đỏ
3.3. Nguyên liệu
3.3.1. Số mẫu thu, cỡ cá thu
- Thu trong một ao cá giống
- Tổng số mẫu: 105 cá thể
- Cỡ cá thu: Cá giống cỡ 4-10cm
3.3.2 Dụng cụ và hoá chất cần thiết trong nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
Dụng cụ và hoá chất cần thiết
- Kính giải phẫu: Thị kính x10
Vật kính x0.62, x0.8, x1.2, x1.5, x2, x2.5, x3, x3.5, x4, x4.5
- Kính hiển vi : Thị kính x10
Vật kính x4, x10, x20, 40, x100
- Bộ đồ giải phẫu : dao liền cán để cạo nhớt, dao cán dời để rạch cơ
-Kéo : Kéo (mũi thẳng, mũi cong, mũi bằn)


- Ống hút các loại dùng để bắt sán
- Khay men, cốc thuỷ tinh, cân
- Máy ảnh
Các hoá chất cần thiết:

Cồn các nồng độ: 500, 600, 700, 800, 900, 960, 1000. Formol 4%, 10%,
Axit clohydric, Carmin, Giemsa, Bạc Nitorat...
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng toàn diện trên cá của
Dogiel( 1929) và có bổ sung cho phù hợp với điều kiện Việt nam của tác giả
Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007)
3.4.1. Thu mẫu cá
Một số nguyên tắc cần lưu ý trong thu mẫu cá
Cá sử dụng trong nghiên cứu ký sinh trùng phải là cá còn sống hoặc
mới bị chết chưa bị mất nhớt, ít bị tổn thương do đánh bắt.
Trường hợp phải nghiên cứu ký sinh trùng ở những mẫu đông lạnh
hoặc đã được cố định cần ngâm nước rửa chất cố định và làm mềm mẫu.
Nghiên cứu ký sinh trùng cần tuân theo những thứ tự nhất định, nghiên
cứu từ ngoại hình rồi lần lượt tới các cơ quan nội tạng bên trong.
Trước lúc bắt đầu nghiên cứu phải xác định rõ tên cá, phải tiến hành
cân đo nhanh để cá không bị khô.
Đo chiều dài cá gồm: chiều dài toàn bộ là chiều dài tính từ đầu mõ đến
cuối vây đuôi và chiều dài chiều dài đến cuối hàng vảy gốc vây đuôi
Cân xác định trọng lượng
3.4.2. Thu mẫu ký sinh trùng
Quan sát kỹ các biểu hiện triệu chứng bên ngoài, lần lượt cạo nhớt da,
mang, xem đến vây, gốc đuôi, xoang miệng, xoang mũi
Khi thu mẫu ký sinh trùng để kết quả được chính xác cần làm sạch các
sau mỗi thao tác ở các cơ quan khác nhau tránh không để ký sinh trung lẫn từ


cơ quan này tới các cơ quan khác. Tách riêng các cơ quan, bộ phận cần
nghiên cứu ra các hộp lồng riêng biệt có gi nhãn đầy đủ tránh nhầm lẫn, giữ
ẩm cho ký sinh trùng để chúng không bị chết khi chờ làm mẫu bằng cách
không để các bộ phận cơ quan nghiên cứu sau khi tách riêng bị khô, lấy một

lớp vải mỏng ướt hoặc giấy sạch bọc kín chúng lại.
Khi thu ký sinh trùng cần theo dõi chúng nhằm mục đích không làm
mất ký sinh trùng, không để KST dính vào ống hút tránh nhầm lẫn KST giữa
các cơ quan. Thu KST là sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh trên mang dùng
xilank tách từng tơ mang dưới kính giải phẫu sau đó dùng ống hút hút KST
vào đĩa lồng nhỏ.Thu KST là giun đầu móc, sán dây vì giác bám của chúng
bám sâu vào thành ruột rất khó lấy ra và dễ dứt khi lấy nên phải dùng dùi giải
phẫu khoét sung quanh nơi KST bám, dùng ống hút hút KST ra
Đối với ký sinh trùng ngoại ký sinh
Ký sinh trùng đơn bào ngoại ký sinh
Cạo nhớt da, vây, mang, xoang mũi...chú ý khi cạo nhớt trên thân cá
cần nhẹ nhàng nếu không vảy cá sẽ bong ra rất nhiều và khi đưa lên soi kính
khó tìm KST.
Nhớt thu được cho lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất lên vị trí có
mẫu sau đó đậy lamen lên trên và xem dưới kính hiển vi. Ban đầu xem kính ở
độ phóng đại nhỏ để phát hiện nhũng loài ký sinh trùng có kích thước lớn, sau
xem ở độ phóng đại lớn tìm ký sinh trùng có kích thước nhỏ hơn
Ký sinh trùng đa bào ngoại ký sinh
Các loài ký sinh trùng có kích thước lớn như trùng mỏ neo, các loài rận
cá...có thể quan sát được bằng mắt thường và có thể dùng pank thu trục tiếp.
Còn các loài ký sinh trùng khác như các loài sán lá đơn chủ có kích thước nhỏ
hơn thi thu bằng cách cạo nhớt sau đó quan sát dưới kính hiển vi và cần thiết
có thể dùng cả kính giải phẫu


Nghiên cứu ký sinh trùng ở mang: Dùng kéo cắt nắp mang, cắt hai đầu
cuối cung mang để trên đĩa petri, cho thêm nước, xem lần lượt các cung
mang, dùng xilank nhọn cẩn thận vạch xem các tia mang dưới kính giải phẫu,
tiếp theo cạo nhớt mang ép trên lam kính xem dưới kính hiển vi ở độ phóng
đại từ nhỏ đến lớn để không bỏ sót ký sinh trùng có kích thước nhỏ.

Đối với Ký sinh trùng nội ký sinh
Để tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng nội ký sinh trước tiên cần tiến
hành giải phẫu cá.
Thao tác giải phẫu cá
Tay trái cầm cá hơi ngửa bụng lên trên, dùng kéo nhọn chọc nhẹ vào da
bụng mềm ở gần lỗ hậu môn. Đầu tiên cắt một đường ngang vừa phải về phía
vây lưng, cắt tiếp đường dọc theo đường bên tới phần dưới mang, sau đó dùng
kéo cắt dọc bụng cho tận tới xoang mang và cắt rời vách xoang thân trái. Các
thao tác phải cẩn thận tránh làm thủng các cơ quan nội tạng ở bên trong.
Trước hết lấy ruột ra cùng với các cơ quan gan, túi mật, lách. Dùng kéo cắt
rời ruột ở chỗ xoang miệng và phần cuối ở lỗ hậu môn, sau đó thận trọng lôi
các cơ quan bên trong ra cùng với ruột, để tất cả vào đĩa petri hoặc khay và
tiến hành giải phẫu tiếp. Thận trọng lấy túi mật ra tránh làm vỡ mật, tiếp tục
lấy các cơ quan còn lại ra khỏi cơ thể. Sau khi lấy các cơ quan ra đĩa, tiến
hành quan sát, xem xét xoang bụng vì có thể có ấu trùng sán dây, giun tròn,
sán lá và các ký sinh trùng khác.
Kiểm tra ký sinh trùng ở các cơ quan nội tạng
Đối với các cơ quan nội tạng có xoang rỗng
Ruột, dạ dày, bóng hơi...Dùng kéo hoặc dao rạch theo dường dọc các
cơ quan, cạo nhớt soi dưới kính hiển vi, lần lượt soi ở vật kính có độ phóng
đại từ nhỏ đến lớn, với ruột cắt thành từng đoạn, gắp bỏ thức ăn thừa bên
trong ra, rồi làm tương tự như trên, nếu có những loài ký sinh trùng có kích
thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường thì dùng pinxet hoặc rùi nhọn lấy


chúng ra sau đó cho vào nước lạnh hoặc nước muối sinh lý, nếu ruột cá quá
nhỏ không thể rạch được thi có thể cạo trục tiếp đoạn ruột đó, sau khi đã cạo
sạch nhỏ một giọt nước cất mục đích làm loãng nhớt và đảm bảo ký sinh
trùng không bị chết
3.4.3. Cố đinh, bảo quản

Ký sinh trùng đơn bào
Cố định mẫu bằng cách phết kính: Dùng lammen đặt lên trên lam kính
ở vị trí có mẫu, kéo ngược lammen về phía sau sao cho nhớt cơ thể dàn đều
một lớp mỏng trên lammen, sau đó để khô tự nhiên trong không khí, xếp mẫu
trong các hộp có lót lớp giấy để bảo quản, với những mẫu cố định bằng cách
này cần nhuộm càng sớm càng tốt. (Có thể sau khi các kính phết để khô trong
không khí nhúng vào dung dịch shaudin ấm từ 10-15 phút, sau đó rửa cồn 70 0
cho qua dung dịch iốt loãng trong vòng 15- 20 phút để rửa sạch thuỷ ngân,
rửa lại bằng cồn iốt, bảo quản trong cồn 700)
Ký sinh trùng thuộc lớp sán lá: Định hình bằng cách đè ép giữa hai
phiến kính rót cồn 700 vào giữa 2 phiến kính giữ sán ở trạng thái đó trong thời
gian từ 5-10 phút tuỳ vào kích thước và độ dày của sán, có thể sử dụng nước
nóng để làm cho sán không hoạt động sau dó mới dùng cồn để cố định. Ngoài
ra cũng có thể dùng Formol 4% hoặc 10% để cố định. Bảo quản trong cồn
hoặc formol
Sán lá đơn chủ có thể dùng ammoniac 1% để định hình và làm rõ các móc
bám
3.4.4. Nhuộm mẫu, làm tiêu bản
Mẫu là các loài ký sinh trùng đơn bào:
Trùng lông (Ciliophora), trùng bào tử sợi (Myxosporea), trùng amip
(Rhizopoda), vi bào tử (Microsporidia): có thể nhuộm theo hai cách nhuộm
bạc nitơrat 2% (AgNO3 2%) hoặc hematoxylin.


Dùng bạc nitơrat 2% (AgNO3 2%): Các lammen có mẫu đã giữ khô,
xếp vào đĩa petri mặt có trùng ngửa lên trên. Dùng pipet nhỏ dung dich
AgNO3 2% lên chỗ phết mẫu, đậy nắp đĩa petri để tất cả vào buồng tối trong
thời gian 10- 15 phút, lấy ra rửa qua nước cất 3-4 lần. tất cả các kính sau khi
rửa chuyển sang đĩa nước cất khác để mặt có trùng hướng lên trên, đem phơi
dưới ánh sáng mạnh của mặt trời trong thời gian từ 1- 1,5 tiếng, sau đó phơi

tiếp trong ánh sáng đèn thạch anh thuỷ ngân trong vòng 20- 30 phút. Trong
quá trình phơi cần kiểm tra các mẫu phết kính khoảng 1/2 thời gian quy định,
nếu thấy trùng đã rõ các cơ quan thi ngừng phơi. Rửa lại mẫu trong nước cất,
để khô tự nhiên trong không khí, gắn tiêu bản bằng nhựa canada, ghi etyket.
Nhuộm mẫu dùng Hematoxylin: Lấy những mẫu đã cố định trong cồn
700 ra và rửa nước cất từ 2-3 phút, sau đó cho mẫu vào dung dịch fericsulfat
amonium 3% từ 12- 24 tiếng cho mẫu gắn chặt vào kính, tiếp theo rửa nước
3-5 phút rồi cho vào thuốc nhuộm hematoxylin trong khoảng 12 tiếng để
nhuộm màu, sau đó rửa qua vòi nước chảy. Kính phết nhuộm màu tốt sẽ có
màu xanh lơ thẫm hoặc màu gần như đen, cho kính phết nhuộm màu vào phân
biệt trong dung dịch fericsulfat amonium 1,5%, kiểm tra dưới kính hiển vi cho
đến khi thấy rõ các cơ quan của trùng, rửa trong nước cất 1-2 lần. Lần lượt
cho qua các nồng độ cồn 50 0, 700, 900, 960, 1000, xylen trong thời gian từ 3-5
phút. Gắn tiêu bản bàng nhựa canada.
Mẫu thuộc nhóm ký sinh trùng đa bào:
Sán lá đơn chủ: Có thể làm tiêu bản tươi bằng cách, để trùng trên lam,
nhỏ dung dịch amoniac 1% để định hình, rút nước bằng giấy thấm, gắn tiêu
bản bằng Gelatin- glycerin, hoặc nhựa canada. Với những sán có kích thước
lớn nhuộm màu giống như với sán lá song chủ.
Sán lá song chủ: Sán được lấy ra khỏi chất cố định, rửa trong nước cất
cho đến khi hết chất cố định, để trong nước từ 30 phút đến 2 giờ, sau đó cho
sán đã rửa vào dung dịch Carmin, thời gian nhuộm từ 10- 60 phút tuỳ thuộc


vào kích thước của sán và độ dày của lớp vỏ. Sán đã nhuộm tốt sẽ được rửa
nước và rót cồn axit HCL vào, kiểm tra mức độ phân li rõ của các cơ quan
dưới kinh hiển vi. Làm sạch cồn và lần lượt cho các mẫu đã nhuộm qua cồn ở
các nồng độ 700, 800, 900, 960. Để làm trong mẫu dùng xylen, gắn tiêu bản
bằng nhựa canada.
3.4.5. Cách tính cường độ và tỉ lệ nhiễm

* Tỉ lệ nhiễm
Tổng số cá nhiễm ký sinh trùng
Tỉ lệ nhiễm ( %) =

x 100
Tổng số cá kiểm tra

* Cường độ nhiễm
- Cường độ nhiễm trung bình là số trùng trung bình trong một thị
trường hoặc trên một tổ chức cá
- Cường độ nhiễm ít nhất hoặc nhiều nhất là số trùng ít nhất và nhiều
nhất trong một lần đếm
Công thức tính:
Đối với ký sinh trùng thộc lớp đơn bào
Tổng số trùng của 15 thị trường kiểm tra
Cường độ nhiễm trung bình =
15
Đối với lớp sán lá :

Tổng số trùng trên các lamen kiểm tra

Cường độ nhiễm trung bình =
Số lamen kiểm tra


Đối với ký sinh trùng lớn: giun, giáp xác…đếm toàn bộ ký sinh trùng
ký sinh trên cá
Cường độ nhiễm ít nhất là số ký dinh trùng nhiễm ít nhất trong một lần
đếm
Cường độ nhiễm trung bình nhiều nhất là số trùng nhiễm nhiều nhất

trong một lần đếm
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excell


PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1 : Số lượng, khối lượng và kích thước cá nghiên cứu
Số
lượng

Khối lượng (g)

Kích thước (cm)

(con)
105

Min
0,50

Max
11,48

Trung bình
4,46 ± 0,25

Min
3,5

Max

10,7

Trung bình
7,45 ± 0,16

4.2. Thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá chày mắt đỏ giai đoạn cá
giống
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành thu 105 mẫu cá Chày
mắt đỏ và tiến hành phân tích kiểm tra kết quả thu được 04 loài ký sinh trùng
ký sinh thuộc 03 giống và 03 họ. bao gồm 1 loài trùng miệng lệch
Chilodonella piscicola
sán



đơn

chủ

1 trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis, 2 loài
Dactylogyrus

manschuricus,

Dactylogyrus

hypophthamichthys.
4.2.1 Loài Chilodonella piscicola.
Ngành Ciliophora Doflein, 1901
Lớp Kinetophragminophorea, de Puytorec et al.,1974

Phân lớp Hypostomata Scheuiakof, 1896
Bộ Cyrtophorida Faure-Fremiet in Corliss, 1956
Họ Chilođonelliea Deroux, 1970
Giống Chilodonella Strand, 1929
Loài Chiodonella piscola Zancharias, 1894
Vị trí ký sinh : Mang, da


×