Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện đam rông lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.4 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã
được

cải

cách



hoàn

thiện

để

đáp

ứng

nhu cầu phát triển của đất nước. Các luật thuế đã được Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điều chỉnh
toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời trong từng luật thuế đã quy định nội dung quản lý thuế mang tính
chất khung, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những quy định cụ thể để hướng dẫn, tổ chức công tác quản lý
thuế đảm bảo việc thực thi chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

Trong những năm qua chi cục thuế huyện Đam Rông luôn hoàn thành tốt pháp
lệnh thu thuế được giao. Để hoàn thành tốt những chỉ tiêu đó, ban lãnh đạo chi cục
luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho công tác thu thuế của các đội thuế và luôn đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế. Để có cơ hội tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả
thu thuế tại Chi cục thuế huyện Đam Rông_Lâm Đồng” làm đề tài thực tập của


mình.
Dựa trên những lý luận cơ bản về kiến thức thuế đã được học ở nhà trường và
sự hướng dẫn tận tình của các cô, chú, anh, chị trong chi cục thuế, đề tài đã tập
trung làm rõ thực trạng thu thuế trong những năm gần đây tại Chi cục huyện Đam
Rông; rút ra những kết quả đạt được và những mặt hạn chế nhất định. Thông qua
quá trình lý luận và thực trạng, đề tài đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả
thu thuế sao cho phù hợp với điều kiện riêng của Chi cục thuế huyện Đam Rông,
và trên cơ sở đó có thể giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Vì thời gian có hạn nên đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét
của quý thầy cô.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ
I. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ
1. Khái niệm


Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn
chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ góc độ nghiên cứu có
nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế mới
chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình muốn khai thác
hoặc tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế.
Chẳng hạn theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: "
Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những
người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá..."1. Và với quan điểm này, thuế
chỉ là sự đóng góp của công dân để duy trì quyền lực nhà nước. Cũng từ luận
điểm này, Mác phát triển thêm rằng trong một nhà nước có giai cấp (một giai
cấp giành được quyền thống trị) thì thuế thực ra là khoản đóng góp bắt buộc để
duy trì quyền lực của giai cấp đó. Khi những giai cấp không phải là giai cấp cai
trị, nghĩ rằng việc bắt buộc nộp thuế chỉ dùng để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
cai trị, thì họ sẽ không coi thuế là nghĩa vụ công dân và sẽ bằng nhiều cách để

tránh thuế và trốn thuế.
Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhận
trên các bình diện khác. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh
Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã cho
rằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn
nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu
về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản".
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: Thuế là hình thức
phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm
hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi
tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
1

M¸c - ¡ng Ghen. TT.T2- NXB Sù thËt - Hµ Néi- 1962. Tr.522


Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.
Trên góc độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Theo từ
điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật
mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề
nghiệp v.v. buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.
Những khái niệm về thuế nêu trên mới nhấn mạnh một chiều theo quan
niệm của từng góc độ khác nhau, nên chưa thật đầy đủ và chính xác được bản
chất của thuế. Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa về thuế thống nhất, nhưng
các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì định

nghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách
khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất
bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước;
- Các các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản
thuế đã được pháp luật quy định.
- Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.


Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển xã hội, việc quy định thuế phải được
sử dụng chung cũng là một vấn đề cần xem xét. Có những loại thuế được thu
chỉ nhằm một mục đích định trước và trao cho một số đối tượng quy định.
Dự trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trờn nhiều gỳc độ khỏc
nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn cũn
đang được ỏp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hỡnh
là khỏi niệm về thuế của Gaston Jốze đưa ra trong Giỏo trỡnh Tài chớnh cụng.
Dựa vào định nghĩa này và cỏc yờu cầu nờu trờn, cỳ thể đưa ra một khỏi niệm
tổng quỏt về thuế phự hợp với giai đoạn hiện nay như sau:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối
khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho
các nhu cầu chi tiêu công cộng.

2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà
nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế, Nhà
nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ ngân
sách Nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những
điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự
thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai
trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế
được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
2.1.Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:


Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình
thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng, đó là
ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác
nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả
các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu
ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hoá tốt trên cơ
sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm.
Hầu như mọi khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của
người dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những
người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực
tiếp và gián tiếp.
2.2 Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:
Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch
lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị
trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày
càng có xu hướng gia tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của
sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp
nhất định. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ
thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân
cư và gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình
phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử
dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.

Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần
thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế
này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt
tiền. Các hàng hoá, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao


trong xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một
phần thu nhập của họ.
Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng thuế
suất luỹ tiến là loại thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo
công bằng xã hội.
2.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất,
kinh doanh:
Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong
thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế
đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm
vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh
doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù
và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ
phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo
gỡ. Đồng thời, cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến
thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như
vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện
các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
2.4. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển:
Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh phát triển. Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ

hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất


cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ
trương kinh tế đất nước, mà nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi
hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất,
kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn.
II. HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH:
1. Khái niệm hệ thống thuế:
Hệ thống thuế là tổng hợp các loại thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối
tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu nộp
khác nhau. Các loại thuế có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm thực
hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Hệ thống thuế theo quan
điểm này chính là tập hợp các loại thuế mà nhà nước ban hành. Nói khác có thể
hiểu đây là hệ thống chính sách thuế.
Hệ thống chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm chính thống của nhà
nước về các loại thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước.

2. Vai trò của hệ thống thuế hiện hành:
Trong hệ thống thuế các thời kỳ, hệ thống chính sách thuế luôn tồn tại và trở
thành một yếu tố chủ yếu chi phối toàn hệ thống thuế. Chính vì vậy, trên một giác
độ nào đó nhiều người hiểu đồng nghĩa hệ thống thuế với hệ thống chính sách thuế.
Việc hiểu như vậy là không đúng về mặt lý luận, tuy nhiên cũng cho thấy vai trò
quan trọng của hệ thống chính sách thuế trong hệ thống thuế. Có thể thấy vai trò của
hệ thống chính sách thuế thông qua việc tác động đến các yếu tố khác trong hệ
thống như sau:
2.1. Phản ảnh nội dung các cam kết quốc tế về thuế:



Việc ký kết các hiệp định và cam kết về thuế buộc các nước phải điều chỉnh hệ
thống chính sách thuế nội địa cho tương thích. Đây chính là nguồn luật mới của hệ
thống pháp luật thuế nước sở tại. Ngoại trừ một số trường hợp không thể đưa vào
nội luật, còn lại nội dung các cam kết phải được thể hiện trong hệ thống chính sách
thuế để cho mọi đối tượng nộp thuế đều có thể nắm bắt và thực thi.
2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu thuế
Bộ máy tổ chức thu thuế là yếu tố thực hiện chính sách thuế. Hệ thống chính
sách thuế tác động trực tiếp đến mô hình và quy mô của bộ máy tổ chức thu thuế.
Hệ thống chính sách thuế phức tạp sẽ dẫn đến hệ thống có nhiều hơn một bộ máy tổ
chức thu thuế. Việc hình thành bộ máy thu thuế địa phương và trung ương hoặc
hình thành bộ máy thu thuế gián thu, thuế trực thu..., tùy thuộc vào quy định của hệ
thống chính sách thuế. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức thuế, trong quá trình hành thu
của mình cũng có những kiến nghị tác động ngược trở lại hệ thống chính sách thuế,
để hệ thống hoá các phát sinh thực tiễn, nhằm hoàn thiện chính sách thuế ngày càng
tốt hơn.
2.3. Phát triển, mở rộng và nâng cao trình độ đối tượng nộp thuế
Để các đối tượng nộp thuế tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế, họ cần phải được nắm
vững các chính sách thuế. Thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế, các đối
tượng nộp thuế có thể hoạch định phương hướng kinh doanh tốt hơn để mang lại
nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời trong quá trình thực thi, đối
tượng nộp thuế cũng phản hồi những thông tin bất cập của hệ thống chính sách, để
hoàn thiện sửa đổi. Thực tiễn cho thấy phần lớn những điều chỉnh chính sách thuế
đều xuất phát từ sự phản hồi thông tin từ người nộp thuế thông qua quá trình thực
hiện.
2.4. Tạo điều kiện cho các định chế hỗ trợ phát triển


Nền kinh tế dịch vụ cao đã làm cho vai trò của các định chế hỗ trợ thuế phát
huy tác dụng trong hệ thống thuế. Các định chế này tham gia vào quá trình triển
khai thực hiện chính sách thuế, làm cánh tay nối dài trong việc đưa chính sách thuế

đến đối tượng nộp thuế thường xuyên và nhất quán. Thông qua các định chế này,
chính sách thuế bằng nhiều kênh và nhiều cách trong nhiều thời điểm đến được với
đối tượng nộp thuế một cách liên tục và kịp thời. Qua các định chế trung gian này,
các vướng mắc về chính sách thuế của đối tượng nộp thuế cũng được hệ thống và
phản hồi kịp thời để bổ khuyết cho các hạn chế của chính sách thuế.
2.5. Quy định mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật quản lý thuế )
Trong tương quan hệ thống, các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại khắng
khít với nhau. Để hệ thống hoạt động ổn định, các nhà nước thường quy định quy
tắc ứng xử giữa các mối quan hệ hệ thống. Trong hệ thống thuế, việc quy định các
mối quan hệ này thường được cụ thể hoá trong Luật quản lý thuế. Tùy theo nhận
định về hệ thống thuế mà các nội dung trong Luật quản lý thuế được thiết kế. Tuy
nhiên, nội dung cốt lõi không thể thiếu được là quy định mối quan hệ giữa bộ máy
thu thuế với đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện việc thu, nộp thuế vào ngân
sách nhà nước theo chính sách thuế đang áp dụng.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC
THUẾ HUYỆN ĐAM RÔNG:
1. Khái quát tình hình đặc điểm đơn vị:


 Chi cục thuế huyện Đam Rông là đơn vị Hành chính sự nghiệp với các chức năng
tuyên truyền luật thuế và thu thuế theo luật trên địa bàn.
 Tính đến cuối năm 2009, toàn huyện Đam Rông có 144 doanh nghiệp đang hoạt
động, gồm 16 doanh nghiệp quốc doanh, 128 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 13
hợp tác xã và 2.400 hộ kinh doanh cá thể, với số lượng hơn 5000 lao động
 Trong năm 2009 vừa qua, chính quyền – công đoàn đã phối hợp nhịp nhàng
thực hiện tốt luật Quản lý thuế trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy quản lý thuế theo

mô hình chức năng đã tạo được động lực mới trong việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ chung.
 Doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành
nghề kinh doanh phần lớn là thương mại, sản xuất; ít ngành xây dựng và dịch
vụ.
 Thực

hiện

thành

công

dự

toán

pháp

lệnh

năm

2009:

125.761.253ngàn/121.200.000 ngàn, đạt 103,76%; trong đó số thu ngoài quốc
doanh: 113.467.754ngàn/112.195.000 ngàn, đạt 101,13%.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đam Rông:
2.1 Vị trí địa lý và tổ chức hành chính huyện Đam Rông:
Huyện Đam Rông được thành lập vào ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ

huyện Krông Buk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 80km theo quốc lộ 14 đi Gia
Lai.
Huyện Đam Rông có diện tích đất tự nhiên là 1.335,12km2, được chia thành
12 xã, thị trấn (11 xã và 1 thị trấn): thị trấn Ea Drang, Cư A Mung, Cư Mốt, Dlie
Yang, Đam Rông, Ea Tir, Ea Nam, Ea Khal, Ea Ral, Ea Sol, Ea Hiao, Ea Wy.
2.2.

Thực trạng kinh tế, xã hội huyện Đam Rông:


Huyện Ea Hleo là vùng đất đa sắc tộc với khoảng 25 dân tộc cùng sinh sống.
Chủ yếu là dân tộc Kinh, Êđê, Gia Rai,…
Đây là miền đất trung cao nguyên rất trù phú về tài nguyên rừng và đất. Đây
là huyện có nền kinh tế nông nghiệp với việc trồng các loại cây công nghiệp mà cà
phê và cao su là hai loại cây chủ đạo đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Từ năm 2007 đến nay, huyện Đam Rông đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng để
xây dựng cơ sở hạ tầng tại 53 buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số(DTTS). Huyện
cũng đã hoàn thành các chương trình về cấp đất, làm nhà ở cho bà con DTTS
nghèo, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ bà con ổn định sản xuất, cải thiện đời
sống của Đảng, Nhà nước đề ra. Qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát
triển.
Trong 2 tháng đầu năm, giá cả một số mặt hàng nông sản giảm, cà phê, cao
su, hồ tiêu giảm xuống ở mức thấp, đặc biệt là giá cà phê giảm xuống ở mức rất
thấp. Hoạt động của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch
vụ ở mức cầm chừng, sức mua trong dân cư hạn chế nên đã ảnh hưởng trực tiếp
đến việc thu ngân sách nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế huyện Đam Rông:
Căn cứ Nghị Định 281/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập
hệ thống thuế Nhà Nước và Quyết Định số 1682QĐ/TCT-TCCB của Tổng cục
trưởng Tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi

cục thuế huyện Đam Rông trực thuộc Cục thuế Đăklăk. Hiện nay cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục như sau:


Cấp lãnh đạo gồm Chi cục trưởng và hai Chi cục phó



Bộ phận gián tiếp gồm:
- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế


- Đội Nghiệp vụ - Dự toán
- Đội Kê khai- Kế toán thuế và tin học
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ và Ấn chỉ
- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế
- Đội kiểm tra thuế
 Bộ phận trực tiếp gồm:
+

Đội thu thuế số 1 và số 2.

+

Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác


Sơ đồ tổ chức

CHI CỤC TRƯỞNG


CHI CỤC PHÓ

Đội tuyên
truyền và
hỗ trợ
người nộp
thuế

Đội kê
khai - kế
toán
thuế và
tin học

Đội thu thuế
Số 1



CHI CỤC PHÓ

Đội
kiểm tra
thuế

Đội
quản
lý nợ và
cưỡng

chế
nợ thuế

Đội
Nghiệp
vụ
dự toán

Đội thu thuế
Số 2

Đội hành
chính
nhân sự
tài vụ ấn
chỉ

Đội Quản lý
thu lệ phí
trước bạ và
thu khác

Cấp lãnh đạo gồm Chi cục trưởng và hai Chi cục phó:
Chi cục Trưởng:
- Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác của chi cục thuế huyện Đam Rông
- Ký các văn bản, các quyết định của thuế có liên quan cấp trên và các đối tượng
nộp thuế.


- Xem xét các tờ trình các quyết định hoặc các công văn đã ủy quyền cho các Chi

cục Phó trước khi báo cáo cấp trên hoặc lưu hành rộng rãi.
- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, điều động và bố trí cán bộ trong phạm vi quản
lý của Chi cục. Chủ tịch Hội Đồng khen thưởng thi đua, kỷ luật.
Chi cục Phó 1:
Bí thư chi bộ phụ trách công tác Đảng, Phó Chi cục trưởng, có nhiệm vụ giúp Chi
cục trưởng:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác Đội hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ, Đội tuyên truyền
và hỗ trợ người nộp thuế.
- Trực tiếp phụ trách Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học, Đội Quản lý thu lệ phí
trước bạ và thu khác.
- Phụ trách đội kiểm tra thuế.
- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng
thuộc lĩnh vực được phân công.
Chi cục phó 2:
Phó Chi cục trưởng, Cấp ủy chi bộ giúp Chi cục trưởng thực hiện các công việc:
- Trực tiếp phụ trách đội thu thuế số 1 và số 2.
- Theo dõi, chỉ đạo công tác ủy nhiệm thu thuế nhà đất, chỉ đạo công tác ủy nhiệm
thu hộ, ổn định thuế cho các xã.
- Phụ trách công tác trước bạ các loại tài sản, chỉ đạo công tác thu lệ phí sử dụng
đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thuế xây dựng;


- Phụ trách công tác trước bạ các loại tài sản, chỉ đạo công tác thu lệ phí sử dụng
đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thuế xây dựng;
- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng
thuộc lĩnh vực đựơc phân công.
Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:
 Xây dựng chương trình kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách,

pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan tổ chức khác trên
địa bàn
 Là đầu mối tiếp nhận hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế,
các thủ tục tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính
thuế cho người nộp thuế theo quy định
 Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hoá đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh
thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế
 Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục thuế, các tổ chức liên quan tổ chức
hội nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn
 Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống
thông tin do cơ quan thuế quản lý cho nhười nộp thuế theo quy định của pháp luật
và của ngành.
 Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục
hành chính thuế, báo cáo Lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
Đội kê khai kế toán thuế và tin học:


Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai
thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục thuế.
Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế, các thủ tục chuyển đổi và đóng
mã số thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
Nhập dữ liệu và xử lý, phân loại các hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế,
giảm thuế, các tài liệu và các chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp
thuế
Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của
người nộp thuế
Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp, ấn định thuế đối với các trường hợp
người nộp thuế không nộp tờ khai thuế.
Phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu, xác nhận kết quả thực hiện nghĩa

vụ thuế đối với NSNN của người nộp thuế, đề xuất giải quyết các hồ sơ xin gia hạn
thời hạn kê khai thuế,thời hạn nộp thuế
Thực hiện công tác kế toán đối với người nộp thuế
Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai
thuế và kế toán thuế, công tác quản lý thiết bị tin học và ứng dụng tin học

Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Xây dựng chương trình, kế hoạch Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế thu tiền thuế nợ,
tiền phạt trên địa bàn.
Thực hiện thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi
tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN.


Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế, đề xuất biện pháp đôn đốc
thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế
theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế;
cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng
Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử
lý nợ đối với người nộp thuế
Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng thu
hồi theo quy định
Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và để xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền
thuế nợ trình cấp lãnh đạo Chi cục thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo
thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng
chế thu tiền thuế nợ theo qui định
Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
Đội kiểm tra thuế
Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai

thuế trên địa bàn
Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế; kiểm tra việc
thực hiện chính sách, pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước;
thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế trình lãnh đạo; chuyển hồ sơ hoàn thuế,
miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết
theo quy định.
Kiểm tra đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn.


Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi phạm pháp luật thuế của người
nộp thuế; cung cấp thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng
thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được.
Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ
cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết.
Nhận dự toán thu ngân sách của người nộp thuế thuộc Chi cục thuế trực tiếp
quản lý.
Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết tố
cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý.
Đội nghiệp vụ - dự toán:
Xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu; triển
khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công chức thuế trong chi
cục.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kết quả
thu NSNN; đánh giá dự báo khả năng thu.
Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục
thuế giao dự toán thu NSNN cho các đội.
Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu ngân sách cho các cơ quan,
ban ngành liên quan và UBND quận.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế; tổ chức
công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục
thuế.


Rà soát, thẩm định về nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do Chi
cục thuế soạn thảo.
Tham mưu giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong việc giải quyết tranh chấp các
quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của Pháp luật.
Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của
Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội.
Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác:
Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối với các
khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn.
Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế;
phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu
khác.
Tổ chức nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về các khoản thu về
đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo.
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước
bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên địa bàn quản lý.
Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về
thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu
khác, đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm.
Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của
Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội.
Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ:
Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt
động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục thuế hàng năm.



Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn thư lưu trữ ; xây dựng và thực hiện dự
toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc,
trang phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi
cục thuế.
Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu, phục vụ cho hội
nghị, cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục thuế.
Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với cán bộ, công chức
thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế theo phân cấp
quản lý cán bộ.
Tổ chức phong trào thi đua của ngành, của địa phương; theo dõi và tổng hợp công
tác khen thưởng trong nội bộ Chi cục thuế theo quy định.
Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục Thuế; tổ chức
công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo
an toàn, vệ sinh cơ quan.
Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản
lý tài chính, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục thuế quản lý.
02 Đội thu thuế:
Quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã được phân công
(bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế SDĐNN,
thuế tài nguyên...)
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế
trên địa bàn được phân công
Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lập danh sách và sơ đồ quản lý
người nộp thuế.


Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế, hướng dẫn
người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế.
Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán ổn định đối với

người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận tờ khai dăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, giảm thuế (nếu
có) chuyển Đội Kê khai- kế toán thuế và tin học, tiếp nhận đơn ngùng nghỉ kinh
doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đôn đốc việc kê khai nộp thuế, quyết toán thuế của hộ kinh doanh cá thể thuộc địa
bàn quản lý.
Phát hiện theo dõi quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ bản vãng lai.
Thực hiện công khai thuế theo qui định, phát thông báo thuế đến người nộp thuế
theo quy định.
Thực hiện phân loại quản lý thu nợ, đôn đốc thu tiền thuế nợ, tiền phạt; phối hợp
với Đội quản lý thu nợ thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người
nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội thuế liên xã, phường.
Đề xuất quyết định uỷ nhiệm thu và đôn đốc uỷ nhiệm thu nộp thuế theo đúng quy
định; giám sát công tác uỷ nhiệm thu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm để
uốn nắn; đôn đốc uỷ nhiệm thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách, chống
lạm thu, chống nợ đọng (nếu có).
Thực hiện công tác đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn
theo yêu cầu.


Phối hợp với Đội kiểm tra thuế tham gia kiểm tra người nộp thuế, các tổ chức, cá
nhân được uỷ nhiệm thu thuế trong việc chấp hành Pháp luật thuế, các quyết định
hành chính thuế theo quy định của pháp luật.
Xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế của người nộp
thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế.

II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU THUẾ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM
RÔNG QUA 03 NĂM: 2007-2008-2009
1. Kết quả thu NSNN năm 2007: (biểu 1) (Đơn vị: 1000 đồng)

Thực hiện đến 31/12/2007 được 92.451.587 ngàn đồng đạt 179,52% dự toán
pháp lệnh năm 2007 (PL: 51.500.000ngàn đồng), tăng 99% so với cùng kỳ năm
trước. (năm 2006 thực hiện thu được 46.436.768 ngàn đồng)
Nguồn thu chủ yếu ảnh hưởng đến tổng thu:
Thuế CTN NQD: Thực hiện được 84.976.186 ngàn đồng đạt 195,03% dự toán
pháp lệnh năm 2007 (PL: 43.570.000 đồng), tăng 133,21% so với cùng kỳ năm
trước. (năm 2006 thực hiện được: 36.436.878 ngàn đồng)

Biểu 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐẾN 31/12/2007
Đơn vị: 1000 đồng
S TT

Chỉ tiêu

1

2
TỔNG THU TRÊN ĐỊA
BÀN

Dự toán năm 2007
Pháp lệnh

Phấn đấu

3

4

51.500.000


64.200.000

So Sánh

Thực hiện đến

Pháp lệnh

Phấn đấu

5

6=5/3

7=5/4

92.451.587

179,52%

144,01%


I

Thuế CTN NQD

II


Thu Quốc Doanh

43.570.000
4.905.000

56.070.000

84.976.186

195,03%

151,55%

4.905.000

2.255.818

45,99%

45,99%

III Thuế SD ĐNN

20.000

20.000

17.869

89,35%


89,35%

IV Thuế nhà đất

600.000

600.000

371.799

61,97%

61,97%

V

Phí, lệ phí

640.000

640.000

746.475

116,64%

116,64%

VI Lệ phí trước bạ


1.200.000

1.200.000

2.433.824

202,82%

202,82%

VII Thuế chuyển QSDĐ

550.00

550.000

852.357

154,97%

154,97%

VIII Tiền thuê đất

15.000

15.000

87.601


584,01%

584,01%

IX Thu tiền SDĐ

-

200.000

709.658

-%

354,83%

- Thuế CNT NQD: Thực hiện được 84.976.186 ngàn đồng đạt 195,03% dự
toán pháp lệnh năm, bằng 233,22% so với cùng kỳ năm trước.
- Thu quốc doanh: thực hiện được 2.255.818 ngàn đồng đạt 45,99% dự toán
pháp lệnh năm, bằng 33,76% so với cùng kỳ năm trước.
- Thuế SD ĐNN: thực hiện được 17.869 ngàn đồng đạt 89,35% dự toán
pháp lệnh năm, bằng 558,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Thuế nhà đất: Thực hiện 371.799 ngàn đồng đạt 61,97% dự toán pháp lệnh
năm, bằng 67,54% so với cùng kỳ năm trước.
- Phí, lệ phí: Thực hiện 746.475 ngàn đồng đạt 116,64% dự toán pháp lệnh
năm. bằng 109,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Lệ phí trước bạ: thực hiện được 2.433.824 ngàn đồng đạt 202,82% dự toán
pháp lệnh năm, bằng 186,52% so với cùng kỳ năm trước.
- Thuế chuyển QSDĐ: Thực hiện được 852.357 ngàn đồng đạt 154,97% dự

toán pháp lệnh năm, bằng 162,04% so với cùng kỳ năm trước.


- Tiền thuê đất: Thực hiện được 87.601 ngàn đồng đạt 584,01% dự toán
pháp lệnh năm, bằng 34,46% so với cùng kỳ năm trước.
- Thu tiền SDĐ: Thực hiện được 709.658 ngàn đồng đạt 354,83% dự toán
pháp lệnh năm

2. Kết quả thu NSNN năm 2008: (biểu 2)(đơn vị:1000 đồng)
Thực hiện đến 31/12/2008 là 113.188.586 ngàn đồng, đạt 105,29% dự toán
pháp lệnh năm bằng 122,43% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐẾN 31/12/2008
Đơn vị: 1000 đồng
STT

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2008

Thực Hiện
đến

1

2

Pháp lệnh

Phấn đấu


3

4

5

107.500.000

108.048.000

113.188.586

TỔNG THU
TRÊN
ĐỊA BÀN
I

Thuế CTN NQD

97.470.000

97.475.000

102.405.209

II

Thu Quốc doanh


3.520.000

3.520.000

2.213.528

III

Thuế SD ĐNN

-

20.000

13.168

IV

Thuế nhà đất

700.000

723.000

949.864

So Sánh
Pháp

Phấn


So với

lệnh

đấu

2007

6=5/3

7=5/4

105,29

104,76

122,43

%

%

%

105,06

105,06

%


%

62,88

120,5%

62,88%

98,13%

-%

65,84%

73,7%

135,69

131,38

255,47

%

%

%

%



V

Phí, lệ phí

VI

Lệ phí trước bạ

VII

Thuế chuyền
QSDĐ

VIII Thu tiền SDĐ
IX

Tiền thuê đất

950.000

950.000

1.008.062

2.900.000

2.900.000


3.045.857

960.000

960.000

935.544

-

500.000

2.279.127

1.000.000

1.000.000

338.227

106,11

106,11

%

%

105,03


105,03

125,15

%

%

%

97,45%

109,7%

97,45
%
-%
33,82
%

455,83
%
33,82%

135,5%

321,2%
386,1%

Trong đó:

 Thuế CNT NQD thực hiện được là 102.405.209 ngàn đồng, đạt 105,06% dự
toán pháp lệnh năm, bằng 120,5% so với cùng kỳ năm trước.
 Thu Quốc doanh thực hiện được 2.213.528 đồng đạt 62,88% dự toán pháp
lệnh năm, bằng 98,13% so với cùng kỳ năm trước.
 Thuế SD ĐNN thực hiện được 13.168 ngàn đồng đạt 65,84% dự toán phấn
đấu, bằng 73,7% so với cùng kỳ năm trước.
 Thuế nhà đất thực hiện được 949.864 ngàn đồng đạt 135,69% dự toán pháp
lệnh năm, bằng 255,47% so với cùng kỳ năm trước.
 Phí, lệ phí thực hiện được 1.008.062 ngàn đồng đạt 106,11% dự toán pháp
lệnh năm, bằng 135,5% so với cùng kỳ năm trước.
 Lệ phí trước bạ thực hiện được 3.045.857 đồng đạt 105,03% dự toán pháp
lệnh năm, bằng 125,15% so với cùng kỳ năm trước.
 Thuế chuyển QSDĐ thực hiện được 935.544 đồng đạt 97,45% dự toán pháp
lệnh năm, bằng 109,7% so với cùng kỳ năm trước.


×