Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ôn thi công chức Đề thi và đáp án môn chuyên ngành thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.73 KB, 15 trang )

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành Thanh tra thi
công chức tỉnh Thừa Thiên Huế 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Thanh tra

Câu 1 (2 điểm)
Luật Thanh tra năm 2010 quy định mục đích của hoạt động
thanh tra là gì? Anh (chị) hãy giải thích các từ ngữ: Thanh tra nhà
nước, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, định hướng
chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân?

Có 2 ý lớn
– Ý I, được 0,4 điểm.
– Ý II, có 8 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm

Ý I. Mục đích hoạt động thanh tra
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực


hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Ý II. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý


theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao
gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực
thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực
đó.
4. Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định
phương hướng hoạt động thanh tra trong 01 năm của ngành thanh
tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Tổng Thanh
tra Chính phủ.


5. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về
thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm
do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để
thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
6. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành,
lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
7. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra

của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành.
8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân
thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật
về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở
xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước.

Câu 2 (2 điểm)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở được
quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 như thế nào?

Có 2 ý lớn


– Ý I, có 4 ý
+ Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
+ Ý 2, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
+ Ý 3, được 0,1 điểm
+ Ý 4, được 0,1 điểm
– Ý II, có 10 ý, mỗi ý được 0,1 điểm

Ý I. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo
về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh
tra;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra
hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Thanh tra tỉnh.


2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ,
quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với
doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của
nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và
quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công
tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.


Ý II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt;
tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh


tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành thuộc sở.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực
tiếp của sở.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định
về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy
định của pháp luật về thanh tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh
tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi
quản lý của sở.
7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và
quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.
9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.



10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Câu 3 (2 điểm)
Tố cáo là gì? Hãy nêu thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Luật Tố
cáo năm 2011.

Có 2 ý lớn
– Ý I, được 0,25 điểm
– Ý II, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm

Ý I. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ý II. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm


pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công
chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan
chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý
trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được
phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng


cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng

đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ
trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.

Câu 4 (2 điểm).
Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
định việc bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp
nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo và việc công khai kết luận nội dung tố
cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo như thế nào?

Có 2 ý lớn
– Ý 1, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm;
– Ý II, có 3 ý nhỏ
+ Ý 1 và Ý 3 mỗi ý được 0,25 điểm;


+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm.

Ý I. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp
nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
1. Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ
việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp
dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo.
Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các

thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài
liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về
người tố cáo theo chế độ thông tin mật.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc
trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan,
người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn
phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người
tố cáo.
3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành
vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách
nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có
thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người
có hành vi vi phạm.
Ý II. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành
vi vi phạm bị tố cáo


1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố
cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố
cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo,
quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc công khai
kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật
tố cáo và được thực hiện như sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo
công tác với thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác
minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân

có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm
quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ
quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố
cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo
nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể
lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình,
báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai. Trường hợp
cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử,
người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin
điện tử hoặc Trang thông tin điện tử.


Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên
báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát
hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử
hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít
nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo,
quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một
trong các hình thức được quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều này.

Câu 5 (2 điểm).
Trình bày khái niệm tham nhũng quy định tại Luật Phòng,
chống tham nhũng số 55/2005/QH 11, sửa đổi, bổ sung năm 2007,
năm 2012. Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính
phủ quy định việc xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại

các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng
như thế nào?

Có 2 ý lớn
– Ý I, được 0,15 điểm
– Ý II, có 5 ý nhỏ
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1
điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm


+ Ý 3 và ý 4, mỗi ý được 0,2 điểm
+ Ý 5, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm.

Ý I. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Ý II. Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9,
10, 11 và 12 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng được xác định
như sau:
1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người
có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách
có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp
ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua,
danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về
tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa
phương;


e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra,
điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra,
điều tra, kiểm toán;
g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho
cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài
sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;
b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của
pháp luật;
c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu
chuẩn.
3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách
dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm
đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những
khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi
ích của người có hành vi nhũng nhiễu.
4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành
vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình
để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện
đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm
vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành
vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào



việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che
giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm
pháp luật của người khác;
b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây
khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên.



×