Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.27 KB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt ”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!

Hà Nội, tháng 7 - 2015
Người cam đoan

Nguyễn Việt Hưng


DANH MỤC VIẾT TẮT

TN: Thuật ngữ
BĐ: Bóng đá
TNBĐ: Thuật ngữ bóng đá


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................
8
1.1. Một số vấn đề chung về thuật ngữ.....................................................................
8
1.2. Thuật ngữ bóng đá và thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt.............................
23
1.3. Tiểu kết................................................................................................................
28


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ
BÓNG ĐÁ TRONG TIẾNG VIỆT...........................................................................
30
2.1. Tiêu chí nhận diện thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt........................................
30
2.2 Phương thức tạo thành thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt................................
33
2.3 Cấu tạo thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt ........................................................
40
2.4 Nhận xét, đánh giá về việc cấu tạo thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt..........
51
2.5 Tiểu kết.................................................................................................................
52

1


Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ BÓNG
ĐÁ TRONG TIẾNG VIỆT.......................................................................................
55
3.1 Các lớp thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Việt.............................................
55
3.2 Các mô hình định danh của thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt và cách sử
dụng............................................................................................................................
59
3.3 Nhận xét, đánh giá về việc định danh thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt.....
76
3.4 Tiểu kết.................................................................................................................
77
KẾT LUẬN................................................................................................................

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
80

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Minh họa các từ về bóng đá được gọi là thuật ngữ và từ không
được gọi là thuật ngữ
Bảng 2.2. Minh họa về các TNBĐ thuần Việt
Bảng 2.3. Minh họa về các TNBĐ Việt Nam vay mượn nước ngoài
Bảng 2.4. Minh họa về các TNBĐ Việt Nam ghép lai
Bảng 2.5. Minh họa về các TNBĐ Việt Nam sao phỏng
Bảng 2.5. Minh họa về các thuật tố trong TNBĐ Việt Nam

2


Bảng 2.6. Thống kê thuật ngữ bóng đá theo thuật
Bảng 2.7. Cấu tạo của các thuật ngữ có 1 thuật tố
Bảng 2.8. Nguồn gốc của các thuật ngữ có 1 thuật tố
Bảng 2.9. Cấu tạo thuật ngữ bóng đá có 2 thuật tố
Bảng 2.10. Cấu tạo thuật ngữ bóng đá có 3 thuật tố
Bảng 2.11. Cấu tạo thuật ngữ bóng đá có 4 thuật tố
Bảng 2.12. Cấu tạo thuật ngữ bóng đá có 5 thuật tố
Bảng 3.1 Các lớp thuật ngữ bóng đá
Bảng 3.2 Số lượng TNBĐ là đơn vị định danh trực tiếp và gián tiếp
Bảng 3.3 Thống kê mô hình định danh thuật ngữ chỉ vị trí thi đấu
Bảng 3.4 Thống kê mô hình định danh thuật ngữ chỉ chiến thuật thi đấu
Bảng 3.5 Thống kê mô hình định danh chỉ cơ sở vật chất phục vụ thi đấu
Bảng 3.6 Thống kê mô hình định danh thuật ngữ chỉ các giải đấu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ chung của toàn thế giới, việc khoa học kỹ
thuật nhân loại ngày một tiến bộ và phát triển, thì việc xuất hiện nhiều những lĩnh
vực tri thức mới, nhận thức mới và các khái niệm mới là nhu cầu chung tất yếu
của toàn nhân loại. Việc toàn cầu hóa tri thức nhân loại dẫn đến việc cần “định
danh” các thuật ngữ mới này để làm sao trong ngôn ngữ sử dụng các khái niệm trở
nên than quen và dễ sử dụng là yêu cầu cần thiết phải có. Chính vì vậy đã dẫn đến
cuộc “bùng nổ thuật ngữ” – tức là sự xuất hiện ồ ạt các thuật ngữ mới, các trường
thuật ngữ mới và các hệ thống thuật ngữ mới. Thuật ngữ không chỉ có vai trò hết
sức quan trọng trong việc đưa ra tính chính xác trong các lĩnh vực chuyên môn

3


khác nhau mà có đưa ngôn ngữ của các dân tộc trở nên gần gũi và dễ định hình.
Mỗi ngành khoa học đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống thuật ngữ riêng
biệt để làm phương tiện nghiên cứu, giáo dục và truyền bá khoa học đến quảng đại
quần chúng nhân dân. Vì vậy, có thể nói, trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay, vai
trò của thuật ngữ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và cần có sự nhìn nhận một cách
khách quan, đúng đắn về vấn đề này.
Trong xu hướng toàn cầu hóa ấy, việc ngôn ngữ trong thể thao xuất hiện
ngày một dày đặc các thuật ngữ chuyên môn, chuyên biệt là điều hoàn toàn dễ
hiểu. Đặc biệt là ngôn ngữ trong môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam là
bóng đá. Việc nghiên cứu để nắm được những đặc điểm về hình thức và nội dung
của các thuật ngữ thuộc môn thể thao này, để tiến tới việc chuẩn hóa chúng là điều
vô cùng cần thiết. Chính vì những yếu tố khá đặc biệt của ngôn ngữ trong môn thể
thao này mà chúng tôi chọn đề tài “THUẬT NGỮ BÓNG ĐÁ TRONG TIẾNG
VIỆT” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm
cơ bản của hệ TNBĐ trên phương diện hình thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa.
Trong việc nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng quan niệm của các nhà ngôn ngữ
học về thuật tố cấu tạo thuật ngữ, các đặc điểm quan trọng mà thuật ngữ bắt buộc
phải có và lý thuyết điển mẫu trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Luận văn sẽ xác định những đơn vị tạo thành hệ TNBĐ, các mô hình cấu tạo
thuật ngữ, làm rõ những phương thức tạo thành TNBĐ, tính có lý do của các thuật
ngữ này dựa trên các đặc điểm cơ bản được dùng làm cơ sở định danh trong quá
trình tạo ra các TNBĐ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích các đặc điểm của TNBĐ về hình thức cấu tạo và nội dung
ngữ nghĩa để sau này có thể đưa ra một số phương hướng, cách thức xây dựng và
4


chuẩn hóa TNBĐ, góp phần phát triển và chuẩn hóa hệ thuật ngữ này trong tiếng
Việt, phục vụ tốt quá trình nghiên cứu hệ thống thuật ngữ Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
-

Tìm hiểu các vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài.

-

Tập hợp hệ thống TNBĐ Việt Nam

-


Khảo sát về mặt hình thức cấu tạo của hệ TNBĐ

-

Khảo sát về mặt nội dung ngữ nghĩa của hệ TNBĐ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm

được sử dụng trong BĐ Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều sách viết về BĐ được xuất bản. Trong số này,
chúng tôi chọn các cuốn sách sau làm tư liệu nghiên cứu:
- Từ điển bách khoa bóng đá của B.Rohr và G.Simon, xuất bản năm 2006 tại
NXB Thế giới
- Tôi yêu thể thao - Bóng đá của Lưu Hải Yến, xuất bản năm 1012 tại NXB
Mỹ thuật
- Luật bóng đá của tổng cục Thể dục thể thao, in năm 1996 tại NXB Thể dục
thể thao.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt kết quả trong việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

5


(1) Phương pháp miêu tả: Dùng để miêu tả các phương thức tạo thành thuật
ngữ, các kiểu hình thức cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong
lĩnh vực chuyên môn BĐ Việt Nam, và đặc điểm định danh của hệ TNBĐ.
(2) Phương pháp phân tích thành tổ trực tiếp: Dùng phân tích cấu tạo thuật
ngữ theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các thuật tố cấu tạo nên thuật ngữ. Từ đó,

tìm ra được các nguyên tắc cơ sở tạo thành các mô hình cấu tạo và các quy luật cấu
tạo nên những thuật ngữ này.
(3) Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Được áp dụng để nghiên cứu hình thức
ngữ nghĩa của các TNBĐ Việt Nam , từ đó thiết lập được các mô hình định danh
thuật ngữ, các nét đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ nghĩa là cơ sở tạo
nên thuật ngữ mới trong hệ TNBĐ Việt Nam.
(4) Phương pháp thống kê: Sử dụng để tìm hiểu số lượng tần số xuất hiện, tỉ lệ
phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các
lớp thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn của BĐ, các mô hình định
danh thuật ngữ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn sẽ góp phần sưu tầm, tổng hợp hệ TNBĐ Việt Nam, giúp nhìn
nhận toàn cảnh các vấn đề về TNBĐ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
- Đóng góp cho việc chính lý hệ thống TNBĐ hiện có, định hướng cho việc
sáng tạo các TNBĐ chưa có. Điều này giúp ích cho sự phát triển của lĩnh vực BĐ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho học viên, cầu thủ và những người quan tâm có hiểu biết sâu sắc
hơn về các thuật ngữ trong các giáo trình hướng dẫn về BĐ Việt Nam, góp phần
chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng, phát triển của tiếng Việt trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.

6


Kết quả nghiên cứu của luận văn là cầu nối trí thức ngôn ngữ học với tri
thức khoa học của lĩnh vực bóng đá, đóng góp vào thư viện khoa học của ngành
ngôn ngữ học một tài liệu về hệ thuật ngữ bóng đá.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khảo sát và phụ lục, luận

văn gồm có ba chương được sắp xếp như sau:
Chương 1: Cở sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm hình thức cấu tạo của thuật ngữ bóng đá Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ bóng đá Việt Nam

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Một số vấn đề chung về thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ

7


Thuật ngữ là một khái niệm của ngành ngôn ngữ học. Nó được sinh ra trong
quá trình phát triển các lĩnh vực chuyên biệt của cuộc sống, như: các môn khoa học,
các môn thể thao, nghệ thuật,…Vì vậy, nó có liên hệ mật thiết với rất nhiều mặt
khác nhau của đời sống. Trong mọi lĩnh vực hoạt động nói chung, ta đều phải dùng
đến từ ngữ để biểu đạt các khái niệm ngành, nghề nghiệp, chuyên môn… Vậy
“thuật ngữ” là gì?
Xem xét các quan niệm về thuật ngữ đã có, ta thấy các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước có những quan điểm khác nhau, chia thành 2 xu hướng sau. Xu
hướng thứ nhất, xem xét thuật ngữ trong mối quan hệ với từ ngữ thông thường,
được sử dụng trong ngôn ngữ toàn dân. Xu hướng thứ hai, xem xét thuật ngữ trong
mối quan hệ với khái niệm mà nó biểu thị.
Theo xu hướng thứ nhất, Moixeev cho rằng: “Có thể xác định chức năng ngôn
ngữ của thuật ngữ như là một chức năng gọi tên, định danh. Thuật ngữ định danh sự
vật, hiện tượng trong hiện thực và định danh những khái niệm về chúng” [26,21].
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thị
bằng một thuật ngữ. Ví dụ: “Muối” là một thuật ngữ trong hóa học nhằm chỉ hợp

chất có thể hòa tan trong nước.
Vinogradov cũng cho rằng thuật ngữ không chỉ đảm nhận chức năng định
danh mà còn là đảm nhận chức năng định nghĩa, tức là hoặc nó là phương tiện biểu
thị rõ ràng và bấy giờ thì nó là một kí hiệu giản đơn, hoặc là một đơn vị định nghĩa
theo logic, bấy giờ thì nó là một thuật ngữ khoa học. [26,12]
Xu hướng thứ hai trong nhận diện và phân biệt thuật ngữ được thể hiện trong
quan điểm của một số nhà nghiên cứu khác. Theo A.S.Gerd định nghĩa: “ Thuật ngữ
là một đơn vị từ vựng ngữ - nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một
cách nghiêm ngặt bởi đặc trưng tính hệ thống, tính đơn nghĩa” [18,3]
Theo ý kiến của D.N.Usakop nêu trong Đại từ điển tiếng Nga hiện đại, thì
thuật ngữ là “Từ (hay tổ hợp từ) biểu thị chính xác khái niệm nhất định thuộc lĩnh
vực chuyên môn được thừa nhận để biểu thị cái gì đó trong môi trường nghề nghiệp

8


nhất định. Các thuật ngữ gọi tên chính xác khái niệm là đối tượng nghiên cứu của
thuật ngữ học và của các nhà thuật ngữ học” [18,3].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những định nghĩa hoàn toàn
không đồng nhất với nhau về thuật ngữ nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đều có
chung điểm cốt lõi là xem xét quan hệ giữa thuật ngữ và khái niệm nó biểu thị.
Nguyên Văn Tu định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong cách ngành
khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật.v…v… và có một ý nghĩa đặc
biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên”
[43,176]. Nguyễn Đức Tồn quan niệm: “Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái
niệm hoặc một đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn”.
Trong quan niệm về thuật ngữ nêu trên đây, ta thấy thuật ngữ được đặt trong quan
hệ với khái niệm do nó biểu thị. Theo các ý kiến đó, thuật ngữ là tên gọi của khái
niệm thuộc lĩnh vực, ngành khoa học, công nghệ nào đó.
Từ các định nghĩa đã nêu trên đây, có thể đi tới cách hiểu: Thuật ngữ là những

từ, cụm từ cố định, biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng thuộc những lĩnh vực
khoa học khác nhau.
1.1.2. Vị trí của thuật ngữ trong ngôn ngữ
Thuật ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng tới tất cả các
chuyên ngành, lĩnh vực. Vì thế, khi xem xét vị trí của thuật ngữ, các nhà khoa học
Áo cho rằng: thuật ngữ học nằm ở giữa ngôn ngữ học, logic học, bản thể học, lí
thuyết thông tin, các khoa học chuyên ngành khách thể liên quan. Các nhà khoa học
Xô Viết lại cho rằng ngôn ngữ học, logic học, tâm lí học, điều khiển học, lí thuyết
về các hệ thống và các ngành khoa học khác là các ngành khoa học cận kề và góp
phần phát triển thuật ngữ học. Thuật ngữ học nằm trong khu vực đường bao giữa
ngôn ngữ học, logic học, bản thể học, khoa học máy tính và các khoa học chủ thể
liên quan như toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học, khoa học chế tạo máy, luật
học, xã hội học, tâm lí học,…Như vậy, khi sắp đặt vị trí của thuật ngữ, ta thấy tính
chất liên ngành của khoa học này là khá rõ.

9


Đi vào tìm hiểu vị trí của thuật ngữ trong ngôn ngữ,học, các nhà nghiên cứu
cũng có những quan điểm rất khác nhau. Họ đưa ra nhiều ý kiến để lí giải câu hỏi:
thuật ngữ học nằm ở đâu trong ngôn ngữ học. Có thể thấy hiện có hai phái như sau:
Theo phái thứ nhất, thuật ngữ được là một bộ phận của từ vựng học. Các nhà
ngôn ngữ học thuộc trường phái này cho rằng thuật ngữ được tạo nên bởi các đơn vị
từ vựng của ngôn ngữ tự nhiên và đối tượng nghiên cứu của thuật ngữ học là đơn vị
ngôn ngữ. Theo thống kê của nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc K.Sokhora, 90% từ mới
là thuộc hệ thống thuật ngữ khoa học và kĩ thuật. Thuật ngữ là phần từ vựng bị chi
phối nhiều nhất trong hệ thống từ vựng. Xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng, từ vựng
được phân chia thành từ vựng toàn dân, từ vựng địa phương, tiếng lóng, từ ngữ
nghề nghiệp và thuật ngữ. Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ
[16,130]. Đinh Trọng Lạc thì cho rằng từ ngữ khoa học gồm có thuật ngữ, từ ngữ

khoa học chung, và lớp từ ngữ đa phong cách. Thuật ngữ là thành tố quan trọng
nhất của từ ngữ trong phong cách khoa học. Nó là bộ phận cấu thành không thể
thiếu trong ngôn ngữ khoa học nói riêng và ngôn ngữ nói chung [4,57].
Theo phái thứ hai, thuật ngữ là một hệ thống có tính độc lập, chúng là đối
tượng của thuật ngữ học, một ngành khoa học có vị trí riêng. “Đối tượng của thuật
ngữ học là thuật ngữ với các lớp, loại khác nhau và hệ thống thuật ngữ hiểu theo
nghĩa rộng. Thuật ngữ học là chuyên ngành độc lập, ra đời và phát triển từ ngôn
ngữ học trong thế kỉ XX, gồm 2 lĩnh vực chính: thuật ngữ học lí thuyết và thuật ngữ
học ứng dụng” [42,23]. “Đối tượng của thuật ngữ học không chỉ là thuật ngữ như là
đơn vị từ vựng có mục đích chuyên biệt, mà hệ thống thuật ngữ, vốn không hoàn
toàn là một phạm trù ngôn ngữ học” [42,18].
Trường phái thứ nhất tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh của
thuật ngữ như hiện nay, trường phái thứ hai bắt đầu hình thành. Nó tạo nên một
ngành khoa học là Thuật ngữ học. Đây là một ngành khoa học còn rất mới nhưng
trước hết, nó phải thuộc về ngôn ngữ học hiện đại,
1.1.3. Những đặc điểm của thuật ngữ

10


Hiện nay trên thế giới vấn đề đặc điểm của thuật ngữ có nhiều quan điểm khác
nhau. Sager cho rằng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về việc đặt thuật ngữ do
tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra như sau:
1.

Thuật ngữ phải liên hệ trực tiếp với khái niệm. Thuật ngữ phải biểu đạt

khái niệm một cách rõ ràng.
2.


Thuật ngữ phải có tính hệ thống về mặt từ vựng, phải tuân theo cấu

trúc từ vựng hiện hành, nếu từ vựng có nguồn gốc nước ngoài thì việc phiên âm
phải thống nhất.
3. Thuật ngữ phải tuân theo các quy tắc chung về hình thành thuật ngữ của
mỗi một ngôn ngữ, các trật tự ghép và các cụm từ.
4. Thuật ngữ nên tạo ra, sản sinh ra thuật ngữ mới dựa trên các phụ tố.
5. Thuật ngữ không được dùng từ trùng lặp, vừa có một từ nước ngoài, vừa có
một từ trong nước có cùng nghĩa.
6. Thuật ngữ phải chính xác, thể hiện đúng nội dung khoa học một cách rõ ràng.
7. Không nên có các thuật ngữ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc tương đối.
8. Thuật ngữ không nên có các biến thể hình thái học.
9. Thuật ngữ không được có từ đồng âm, dị nghĩa.
10. Thuật ngữ phải đơn nghĩa.
11. Nội dung thuật ngữ phải chính xác, không được trùng về ngữ nghĩa với
các thuật ngữ khác.
12. Ngữ nghĩa của các thuật ngữ nên độc lập với ngữ cảnh.
Cũng theo A.A.Rê-phô-mat-xki: “Thuật ngữ là tính đơn nghĩa, tính hệ thống,
không có từ đồng nghĩa” [45,80]. Theo V.X.Ku-lê-ba-kin và I.A.Kli-mô-bin-xki :
“Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; Không có từ đồng nghĩa; Thuật
ngữ phải phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; Thuật ngữ phải có
tính hệ thống” [17,420].
11


Như vậy, các nhà thuật ngữ học nước ngoài nhấn mạnh đến tính chính xác,
tính ngắn gọn, tính hệ thống và tính đơn nghĩa của thuật ngữ. Họ coi đấy là những
đặc điểm tiêu biểu của thuật ngữ.
Ở trong nước, đánh giá về đặc điểm của thuật ngữ còn thiếu thống nhất về số
lượng và tính chất các tiêu chuẩn. Hoàng Xuân Hản là người đầu tiên đưa ra một

cách khá đầy đủ và có hệ thống các yêu cầu của một thuật ngữ: Tính chính xác;
Tính dễ nhớ; Tính hệ thống; Tính ngắn gọn; Tính dân tộc [14,11].
Năm 1964, Ủy ban Khoa học nhà nước đã tổ chức hội nghị bàn về vấn đề xây
dựng thuật ngữ tại Hà Nội. Trong hội nghị này, bản báo cáo chính đã đưa ra các đặc
điểm của thuật ngữ và những đặc điểm này đã được nhiều đại biểu tán thành, đấy là:
Thuật ngữ phải có: Tính khoa học (chính xác, hệ thống và ngắn gọn); Tính dân tộc;
Tính đại chúng
Năm 1985, Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra ba đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là:
Tính chính xác; Tính hệ thống; Tính quốc tế [36]
Dựa trên tất cả các ý kiến trên, có thể thấy thuật ngữ có những đặc điểm:
Tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc, tính
ngắn gọn.
Trong đó, những đặc điểm quan trọng mà một thuật ngữ chuẩn mực bắt buộc
phải có là tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Trong quá trình phát triển
của xã hội, khoa học, người Việt đưa thêm tính đại chúng và tính dân tộc và coi đấy
cũng là những thuộc tính cơ bản mà thuật ngữ bắt buộc phải có, vì thuật ngữ thuộc
ngành khoa học, ngành tri thức cao và thuật ngữ chỉ được các nhà khoa học hay các
nhà chuyên môn sử dụng trong giao tiếp với nhau chứ không phải để quần chúng sử
dụng. Điều này cũng có nghĩa là tính quốc tế là tiêu chuẩn bắt buộc mà thuật ngữ
phải có còn tính dân tộc chỉ là tiêu chuẩn thứ yếu mà thôi. Nguyễn Thiện Giáp cho
rằng: “Nếu hiểu tính quốc tế của thuật ngữ chỉ có ở khía cạnh hình thức biểu hiện
thì nó sẽ làm mâu thuẫn với yêu cầu về tính dân tộc, dễ hiểu trong hình thức cấu tạo
của thuật ngữ. Cần phân biệt những tính chất với tư cách là đặc trưng phân biệt
thuật ngữ với những lớp từ vựng khác và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ.
12


Tính dân tộc, tính dễ hiểu, tính ngắn gọn… không phải là đặc trưng của thuật ngữ
mà những từ ngữ thông thường cũng phải có, càng phải có” [37,225].
1.1.3.1. Tính chính xác

Thuật ngữ phải mang tính khoa học, vì thế tất yếu phải có tính chính xác, vì
tính khoa học đã bao hàm trong nó tính chính xác. Tính chính xác là đặc điểm quan
trọng nhất mà thuật ngữ cần phải có. Với tính chất này, mỗi thuật ngữ chỉ dùng để
chỉ một khái niệm. Thuật ngữ không có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa.
Không có tình trạng một thuật ngữ để chỉ nhiều khái niệm, hoặc nhiều thuật ngữ
khác nhau để chỉ một khái niệm. Thuật ngữ của mỗi khái niệm cần phải tương ứng
với khái niệm đó, với nội hàm của nó, trong bất cứ trường hợp nào cũng không
được mâu thuẫn với nó. Sẽ là lí tưởng nhất khi thuật ngữ phản ánh được đặc trưng
cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm mà nó biểu hiện. Tính chính xác của thuật
ngữ đòi hỏi trong nội bộ một ngành khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật
ngữ biểu hiện và ngược lại, mỗi thuật ngữ chỉ được dùng để chỉ một khái niệm, tức
là phải đảm bảo tính đơn nghĩa.
Tính chính xác giúp thuật ngữ biểu đạt đúng nội dung khái niệm khoa học,
chặt chẽ. Muốn có được một thuật ngữ chính xác thì phải hiểu tường tận về ngành
khoa học có thuật ngữ này, vì tất cả thuật ngữ đều là các yếu tố của một lí thuyết
nhất định. Và để hiểu thuật ngữ nào đó, cần phải hiểu tất cả lí thuyết của một ngành
khoa học nào đó. Khi thuật ngữ gọi tên và định nghĩa chính xác về một khái niệm
khoa học, người đọc sẽ hiểu và có một khái niệm chính xác về đối tương khoa học
ấy. Muốn bảo đảm được mức độ chính xác của thuật ngữ thì lí tưởng nhất là khi đặt
một hệ thống thuật ngữ trong một lĩnh vực chuyên môn cần tránh những hiện tượng
đồng nghĩa bằng cách trong nội bộ một ngành khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có
một thuật ngữ biểu hiện. Ngoài ra, một yêu cầu cần có nữa để đáp ứng tính chính
xác của thuật ngữ là thuật ngữ phải có tính đơn nghĩa, nghĩa là mỗi thuật ngữ chỉ
được dung để biểu hiện một khái niệm.
1.1.3.2. Tính hệ thống

13


Tính hệ thống là một tiêu chuẩn cần thiết đối với thuật ngữ. Thuật ngữ không

thể đứng biệt lập một mình mà bao giờ cũng chiếm một vị trí trong hệ thống khái
niệm và là yếu tố của một hệ thống thuật ngữ nhất định. Nếu tách một thuật ngữ ra
khỏi hệ thống thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa. Tính hệ thống của thuật
ngữ giúp chúng ta có thể hiểu được thuật ngữ một cách chính xác và rõ ràng. Do đó,
khi đặt thuật ngữ không thể tách rời từng khái niệm ra để định kí hiệu, mà phải đặt
nó trong một hệ thống khái niệm hay một hệ thống thuật ngữ nhất định.
Cũng giống như ngôn ngữ, thuật ngữ cần phải được sắp xếp theo hai mặt là
hệ thống khái niệm và hệ thống kí hiệu. Khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ,
cần phải chú ý đến cả hai mặt là hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ
thống kí hiệu (xét về hình thức).
Đầu tiên, xét theo hệ thống khái niệm, thuật ngữ được sắp xếp theo hệ thống
dọc về ngữ nghĩa. Theo nghĩa này, mỗi thuật ngữ đều có cái trường của nó trong
phạm vi một hệ thuật ngữ nhất định. Nó bị quy định bởi trường khái niệm, trong
mọi hệ thống thuật ngữ, nó tương ứng với những khái niệm này hay những khái
niệm kia. Trong hai hệ thống trên hệ thống trường khái niệm có tính tất yếu hơn
trường kí hiệu từ vựng.
Tính hệ thống về khái niệm của thuật ngữ kéo theo tính hệ thống về kí hiệu
của nó. Những thuật ngữ có kí hiệu giống nhau sẽ ở chung trong một trường. Điều
đó giúp thuật ngữ không cản trở đối với cách hiểu, thể hiện được vị trí của nó trong
hệ thống thuật ngữ.
1.1.3.3. Tính quốc tế
Thuật ngữ biểu đạt khái niệm, tri thức khoa học nên có tính quốc tế. Tính quốc
tế là đặc điểm rất quan trọng của thuật ngữ, bởi vì vốn từ vựng riêng của từng ngôn
ngữ mang sắc thái của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó, nhưng khoa học lại là tài sản
tri thức chung của toàn nhân loại. Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thuật ngữ là bộ phận
từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói
các tiếng khác nhau. Vì vậy sự thống nhất thuật ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính
điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ” [36,274]. Tính quốc tế của thuật ngữ
14



đòi hỏi một thuật ngữ phải có nội dung và hình thức biểu đạt gần gũi không phải chỉ
với một cộng đồng ngôn ngữ mà với các cộng đồng ngôn ngữ khác.
Tính quốc tế của thuật ngữ biểu hiện ở hai mặt: hình thức và nội dung. Mặt
hình thức thường được chú ý nhiều hơn cả, vì thông thường, khi nói đến tính quốc
tế của thuật ngữ người ta thường chỉ chú ý tới biểu hiện hình thức bên ngoài của nó.
Tính quốc tế của thuật ngữ được biểu hiện ở mặt ngữ âm và các thành tố cấu tạo
nên thuật ngữ. Các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống nhau hoặc tương tự nhau
thường xuất phát từ một gốc chung. Trong đó, hiện tương sao phỏng thuật ngữ của
các ngôn ngữ biểu hiện rõ nhất tính quốc tế của các thuật ngữ qua việc chọn đặc
trưng định danh giống nhau. Vì thế, ngữ âm của một số thuật ngữ được sao phỏng y
hệt về cấu tạo ngữ âm. Trong tiếng Việt, phần lớn các thuật ngữ có nguồn gốc từ
tiếng Hán, hoặc các ngôn ngữ châu Âu. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng và sự khác
biệt giữa các ngôn ngữ, tính quốc tế của thuật ngữ về mặt hình thức cấu tạo cũng
chỉ có tính tương đối và khó có thuật ngữ nào có sự thống nhất tất cả các ngôn ngữ.
Thứ hai, tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ được thể hiện ở mặt hình
thức cấu tạo ngữ âm, mà còn thể hiện ở mặt nội dung. Cùng một sự vật, khái niệm
khoa học các ngôn ngữ chọn cùng một đặc trưng nào đó để làm cơ sở định danh và
đưa vào tên gọi làm thành hình thái bên trong của tên gọi. Ví dụ: Cách đặt tên: Con
ngươi- đồng tử- pupil (tiếng Anh)- pupille (tiếng Pháp), trong ba ngôn ngữ nói trên,
tên gọi bộ phận này của mắt- “con ngươi” đều được đặt dựa vào hình ảnh con người
in trong đó).
Tính quốc tế về mặt nội dung của thuật ngữ tuy khó nhìn thấy hơn nhưng đó
mới chính là biểu hiện phổ biến và căn bản. Có thể khẳng định rằng, tính quốc tế về
mặt nội dung là điều hiển nhiên đúng vì chúng biểu thị các khái niệm khoa học là tri
thức chung của nhân loại.
1.1.3.4. Tính đại chúng
Tính đại chúng của thuật ngữ được hiểu là đặt thuật ngữ sao cho dễ hiểu; quần
chúng dễ dùng, dễ hiểu, dễ nhớ.


15


Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ đúng ở một thời điểm nào đó. Trong tình hình phát
triển của khoa học hiện nay, nếu đặt nặng yêu cầu về tính đại chúng thì thuật ngữ rất
có nguy cơ bị hiểu nhầm, đơn giản hoặc dung tục hóa.
1.1.3.5. Tính dân tộc
Thuật ngữ lại được xây dựng ở một ngôn ngữ cụ thể nên cần có tính chất
ngôn ngữ dân tộc. Khoa học là tài sản chung của toàn thể nhân loại, đó là tài sản
quý giá mà con người đã tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất. Tuy nhiên, việc
xây dựng thuật ngữ khoa học ở mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng về mặt
ngôn ngữ. Vì vậy, khi xây dựng thuật ngữ khoa học chúng ta cần phải chú ý đến
tính dân tộc. Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất
thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Trong quá trình xây dựng thuật ngữ
khoa học, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng tối đa vốn từ của dân tộc mình để diễn
đạt các khái niệm khoa học. Việc làm này không những giúp cho thuật ngữ đến
được với nhân dân mà còn nhằm giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng thời, phải khẳng định: tính dân tộc không mâu thuẫn với tính quốc tế, bởi lẽ
đối với tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, con đường xây dựng thuật ngữ chủ yếu
dựa vào ngôn ngữ quốc gia, dùng chất liệu ngôn ngữ dân tộc để đặt thuật ngữ. Do
đó, tính dân tộc vẫn được đảm bảo.
1.1.3.6. Tính ngắn gọn
Tính ngắn gọn của thuật ngữ có nghĩa là trong thành phần cấu tạo thuật ngữ
chỉ cần chứa một số lượng đặc trưng tối thiểu cần thiết, nhưng vẫn đủ để đồng nhất
hóa và khu biệt hóa các khái niệm được phản ánh bằng thuật ngữ đó. Mỗi yếu tố
thuật ngữ tương ứng với khái niệm hay tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực chuyên
môn nào đó. Bàn về một thuật ngữ nên gồm bao nhiêu thuật tố để đảm bảo tính
ngắn gọn, Reformatxki cho rằng, những từ ghép và từ tổ chỉ có thể gồm hai, ba hoặc
nhiều lắm bốn yếu tố. Những thuật tố gồm ba từ đã là cồng kềnh trong sử dụng.
Còn D.S.Lotte đã cho rằng: “Số lượng tổng cộng của các thành tố thuật ngữ thành

phần (thí dụ: thuật ngữ từ tổ chỉ có thể là các tổ hợp hai, ba và hạn hữu là bốn yếu

16


tố vì sự cồng kềnh khiến cho chúng sẽ không được chấp nhận trong thực tế thuật
ngữ” [22,33].
Vậy tính ngắn gọn có mâu thuẫn với tính chính xác hay không? Có thể thấy,
tính ngắn gọn, trong một chừng mực nào đó, không mâu thuẫn với tính chính xác,
mà có phần làm tăng thêm chính xác của thuật ngữ và để thuật ngữ không trở thành
những cụn từ mang tính chất miêu tả. D.SLotte nhấn mạnh cả tính chính xác và tính
ngắn gọn của thuật ngữ và ông cho rằng, thuật ngữ càng ngắn tính khoa học của
thuật ngữ càng cao: “cùng với tính chính xác, tính ngắn gọn của thuật ngữ là một
giá trị lớn của nó” [22,33].
1.1.4. Thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
1.1.4.1. Thuật ngữ và từ vựng thông thường
Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng do vậy thuật ngữ có nhiều điểm chung
với từ vựng thông thường. Cụ thể:
- Thuật ngữ và từ ngữ thông thường đều phải tuân theo quy luật ngữ âm
chung và quy luật kết cấu của ngữ pháp chung.
- Thuật ngữ và từ thông thường đều bị quy định bởi trường từ vựng: “Mỗi
thuật ngữ đều bị ảnh hưởng bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm.
Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói
chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong các trường như vậy”
[22,272].
Ngoài ra, thuật ngữ cũng có những sự khác biệt so với từ vựng thông thường.
Thứ nhất, khái niệm được biểu thị bởi từ thông thường khác khái niệm được
biểu thị bởi thuật ngữ. So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp
hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Bên cạnh
đó, trong khi từ ngữ thông thường biểu đạt các khái niệm thông dụng ai cũng có thể

biết đến, thì thuật ngữ lại diễn đạt các khái niệm chuyên môn chỉ một số nhà chuyên
môn biết đến. “Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối
tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn

17


mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến” [33,10]. Như vậy, thuật
ngữ biểu thị khái niệm khoa học, tạo thành hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa
học nhất định mà chỉ nằm trong hệ thông từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể.
Thứ hai, nội dung khái niệm do từ thông thường biểu thị phụ thuộc vào
những biển đổi của hệ từ vựng, còn nội dung khái niệm thuật ngữ biểu thị phụ thuộc
vào sự phát triển của ngành khoa học đất. “Thuật ngữ có đặc điểm là tính chính xác.
Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu thị.
Nội dung đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tùy theo sự phát triển,
khám phá của ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi của hệ thống
từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường” [24,220].
Thứ ba, thuật ngữ không có tính biểu cảm, còn từ ngữ thông thường mang
tính biểu cảm.
Thứ tư, thuật ngữ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có hiện
tượng đã nghĩa còn từ ngữ thông thường chỉ được xác định chính xác nghĩa của nó
trong sự kết hợp với những từ khác tại một ngữ cảnh nhất định. “Khác với một từ
thông thường, một thuật ngữ khoa học kĩ thuật bất kì nào cũng phải mang một nội
dung hạn chế, được xác định chắc chắn. Nội dung đó phải thuộc về thuật ngữ mà
không phụ thuộc và ngữ cảnh, trong khi đó, ý nghĩa của một từ thông thường chỉ
được chính xác hóa trong sự kết hợp với những từ khác tại một ngữ cảnh nhất định.
Khi đó, trong lời nói đôi khi người ta còn dung đến những biện pháp phụ trợ như
ngữ điệu,v.v…”. Giá trị của mỗi thuật ngữ đều được xác định bởi mối quan hệ của
nó với những thuật ngữ khác trong hệ thống ấy. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ
thống của nó thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa.

Thứ năm, thuật ngữ và từ thông thường đều có chức năng định danh, nhưng
thuật ngữ khác từ thông thường ở chỗ, ngoài chức năng định danh, thuật ngữ còn có
chức năng định nghĩa. Chức năng định nghĩa là một đặc tính chính của thuật ngữ
(khoa học) khác với từ thông dụng. Trong thuật ngữ, chức năng định danh mà các
từ khác trong ngôn ngữ cũng có, hợp với chức năng định nghĩa mà chỉ thuật ngữ mới
có.

18


Khi đi tìm mối quan hệ giữa thuật ngữ và từ vựng thông thường, các nhà ngôn
ngữ học cho rằng từ ngữ thông thường và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập và có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Khi từ ngữ thông thường trở thành thuật ngữ, tính biểu cảm tu
từ của nó sẽ không còn nữa, và nó cũng không phụ thuộc vào ngữ cảnh mà phụ
thuộc vào hệ thống thuật ngữ.
Tóm lại, thuật ngữ và từ ngữ thông thường có mối quan hệ biện chứng với
nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn với từ
ngữ thông thường và cũng chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và
ngữ pháp của ngôn ngữ như từ ngữ thông thường. Do đó, từ ngữ thông thường và
thuật ngữ có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau.
1.1.4.2. Thuật ngữ và danh pháp
Thuật ngữ và danh pháp có điểm chung lớn nhất chính là tính ngắn gọn, chính
xác. Tuy nhiên, theo các nhà ngôn ngữ học: giữa thuật ngữ và danh pháp có sự khác
biệt là lớn hơn. So sánh thuật ngữ và danh pháp, người ta có thể hình dung theo sơ
đồ sau: Tín hiệu - danh pháp - thuật ngữ - từ. Sơ đồ của tác giả cho thấy, danh
pháp gần với tín hiệu, còn thuật ngữ thì gần với từ hơn. Danh pháp mang tính cụ thể
còn thuật ngữ mang tính khái quát cao hơn. Qua nghiên cứu một số quan điểm của
các nhà ngôn ngữ học chúng tôi thấy rằng thuật ngữ và danh pháp là hai vấn đề
khác nhau. Cụ thể:
- Thuật ngữ: tính khái niệm là đặc trưng quan trọng nhất. Thuật ngữ là bộ

phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ, thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác
định trong một ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành khoa
học đó. Nó bao gồm những từ và ngữ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái
niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ các thuật ngữ: bệnh
nhân, phẫu thuật, động mạch, suy hô hấp,… trong Y học; văn bản, tiểu thuyết, biểu
tượng, bút danh, ẩn dụ,… trong Văn học; âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ
pháp vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, bán nguyên âm,…

19


Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa
sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo
nên chúng.
Thuật ngữ được xây dựng trên mối quan hệ logic với các hệ thống khái niệm
khoa học và được biểu đạt hợp lý bằng các đơn vị từ ngữ của một ngôn ngữ.
- Danh pháp: tính đối tượng mà nó gọi tên mới là quan trọng nhất. Danh pháp
(danh từ khoa học) là tên gọi cụ thể của các đối tượng được dung trong từng ngành
khoa học, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên
sự vật trong khoa học đó mà thôi. Ví dụ trong Văn học thì sử thi, tác giả, dân ca, tác
phẩm văn học là thuật ngữ, còn tên các tác giả, tác phẩm cụ thể như: sử thi Ê đê, tác
giả Tố Hữu, dân ca Bắc Ninh, tác phẩm Chí Phèo… là danh pháp.. Như vậy về mặt
chức năng, danh pháp giống với các tên riêng còn thuật ngữ gắn liền với hệ thống
các khái niệm. Danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các
chữ cái như: (vitamin A, vitamin B,v.v…), là một chuỗi các con số như (MA65, TU
104, Ma68) hay bất kì các gọi tên võ đoán nào.
Danh pháp mang nặng chức năng của kí hiệu, nó không gắn trực tiếp với các
khái niệm khoa học, danh pháp chỉ “gọi tên” sự vật và hiện tượng khoa học. Ở danh
pháp thì tính đối tượng của nó là rất quan trọng. Số lượng tên gọi là vô hạn còn khái
niệm chỉ là hữu hạn mà thôi và muốn hay không, danh pháp cũng làm cho người

đọc người nghe liên tưởng tới những khái niệm về các sự vật, hiện tượng được biểu
đạt nội dung qua hệ thuật ngữ. Mỗi ngành khoa học khác nhau lại có những tiêu
chuẩn đặt danh pháp khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi ngành.
1.1.4.3. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
Thuật ngữ và từ nghề nghiệp có một số điểm giống nhau sau:
Phạm vi sử dụng: chúng đều được sử dụng trong một phạm vi hẹp. Thuật ngữ
thuộc ngành khoa học cao nên thuật ngữ diễn đạt các khái niệm chuyên môn chỉ
một số lượng các nhà chuyên môn biết đến. Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm

20


những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm
một nghề nào đó.
Tính toàn dân: Từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những
khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Các
thuật ngữ cũng có thể trở thành từ vựng toàn dân khi trình độ khoa học và kiến thức
của quần chúng nhân dân được nâng lên.
Bên cạnh đó, thuật ngữ và từ nghề nghiệp cũng có những sự khác biệt. Cụ thể:
Thuật ngữ chỉ khái niệm của một ngành khoa học, do đó, nó phải đảm bảo
tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Trong khi đó, từ ngữ nghề nghiệp là
những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của
một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người cùng
trong ngành nghề đó biết đến và sử dụng. Nhưng người không làm nghề ấy tuy ít
nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp những ít hoặc hầu như không sử
dụng chúng. So với thuật ngữ, từ nghề nghiệp có những sắc thái riêng. Từ nghề
nghiệp mang tính cụ thể, sinh động, nhiều sắc màu và một số từ nghề nghiệp có khả
năng gợi hình ảnh cao. Chính vì vậy, mức độ khái quát trong nghĩa từ nghề nghiệp
nói chung thấp hơn so với thuật ngữ.
1.1.4.4. Về khái niệm thuật tố

Như đã nói ở trên, thuật ngữ là từ hay tổ hợp từ của một ngôn ngữ tự nhiên
nào đó. Các từ đó trong thuật ngữ ấy góp phần làm rõ khái niệm mà thuật ngữ đưa
ra. Nó cũng mang các tính chất như của thuật ngữ. Các từ cấu tạo nên thuật ngữ này
được gọi là thuật tố. Mỗi thuật tố này cũng phải tương ứng với một khái niệm hay
tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn nào đó.
Trong thuật ngữ chỉ có một tiếng thì số lượng thuật tố là 1. Thuật ngữ càng dài
thì số lượng thuật tố càng lớn. Ví dụ: Thuật ngữ “Cúp” chỉ có một thuật tố là “Cúp”;
Thuật ngữ “Cúp vô địch” có hai thuật tố là: “Cúp”, “vô địch”

21


Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến vấn đề về độ dài tối ưu của thuật ngữ.
Thường thuật ngữ có nhiều thuật tố sẽ dài và đủ ý nghĩa. Xu hướng gần đây, chúng
ta thấy xuất hiện một số thuật ngữ phức, tương đối dài. Thuật ngữ đơn (chỉ có một
tiếng) xuất hiện ít đi. Song nếu điều này được chấp nhận thì phạm phải tính chất
ngắn gọn của thuật ngữ. Do vậy, ta chỉ lựa chọn các thuật tố thật cần thiết để tạo
thuật ngữ.
Trong các thuật tố, tường sẽ có một thuật tố chính, còn lại là các thuật tố phụ
bổ sung thêm ý nghĩa cho thuật tố chính. Ví dụ: Thuật tố “vô địch” là thuật tố phụ, bổ
sung thêm ý nghĩa cho thuật tố chính là “Cúp”. Thuật tố “hải quan”, “kiểm tra”, “hàng
hóa” bổ sung ý nghĩa cho “Thủ tục”.
Phân tích cấu trúc một thuật ngữ chính là việc xác định số lượng, ý nghĩa của
các thuật tố và mối liên hệ giữa chúng. Điều này đã từng được nhiều nhà ngôn ngữ
học ở Liên Bang Nga đưa ra, như D.S.Lotte, V.P.Daninenko, T.L.Kandeljaki
[25,26]. Khái niệm thuật tố cho phép chúng ta phân biệt về mặt ngữ nghĩa giữa từ
phức, từ ghép và thuật ngữ là tổ hợp từ. Sự phân biệt này rất quan trọng bởi trong từ
điển, ta thấy chỉ đưa vào thuật ngữ là từ phức, từ ghép chứ không có thuật ngữ là tổ
hợp từ.
1.2. Thuật ngữ bóng đá và thuật ngữ bóng đá trong tiếng Việt

1.2.1. Khái quát chung về bóng đá thế giới và bóng đá Việt Nam
Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội
có 11 cầu thủ trên sân theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá (tiếng Anh: Laws
of the Game). Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ.
Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng
vào khung thành (còn gọi là cầu môn). Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách
đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Đội nào đưa bóng vào khung thành đối
phương nhiều hơn (ghi được nhiều bàn thắng hơn) sẽ là đội giành chiến thắng, nếu
hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội
nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa. Quy tắc cơ bản nhất
của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (được gọi là thủ
môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh

22


tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên).
Bên cạnh số cầu thủ chính thức mỗi đội cũng còn một số cầu thủ dự bị để thay thế
khi cần thiết, thông thường trong một trận bóng đá thi đấu chính thức, mỗi đội chỉ
được phép thay đổi 3 cầu thủ. Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi
ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ
trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc
cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê
bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm
cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa
bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các
pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật
như chuồi bóng từ phía sau, đạp người, đẩy người, tiểu xảo hay những hành vi phi
thể thao khác. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2
trọng tài biên, những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy

định của Luật bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng thường
là quyết định cuối cùng và không thể đảo ngược. Ngoài ba trọng tài làm việc trên
sân còn có một trọng tài thứ tư (còn gọi là trọng tài bàn) quản lý việc thay người,
theo dõi thời gian bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.
Trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, có trách
nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường
có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.
Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ
giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất
mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật
Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong
khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường
Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất
một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá. Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng
nghiệp dư bắt đầu được thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những
luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield
F.C. Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu
giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi
23


×