Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới (trích luận văn: Vấn đề giới trong SGK tiểu học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.52 KB, 67 trang )

Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong
ngôn ngữ nói về mỗi giới
2.1. Dẫn luận
- Giới thiệu về sự kì thị chống giới nữ
Phần trình bày trong chương I cho thấy cho đến nay, các công trình
nghiên cứu về sự kì thị giới trong ngôn ngữ chủ yếu tập trung khảo sát sự
kỳ thị chống nữ giới. Có lẽ biểu thị kỳ thị chống nữ giới trong xã hội là
nổi trội hơn biểu hiện kỳ thị chống nam giới và ngôn ngữ đã phản ánh
điều này. Chẳng thế mà đã có cả Công ước Quốc tế về chống mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW, trong đó có định nghĩa khái
niệm “ phân biệt đối xử với phụ nữ” là “ bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay
hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính, có tác dụng hoặc nhằm mục đích
làm tổn hại hay vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay
thực hiện các quyền tự do cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình
trạng hôn nhân của họ như thế nào và trên cơ sở bình đẳng nam nữ”
( Dẫn theo Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng, 2000).
Sự kỳ thị chống nữ giới trong các ngôn ngữ nói về giới nữ trên thế
giới có những nét chung sau:
1.Nam giới được coi như một chuẩn mực cho tất cả mọi người, nữ giới bị
đánh giá và khắc họa theo chuẩn mực ấy.
2.Nữ giới bị bao gộp vào nam giới, phụ thuộc vào nam giới và có vị trí
thứ yếu sau nam giới
3.Trong khuôn khổ vai giới do xã hội định hình sẵn thì nữ giới bị bó hẹp
trong vai trò là người nội trợ trong gia đình, không được khuyến khích
tham gia các hoạt động xã hội.


4.Nữ giới được đánh giá qua vẻ đẹp của hình thể trong khi nam giới lại
được đánh giá qua tài năng, và nữ giới bị coi như những đối tượng của
tình dục.


- Giới thiệu về sự kì thị chống nam giới
Nói đến sự kì thị giới trong xã hội cũng như trong ngôn ngữ thì hầu
như mọi người thường hay nghĩ ngay đó là sự kỳ thị chống nữ giới. Tuy
nhiên theo chúng tôi, hiểu như vậy là chưa đầy đủ và chưa chính xác bởi
bên cạnh sự kỳ thị chống nữ giới còn có kỳ thị chống nam giới. Luận án
tiến sỹ của Trần Xuân Điệp cũng đã khẳng định “ chính vai trò của giới
và ngôn ngữ là do xã hội nói chung định hình, nghĩa là do cả nam và nữ
giới tạo ra nên khả năng xảy ra đối với những thiên kiến chống nam giới
trong ngôn ngữ là như nhau”. Trong chương 3 này chúng tôi sẽ tìm hiểu
có hay không sự kỳ thị giới chống nam giới thể hiện trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học.
Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu về sự kỳ thị giới trong
các ngôn ngữ nói chung ở chương 1, ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều
là các công trình nghiên cứu sự kỳ thị giới chống nữ giới trong ngôn ngữ
rất đa dạng và phong phú nhưng các công trình nghiên cứu sự kỳ thị giới
chống nam giới trong ngôn ngữ còn rất hạn chế. Sự thiên lệch trong việc
nghiên cứu mảng đề tài này đã khiến cho không ít người nghĩ rằng lịch sử
nhân loại từ trước đến nay đều là xã hội phụ hệ và trong xã hội thì nam
giới là người thống trị và áp đảo nữ giới và ngôn ngữ được con người sử
dụng để thể hiện vị trí cao của người đàn ông, vị trí thấp kém của người
đàn bà .
Một trong những nhà khoa học tiêu biểu trong việc nghiên cứu giới là
nhà xã hội học người Mỹ - Margaret Mead đã khẳng định rằng thế giới
loài người là thế giới cộng sinh của cả nam và nữ, hai giới luôn nhất trí
với nhau về vai trò giới tính và phân bổ các quyền hạn và nghĩa vụ khác
nhau, do đó không thể nói nam giới là người áp đặt và duy trì vị trí thấp


kém của nữ giới. Do vậy, mọi biểu hiện của sự thiên kiến về giới trong
ngôn ngữ là do nam giới và nữ giới định hình ( Dẫn theo Trần Xuân

Điệp, 2002).
Giáo sư ngôn ngữ Egene R. August của trường đại học Dayton của
Hoa Kì là một trong những người đi đầu trong việc chỉ ra sự kỳ thị giới
chống nam giới trong ngôn ngữ. Ông cho rằng trong ngôn ngữ nói chung
có ba loại cách sử dụng mang tính kỳ thị chống nam giới, đó là :
1.

Sử dụng từ ngữ mang tính loại trừ về giống, không tính đến nam

giới trong một số trường hợp, làm cho nam giới trở thành vô hình
2.

Sử dụng từ ngữ mang tính hạn chế về giống chống nam giới : cách

sử dụng từ ngữ này đã hạn định nam giới trong khuôn khổ các vai trò giới
đã được văn hóa quy định.
3.

Những lối diễn đạt mang tính rập khuôn tiêu cực về nam giới ( Dẫn

theo Trần Xuân Điệp, 2002)
Đó chỉ là những nét chung của những biểu hiện kỳ thị giới trong các
ngôn ngữ trên thế giới nhưng tùy theo nền văn hóa của mỗi nước mà cách
nhìn nhận, đánh giá về nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Và tùy theo
từng loại hình ngôn ngữ khác nhau mà sự kỳ thị giới trong ngôn ngữ cũng
có biểu hiện không giống nhau.
Trong chương này sẽ trình bày biểu hiện định kiến giới thể hiện trong
ngôn ngữ nói về mỗi giới qua những vấn đề sau :
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở vai XH của mỗi giới
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở vai gia đình của mỗi

giới
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở tước vị của mỗi giới
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở tính từ nói về mỗi giới
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở tên gọi mỗi giới
2.2 Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở vai XH của mỗi
giới


2.2.1 Nhìn chung về vai xã hội
a. Định nghĩa về vai xã hôi
Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận
hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở
vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã
hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Mỗi cá nhân có vô vàn
vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội.
Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế,
chính trị, xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và
các nhóm xã hội khác mà quy định nên. Vai xã hội của nữ giới trước hết
được thể hiện bởi nghề nghiệp của mỗi người.
b. Vai XH của mỗi giới từ trước đến nay
b1. Nữ
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một
bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong
xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu
cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai
trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là:
- Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp
sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của
cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và
phát triển xã hội.

- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền
văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc
nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ
- Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải
vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.


Ở nước ta, từ khi Vua Hùng dựng nước và giữ nước, qua nhiều quốc
biến, lịch sử hãy còn ghi dấu về nhân tính người phụ nữ thông minh, sáng
tạo, cần cù lao động, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm,...
Tuy nhiên, nhìn chung, vai trò xã hội của nữ giới ngày trước bị đánh
giá thấp. Họ chủ yếu giới hạn trong công việc nội trợ, nếu không cũng là
hoạt động đứng sau lưng chồng. Những cá nhân tiêu biểu chỉ là số hiếm.
Trong quá khứ phụ nữ thường không được phép tham gia vào nhiều loại
nghề nghiệp. Sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp vẫn tiếp tục cho tới
ngày này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, khoảng 10% số tác giả nữ có tác
phẩm được xuất bản bị che giấu về giới tính.
b2. Nam
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, nam giới vẫn có vị trí hơn.
Nhiều tôn giáo trên thế giới thuyết giáo về sự thống trị của nam giới. Mặc
dù không có một chứng minh khoa học cho rằng nam giới thông minh
hơn phụ nữ nhưng tỉ lệ thiên tài trên thế giới bao gồm các nhà khoa học,
nhà văn, chính trị gia, họa sĩ, nhà soạn nhạc..đều nghiêng vượt trội về
phía nam giới. Có nhiều vai trò chỉ dành riêng cho nam giới. Ví dụ như
chức vị Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo Rôma chỉ dành riêng cho
nam giới hay các vị trí tối cao là quốc vương của một quốc gia (vua trong
trường hợp là nam) thời phong kiến trong các quốc gia theo chế độ quân
chủ lập hiến thường được ưu tiên cho nam giới.
2.2.2 Khảo sát vai XH của mỗi giới

Bảng khảo sát so sánh nghề nghiệp của nam – nữ giới
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
Nghề nghiệp
Giáo viên
Nông dân
Vận động viên

Nữ giới / Tổng số bài
23/34
12/22
1/3

Nam giới / Tổng số bài
9/34
10/22
2/3


Bán hàng
Doanh nhân
Bác sĩ
Làm cách mạng
Quan chức, lãnh tụ
Kĩ sư - Bác học
Nội trợ
Nghề khác

2/2
0/1
0/4

3/9
1/14
0/5
9/10
0/7

0/2
1/1
4/4
6/9
13/11
5/5
1/10
6/7

2.2.3 Nhận xét kết quả khảo sát
a. Vai xã hội của nữ giới:
- Theo thống kê, nhìn chung về số lượng, nghề nghiệp của phụ nữ
không đa dạng như nam giới. Phụ nữ chỉ tham gia 7 ngành nghề trên tổng
số 17 ngành nghề mà SGK tiếng Việt tiểu học nhắc tới. Ngoài ra, việc
nhắc tới người phụ nữ trong vai trò làm việc ngoài xã hội ít hơn so với
nam giới.
- Tính chất nghề nghiệp của nữ giới
+ Nội trợ
Bảng khảo sát công việc nội trợ của phụ nữ
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC


CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN VIỆC NỘI TRỢ

SÁCH

CỦA NỮ GIỚI

Tiếng Việt Bận

Nấu thổi cơm cho gia đình

3 tập 1
Tiếng Việt

Làm ra thứ cốm dẻo và thơm bằng sự

3 tập 2

Quà của đồng nội

trân trọng và khe khắt giữ gìn.

Công việc nội trợ được nhắc tới trong SGK như sự mặc định cho phụ
nữ. Đã nói tới nội trợ: nấu cơm, chăm sóc trẻ,..thì ta nói tới người phụ nữ.
Hình ảnh người phụ nữ được nói tới trong sự khéo léo, nhất là trong công
việc nấu ăn. Điều đó mang lại hơi ấm, niềm sung sướng cho các thành


viên. Đó là thiên chức của người phụ nữ song cũng là “bức tường” gò bó
buộc người phụ nữ phải hi sinh công việc bên ngoài để hoàn thành trách
nhiệm với gia đình.

+ Nghề giáo
Bảng khảo sát về nghề giáo của phụ nữ
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC

CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN NGHỀ GIÁO

SÁCH

CỦA NỮ GIỚI

Tiếng Việt Bài tập đọc 81

Cô dạy giữ sạch đôi tay

1 tập 1
Tiếng Việt Bài

trang - Cô dạy tập viết

1 tập 2
25,75,162,130
- Cô trẻ, hát hay
Tiếng Việt Bài
trang - Cô dạy điều hay
2 tập 1
13,40,48,60.63,104 - Cô trao phần thưởng
Tiếng Việt Cô giáo tí hon

Khoan thai, đánh vần từng tiếng, tỉnh
3 tập 1
Tiếng Việt 1. Bàn tay cô giáo

khô
1. Gấp thuyền giấy thoắt cái đã xong,

3 tập 2

tay mềm mại, biết bao điều lạ từ bàn
tay cô
2. Gặp gỡ ở Lúc- 2. Dạy các em tiếng Việt, kể về đất

xăm-bua
nước – con người Việt Nam.
Tiếng Việt Buôn Chư Lênh Viết chữ nắn nót
5 tập 1

đón cô giáo

Trong số ít những ngành nghề mà người phụ nữ được đảm nhận thì
chỉ có giáo viên là trí thức. Nữ giới đảm nhiệm công việc này nhiều hơn
nam giới. Hình ảnh nữ giới được nói tới trong công việc này cũng rất
được tôn trọng. Đó là những hình mẫu mà học sinh tôn thờ ngay khi các
em mới bước vào những năm đầu tới trường, đồng thời làm hình ảnh phái
nữ trở nên đẹp hơn trong con mắt của phái khác.


+ Nghề nông
Bảng khảo sát về nghề nông của phụ nữ

(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC

CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN NGHỀ LÀM

SÁCH

NÔNG CỦA NỮ GIỚI

Tiếng Việt Bận

Bận, cấy ruộng

3 tập 1
Tiếng Việt Khúc hát ru những
4 tập 2

Giã gạo, tỉa bắp

em bé lớn trên

lưng mẹ
Tiếng Việt Hạt gạo làng ta

Xuống cấy

5 tập 1
Tiếng Việt Bầm ơi


Cấy ruộng, rét, run, lội dưới bùn, mưa

5 tập 2

ướt, khó nhọc

Làm nông cũng nhắc tới nam giới song có hình ảnh người phụ nữ
được tái hiện với sự cực nhọc, vất vả hơn. Khi nói: “Bố em đi cày về. Đội
ấm. Đội chớp. Đội cả trời mưa” (Mưa – Trần Đăng Khoa), ta thấy chân
dung người bố vất vả song vẫn kiên cường. Còn ở bài “Bầm” (Tố Hữu),
hình ảnh người mẹ được tái hiện với sự đáng thương: “Bầm ra ruộng cấy
bầm run. Chân lội xuống bùn, tay cấy mạ non.”.
+ Công việc khác: làm cách mạng, vận động viên
Bảng khảo sát về một số nghề nghiệp của phụ nữ
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN

SÁCH

ĐỌC

BÀI

TẬP NGHỀ NGHIỆP CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN
CỦA PHỤ NỮ

NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ

GIỚI


Tiếng Việt 1. Hai Bà Trưng 1.
3 tập 2

Tổ

khởi

chức 1. Tài giỏi, giỏi võ nghệ,
nghĩa nuôi chí, mặc áo giáp,

đánh giặc cứu cưỡi voi, đoàn quân rung
nước

rung lên đường. Giáo lao,
cung nỏ, rìu búa,…cuồn
cuộn tràn theo bóng voi.
Hai Bà Trưng trở thành
hai vị nữ tướng đầu tiên
trong lich sử nước ta.

2. Tin thể thao

2. Vận động 2. Đoạt huy chương vàng
viên thể thao

Tiếng Việt Khúc
4 tập 2


hát

ru

Làm

môn trường quyền nữ tại

giải vô địch về võ thuật
cách Nuôi bộ đội

những em bé mạng
lớn trên lưng

mẹ
Tiếng Việt Công việc đầu
5 tập 2

tiên

Làm
mạng

cách Rải truyền đơn, ham hoạt
động

Ngoài các công việc phổ biến như giáo viên, làm nông, nội trợ;
SGK cũng dành một số bài miêu tả người phụ nữ với hình ảnh đẹp trong
các công việc, vị trí vốn dành cho nam giới. Tiêu biểu là bài “Hai Bà

Trưng” miêu tả lại hai lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm làm
nức lòng nhân dân một thời. Đây là biểu tượng đẹp về lòng yêu nước và
chí khí anh hùng của phụ nữ Việt Nam mà nhân dân các nước khác cũng
khâm phục. Trong một số bài khác, ta gặp thêm chân dung các nữ anh
hùng cách mạng đóng góp lớn cho các hai kháng chiến chống Pháp – Mĩ
của dân tộc. Hình ảnh phụ nữ cũng rất đẹp trong việc giành các vị trí cao
trường thế giới, ví dụ hình ảnh Thúy Hiền với huy chương vàng võ thuật.
Nhìn lại, ta thấy, những người phụ nữ được nhắc tới với vị trí cao này đều


là con người Việt Nam và chủ yếu là đóng góp trong thời kì chiến tranh,
khi cả nước đứng lên đánh giặc. Rõ ràng, phái nữ đất nước ta không phải
“chân yếu tay mềm” mà chứa đựng những tiềm lực mạnh, chẳng qua
chúng ta có biết cách phát huy hay không thôi.
Tóm lại, nhìn bao quát về tính chất nghề nghiệp của giới nữ, ta thấy
trong vai trò xã hội, người phụ nữ thường hướng nội (quanh quẩn trong
nhà) còn nam giới lại được hướng ngoại (đi làm xa nhà). Đa số người phụ
nữ đảm nhận những công việc đơn giản của xã hội, ít đòi hỏi chuyên
môn. Những ngành nghề mà người phụ nữ đảm nhận được nhắc đến
trong 10 tập sách là những ngành nghề như: giáo viên, nông dân, nội trợ.
Như vậy trong số ít những ngành nghề mà người phụ nữ được đảm nhận
thì chỉ có giáo viên là trí thức. Những nghề đòi hỏi chất xám như bác học,
kĩ sư, bác sĩ không có phụ nữ. Những vị trí cao trong xã hội như quan lại,
lãnh tụ cũng ít thấy phụ nữ.
b. Vai xã hội của nam giới
- Theo thống kê, số lượng nghề nghiệp của nam giới nhiều hơn (10/17
ngành nghề). Hơn nữa, bằng nghề nghiệp ấy, họ chiếm được vị trí xã hội
cao và thường được tôn trọng. Becky Lee nhận xét rằng "Những người
đàn ông được tôn trọng vì họ quyết đoán, thẳng thắn và ngang tàn, bền
bỉ". Về số lượng công việc mà nam giới tham gia, chúng tôi nghĩ người

biên soạn cũng hơi thiên kiến trong việc để nhiều bài tập đọc nhắc tới
nam giới trong công việc xã hội mà không phải nữ giới. Điều này có vẻ
phù hợp thực trạng xã hội khi nam tham gia nhiều công việc hơn nữ.
- Tính chất ngành nghề
+ Quan chức, lãnh tụ
Bảng khảo sát về công việc làm quan chức của nam giới
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC

CÔNG VIỆC CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN


SÁCH

CỦA

NAM CÔNG VIỆC LÀM QUAN

GIỚI

Tiếng Việt Tặng cháu

CHỨC CỦA NAM GIỚI

Chủ tịch Tặng sách vở cho thiếu

1 tập 2
Tiếng Việt 1. Thu Trung thu


nước
nhi
1. Chủ tịch 1. Làm thơ tặng thiếu nhi

2 tập 2

nước
2. Ai ngoan sẽ 2. Chủ tịch 2. Thưởng kẹo cho học
được thưởng

nước

sinh ngoan

3. Cháu nhớ Bác 3. Chủ tịch 3. Chân dung đẹp
Hồ

nước

4. Chiếc rễ đa tròn

4. Chủ tịch 4. Dọn rễ cây cho người
nước

sau không bị vấp ngã

5. Bảo về như thế 5. Chủ tịch 5.
là tốt


nước

Ôn tồn khen ngợi

người chiến sĩ làm tròn
trách nhiệm

6. Bóp nát quả 6.

Vua, 6. Tinh thần yêu nước

cam
quan
Tiếng Việt 1. Cậu bé thông 1. Vua
3 tập 1

cao
1. Tìm người tài

minh
2. Đất quý, đất yêu 2. Vua

2. Tiếp đón khách quý

3. Luôn nghĩ tới 3. Chủ tịch 3. Gặp gỡ thanh niên
miền Nam
nước
miền Nam
Tiếng Việt Lời kêu gọi toàn
Chủ tịch Kêu gọi toàn dân tập thể

3 tập 2
dân tập thể dục
nước
Tiếng Việt 1. Một người chính 1. Quan lại

dục
1. Phò tá thái cử, đề cử

4 tập 1

trực

người tài công tâm

2. Những hạt thóc 2. Nhà vua

2. Tìm người kế vị bằng

giống

cách độc đáo

3. Điều ước của 3. Vua

3. Sống sung sướng

vua Mi-đát
Tiếng Việt 1. Vương

quốc 1.


Vua, 1. Tìm cách để vương


4 tập 2

vắng nụ cười

quan lại

quốc có nụ cười

2. Ăn “mầm đá”

2. - Vua

8. – Ăn nhiều đồ ngon

- Trạng
- Nhiều mưu mẹo
Tiếng Việt 1. Thư gửi các học 1. Chủ tịch 1. Viết thư gửi học sinh
5 tập 1

sinh

nước

2. Sự sụp đổ của 2.
chế độ a-pác-thai


nhân ngày khai trường
Tổng 2. Chống lại chế độ a-

thống

pác-thai

3. Tác phẩm của 3. Sĩ quan

3. Hống hách, đi theo

Sin-lơ và tên phát

Hít-le

xít
Tiếng Việt 1. Thái sư Trần 1. Quan

1. Có công lớn lập ra nhà

5 tập 2

Trần song không lộng

Thủ Độ

hành
2. Trí dũng song 2.

Quan 2. Đi sứ Trung Quốc


toàn

chức

3. Phân xử tài tình

3. Quan

3. Xử án tài bằng mẹo

Đa số, nam giới đảm nhận những vị trí cao trong xã hội như quan lại,
lãnh tụ. Đây là các vị trí đòi hỏi người nắm phải vừa có đức vừa có tài.
Thời kì trước, những vị trí này thường là độc tôn của nam giới. Bây giờ,
tuy có số ít nữ giới tham gia song nam giới vẫn là người nắm giữ chủ yếu.
Hình ảnh những vị quan, lãnh tụ trong các bài tập đọc đều được miêu tả
với những phẩm chất đáng ngưỡng mộ, nhất là Hồ Chủ tịch – người hiện
lên vừa cao cả vừa gần gũi. Chỉ duy nhất có tên sĩ quan Đức trong “Tác
phẩm của Sin-lơ và tên phát xít” là có tính chất công việc xấu mà thôi.
Chỉ qua số lượng và tính chất công việc vượt trội này của nam giới, ta
cũng có thể thấy được vị trí cao của nam giới trong xã hội.
+ Bác sỹ
Bảng khảo sát về nghề bác sĩ của nam giới
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)


LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC


CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN NGHỀ BÁC SĨ

SÁCH

CỦA NAM GIỚI

Tiếng Việt Bác sĩ Y-éc-xanh

Tìm ra vi trùng dịch hạch

3 tập 2
Tiếng Việt Khuất

phục

tên Nhân hậu, vì người bệnh

4 tập 2
cướp biển
Tiếng Việt Thầy thuốc như Chữa bệnh hết lòng và vô cùng công
5 tập 2

mẹ hiền

tâm

Nghề y là nghề đòi hỏi người làm phải có học hành và kinh nghiệm.
Ngay từ trong trường, sinh viên trường y đã vừa học lý thuyết vừa thực
tập; lịch học kín và dài nhất so với các trường đại học khác. Khi ra làm
việc, bác sỹ phải miệt mài với bệnh tật, chỉnh sửa, khôi phục những trục

trặc của cơ thể với mục tiêu tối thượng là cải thiện sức khoẻ người bệnh.
Bác sỹ hường phải trăn trở lựa chọn, cân phân lợi ích bản thân và lợi ích
người bệnh. Với công việc đó, nam giới vừa nhận những vất vả vừa mang
những vinh quang về mình. Đây là một trong hai nghề được xã hội coi
trọng nhất: thầy giáo và thầy thuốc. Trong các bài tập đọc, hình ảnh thầy
thuốc, bác sĩ cũng xuất hiện với sự cống hiến, hết lòng vì người bệnh.
+ Kĩ sư
Bảng khảo sát về nghề kĩ sư của nam giới
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI TẬP ĐỌC

SÁCH

CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN NGHỀ KĨ SƯ
CỦA NAM GIỚI

Tiếng Việt Anh hùng lao động Đa tài: kĩ sư cầu cống, điện, vũ khí,
4 tập 2

Trần Đại Nghĩa

đóng góp lớn cho cuộc kháng chiến

của dân tộc
Tiếng Việt Một chuyên gia Quần áo xanh công nhân, giản dị, thân
5 tập 1

máy xúc


mật


Kỹ sư là người có khả năng tư vấn xây dựng, thiết kế và thi. Kỹ sư là
người phải tốt nghiệp chuyên ngành kĩ thuật tại các trường đại học. Kỹ sư
thuộc ngành kỹ thuật, chương trình học khá khô khan, nhiều tính toán.
Công việc đòi hỏi người kỹ sư phải đi công tác xa nhà thường xuyên. Với
những đặc điểm đó, ngành này rất ít nữ giới. Trong SGK Tiếng Việt tiểu
học, những người kĩ sư được nói tới với tài năng và đóng góp lớn cho dân
tộc. Đây chính là sự đề cao phái nam so với phái nữ.
Tóm lại, nhìn chi tiết về tính chất nghề nghiệp của nam giới, ta thấy
ngành nghề mà người nam giới đảm nhận được nhắc đến trong 10 tập
sách là những ngành nghề như: quan chức, lãnh tụ, giáo viên, bác sĩ…Đa
số, nam giới đảm nhận những công việc đòi hỏi chuyên môn, chất xám,
những vị trí cao trong xã hội như quan lại, lãnh tụ. Khi miêu tả cách nam
giới làm công việc đó, người biên soạn dành những câu từ, hình ảnh
mang tính ca ngợi, thần tượng. Rõ ràng, nam giới được miêu tả như hình
mẫu con người lí tưởng được mọi người biết ơn, trân trọng. Song xét ở
khía cạnh khác, điều này đòi hỏi nam giới phải luôn luôn cố gắng, hoàn
thành trách nhiệm, làm những điều lớn lao. Nếu không làm được, nam
giới thường bị xã hội coi thường. Công việc làm nông cũng được nhắc tới
nhiều vì đất nước ta là đất nước nông nghiệp, cần sức lao động từ nam
giới. Phái nam thường đảm nhận công việc nặng trong làm nông như cày
bừa, phun thuốc,… Công việc nội trợ và bán hàng không được nhắc tới
trong SGK bởi nó như sự mặc định dành cho phụ nữ.
2.2.4 Đánh giá định kiến giới được thể hiện ở vai xã hội
- Định lượng : Về số lượng công việc mà nữ giới tham gia, chúng tôi
nghĩ người biên soạn có định kiến trong việc để nhiều bài tập đọc nhắc
tới nam giới trong công việc xã hội mà không phải nữ giới. Nhiều bài, nữ

giới được nhắc tới trong vai trò gia đình, còn vai trò xã hội thì không rõ
ràng. Điều này có vẻ phù hợp thực trạng xã hội khi nam tham gia nhiều


công việc hơn nữ. Song trong tương lai, với sự bình đẳng và nội lực của
người phụ nữ, việc họ nắm giữ nhiều công việc và vị trí quan trọng là tất
yếu. Chúng ta nên giảm bài viết về nam giới, tăng bài viết về nữ giới
trong các công việc quan trọng của xã hội. Điều này sẽ tạo nên vị thế của
người phụ nữ trong xã hội cao hơn.
- Định tính: Ta thấy, người biên soạn SGK có định kiến với giới nữ.
Đa số người phụ nữ đảm nhận những công việc đơn giản của xã hội, ít
đòi hỏi chuyên môn. Những ngành nghề mà người phụ nữ đảm nhận
được nhắc đến trong 10 tập sách với 487 bài tập đọc là những ngành nghề
như: giáo viên, nông dân, nội trợ. Như vậy trong số ít những ngành nghề
mà người phụ nữ được đảm nhận thì chỉ có giáo viên là trí thức. Những
nghề đòi hỏi chất xám như bác học, kĩ sư, bác sĩ không có phụ nữ. Những
vị trí cao trong xã hội như quan lại, lãnh tụ cũng ít thấy phụ nữ. Có nhiều
công việc được cho là phù hợp với phái nam trong lĩnh vực công nghệ
cao, khoa học, kinh doanh và marketing…thì phụ nữ khó có thể tham gia.
Hơn nữa, phụ nữ bị hạn chế trong học hành. Trong thời phong kiến, phụ
nữ không được đi học. Tới thời dân chủ, phụ nữ được đi học và có được
tham gia nhiều công việc xã hội hơn nhưng vẫn là hạn chế so với nam
giới.
2.3 Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở vai gia đình của
mỗi giới
2.3.1 Nhìn chung về vai gia đình
a. Đĩnh nghĩa về vai gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,[quan
hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Vai gia đình là vai trò, trách

nhiệm của cá nhân trong cộng đồng gia đình ấy. Các thành viên trong gia
đình (tùy từng người) nói chung phải hoàn thành các vai trò sau:


1. Tái tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào
tạo:
Chức năng sinh sản - tái sản xuất ra con người về mặt sinh



và hoặc về mặt xã hội;
Chức năng giáo dục của gia đình.



2. Nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình:


Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình;



Chức năng thoả mãn những nhu cầu tâm - sinh lý tình cảm.

Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia
đình như:


Chức năng kinh tế;




Chức năng giao tiếp tinh thần;



Chức năng tổ chức thời gian rỗi;



Chức năng thu nhận các phương tiện;



Chức năng giáo dục bảo trợ;



Chức năng đại diện;



Chức năng tình dục;



Chức năng nghỉ ngơi, giải trí
b. Vai gia đình của mỗi giới từ trước đến nay
b1.


Vai trò trong gia đình của phụ nữ từ trước tới nay

Người phụ nữ trong gia đình đóng vai trò là người mẹ, người bà ,
người chị. Đó là một thiên chức nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối
với phụ nữ trong việc kết hợp giữa công việc xã hội và gia đình. Trong xã
hội hiện đại, khi nhịp sống ngày càng sôi động và có nhiều thay đổi, thì vị
trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình lại càng quan trọng hơn. Họ
không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao vị thế, vai trò của mình để trở


thành những người vợ, người mẹ mẫu mực, là nền tảng của hạnh phúc gia
đình.
b2. Nhìn chung về vai trò gia đình của nam giới
Nam giới được đánh giá là trụ cột gia đình, là người đảm bảo kinh tế
cho vợ con. Ngoài ra, nam giới còn phải đảm bảo vai trò làm chồng và
làm cha của nam giới trong gia đình.
Bổn phận và trách nhiệm của người chồng đối với vợ:
- Chia sẻ gánh vác công việc gia đình
- Sống độ lượng yêu thương, tha thứ những lỗi lầm của nhau.
- Biết sống hiếu thảo, kính trọng bố mẹ vợ như bố mẹ của mình
Bổn phận và trách nhiệm của người cha đối với con cái
- Người cha hãy nêu gương sáng đạo đức cho con học đòi, vì thần
tượng của người con là đúc lại khuôn mặt của cha.
- Dạy dỗ và sửa sai cho con cái để con ngày một tiến bộ trong đời
sống hơn.
Giới nam ở đây còn là người ông, người anh, người chú,…Nếu là
người ông, vai trò lớn là quan tâm, khuyên bảo con cái, cháu chắt. Người
anh là quan tâm, bảo vệ em. Người chú là quan tâm, đùm bọc cháu.
2.3.2 Khảo sát về vai gia đình của mỗi giới
Bảng khảo sát công việc gia đình của phụ nữ so với nam giới

(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
Công việc
Việc gia đình nói
chung
Nấu nướng, dọn dẹp

Nữ giới / Tổng số bài
31/41

Nam giới / Tổng số bài
10/41

13/41

1/41


Chăm sóc con, người

20/41

7/41

thân
Công việc khác

6/41

2/41


2.3.3 Nhận xét
a. Vai gia đình của nữ giới
- Tham gia công việc đình nhiều
Về số lượng công việc trong gia đình của nữ giới, ta thấy nữ giới là
người chủ yếu làm. Đã nhắc tới nữ giới là nhắc tới công việc gia đình.
Bởi vì nữ giới được mặc định là con người của gia đình. Lịch sử cổ, trung
và cận đại luôn coi người phụ nữ là nguồn hạnh phúc, là chủ thể quan
trọng trong việc chăm sóc chồng con, đỡ đần cho cha mẹ khi già yếu, là
chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Đã từng có
người cho rằng: “Nếu một người đàn ông hư hỏng thì chỉ hư hỏng một
người, nhưng một người phụ nữ hư hỏng thì hư hỏng cả nhà”. Từ xưa đến
nay, với vai trò người yêu, người vợ, người mẹ - người phụ nữ luôn được
yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp xã hội. Lịch sử
đã từng chứng minh rằng, vai trò của người phụ nữ, không phải bây giờ
chúng ta mới đề cập đến, mà trước đây vai trò của người phụ nữ đã từng
được xác định trong xã hội.
- Công việc gia đình mà người phụ nữ tham gia
+ Tổ chức cuộc sống gia đình
Bảng khảo sát về công việc của phụ nữ trong gia đình
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI

SÁCH

Tiếng
Việt

CÔNG VIỆC CỦA CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN

PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC CỦA PHỤ NỮ

1. Bài 99

GIA ĐÌNH

TRONG GIA ĐÌNH

1. Làm việc nhà

1. Khuya vẫn thức

1 2. Bàn tay 2. Đi chợ, nấu 2. Làm biết bao việc, bàn


tập 2

mẹ

cơm, tắm cho tay gầy đáng yêu
con, giặt giũ

3.

Bống
1.
Chõ 1. Nấu ăn

Tiếng
Việt


Cái 3. Đi chợ

3 bánh khúc

tập 1

3. Đi chợ đường trơn
1. Cắp rổ lớn, hái rau khúc,
mang chõ bánh lên

của dì tôi
2.

Nhớ 2. Thu lượm rau 2. Hái măng một mình

Việt Bắc

cỏ

3. Khi mẹ 3. Nấu ăn, dọn 3. Luộc khoai, giã gạo, thổi
vắng nhà
cho

dẹp nhà cửa

cơm, nhổ cỏ, quét sân




ngủ
4. Bài tập 4. Giặt giũ, dọn 4. Mẹ thường làm hết mọi
làm văn
1.


Tiếng
Việt

3

a

tập 2

Việt
tập 1

ăn

bánh khoai

2. Khâu vá, nấu 2. Khâu vá, nấu thổi
2. Mưa

Tiếng

dẹp,..
việc
1. May vá, nấu 1. Bà xỏ kim khâu, mẹ làm


Nàng tiên
4 Ốc

ăn
Nấu nướng, dọn Nhà sạch sẽ, cơm nước tinh
dẹp

tươm, lợn đã được ăn, vườn
sạch cỏ

Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình. Tuy
ngày nay tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc xã hội ngày càng nhiều và
thành công không kém nam giới, nhưng nhìn chung công việc nội trợ
vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Từ đi chợ, nấu
ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm... cũng một tay
người phụ nữ lo liệu. Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều


thời gian nhưng không thể không có. Người phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức
gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình. Tuy
nhiên, công việc gia đình ấy khá đơn giản: nấu cơm, dọn dẹp, khâu vá,
…chứ không có công việc nặng nhọc như sửa chửa, xây dựng nhà cửa,
…Người phụ nữ cũng thường được miêu tả trong sự khéo tay, tỉ mỉ,
chăm chỉ. Họ trở thành linh hồn của căn nhà, thiếu họ căn nhà trống
vắng. Những món ăn họ nấu, đồ họ làm trở thành đồ và kỉ niệm không
quên được trong lòng người thân.
+ Chăm sóc con
Bảng khảo sát về công việc chăm sóc con
của phụ nữ trong gia đình

(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI

SÁCH

PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC CỦA PHỤ NỮ

Tiếng
Việt

1. Bài 37
1 2. Bài 81

tập 1
Tiếng
Việt

CÔNG VIỆC CỦA CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN
GIA ĐÌNH

TRONG GIA ĐÌNH

1. Chăm sóc con

1. Ru con

2.Quan tâm cháu 2. Dành cam cho cháu


1. Vì bây 1. An ủi con
1 giờ

tập 2

2. Mẹ về bé đòi mẹ an ủi

mẹ

mới về
2. Chuyện 2. Lắng nghe–trò 2. Bé kể cho mẹ nghe mọi
ở lớp
chuyện với con
1. Bà cháu 1. Nuôi cháu

Tiếng
Việt
tập 1

Tiếng

2

chuyện
1. Bà cháu rau cháu nuôi
nhau

2. Sự tích 2. Nuôi con

2. Khóc nhớ con, âu yếm,


cây vú sữa

dành trái ngon cho con

3. Mẹ
3. Ru con
3. Quạt cho con ngủ
1. Chiếc 1. Chăm sóc con 1. Mua áo mới cho con, an


Việt

3 áo len

tập 1

2.

cái

ủi con

Người 2. Chăm sóc con 2. Đuổi theo Thần Chết để

mẹ

ốm

tìm con, quyết liệt giành lại

con

3. Nhớ lại 3. Đưa con đi 3. Đưa con đi học, động
buổi
Tiếng

đầu học, động viên viên con

đi học
con
1. Chuyện 1. Chăm sóc con

Việt

4 cổ tích về

tập 2

loài người
2.

Khúc 2. Chăm sóc con

hát

ru

1. Tình yêu và lời ru, bế
bồng, chăm sóc
2. Địu con, thương con, mồ

hôi rơi, mỏi

những em
bé lớn trên
lưng mẹ
Người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong
gia đình. Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, phần
lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ
cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẳm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ,
cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau... SGK nói tới vai trò của
mẹ dưới đủ các hoạt động: nuôi con, chăm sóc con khi ốm, vui đùa với
con, dỗ dành, khuyên bảo, đưa đi học,…Các bà mẹ được miêu tả đều
vui sướng, hài lòng với việc gần con, chưa thấy có trường hợp miêu tả
mẹ nóng giận. Nếu con có biểu hiện nhõng nhẽo, thái độ của mẹ chỉ là
buồn, chứ không thấy có phản ứng nóng nảy. Việc nhận thức thông qua
quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc
biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa
con theo kiểu "mưa dầm, thấm lâu". Ngoài ra, những đứa trẻ hường là


thích bắt chước người khác thông qua những hành động của những
người gần gũi nhất, chủ yếu là người mẹ.
+ Công việc khác :
Ngoài ra, người phụ nữ cũng được nhắc tới với vai trò trong việc điều
hòa các mối quan hệ gia đình. Để điều hòa được các mối quan hệ gia
đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu
khó và sự tinh tế ở người phụ nữ. Tuy nhiên, nó chỉ có một bài. Đó là bài
“Thuần phục sư tử” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Người phụ nữ trong
đó học hỏi, tìm cách để làm giảm tính nóng nảy của chồng. Còn việc nói
về người phụ nữ với việc góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc

sống thì SGK tiểu học không nói đến. Nữ giới ít được miêu tả trong quan
hệ với chồng, chủ yếu là với con mà thôi.
b. Vai gia đình của nam giới
- Về số lượng công việc trong gia đình của nam giới, ta thấy nam giới
là người được nhắc đến ít hơn. So với số lượng công việc xã hội đồ sộ
của nam giới, công việc gia đình chỉ chiếm ¼. So với số lượng công việc
gia đình của nữ giới, số lượng công việc của nam giới khá ít, nhất là nấu
nướng, dọn dẹp. Có cũng chỉ là dạy dỗ con.
- Công việc gia đình tham gia
Bảng khảo sát về công việc của nam giới trong gia đình
(trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt tiểu học)
LOẠI

TÊN BÀI

SÁCH

CÔNG

VIỆC CÁC TỪ NGỮ NÓI ĐẾN

CỦA NAM GIỚI CÔNG VIỆC CỦA NAM
TRONG

GIA GIỚI TRONG GIA ĐÌNH

ĐÌNH

Tiếng
Việt

tập 2

1. Quà của bố 1. Quan tâm tới 1. Gửi quà, viết thư cho
1

con
2. Làm anh

con

2. Quan tâm, 2. Dỗ dành em, chia em


bảo vệ em
phần hơn.
1. Người thầy 1. Nêu gương 1. Chào, xin lỗi thầy giáo

Tiếng
Việt

2 cũ

tập 1

tốt cho con

của con

2. Quà của bố 2. Quan tâm tới 2. Có quà cho con
3.


Câu con

chuyện

bó 3. Dạy bảo con

đũa

3. Đưa ra chuyện bó đũa
để bảo con đoàn kết

4. Tiếng võng 4. Chăm sóc 4. Đưa võng cho em ngủ

Tiếng
Việt

kêu

em

5. Anh em

5. Quan tâm tới 5. Nhường lúa của mình

1.



anh, em

cho anh (em)
nhìn 1. Vui chơi với 1. Tắm bển với con

2 biển

con

tập 2

2. Quyển sổ 2. Dạy bảo con

Tiếng

liên lạc
1. Chiếc áo 1.

Việt

3 len

tập 1

2. Là tấm gương để dạy

con viết chữ đẹp
Nhường 1. Nhường em mua áo len

nhịn em

mới


2. Mẹ vắng 2. Chăm lo gia 2. Đi chợ, nấu ăn
nhà ngày bão

đình

3. Ông ngoại

3. Chăm sóc 3. Chuẩn bị cho cháu vật
cháu

chất – tinh thần khi chuẩn
bị đi học

Tiếng
Việt

tập 1

4. Dạy con siêng năng,

người cha
Sự tích chú Chăm sóc vợ

biết trân trọng lao động
Cứu vợ thoát chết

3 Cuội

tập 2

Tiếng
Việt

4. Hũ bạc của 4. Dạy con

cung

trăng
1. Chị em tôi
4

1. Giáo dục 1. Khuyên con chăm học
con

2. Rất nhiều 2. Yêu thương 2. Tìm cách chữa bệnh


mặt trăng
Tiếng
Việt
tập 2
Tiếng
Việt
tập 1
Tiếng
Việt

Chuyện cổ

con


cho con gái

Dạy con

Dạy con biết nghĩ, biết

4 tích về loài

ngoan

người
Thầy cúng đi Chăm sóc bố

Đưa bố đi bệnh viện

5 bệnh viện
1. Lập làng 1.
5 giữ biển

tập 2

Ra

sách

quyết 1. Đưa cả nhà tới làng
quan ngoài đảo mới

trọng

2.

Những 2. Dạy bảo con

cánh buồm

2. Trả lời thắc mắc của
con

Về tính chất công việc trong gia đình của nam giới, ta thấy công việc
của nam tập trung vào việc giáo dục con cái. Như vậy, nam giới được
mặc định trong việc giáo dục con, còn những việc nội trợ khác trong gia
đình thì không rõ trách nhiệm, chỉ có một bài là tham gia nội trợ, đó là bài
“Mẹ vắng nhà ngày bão”. Trong bài đó, người bố có đi chợ, nấu ăn nhưng
đó là vì bất đắc dĩ mà thôi.
2.3.4 Đánh giá định kiến giới thể hiện ở vai gia đình
- Định lượng : Về mặt định lượng, ta thấy nữ giới được nói tới nhiều
hơn với trách nhiệm gia đình. Nữ giới làm nhiều việc nhà hơn nam giới là
sự tất yếu. Bởi thiên chức của phụ nữ là phải đảm đương công việc gia
đình. Tuy vậy, trong thời đại hiện nay, khi xã hội có nhiều thay đổi thì
đây cũng là định kiến giới làm cho người phụ nữ phải gánh vác hết các
trách nhiệm trong gia đình.
- Định tính: Ta thấy nữ giới được miêu tả trong niềm vui khi được
chăm sóc gia đình. Thậm chí, khi gia đình có trục trặc, nữ giới vẫn luôn
cố gắng để thay đổi hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ những phẩm chất tuyệt


vời của nữ giới trong gia đình. Đặc biệt, người soạn đi sâu vào tình cảm
mẫu tử và tạo được những trang sách đầy xúc động về tình cảm này. Từ
đó, ta càng thấy vai trò lớn lao của người mẹ với con cái nói riêng và với

xã hội nói chung. Chỉ có một vấn đề, đó là nữ giới được mặc định là
chăm sóc con cái về mặt sinh lí, tâm lí. Còn bố thì dạy dỗ con. Ví dụ
trong “Chuyện cổ tích về loài người”, ta thấy mẹ sinh ra để chăm sóc trẻ,
bố sinh ra để dạy trẻ. Tuy nhiên thực tế thì chưa hẳn vậy. Cả hai đều phải
có trách nhiệm tương đương nhau trong vấn đề này. Vậy nên, ta có thể
bớt đi một số bài miêu tả mẹ với vai trò nuôi nấng con cái và thay đó là
vai trò dạy dỗ, như vậy hình ảnh người mẹ sẽ đầy đủ hơn.
Tóm lại, người biên soạn nên đưa thêm vai gia đình vào cho nam.
Hiện nay có xu hướng nam giới tham gia nội trợ. Vậy mà trong SGK luôn
có định kiến về việc tham gia nội trợ của nam giới. Đây cũng là sự thiệt
thòi cho nam giới khi họ luôn bị đóng khung vào những công việc hướng
ngoại.
2.4 Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở tước vị của mỗi
giới
2.4.1 Nhìn chung về tước vị
a. Thế nào là tước vị
Tước vị là chức tước và địa vị. Tước là một danh hiệu được vua ban
như: Nữ vương/Vương hậu, Vương công/Thân vương, ,… Những tước vị
đặc biệt này thường chỉ được ban cho các quí tộc cao cấp hoặc những
người có công lao đặc biệt to lớ đối với vua,với nước. Ngày nay, chúng ta
thay đổi cách gọi tước bằng chức (chức vụ, chức danh, chức phận). Chức
phận về danh tính của một người được xã hội công nhận. Ví dụ như giáo
sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...Chức vụ là sự đảm nhiệm
một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng
thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc,


×