Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Văn miêu tả: Cà Mau xanh, tự hào quê hương tôi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.56 KB, 4 trang )

Cà Mau xanh tự hào quê hương tôi!
Du lịch đến vùng sông nước Cà Mau, chúng ta sẽ như đắm chìm trong màu xanh ngút ngát
của trời, của nước, của cây... Thuở nhỏ, khi đọc Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, tôi cứ
cố mường tượng về một vùng đất nơi mà “sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như
mạng nhện” và “trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một
sắc xanh cây lá...”. Thú thật, Cà Mau qua ngòi bút của nhà văn đã làm tôi mê đắm, chỉ mong
một lần được hòa mình vào cái màu xanh “ngút tầm mắt” ấy...

(Trời xanh, nước xanh, chung quanh chỉ toàn một sắc xanh cây lá)
Vậy mà cũng phải nhiều năm sau tôi mới có dịp đến Cà Mau; được ngồi trên chiếc thuyền
máy, theo dòng sông Bảy Háp xuôi từ Năm Căn ra Đất Mũi, điểm cực nam của Tổ quốc. Và
suốt chặng đường gần ba giờ “bơi” trong không gian xanh ấy, thật lạ là cảm xúc của tôi rất
giống với lần đầu tiên được đi thuyền trên vịnh Hạ Long. Mặc dù màu xanh của biển trời Hạ
Long không hẳn giống với màu xanh của sông nước Cà Mau.

Nếu đi thuyền trên vịnh Hạ Long, bạn có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích,
huyền ảo và đầy bất ngờ, với những hang động, đảo đá muôn hình vạn trạng; còn đi trên
sông nước Cà Mau, bạn lại thấy như mình đang “bơi” trong một “chiếc lồng bàn” khổng lồ
và chân trời ở ngay phía trước, rất gần, chỉ trong chốc lát nữa là có thể chạm tới. Trên “chiếc
lồng bàn” khổng lồ ấy, những đám mây đủ màu sắc, hình dáng... giống như những họa tiết
được vẽ lên một cách ngộ nghĩnh...

(Những kênh rạch dài hun hút)
Và nữa, nếu sắc màu của non nước Hạ Long biến đổi theo ánh sáng, trong từng khoảnh
khắc, thì sắc màu của mây trời Cà Mau cũng vậy; mỗi chốc, mỗi chốc, những “bức họa tiết”
trên “chiếc lồng bàn” khổng lồ lại được vẽ lại, mới lạ, kỳ thú...

Ngược với màu xanh của mây, màu xanh của những rừng đước, rừng mắm... lại mang một
vẻ khác, chỗ thì xanh thẫm, chỗ lại óng ả...Tất cả trải rộng đến ngút tầm mắt. Thật tiếc là do
thời gian có hạn, nếu không, được len lỏi theo những kênh, rạch chằng chịt chẳng khác gì
những con đường tiểu mạch ở các làng quê, thì chắc sẽ còn thú vị hơn nữa...



(Rừng cây xanh mát)
"Cà Mau là vùng đất chứa đựng biết bao huyền thoại của một thời khai hoang, mở cõi. Tiềm
năng tự nhiên, lịch sử và nhân văn ấy đang từng bước được đầu tư, khai thác để du lịch Cà
Mau phát triển... ”- trên đường ra Đất Mũi, tôi lại nhớ câu nói của một bạn đồng nghiệp ở
báo Cà Mau hôm trước. Nhận xét ấy quả không sai.


Với lợi thế tự nhiên cộng với bề dày lịch sử hơn 300 năm mở đất và những cuộc đấu tranh
cách mạng đã tạo cho Cà Mau một hệ thống di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Hòn Khoai,
Hồng Anh thư quán, đình Tân Hưng, bến Vàm Lũng, đường Hồ Chí Minh trên biển, các kiến
trúc nghệ thuật của hơn 100 đình, chùa, nhà thờ, thánh thất của người Việt, người Hoa và
Khơme... Tất cả đều rất hấp dẫn du khách khi đến thăm vùng đất này.

(Sông nước Cà Mau là điểm thu hút du lịch)
Nhưng với riêng tôi, không hiểu sao cái màu xanh của sông nước Cà Mau vẫn cứ ám ảnh mãi
sau chuyến đi, giống như hồi nào, khi lần đầu tiên được lang thang trên vịnh Hạ Long... Phải
chăng đó cũng là cảm xúc thường thấy của con người ta khi đứng trước cái đẹp của tạo
hóa? Bạn có nghĩ như tôi không, xin hãy thử xem!
Nếu ai đó đã từng sinh ra và lớn lên ở vùng đất tận cùng chót mũi Cà Mau mới cảm nhận đầy đủ
nhiều nét đẹp đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Điểm nổi bật trong nét đẹp văn hóa của người dân sống trong vùng nông thôn đất mũi Cà Mau là tinh thần

đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, cũng như chia sẻ khi có niềm vui. Điều này thể hiện rõ nhất trong
việc tang, việc cưới. Ở các miền quê, một gia đình tổ chức đám cưới thì xóm cùng lo, cùng chung hưởng.
Trong đám tang lễ cũng như vậy, trong làng, trong xóm có người từ trần thì tất cả cùng chia sẻ, giúp gia đình
gánh vác những chuyện nặng nhọc. Thật là một nếp sinh hoạt giàu tính nhân văn.
Thưởng thức đờn ca tài tửMột hình thức vui chơi phổ biến nhất ở vùng nông thôn Cà Mau là đàn ca tài tử. Để
cho những "món ăn tinh thần" luôn tồn tại, chính quyền địa phương đã thành lập tổ, nhóm đàn ca tài tử, tập

hợp những người có khả năng văn nghệ, không phân biệt tuổi tác, cứ mỗi lần xóm làng có sự kiện vui thì tổ
đàn ca tài tử có trách nhiệm phục vụ "cho đồng bào tôi nghe". Tỉnh Cà Mau có hơn 200 tổ, đội đàn ca tài tử
với hàng ngàn thành viên tham gia.
Cuộc sống của người dân miền biển có những nét riêng so với sinh hoạt của người nông dân. Có dịp về tận
Đất Mũi mới chứng kiến được những ngôi nhà sàn, lợp tôn hoặc lá nhưng bằng gỗ đước địa phương rất độc
đáo. Trong nhà không cần bàn ghế, giường ngủ, mọi sinh hoạt đều trên sàn nhà. Đặc điểm của người dân
miền biển là phóng túng, hiếu khách. Đa số người dân miền biển đều có tửu lượng rất mạnh, ngay cả người
phụ nữ bình thường họ cũng có thể uống rượu. Mỗi dịp có khách, họ thường dùng những thức ăn như tôm,
cua, mực để đãi khách. Ngồi trong ngôi nhà sàn lộng gió, uống rượu đế với đặc sản miền biển không có thú
nào bằng.
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhờ kinh tế phát triển nên cuộc sống của người dân miền biển
cũng có nhiều khởi sắc. Đối với người dân vùng biển "tàu là nhà, biển cả là kho báu".
Với nền kinh tế thị trường, đất nước hội nhập và mở rộng giao lưu, người dân Đất Mũi Cà Mau cũng như người
dân nhiều vùng khác cũng được hưởng thụ văn hóa văn minh tiến bộ, mở mang kiến thức, phóng khoáng
trong tầm nhìn. Văn hóa tiên tiến của nước ngoài dễ hòa nhập với văn hóa dân tộc, tạo thành nét đẹp chung.
Để cho văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa cộng đồng được bảo tồn, gìn giữ và không ngừng phát triển, tỉnh
Cà Mau có kế hoạch bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khuyến
khích các loại hình sinh hoạt văn hóa nông thôn phát triển có sự tham gia, gắn kết giữa chính quyền địa
phương với nhân dân; gắn các hoạt động văn hóa cộng đồng với thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn
mới, gia đình văn hóa mới, đồng thời mạnh tay trừ khử những loại văn hóa độc hại đang len lỏi vào nông
thôn.

Du Lịch


Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp
sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi
đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà
Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà
Mau... cùng nhiều món ăn khác.

Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình
Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa), Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai...Các di tích cấp tỉnh, Nhà
Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái
Nước.

Cà Mau: Khơi dậy tiềm năng kinh tế biển
04/10/2012 10:13
Theo quy hoạch đến năm 2020, Cà Mau sẽ trở thành tỉnh phát triển toàn diện về kinh tế biển với cơ cấu
ngành hiện đại, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của vùng ĐBSCL và cả nước.
Ưu tiên dự án phục vụ dân sinh
Cà Mau là tỉnh có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km. Những năm gần đây, tỉnh này đã tập trung
đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực cho kinh tế biển phát triển, như: cảng cá Sông
Đốc, Hòn Khoai; các khu neo đậu tàu thuyền trú, tránh bão ở Rạch Gốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm... và nhiều
hạng mục công trình dịch vụ hạ tầng nghề cá. Không những thế, dọc theo bờ biển cũng hình thành một số
cụm kinh tế, tạo thành thế liên hoàn hướng ra biển Tây.
tỉnh đã quan tâm, có bước đi và cách làm thích hợp để quy hoạch phát triển vùng kinh tế ven biển một cách
khá nhanh và đồng bộ. Cụ thể là ưu tiên giải quyết các dự án (DA) phục vụ dân sinh, từng bước sắp xếp, bố
trí ổn định cuộc sống cư dân vùng ven biển; đồng thời lấy vùng ven biển làm bệ phóng mở hướng ra biển khơi
để khai thác tiềm năng kinh tế biển gắn với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo
Các khu tái định cư được đầu tư xây dựng nhà bán kiên cố với hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế...
Các tổ hợp tác, làng nghề cũng ra đời, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi ở vùng biển tham gia.
Hướng mạnh ra biển
Hệ sinh thái biển và ven biển Cà Mau có giá trị quan trọng, giàu tiềm năng bảo tồn, như: vùng bãi bồi, các khu
rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau...Vì vậy, tiến ra biển và phát triển kinh tế biển là chiến lược được
đặt lên hàng đầu. Hiện nay, tỉnh quyết tâm xây dựng vùng biển và ven biển trở thành “vùng kinh tế mở” nhằm
tạo thế và lực để phát triển mạnh về kinh tế - xã hội. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, tỉnh phát triển khai thác
thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ, chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định
sản lượng đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản... Bên cạnh đó, tỉnh cũng quản lý việc đóng mới tàu thuyền,
cấp giấy phép khai thác; phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tổ chức các đội tàu, các dịch vụ cung ứng hậu
cần nghề cá... Ngoài ra, Cà Mau sẽ quản lý chặt chẽ số lượng các hàng đáy ở biển, ở cửa sông để từng bước

giảm số lượng; phấn đấu đến năm 2020 chấm dứt nghề đóng đáy ở biển để bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản.
Để làm được điều này, thời gian tới, Cà Mau cần giải quyết hàng loạt vấn đề: đối với nghề khai thác xa bờ,
tỉnh có giải pháp hỗ trợ về vốn, đầu tư đầy đủ các máy móc, trang thiết bị phục vụ khai thác; tích cực tuyên
truyền cho ngư dân về luật đánh bắt hải sản; phát triển nuôi, khoanh vùng khu bảo tồn các loài thủy hải sản
ven biển theo hướng ổn định và bền vững; xây dựng đô thị, hình thành một số trung tâm kinh tế ven biển
nhằm nâng cao đời sống của dân cư và ngư dân đánh bắt; tập trung đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng
cảng Năm Căn, cảng cá và bến ở đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, cảng cá Sông Đốc; hỗ trợ kinh phí xây dựng mô
hình chuyển đổi nghề nghiệp; tăng cường hỗ trợ tín dụng đối với những hộ khai thác xa bờ...
Cà Mau là vùng đất rộng, người thưa, được khai phá muộn nhất ở phương Nam. Đây là điểm dừng chân cuối
cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến.
Ở nhiều nơi trên vùng đất này vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ của thời khai hoang, mở cõi. Điều này
được phản ánh đa dạng trong đời sống văn hóa của cư dân Cà Mau. Dấu ấn thiên nhiên thể hiện rõ nét từ ăn,
mặc, ở, đi lại đến các lĩnh vực đời sống tinh thần. Đặc biệt, đối với văn hóa ẩm thực, các món nướng trong
bữa ăn của người Cà Mau thể hiện rất rõ nét đặc điểm này.


Lịch sử của vùng Đất Mũi Cà Mau không thể không kể đến vai trò của các dân tộc có mặt nơi đây. Dân tộc
Kinh, Hoa, Khmer hàng trăm năm nay đã cùng cộng cư và chung tay bồi đắp, xây dựng nên mảnh đất này. Với
các ngành nghề truyền thống như: hầm than, đan đát, dệt chiếu, nấu rượu... đã tạo nên nhiều thương hiệu nổi
tiếng như: chuối khô Kiểu Mẫu, đan đát Thới Bình, rượu đế Tân Lộc, chiếu Tân Thành, mật ong U Minh, than
đước Năm Căn, ba khía Rạch Gốc...

Tham quan Vườn Quốc gia U Minh Hạ, bạn sẽ được thưởng thức một thực đơn khá phong
phú. Nào là cá lóc nướng, rang muối, kho, lẩu mắm, lẩu chua; cá trê nướng; cá rô nướng,
chiên xù, kho tộ; thát lát chiên; lươn xào sả ớt, nướng, lẩu chua, lẩu mắm; rắn hầm sả, xào
sả ớt, gói lá mướp, cháo đậu xanh; chuột ướp sả chiên, nướng, xào lá cách; gà (thả lang)
hấp tỏi, xào sả ớt, cháo, hầm măng. Món nào cũng khiến bạn thỏa thuê “tâm hồn ăn uống”.
Chẳng hạn như lẩu mẻ cá lóc. Ấn tượng hơn hết là những khứa cá lóc đồng bự cỡ bắp tay
(mỗi con nặng trên 1kg) nằm trắng phau trong lẩu, gợi cảm giác thèm ăn cực kì. Dĩa bắp
chuối cây trắng nõn đang chờ bạn gắp nhúng vào lẩu vừa hợp gu vừa hấp dẫn. Nếu còn

chưa đã ăn, bạn có thể kêu thêm cá sặc thêm vào. Cá sặc bự cỡ 4 ngón tay, dẽ dặt, nhai
tới đâu tiết nước ngọt ra tới đó. Ngon ơi là ngon! Lươn xào sả ớt.
.Cà Mau đã thông suốt đến các khu du lịch (KDL): Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ, Hòn
Đá Bạc, Phân trường sinh thái 184 (H.Năm Căn); Phân trường sinh thái sông Trẹm (H.U Minh)… Bên cạnh
đó, một số dự án cơ sở hạ tầng KT-XH cũng được T.Ư và tỉnh chú trọng xây dựng. Các nhà đầu tư hiện đang
nâng cấp các KDL Hòn Đá Bạc, Sông Trẹm và Lâm trường 184. KDL Công viên văn hóa Mũi Cà Mau cũng đã
có kế hoạch cải tạo, nâng cấp để tăng tính đa dạng của các loại hình dịch vụ.
khai thác các tuyến du lịch trọng điểm: Cà Mau - Khai Long - Đất Mũi; Cà Mau - VQG U Minh Hạ - Hòn Đá
Bạc; Cà Mau - Sông Đốc… nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước



×