Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tích hợp môn lịch sử, địa lý vào môn GDCD lớp 9 bài 17 “nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.88 KB, 15 trang )

Tên hồ sơ: Tích hợp môn Lịch sử, Địa lý vào môn GDCD lớp 9 Bài 17 "Nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc"
BÀI DỰ THI
“ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
1. Tên hồ sơ:
Tích hợp môn Lịch sử, Địa lý vào môn GDCD lớp 9
Bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”
1.

Mục tiêu dạy học

a. Kiến thức.
* Môn Lịch sử:
- Lịch sử lớp 7. Bài 11: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (10751077)
+ HS hiểu được ý nghĩa bài thơ thần của Lý Thường Kiệt.
* Môn địa lý:
- Địa lý 8. Bài 23: “Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”
+ Học sinh biết được vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa
lý góp phần hình thành nên những đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội nước ta.
* Môn giáo dục công dân:
- Giáo dục công dân lớp 7. Bài 17 “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”
+ HS hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc, nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc.
+ Nêu được một số qui định trong Hiến pháp 1992 và Luật Nghĩa vụ quân sự
(sửa đổi bồ sung năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
b. Kĩ năng.


- Xác định vị trí địa lý, ranh giới nước ta trên bản đồ.
- Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổ


quốc ở trường học và nơi cư trú.
- Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình, bạn bè, người thân tham gia
thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có
được kiến thức mới.
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
c. Thái độ.
- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc.
- Phê phán những hành vi sai trái là tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia;
những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng bài học vào thực tế.
2.

Đối tượng dạy học của bài học

- Khối 9 của trường THCS Đông Hồ 2.
- Gồm 3 lớp.
+ Lớp 9/1 có 40 học sinh.
+ lớp 9/2 có 37 học sinh.
+ Lớp 9/3 có 35 học sinh.
- Cả khối có 112 học sinh trong đó có một số học sinh lưu ban. Đa số các em
vẫn ham chơi chưa có ý thức tự học và tìm hiểu địa lý, lịch sử nước nhà cũng
như ý thức trách nhiệm của một công dân đối với đất nước.
3.

Ý nghĩa của bài học

Tổ quốc là gì? hai tiếng “Tổ quốc” vang lên trong tim nghe to tác lớn lao lắm.

Thực ra Tổ quốc được hiểu rất đơn giản đó là đất mẹ, mảnh đất của cha. Tổ
quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng, thân thương


“Tổ quốc của tôi” cất lên đầy triều mến như: “mẹ của tôi” hay “cha của tôi” hay
“ quê cha đất tổ”, chính là quê hương của tôi….. Tổ quốc nằm trong tim mỗi
người.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí nhất của công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa và công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự
để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất mẹ yêu thương.
Để làm tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí đó, mỗi cá nhân cần phải biết rõ vị
trí, hình dạng lãnh thổ quốc gia. Hiểu rõ được đất nước ta có được như ngày
hôm nay là do ông, cha ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ, gìn giữ. Chúng
ta là thế hệ nối tiếp, tiếp bước truyền thống cha anh giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc,
phải hiểu rõ bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội mà còn là bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Thiết bị dạy học, học liệu.
- Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính.
- Học liệu:
+ SGK các môn học Lịch sử 7, địa lý 8, giáo dục công dân lớp 8,
+ Sách luật: Hiến pháp 1992, Luật nghĩa vụ quân sự 1994, Bộ luật Hình sự .
+ Video về một số hình ảnh liên quan..
4.

Hoạt động dạy và học.


I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc.
- Nêu được một số qui định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Nghĩa vụ
quân sự ( sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Trách nhiệm của bản thân
2. Kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ở
trường học và nơi cư trú )
- Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân
sự bảo vệ Tổ quốc .
3.Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc, trong các tình huống của cuộc sống.
- Kĩ năng thu thập, xử lý thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự
ở địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi, thái độ, việc làm vi phạm
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân về nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc của công dân.
III . CHUẨN BỊ:
*Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.



- Đóng vai.
- Động não.
*Phương tiện:
-Tư liệu liên quan
- Hiến pháp năm 1992
- Luật hình sự
- Luật nghĩa vụ quân sự
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định :(Điểm danh).
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu ví dụ về việc làm gián tiếp và trực tiếp, của bố mẹ em thực hiện quyền
tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân .
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu bài thơ : “ Sông núi nước Nam” của Lí Thường
Kiệt:
“ Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”


Bài thơ thần của Lý Thướng Kiệt được viết vào mùa xuân năm 1077 là lời khẳng
định về độc lập, chủ quyền của Việt Nam – Sông núi nước Nam là của người
Nam ta, nếu quân giặc xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời.
GV cho học sinh xem đoạn video: Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào
ngày 02 tháng 9 năm 1945.


Vào ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, một lần nữa khẳng định
nền độc lập, tự chủ của Việt Nam. Chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ

vào truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc của dân tộc. Để hiểu rõ hơn trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp
bảo vệ tổ quốc giành lấy độc lập tự do, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay:

HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề.
a)Mục tiêu:
Bước đẩu giúp học sinh hiểu trách hiệm bảo vệ tổ quốc là của mọi
công dân.
b)Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh phần đặt vấn đề
Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:

NỘI DUNG
- Tìm hiểu chung:


GV: Nội dung các bức ảnh trên là gì ?
HS: QS tranh nêu tên.
GV: Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh đó ?
HS: Giúp hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân
trong chiến tranh cũng như trong thời bình.
GV: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?
HS: Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng
cao quý của mọi công dân.
c)Kết luận:
Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao
quý của mọi công dân .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:

a)Mục tiêu:
Hs hiểu được vì sao phải bảo vệ Tổ quốc, nội dung bảo vệ tổ quốc và

* Bảo vệ Tổ quốc là
sự nghiệp của toàn
dân, là nghĩa vụ
thiêng liêng cao quý
của mọi công dân .
II.Nội

dung

bài


trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc bảo vệ tổ quốc.

học:

b)Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm các hs chung bàn

1.Bảo vệ tổ quốc

GV: Bảo vệ tổ quốc là gì?

là :

HS : Thảo luận trình bày (sgk)


Bảo vệ độc lập chủ

GV cho hs xem : Bản đồ hành chính Việt Nam

quyền thống nhất
toàn ven lãnh thổ,
bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa và
nhà nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa
Việt Nam .

GV: Nước Việt Nam có vị trí địa lý như thế nảo? hình dáng ra sao? diện
tích đất liền?


GV: Vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo và quần đảo?
HS: chỉ bản đồ trả lời
GV: Tóm tắt:
-Vị trí: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia,
phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông.
-Hình dáng: hình chữ S, kéo dài theo chiiều Bắc – Nam là 1650 km, nơi
hẹp nhất theo chiều Tây- Đông ( thuộc Quảng Bình) chưa đầy 50 km,
có đường bờ biển uốn cong hình chữ Sdài 3260 km, hợp với 4550 km
đường biên giới trên đất liền làn thành khung cơ bàn của lãnh thổ Việt
Nam.
-Diện tích đất liền: 329 247 km2
-Phần biển: có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hơn 3 ngàn hòn đảo lớn
nhỏ, trong đó hai quần đảo xa nhất đó là quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa.

GV: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ?
HS: Trả lời cá nhân như (sgk)

2.Vì sao phải bảo
vệ tổ quốc :
-

Non

sông

đất

GV: Cho học sinh xem hình ảnh giàn khoan HD 981 của Trung Quốc nước ta do ông cha
đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.

đã bao đời đổ mồ
hôi

xương

máu,

khai phá bồi đắp
mới có được .
- Hiện nay vẫn còn
nhiều thế lực thù
địch đang âm mưu
thôn tính tổ quốc ta



.

GV: Ngày 01/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đặt trái phép
trên vùng biển Việt Nam với ý đồ khai thác khoáng sản trong lòng biển
thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng thực chất chính là mưu đồ muốn
chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ta và chiến cả
khu vực biển Đông.
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, quyết tâm
bảo vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta đã và đang ra sức dùng thương
lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đó.
GV: Theo các em để bảo vệ tổ quốc một các vững chắc chúng ta cần
phải làm những gì?
HS: Trả lời (sgk)

3.Bảo vệ tổ quốc
bao gồm những
nội dung :
-

Xây

dựng

lực

lượng quốc phòng
toàn dân



- Thực hiện nghĩa
vụ quân sự
- Thực hiện chính
sách hậu phương
quân đội .
- Bảo vệ trật tự an
ninh xã hội .
GV:Là học sinh các em cẩn phải làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?

4.

Trách

nhiệm

GV bổ sung thêm:

của học sinh

-Học tập tốt, lao động tốt thể hiện hành động bảo vệ Tổ quốc.

- Ra sức học tập tu

-Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

dưỡng đạo đức

-Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa...

- Rèn luyện sức


c)Kết luận:

khoẻ,

luyện

tập

GV chốt ý nội dung chính, yêu cầu học sinh đọc 1 lần nội dung bài học quân sự
sgk

-Tích cực tham gia
phong trào b vệ trật
tự an ninh trong
trường học, nơi cư
trú
-

Sẵn

sàng

làm

nghĩa vụ quân sự,
vận
khác

động

thực

người
hiện

nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động 3:Tìm hiểu pháp luật Việt Nam có liên quan đến nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc của công dân.
a)Mục tiêu:
HS biết được các qui định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự của công
dân.
b)Cách tiến hành:
GV: trình chiếu một số qui định của Hiếp pháp và Pháp luật.

*Qui định của pháp


GV: chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm tìm hiểu và giới thiệu luật:
trước lớp về các vấn đề sau:

-Điều:

13,44,48

Nhóm 1: Những điều khoản nào trong Hiến pháp 1992 có liên quanHiếp pháp 1992.
đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

-Điều: 12 Luật nghĩa

Nhóm 2: Những điều khoản nào trong Luật nghĩa vũ quân sự 1994 có vụ quân sự năm

liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

1994 (sửa đổi, bổ

Nhóm 3: Những điều khoản nào trong Bộ luật Hình sự 1999 có liênsung năm 2005)
quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

-Điều 78, 259, 262

HS: thảo luận nhóm trình bày.

Bộ luật Hình sự

c)Kết luận:

năm 1999.

Giáo viên nhắc lại một số điểm chính các điều Hiến pháp và Pháp luật
Việt Nam liên quan đến bảo vệ Tổ quốc .
Là một công dân của một nước yêu chuộng hòa bình coi trọng quyền
được độc lập, tự do chúng ta phải thực hiện tốt những qui định của
pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân
4.Củng cố :
Cho học sinh xem video: Lễ hội tòng quân ở một số địa phương.


GV: Là thanh niên chúng ta phải có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân
sự để bảo vệ Tổ quốc.
5. Dặn dò :
- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.

- Chuẩn bị bài 18: “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.”
- Vẽ tranh về : “Lễ hội tòng quân ở địa phương”

5.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn
được sử dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập
Họ và tên.......................
Lớp:..............................
PHIẾU HỌC TẬP
1/ Điền mốc thời gian/ số/ từ ngữ còn thiếu để hoàn thành các câu sau:
a.

Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt được viết vào mùa xuân

năm…………… .
b.

Nội

dung

bài

thơ




ý

nghĩa:

………………………………………………... .
c.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày.....tháng… năm………


d.

Đất nước ta được thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ vào ngày....tháng…

năm…. .
e.

Hình dạng nước ta có hình………

f.

Diện tích đất liền nước ta là……………….km2

g.

Phần đất liền nước ta kéo đài theo chiếu bắc-nam là…………… km.

h.


Nơi hẹp nhất theo chiều đông-tây chưa đầy …………. km.

i.

Phần biển Việt Nam có điện tích khoảng ……………… km2

j.

Vùng biển Việt Nam ta có hơn……………. hòn đảo lớn, nhỏ.

k.

Hai

quần

đảo

xa

nhất

nước

ta

là……………………,

………………………..
2/ Những hành vi, việc làm nào trong các hành vi, việc làm dưới đây là thực

hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc?
a. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi qui định;
b. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;
c. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự;
d. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư;
đ. Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học;
e. Xây dựng nhà máy quốc phòng;
g. Gặp gỡ các chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân ngày 22/12;
h. Tự ý chụp ảnh các khu vực quân sự;
i. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến
an ninh quốc gia.
j. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ
đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
8. Các sản phẩm của học sinh.
Tranh vẽ về : “ Lễ hội tòng quân ở địa phương”
Hà Tiên, ngày 08 tháng 01 năm 2015



×