Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích các yếu tố gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất; đánh giá tác động của ô nhiễm đến môi trường đất tới đời sống sản xuất của con người. Xác định các tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.53 KB, 20 trang )

Đề tài :

Phân tích các yếu tố gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất;
đánh giá tác động của ô nhiễm đến môi trường đất tới đời sống sản
xuất của con người. Xác định các tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi
trường đất. Liên hệ thực tế.

Danh sách nhóm
1. Nguyễn Thị Kim Duyên
2. Đoàn Thị Lan
3. Hoàng Văn Quỳnh
4. Phan Lý Thu Thảo
5. Công Thị Minh Thu
6. Tô Thị Huyền Thu
7. Nguyễn Anh Vũ

1


I. Ô nhiễm – Suy thoái môi trường đất
Môi trường đất là tổng hợp các yếu tố bao gồm như nhiệt độ, chất đất, năng
lượng mặt trời, độ thoáng khí… được hình thành qua nhiều quá trình sinh học, vật lý,
hóa học và sự tích lũy của vi sinh vật tạo nên hệ sinh thái đất. Môi trường đất là nơi trú
ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên
quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm
bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng
dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện
tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích
đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên
đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.


Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Đất bị ô nhiễm nghiêm trọng hay ô nhiễm trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình
trạng suy thoái đất, khiến đất mất dần đi khả năng sản xuất vốn có của đất.
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất là sản phẩm của con người
hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi
các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng
nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm
nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và
các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và
cường độ sử dụng hóa chất.
II. Các yếu tố gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo
nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm...Tuy nhiên cách phân loại
phổ biến nhất là theo nguồn gốc phát sinh.
1. Nguồn gốc tự nhiên
Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất định
kim loại nặng, ví dụ như chì (Pb), đồng (Cu)…, trong điều kiện bình thường chúng là
những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật
trong đất, tuy nhiên trong 1 số điều kiện đặc biệt chúng vượt 1 giới hạn nhất định và
trở thành đất ô nhiễm.
2. Nguồn gốc nhân tạo
2.1. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
a. Chất thải rắn
2


Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông
nghiệp (chai lọ đựng hoá chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng),

hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).
Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các
thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn
nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì chất bảo vệ thực
vật.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục
Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến
37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và
đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng bao bì chiếm
khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường
11.000 tấn bao bì các loại.
Lượng phân bón hoá học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là
150 - 180kg/ha). Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng.
Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm. Như
vậy mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại.
b. Phân bón hóa học
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc
là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua
hình thức bón phân.
Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có
hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không
đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá
học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu
lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô
nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử
dụng phân hóa học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về mặt cơ
lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết
cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng
khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.

c. Phân hữu cơ
Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên gây
nguy hại cho môi trường đất.nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng
giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác..khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh
sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất
3


Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm
ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua,
đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng
phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt ,
độ trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa
chất hủy diệt sinh vật.
d. Thuốc trừ sâu
Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các
chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên
nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá
hại mùa màng
Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô
nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường
sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì
“nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời
này”được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa
khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp
chất mới này thường có độc tính cao hơn nó.
Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi
xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái…Như vậy vô tình chúng
ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng ,vì vậy nó làm
cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.

2.2. Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông:
Việc sử dụng một phần đất để xây dựng đường xá và các khu đô thị các khu
công nghiệp…. làm thay đổi kết cấu của đất.
2.3. Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu
không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật.
Chất thải rắn đô thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp,
làm vườn, đồ dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loạirác đường phố
bụi, bùn, lá cây…
Ở các thành phố lớn , chất thải rắn sinh hoạt được thu gom , tập trung ,phân loại
và xử lý. Sau khi phân loại có thể tái sử dụng hoặc xử lý rác thải đô thị để chế biến
phân hữu cơ, hoặc đốt chôn. Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi trường
đất.
Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do
phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất , giảm lượng oxi trong đất.
4


Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại
trong đất.
Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao
(thông qua chỉ số BOD và COD) cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe,
Cd , Hg và cả các chất như P ,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô
nhiễm đất và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường đất còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước
của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ , vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp
các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
2.4. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp
Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn
gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi

chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng
được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển,
lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.
Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính:
* Chất thải xây dựng:
Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông,
nhựa…trong đất các chất thải này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều
chất rất khó bị phân hủy…
* Chất thải kim loại:
Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu, và Ni)
thường có nhiều ở các khu vực khai thác hầm mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.
Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải:
+ Các loại bình điện (pin, acquy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất: 93%
tổng số lượng thủy ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd).
+ Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10% crôm
(Cr).
+ Các chất thải mịn (<20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel (Ni).
+ 38% Cd thải và 25% Ni là chất dẻo.
+ Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10%
Ni.
Người ta thấy rằng, bụi bay trong không khí và bụi lắng ở các khu vực đô thị
chắc chắn chứa nhiều nguy cơ có nhiều độc tiềm tàng kim loại hơn bụi ở khu vực nông
5


thôn. Do vậy dân cư sống ở khu vực đô thị phải hứng chịu nhiều nguy cơ tiềm tàng về
kim loại nặng hơn những cư dân sống ở nông thôn.
Theo các nguyên nhân này thì đất ở Việt Nam, nhìn chung đã bị tác động cả hai
phương diện: Thoái hóa và ô nhiễm.
* Chất thải khí:

- CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% Co là từ động cơ
xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò bếp, núi lửa phun…
CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp với Hemoglobin làm
máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một phần CO được hấp thu trong
keo đất, một phần bi oxy hoá thành CO2.
- SO2 đi vào không khí chuyển thành SO4 ở dang axit gây ô nhiễm môi trường
đất
- Bụi chì trong khí thải từ các hoạt động công nghiệp (chủ yếu là giao thông
vận tải), lắng xuống và tích tụ gây ô nhiễm đất.
- Oxit nitơ sinh ra từ nitơ trong không khí do hoạt động giao thông vận tải, do
các vi sinh vật trong đất, do hoạt động ủ rơm rạ của con người. Lượng lớn oxit nitơ
tích lũy lại trong cây ảnh hưởng đến con người
Vậy CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa
axít, làm tăng quá trình chua hoá đất.
* Chất thải hóa học và hữu cơ:
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da,
công nghiệp sản xuất hoá chất.
Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống
rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp.
Trong các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp,
nên thường chứa nhiều các kim loại nặng.
2.5. Ô nhiễm do dầu
Ô nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hoả. Dầu và các sản phẩm của dầu
khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì:
- Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng đủ
làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kết quả là
các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp
dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất.


6


- Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi
trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất làm
cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái.
- Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của
đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.
- Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.
2.6. Các ô nhiễm ngoại lai khác
* Chất thải của súc vật:
Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc không
được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm họa cho môi
trường đất. Vì lượng lớn các chất thải này làm đất mất khả năng tự làm sạch của nó thì
sự nguy hại là khó lường. lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng. các cơ quan hoạt
động môi trường đất đều bị tê liệt. chất thải, vi trùng từ đó mà lan ra khắp nơi: trong
nước ngầm,trong nước suối trong hay bay vào không khí.
Một điều đáng lưu ý là chăn nuôi ở vùng ĐBSCL phát triển rất mạnh, theo
thống kê trong vùng có khoảng 2,6 triệu đầu lợn, 260.000 trâu bò (cả bò sữa), gần 40
triệu con gia cầm, đặc biệt là vịt (thủy cầm- là tác nhân lây truyền H5N1 trong giai
đoạn vừa qua). Số chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500
tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) chừng 40.000 m3/ngày đêm
* Tàn tích của rừng:
Sau khi thu hoạch gỗ, phần bỏ đi chiếm một lượng lớn. Tàn tích này khi nằm lại
trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ thuộc
nhiều vào điều kiện môi trường và tỉ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kiện phân giải
tạo mùn ít thì khả năng chuyến hóa thành chất thành những chất khó tiêu và gây chua
nhiều hơn.
Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài, thì hoặc tạo ra cá

đầm lầy than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra môi trường đất acid.
* Tàn tích thực vật:
Khi cơ thể sinh vật chết đi và nằm trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo thành
mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì khả năng chuyển hóa
thành mùn ít, đồng thời các vật liệu này chuyển hóa thành các dạng mùn khó tiêu và
gây chua cho đất.
Các chất độc thoát ra trong đất tự nhiên thường là các khí độc sinh ra trong quá
trình phản ứng hóa học do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đất, các
phản ứng này có thể nảy sinh ra do hoạt động của núi lửa. Các phản ứng sinh khí độc
7


còn có thể xuất hiện do yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của đất thay đổi
một cách đột ngột.
* Vi sinh vật:
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động
vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải
chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi
khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông
nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các
hoạt động tưới không thích đáng,chặt cây rừng, khai hoang... cũng tạo thành các
hiện tượng rửa trôi, bạc mầu,nhiễm phèn... trong đất. Theo thống kê, hàng năm
diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000 đến 11.000.000 ha.

-

III. Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường đất
Việt Nam hiện tại có xây dựng 2 bộ quy chuẩn về đánh giá chất lượng môi trường đất
thông qua các chỉ tiêu giới hạn các chất có thể gây ô nhiễm môi trường đất:
QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim

loại nặng trong đất
Thông số
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Đồng (Cu)
Chì (Pb)
Kẽm (Zn)

Đất nông
nghiệp
12
2
50
70
200

Đất lâm
nghiệp
12
2
70
100
200

Đất dân
sinh
12
5
70
120

200

Đất thương
mại
12
5
100
200
300

Đất công
nghiệp
12
10
100
300
300

Bảng 1: Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất
(Đơn vị tính: mg/kg đất khô)
-

QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ
thực vật trong đất
STT

Tên hoạt chất (công
chức hóa học)

Tên thương phẩm thông

dụng

1

Atrazine (C8H14ClN5)

2

Benthiocarb

Atra 500 SC, Atranex 80
WP, Co-co 50 50 WP,
Fezprim 500 FW, Gesaprim
80 WP/BHN, 500 FW/DD,
Maizine 80 WP, Mizin 50
WP, 80 WP, Sanazine 500
SC
Saturn 50 EC, Saturn 6 H
8

Giới
hạn tối
đa cho
phép
0,10

Mục đích sử
dụng chính

0,10


Trừ cỏ

Trừ cỏ


4

(C16H16ClNOS)
Cypermethrin
(C22H19Cl2NO3)
Cartap (C7H15N3O2S2)

5

Dalapon (C3H4Cl2O2)

6

Diazinon
(C12H21N2O3PS)

7

Dimethoate
(C5H12NO3SP2)
Fenobucarb
(C12H17NO2)

3


8
9
10

11

12
13
14
15
16
17

18
19

Antiborer 10 EC, Celcide 10
EC
Alfatap 95 SP, Cardan 95 SP,
Mapan 95 SP, 10 G, Padan
50 SP, 95 SP, 4G, 10 G,
Vicarp 95 BHN, 4 H …
Dipoxim 80 BHN, Vilapon
80 BTN
Agrozinon 60 EC, Azinon 50
EC, Cazinon 10 H; 40ND;
50ND; Diazan 10 H; 40EC:
50ND; 60 EC …
Dimethoate


0,10

Anba 50 EC, Bassan 50 EC,
Dibacide 50 EC, Forcin 50
EC, Pasha 50 EC …
Fenoxaprop - ethyl
Whip'S 7.5 EW, 6.9 EC;
(C16H12ClNO5)
Web 7.5 SC
Fenvalerate
Cantocidin 20 EC,
(C25H22ClNO3)
Encofenva 20 EC, Fantasy
20 EC, Pyvalerate 20 EC,
Sumicidin 10 EC, 20 EC ..
Isoprothiolane
Đạo ôn linh 40 EC, Caso one
(C12H18O4S2)
40 EC, Fuan 40 EC, Fuji One 40 EC, 40 WP, Fuzin 40
EC …
Metolachlor
Dual 720 EC/ND, Dual Gold
®
(C15H22ClNO2)
960 ND
MPCA (C9H9ClO3)
Agroxone 80 WP
Pretilachlor
Acofit 300 EC, Sofit 300

(C17H26ClNO2)
EC/ND, Bigson-fit 300EC

Simazine (C7H12ClN5) Gesatop 80 WP/BHM, 500
FW/DD, Sipazine 80 WP,
Visimaz 80 BTN …
Trichlorfon
Địch Bách Trùng 90 SP,
(C4H8Cl3O4P)
Sunchlorfon 90 SP
2,4-D(C8H6Cl2O3)
A.K 720 DD, Amine 720
DD, Anco 720 DD, Cantosin
80 WP, Desormone 60 EC,
70 EC, Co Broad 80 WP,
Sanaphen 600 SL, 720 SL …
Aldrin (C12H8Cl6)
Aldrex, Aldrite
Captan
Captane 75 WP, Merpan 75
9

0,05

Bảo quản lâm
sản
Trừ sâu

0,10


Trừ cỏ

0,05

Trừ sâu

0,05

Trừ sâu

0,05

Trừ sâu

0,10

Trừ cỏ

0,05

Trừ sâu

0,05

Diệt nấm

0,10

Trừ cỏ


0,10
0,10

Trừ cỏ
Trừ cỏ

0,10

Trừ cỏ

0,05

Trừ sâu

0,10

Trừ cỏ

0,01
0,01

cấm sử dụng
cấm sử dụng


22

(C9H8Cl3NO2S)
Captafol
(C10H9Cl4NO2S)

Chlordimeform
(C10H13ClN2)
Chlordane (C10H6Cl8)

23

DDT (C14H9Cl5)

24
25

Dieldrin (C12H8Cl6O)
Endosulfan
(C9H6Cl6O3S)

26
27

Endrin (C12H8Cl6O)
Heptachlor (C10H5Cl7)

28

Hexachlorobenzene
(C6Cl6)
Isobenzen (C9H4OC18)
Isodrin (C12H8Cl6)
Lindane (C6H6Cl6)
Methamidophos
(C2H8NO2PS)

Monocrotophos
(C7H14NO5P)
Methyl Parathion
(C8H10NO5PS)
Sodium
Pentachlorophenate
monohydrate
C5Cl5ONa.H2O
Parathion Ethyl
(C7H14NO5P)
Pentachlorophenol
(C6HCl5IO)
Phosphamidon
(C10H19ClNO5P)
Polychlorocamphene
C10H10Cl8

20
21

29
30
31
32
33
34
35

36
37

38
39

WP …
Difolatal 80 WP, Flocid 80
WP …
Chlordimeform

0,01

cấm sử dụng

0,01

cấm sử dụng

Chlorotox, Octachlor,
Pentichlor
Neocid, Pentachlorin,
Chlorophenothane…
Dieldrex, Dieldrite, Octalox
Cyclodan 35EC, Endosol
35EC, Tigiodan 35ND,
Thasodant 35EC, Thiodol
35ND…
Hexadrin…
Drimex, Heptamul,
Heptox…
Anticaric, HCB…


0,01

cấm sử dụng

0,01

cấm sử dụng

0,01
0,01

cấm sử dụng
cấm sử dụng

0,01
0,01

cấm sử dụng
cấm sử dụng

0,01

cấm sử dụng

Isobenzen
Isodrin
Lindane
Monitor (Methamidophos)

0,01

0,01
0,01
0,01

cấm sử dụng
cấm sử dụng
cấm sử dụng
cấm sử dụng

Monocrotophos

0,01

cấm sử dụng

Methyl Parathion

0,01

cấm sử dụng

Copas NAP 90 G, PMD4 90
bột, PBB 100 bột

0,01

cấm sử dụng

Alkexon, Orthophos,
Thiopphos …

CMM7 dầu lỏng

0,01

cấm sử dụng

0,01

cấm sử dụng

Dimecron 50 SCW/DD…

0,01

cấm sử dụng

Toxaphene, Camphechlor,
Strobane …

0,01

cấm sử dụng

Bảng 2: Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
(Đơn vị tính: mg/kg đất khô)
IV. Tác động của ô nhiễm môi trường đất tới hoạt động kinh tế xã hội của con
người
10



1. Tác động đến sức khỏe con người
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc
trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các
mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng
nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa so
với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất.
Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy thuộc vào
loại chất gây ô nhiễm, cách thức tấn công và tính dễ bị tổn thương của người dân khi
tiếp xúc. Tiếp xúc mãn tính với crôm, chì và các kim loại khác, xăng dầu, dung môi,
và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, có thể gây ra rối
loạn bẩm sinh, hoặc có thể gây ra các bệnh mãn tính khác. Nồng độ của các chất tự
nhiên trong công nghiệp hoặc nhân tạo, chẳng hạn như nitrat và amoniac kết hợp với
phân gia súc từ các hoạt động nông nghiệp, cũng đã được xác định là mối nguy hiểm
sức khỏe trong đất và nước ngầm.
Tiếp xúc mãn tính với Benzene ở nồng độ đủ được biết là có liên quan với tỷ lệ
cao của bệnh bạch cầu. Thủy ngân và cyclodienes được biết là gây ra tỷ lệ mắc cao
hơn về tổn thương thận. PCBs và cyclodienes có liên quan đến nhiễm độc gan.
Organophosphates và carbomates có thể gây ra một chuỗi các phản ứng dẫn đến tắc
nghẽn thần kinh cơ. Nhiều loại dung môi clo gây ra những thay đổi gan, thận và thay
đổi hệ thống thần kinh trung ương. Một loạt những ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức
đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da cho các hóa chất được trích dẫn
ở trên và khác. Ở liều lượng đủ một số lượng lớn các chất gây ô nhiễm đất có thể gây
tử vong do thông qua tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải các chất ô nhiễm trong
nước ngầm bị ô nhiễm qua đất.
Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh tế do ô
nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám và thuốc chữa bệnh,
tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc
người ốm... Hằng năm, Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu đô la cho công tác chữa trị
những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên. Theo điều tra của Tổng cục Môi
trường tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không

khí tác động đến sức khỏe người dân tại 2 địa phương này mỗi năm là 295.000
đồng/người. Còn tổng chi phí của những người mắc bệnh về đường hô hấp ở nội thành
Hà Nội mỗi ngày lên tới 1.538 đồng/người...
Ngoài ra có 80% trường hợp mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ô
nhiễm. Chỉ trong vòng 4 năm gần đây đã có 6 triệu ca liên quan đến ô nhiễm nước.
Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ
đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng không nhỏ
đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm làm cho cả người bệnh
và người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập..
11


Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP
trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính trong 76 tỷ USD của GDP trong năm
2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng vì ô nhiễm môi trường.
2. Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh tế
* Hậu quả trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường đất mà chúng ta có thể thấy rõ đó là đất
bị xuống cấp. Một số biểu hiện như:
- Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao,

thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm
tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
- Dư thừa muối: đất dư thừa Na + nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và
cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al 3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao
hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù
đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ
và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất

bị giảm thiểu.
- Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm
thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa
trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại
là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
- Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho
đất.
- Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như As, Cd, Co,
Cu, Pb, Zn … theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái
hóa, không canh tác tiếp tục được.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh,
tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng
gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là
loài chim. DDT là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi
trường. Sử dụng DDT và một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và
cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6
tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc
trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình:
đất-cây-động vật - người.
Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ
sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.
12


Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất
cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có 60%
khu công nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị
đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong
đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, môi trường đất ở một số nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn
lưu sau chiến tranh. Cụ thể như tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay
Phù Cát (Bình Định) vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc
da cam với hàm lượng dioxin gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với nồng độ
cho phép, tiếp tục tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực
lân cận. Ngoài ra còn có 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước đã được
xác định, nhưng chưa giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp nhiều nơi đang bị suy thoái do sạt lở,
rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa.
Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn
hàng năm lên tới 33,8 - 150,5 tấn/ha. Đồng thời còn có khoảng 9,3 triệu ha đất, chiếm
28% diện tích tự nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2 triệu ha đang sử
dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao. Đó là chưa
kể dải hoang mạc cát ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận lên đến 419.000 ha.
Cộng thêm hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, xâm thực mặn ở các cửa sông và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đang trở lên gay gắt trong những năm gần đây, do ảnh
hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên
Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải,
hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa bàn tỉnh
có hàng chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chỉ có 2
khu công nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các khu,
cụm công nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các cụm công nghiệp và các
làng nghề không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý sơ bộ) xả trực tiếp vào môi
trường, làm ô nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ... Những
con sông này vẫn là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua
thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây
ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa
bàn tỉnh hiện có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng
10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công

nghiệp, y tế chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu
không được xử lý triệt để. Việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn
nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khí thải tại một số làng
nghề tái chế kim loại có chứa các chất như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ…
kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm giảm độ PH của đất cũng gây ô
13


nhiễm đất. Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không
hợp lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các vùng trồng rau thâm
canh của tỉnh lượng hóa chất BVTV sử dụng tăng gấp 3- 5 lần so với các vùng trồng
lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử dụng với số
lượng ngày càng tăng. Ngoài ra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Cầu, sông Đuống
không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm sông làm giảm diện tích
đất canh tác, sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra, phân tích các mẫu đất trên địa bàn tỉnh của Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), kẽm
(Zn)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các làng nghề, khu, cụm công
nghiệp mức độ ô nhiễm tăng theo từng năm. Đơn cử như hàm lượng Pb trong đất tại
các khu vực cụm công nghiệp, KCN, làng nghề: có 13/42 mẫu bị ô nhiễm, trong đó 8
mẫu ô nhiễm nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt quy chuẩn cho phép tới gần 3 lần. Trên
sông Cầu, chỉ số Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10 mẫu có dấu hiệu ô
nhiễm…
Ô nhiễm đất sẽ làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên
cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống
khác trong lưới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng
trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và
gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo dự báo của các cơ quan nghiên
cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào những năm 2015, 2020 sẽ tăng lên từ 2-3
lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp

và đô thị hóa. Nếu không có những giải pháp công nghệ và quản lý thì chất lượng môi
trường đất của Bắc Ninh sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của người dân sống trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Thế giới, WB, vừa rồi công bố số liệu cho thấy tình trạng ô nhiễm
môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hằng năm.
Con số thiệt hại cụ thể của năm 2007 là gần bốn tỷ đô la trên tổng sản phẩm nội địa 71
tỷ đô la của năm đó. Sang năm 2008, con số tăng lên 4,2 tỷ đô la thiệt hại do ô nhiễm
môi trường trên tổng sản phẩm nội địa 76 tỷ đô la.
Ngoài ra còn tổn thất về kinh tế trên các mặt con người, mùa màng và đánh bắt
thủy sản sau mỗi vụ thảm họa, hoặc một sự cố do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi
trường cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác,
nuôi trồng thủy sản, trong đó sản lượng nuôi cá bè trên sông những năm gần đây đều
giảm sút do ô nhiễm nguồn nước mặt. Những sự cố gây ô nhiễm nguồn nước trong
thời gian ngắn của một số nhà máy, cũng gây ra thiệt hại về kinh tế đáng kể cho người
sản xuất. Cụ thể như các vụ cá bè chết hàng loạt vào những năm 2008 và 2010 tại
Đồng Nai và trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy. Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
không khí nói riêng đã và đang là một trong những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
14


du lịch của Việt Nam, mặt khác làm gia tăng các chi phí cải thiện môi trường. Đặc biệt
là làm phát sinh xung đột về lợi ích các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng tài
nguyên môi trường. Rõ rệt nhất là những vụ khiếu kiện, khiếu nại gần đây liên quan
đến việc xả chất thải gây tổn hại kinh tế cho nông dân trồng lúa và nuôi trồng, đánh
bắt thủy sản của Công ty Vedan, Công ty San Miguel Pure Foods...Còn tại các làng
nghề là xung đột giữa hoạt động sản xuất của làng nghề và hoạt động nông nghiệp.
V. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân:
*Nguyên nhân khách quan:
- Do xói mòn rửa trôi, sạt lở: mưa lớn liên tục, sa mạc hóa, phong hóa…

*Nguyên nhân chủ quan:
- Do các hoạt động sản xuất của con người không chú trọng đến bảo vệ môi trường,
khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, trái phép; sử dụng đất lãng phí và kém hiệu
quả: đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng trái phép, chất độc hóa học chiến tranh để lại,
sử dụng phân bón hóa học không đúng quy chuẩn…
- Cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai, khai thác tài nguyên, quy hoạch sử dụng đất còn
chú trọng lợi ích trước mắt, phát triển chiều rộng chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài bền
vững là bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh lương thực
- Thiếu sự tham gia của tất cả các bên liên quan dẫn đến mất cân bằng về lợi ích giữa
các nhóm xã hội, do cơ chế chính sách yếu kém.
2. Giải pháp
Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con
người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích
cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp kĩ thuật
để xử lý nguồn gây ô nhiễm kết hợp đồng thời là các biện pháp về chính sách bảo vệ
môi trường, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân.
a. Các giải pháp kĩ thuật
* Phương pháp xử lí tại chỗ
- Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong
không khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt
tính.
- Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại
dương xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp thụ
chì, cỏ ba lá hấp thụ dầu,….

15


- Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết
các chất gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và sử lí

riêng.
- Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện
- Phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên
như các quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng để
phân hủy các chát gây ô nhiễm.
* Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí
- Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các chất
ô nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một cách tự
nhiên.
- Phương pháp nhiệt.
- Phương pháp trộn với nhựa đường asphalt.
- Phương pháp đóng khối.
- Phương pháp bóc và chôn lấp.
*Điều tra và phân tích đất:
Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô
nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm
lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ
bản” để đánh giá.
*Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín,
không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu
hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố,
bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong
đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng
thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các
phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp).
*Làm sạch hóa đồng ruộng
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim
loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.

Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng
chuyển sang dạng khó tan. Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT. Cải thiện
thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ.
16


Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation
kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo
điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất.
*Đổi đất, lật đất
Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật
đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.
* Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây
cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm
lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh
các hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị
nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.
*Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón đúng cách
+ Bón phân theo kết quả phân tích môi trường
+ Sử dụng giống cây trồng thích hợp
+ Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ)
+ Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm
+ Quản lý nước thích hợp
+ Các nhà máy phải xây ống khói cao để đưa khí thải lên cao, phải có hệ thông xử lí
chất thải, để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xử lí chất thải, có thể xây dựng
hệ thống xử lí chất thải tập trung.
b. Các giải pháp xã hội
*Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái

*Tuyên truyền bảo vệ môi trường
*Thực hiện luật Môi trường
Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần
phải xử lý nghiêm khắc Ðiều 184 Bộ luật hình sự tội gây ô nhiễm đất:
+ Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho
phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
17


+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm.
* Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Nhà nước đề ra
Việc sử dụng đất ở Việt Nam phải theo nguyên tắc: khai thác, sử dụng quỹ đất
đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả cao trên cơ sở phát triển theo chiều sâu, chiều cao,
tận dụng không gian, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, phát huy tiềm năng, nguồn
lực về đất, nâng cao và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia và môi trường sinh tháo theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
c. Mô hình khu công nghiệp xanh bảo vệ môi trường đất
Theo quy hoạch ngành nghề, KCN Phúc Khánh là KCN sản xuất đa ngành, vì
vậy các dự án đầu tư vào KCN được lựa chọn theo ngành, lĩnh vực sản xuất theo quy
hoạch gồm có: điện tử, cơ khí, hàng kim khí tiêu dùng… nhưng chủ yếu sản xuất với
ngành nghề cơ khí.
Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Công ty Đài

Tín đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng KCN Phúc Khánh – Đài Tín và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Hàng năm, Công ty đều thực hiện tốt công tác quản lý môi trường của KCN,
trong đó công tác vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên; đôn đốc các doanh
nghiệp hoạt động trong KCN thực hiện tốt công tác BVMT; nghiêm chỉnh chấp hành
chế độ quan trắc định kỳ, nộp báo cáo kết quả quan trắc đến cơ quan quản lý nhà nước
trên địa bàn 06 tháng/lần theo quy định.
Các dự án thứ cấp đầu tư trong KCN được lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, bản cam kết BVMT trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận; thực
hiện nghiêm túc các nội dung và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, cam kết BVMT.
 Công tác xử lý nước thải

Hiện nay KCN Phúc Khánh – phân khu do Công ty Đài Tín quản lý hạ tầng đã
kiểm soát được ô nhiễm do nước thải phát sinh trong KCN. Ngoài 2 doanh nghiệp có
trạm xử lý nước thải riêng thì 100% các doanh nghiệp khác đều thực hiện đấu nối
nước thải vào hệ thống thu gom của Trạm xử lý nước thải tập trung. Như vậy, nước
thải của tất cả các doanh nghiệp đều được thu gom xử lý đạt quy chuẩn xả thải ra môi
trường.
18


 Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, Công ty Đài Tín đã làm đầu mối tổng
hợp nhu cầu của các doanh nghiệp, họp với các doanh nghiệp trong KCN thông qua
Hiệp hội thương nghiệp Đài Loan thống nhất để Công ty Đài Tín liên hệ ký hợp đồng
với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình để thu gom xử lý

rác thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp theo quy định của UBND tỉnh. Một số doanh
nghiệp có chất thải rắn công nghiệp đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế
hoặc chuyển giao cho các đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn khác. Đối với chất thải
nguy hại, các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi
trường, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại với các doanh nghiệp trong KCN.
Về cơ bản, việc quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh trong thời gian qua
đảm bảo các quy định của pháp luật BVMT, tại KCN không có tình trạng gây ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn.
 Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố môi trường

Khi có sự cố xảy ra Công ty Đài Tín xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; sau đó
yêu cầu đơn vị gây ra ô nhiễm ngừng sản xuất để khắc phục ô nhiễm, đồng thời báo
cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền đến theo dõi giám sát. Chỉ khi nào được các
cơ quan chức năng đồng ý, đơn vị gây ra ô nhiễm mới được sản xuất trở lại.
Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố đối với hoạt động thu gom xử lý nước
thải tập trung trong KCN được nghiêm túc thực hiện. Cụ thể, các thiết bị máy móc thu
gom, xử lý nước thải được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để hoạt động tốt;
trường hợp có sự cố hỏng thiết bị, nước thải được lưu trữ tại bể điều hòa và nhanh
chóng tiến hành sửa chữa, lắp đặt thiết bị dự phòng; trường hợp thiết bị quan trắc báo
hiệu nước thải không đạt quy chuẩn xả thải sẽ nhanh chóng kiểm tra, điều chỉnh tình
trạng hoạt động các bể xử lý trong thời gian ngắn nhất…
Bên cạnh đó, Công ty Đài Tín đã trồng cây xanh trên toàn bộ diện tích đất cây
xanh theo quy hoạch đã được giao, diện tích cây xanh đã thực hiện được là 98.986 m2.
Trên toàn bộ vỉa hè các tuyến đường trong KCN đã được trồng cây xanh có tán lá
rộng, khoảng cách giữa các cây trồng trên vỉa hè khoảng 5 – 6m, được thực hiện theo
tiêu chuẩn cây trồng hè phố.
Như vậy, Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về
BVMT; quản lý và bước đầu kiểm soát được công tác xử lý nước thải, khí thải, chất
thải rắn trong KCN. Trong thời gian tới, Công ty sẽ liên tục cập nhật các văn bản, quy

định của pháp luật BVMT để thực hiện duy trì tốt công tác BVMT, đồng thời đôn đốc
nhắc nhở các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện với mục tiêu phấn đấu đưa KCN Phúc
Khánh trở thành một KCN xanh của tỉnh.

19



×