Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Xây khu nhà ở thu nhập thấp An Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.76 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Không là công việc từ thiện ban phát và cũng không phải là xã hội học
- một khoa học cơ bản mang tính lý luận, công tác xã hội (CTXH) là một
khoa học xã hội ứng dụng cung ứng nền tảng kiến thức mang tính lý thuyết
cùng các phương pháp và kỹ năng cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hội.
CTXH hình thành khoảng 100 năm nay trên thế giới khi công nghiệp
hóa kéo theo nhiều vấn đề xã hội mà nguyên nhân không còn là sự yếu kém
của cá nhân nhưng là sự tương tác giữa môi trường, gia đình và cá nhân. Vì
xã hội luôn biến chuyển nên hiện nay CTXH là hoạt động khoa học không thể
thiếu bên cạnh y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải...
Hiểu được sự cấp thiết của ngành nghề này trong xã hội mà trong các
nhà trường đã cho CTXH vào trong giảng dạy đào tạo ra nhũng chuyên viên
CTXH. Trường Học viện TTN VIệt Nam cũng là một trong những trường
nằm trong hệ thống đào tạo chuyên ngành CTXH. Chúng em là những thế hệ
tiếp theo đang theo học chuyên ngành CTXH của nhà trường. Thuở đầu vào
trường còn nhiều bỡ ngỡ, thắc mắc, chưa rõ lắm về ngành nghề này thì giờ
đây được các thầy cô giáo của trường giảng dạy phân tích cặn kẽ về mặt lí
thuyết.
Nhà trường kết hợp lí thuyết đi đôi với thực tiễn tạo điều cho tất cả
chúng em có được chuyến đi thực tập trong 5 tuần tại cơ sở. Chính vì thế em
đã quyết định chọn xã An Đồng- An Dương- Hải Phòng nơi mình đã sinh ra
và lớn lên để thực tập. Trong thời gian thực tập em đã được tiếp cận với dự án
“Xây khu nhà ở thu nhập thấp An Đồng”.
Với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình không quản ngại khó khăn của
cán bộ chính quyền địa phương, bà con nhân dân đã giúp đỡ em hoàn thành
tốt đợt thực tập của mình.



2


Dưới đây là bản báo cáo thu hoạch sau khi thực tập của em. Vì đợt thực
tập diễn ra trong thời gian ngắn, thời gian làm việc hạn chế nên báo cáo
không thẻ tránh khỏi những thiếu sót, lời văn chưa được trau chuốt, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các cán bộ địa phương để
bản báo cáo của mình được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN I: CÁC THÔNG TIN VỀ CỘNG ĐỒNG
I. Vị trí địa lí và các tiềm năng của cộng đồng.
An Đồng là một xã ven đô, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8km
về phía Tây Nam của ngõ thành phố Hải Phòng và nằm phía Đông của huyện
An Dương. Vị trí cụ thể như sau:
-

Phía Bắc: giáp xã Nam Sơn và Hùng Vương, quận Hồng Bàng.

-

Phía Đông: giáp phường Lam Sơn, quận Lê Chân.

-

Phía Nam: giáp xã Đồng Thái, huyện An Dương.


-

Phía Tây: giáp thị trấn An Dương.
Qui mô dân số: 25.426 người, 6.455 hộ( thống kê năm 2011)
Qui mô đất đai: 637,89 ha.
Xã An Đồng bao gồm 5 thôn: thôn Vĩnh Khê, thôn Vân Tra, thôn Văn
Cú, thôn Cái Tắt, thôn Trang Quan. Các thôn đan xen tiếp giáp lẫn nhau về
các phía của xã, xã có vị trí thuận lợi gần trung tâm huyện. Hệ thống đường
giao thông đường thủy, đường bộ trên địa bàn xã tương đối thuận tiện: Tuyến
sông Lạch Tray dài 3,5 km, song rế dài 2km và tỉnh lộ 208 với chiều dài 3,5
km, đặc biệt trên địa bàn xã có Đại lộ Tôn Đức Thắng( quốc lộ 5) chạy qua xã
dài 4km là thế manh của xã trong việc giao thong nối liền các quận nội thành
và các xã trong huyện An Dương cũng như đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải
Dương tạo cho An Đồng một vị thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội. Xã An Đồng thuộc vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, phần lớn diện tích
đất là đất ruộng và hoa màu.
Trên địa bàn xã đã và đang triển khai thực hiện một số dự án quy
hoạch dân cư và các công trình phúc lợi. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng
thu hẹp nên cơ cấu kinh tế từng bước chuyển đổi. Phát huy truyền thống anh
hùng, với tiềm năng lợi thế của xã ven đô, cán bộ và nhân dân xã An Đồng đã
4


đoàn kết, khắc phục những khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn
thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tuej an
toàn xã hội được đảm bảo.
II. Văn hóa – xã hội
1. Công tác giáo dục và đào tạo.
- Trường mầm non: Tổng số trẻ huy động đạt 898 cháu đạt 73% số trẻ

trong độ tuổi. Trường duy trì 2 bếp ăn tập thể, 100% số trẻ ăn ngủ tại trường.
Chất lượng bữa ăn đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của độ tuổi,
tiêu chuẩn ăn 8.000đ/ngày/trẻ.
Về chất lượng giáo dục: 100% số trẻ đạt chuẩn về độ tuổi, trong đó đạt
khá tốt 72,5%, đạt yêu cầu 27,5%, bé khỏe ngoan đạt 87%.
-Trường tiểu hoc: Tổng số học sinh 834 em, với 28 lớp, tỉ lệ trẻ 6 tuổi
vào lớp 1 đạt 100%, không có học sinh bỏ học. Học sinh chuyển lớp đạt
100%. Học sinh giỏi đạt 29,6%, học sinh tiên tiến đạt 49,2%. Hạnh kiểm xếp
loại đạt 99,5%, chưa đạt 0,5%.
- Trường THCS: Tổng số học sinh 535 em, học sinh xếp loại hạnh kiểm
khá, tốt đạt 99,6%, không có học sinh mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại văn hóa
giỏi 180 em = 33,6%; khá 270 em = 50,5%; học sinh giỏi cấp huyện đạt 39
giải; học sinh giỏi cấp thành phố đạt 07 giải văn hóa, 01 huy chương đồng
môn TDTT; học sinh đạt giải cấp quốc gia: 01 giải ba cuộc thi “ Tìm hiểu
kiến thức suy dinh dưỡng ở trẻ em”. Học sinh lên lớp đạt 99%.
Đạt trường xanh-sạch-đẹp cấp thành phố giai đoạn 3 với số điểm cao
nhất thành phố 196/200 điểm; đạt trường học thân thiện, học sinh tích cực,
xếp loại xuất sắc. Nhà trường 22 năm liền đạt trường tiên tiến cấp thành phố,
được đề Nghị nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì và UBND
thành phố tặng bằng khen. Công đoàn vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn
thành phố tặng bằng khen. Đội TNTP Hồ CHí Minh vững mạnh xuất sắc
5


được TW Đoàn tặng bằng khen. Cá nhân đồng chí Nguyễn Thị Bích – Hiệu
trưởng được thue tướng chính phủ tặng bằng khen và được nhà giáo tiêu biểu
xuất sắc cấp thành phố.
2. Công tác văn hóa thông tin - thể thao, du lịch và gia đình:
Làm tốt công tác quản lí Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa – thong tin –
thể dục thể thao và gia đình. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa đều kí

cam kết không vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước.
Tăng cường công tác quản lí, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Việc tổ
chức các lễ hội trong năm đảm bảo vui tươi lành mạnh, tiết kiệm, an toàn và
đúng qui định. Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”, đã có 97% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa,
trong đó có 6 gia đình tiêu biểu được huyện và thành phố khen thưởng. Tổ
chức 2 lễ hội vạt cổ truyền của Làng văn hóa Vĩnh Khê và Vân Tra được Sở
văn hóa thông tin và du lịch thành phố khen ngợi.
Thực hiện tốt công tác tôn giáo, đảm bảo tự do tín ngưỡng của nhân
dân, không có mê tín dị đoan trên địa bàn xã. Thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng như hướng ước quy ước của làng văn
hóa, cụm dân cư được huyện khen thưởng.
Tổ chức 2 lễ hội vật cổ truyền của làng văn hóa Vĩnh Khê và Vân Tra
được Sở văn hóa thông tin và du lịch thành phố khen ngợi.
Thành phố, Huyện biểu dương tinh thần cảnh giác của cán bộ và nhân
dân xã đã ngăn chặn kịp thời vụ truyền đạo trái phép do Phạm Hữu Thịnh tổ
chức tại khu vực bờ đê thôn An Dương.
Đẩy mạnh các công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, TDTT mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước và chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Các câu lạc bộ sở thích văn
hóa, văn nghệ, TDTT thường xuyên luyện tập, tổ chức giao lưu, giao hữu,
6


tham gia tíc cực các cuộc thi do Huyện, Thành phố tổ chức như: Bóng bàn,
bóng đá, bơi lội, cầu lông, vật…Tham dự Hội thi “Tiếng hát đồng quê” đạt
giải xuất sắc ở cấp Huyện và Thành phố, đạt 01 huy chương vàng, 01 huy
chương bạc do TW Hội nông dân Việt Nam tổ chức.
Công tác văn hóa thông tin – TDTT và gai đình của xã được huyện
đánh giá đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, phong trào phát triển mạnh, bền

vững và có nhiều khởi sắc. Tiêu biểu là làng văn hóa Vĩnh Khê được Thành
phố đề nghị Bộ văn hóa thong tin và Chính Phủ tặng huân chương lao động
trong sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội.
3. Công tác phát thanh
Hoàn thiện hệ thống phát thanh không dây và đưa vào sử dụng đã nâng
cao chất lượng hoạt động và thời lượng phát song.
Nội dung thong tin truyền thong đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phương, các sự kiện chính trị của đất nước, thành phố, huyện. Tuyên truyền
các chủ trương chính sách cảu Đảng, pháp luật của Nhà nước.
UBND xã đã chỉ đạo đài truyền thanh xã làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền, phối hợp với Ủy ban Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể thực
hiện tốt cuộc vận động ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt gây
ra với số hàng và tiền trị giá trên 1 tỷ đồng.
4. Công tác y tế dân số
Thường xuyên tuyên truyền hệ thống truyền thanh về công tác phòng
chống dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về chăm sóc bảo vệ
sức khỏe. Tổ chức kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết
nguyên đáncủa 55/111 hộ kinh doanh chế biến thực phẩm. Triển khai tháng
hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra 76 hộ kinh
doanh phát hiện và xử lí kịp thời những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
7


Công tác y tế ngày càng hoàn thiện theo tiêu chí 10 chuẩn quốc gia về y
tế xã, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của địa phương.
Đến nay đã có 100% số hộ dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, 92% số
hộ xử lí rác thải và phân gia súc hợp vệ sinh.
Tỷ lệ học sinh 3 ngành được khám sức khỏe: trường mầm non đạt 98%;
trương tiểu học đạt 91,1%; THCS đạt 98,7%; trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi

uống vitaminA đạt 100%. Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo
qui định đạt 100%. Trẻ em suy dinh dưỡng còn 11/6% giảm 1% so với năm
ngoái. Phụ nữ có thai được khám uống viên sắt miễn phí . Tổ chức khám phụ
khoa chất lượng cao cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thực hiện tốt chiến
dịch thuyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Năm 2011,
trạm y tế dược phòng huyện đánh giá là dơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, duy
trì chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2020. Công đoàn hoạt động vững mạnh
xuất sắc.
5. Công tác tôn giáo, chữ thập đỏ và từ thiện:
- Công tác tôn giáo: Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm chỉ
đạo và tổ chức tốt các hoạt động tôn giáo, thực hiện nghiêm túc Nghị định
26/CP của
Chính Phủ, kịp thời chấn chỉnh những hoạt động không đúng quy định, vì
vậy hoạt động tôn giáo trên địa bàn xã diễn ra đảm bảo tự do tín ngưỡng của
nhân dân và đúng với quy định của Nhà nước.
- Hội chũ thập đỏ và hội từ thiện: Hoạt động nhân đạo, từ thiện được
duy trì và đẩy mạnh. Tích cực vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan xí
nghiệp, các tổ chức xã hội ủng hộ kinh phí hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc
màu da cam, người nghèo, trẻ em mồ côi, tàn tật có hoàn cảnh khó khăn đặc
biệt được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ 50-100 ngàn đồng/người

8


Hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và TW
hội chữ thập đỏ Việt Nam về việc quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền
Trung bị thiệt hại gây ra. Hội chữ thập đỏ tích cực tuyên truyền vận động
nhân dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn ủng hộ số tiền 42
triệu đồng, 500 bộ quần áo học sinh mới, 01 tấn gạo, hàng ngàn quyển vở, 10
thùng mì tôm…Bố trí xe mang hàng tới những nơi bị thiệt hại nặng nhất

6. Công tác lao động thương binh và xã hội
Số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 97% trong số lao động có
việc làm ổn định là 93%.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội, thường xuyên quan tâm
chăm sóc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình liệt sĩ,
thương bệnh binh, tạo điều kiện giúp đỡ những gn]ời già không nơi nương
tựa.
-Về chính sách ưu đãi: Đổi bằng tổ quốc ghi công cho 11 trường hợp;
đề nghị hưởng chế độ 01 lần cho 08 người hoạt động kháng chiến; lập hồ sơ
cho 34 đối tương hưởng chế độ chất độc da cam; giải quyết mai tang phí cho
22 trường hợp; tổ chức đón nhận 07 hài cốt liệt sĩ về an nghỉ tại nghĩa trang
của xã. Xây 3 nhà tình nghĩa cho 03 thương binh và sửa chữa 2 nhà. Làm thẻ
bảo hiểm y tế co tất cả các đối tượng chính sách. Tổ chức tiếp xúc và tặng quà
các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các cụ lão thành cách mạng và gia
đình cách mạng nhân kỉ niệm 27/7 và các ngaỳ lế tết đảm bảo đúng đủ.
-Công tác xã hội: Lập 38 hồ sơ hưởng chế độ người cao tuổi; 28 hồ sơ
hưởng chế độ tàn tật và tâm thần, cấp bảo hiểm y tế co hơn một ngàn trẻ em.
7. Công tác an ninh
Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã
hội; phong trào đấu tranh chống tội phạm, ma túy, mại dâm và các tệ nạn
khác. Phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức quần thể kịp thời
9


phát hiện và ngăn chặn 01 vụ truyền đạo trái phép tại thôn An Dương do
Phạm Hữu Thịnh tổ chức. Tình hình an ninh trạt tự- an toàn xã hội trên địa
bàn được ổn định giữ vững.
Phối hợp với ban quân sự xã triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn các
ngày lễ lớn của đất nước vad Đại hội Đảng các cấp.
* Các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn xã trong năm 2010 là

78 vụ gồm:
+ Trộm cắp tài sản công dân: 24 vụ
+ Cướp tài sản: 02 vụ
+ Cướp giật: 03 vụ
+ Cố ý gây thương tích: 38 vụ
+ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân: 02 vụ
+ Lừa đảo tài sản công dân: 03 vụ
+ Tranh chấp vay mượn lừa đảo: 06 vụ
Trong đó hồ sơ chuyển Huyện 32 vụ; xã giải quyết 46 vụ
* Công tác an toàn giao thong: Giải tỏa hành lang 2 đợt có 57 hộ vi
phạm, UBND xã đã lập biên bản và xử lí 100% trường hợp vi phạm; kết hợp
với các ban ngành cưỡng chế 06 vụ vi phạm đất đai; kiểm tra; kiểm soát giao
thong, xử phạt hành chính 162 vụ vi phạm thu 13.668.000 đồng nộp Kho bạc
Nhà nước.
- Thực hiện nghị định 36/CP; quyết định và chỉ thị 20 của UBND
Thanhg phố; kế hoạch số 410 của UBND huyện về việc cấm buôn bán, vận
chuyển, tàng trữ vận chuyển các loại pháo đốt và thả đèn trời. Thu hồi vật liệu
nổ. Kết quả: 3500 hộ dân và học sinh trường THCS và tiểu học kí cam kết;
thu hồi được 15 kiếm, dao mác tự tạo.

10


- Kiểm tra hộ khẩu 46 lượt tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà
trọ. Ký cam kết về đảm bảo an ninh trật tự tại 24 nhà nghỉ, nhà hàng, khách
sạn. Ký cam kết về đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy tại 2 doanh
nghiệp.
8. Công tác xây dựng chính quyền
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, tích cực
đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lương và trình độ chuyên môn cho đội ngũ

cán bộ, công chức. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận. Kiện toàn ban
công an xã, luân chuyển đồng chí chỉ huy trưởng Quân sự xã sang chức danh
trưởng công an xã, booe nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự xã và phó trưởng
công an xã, Phó chỉ huy quân sự xã.
Đội ngũ cán bộ, công chức xã có 20 người. Trình độ chuyên môn: đại
học 6; trung cấp 08, sơ cấp 06, hiện có 03 người đang học đại học; 15 người
có trình độ trung cấp lí luận chính trị, 100% đã qua lớp bồi dưỡng quản lí Nhà
nước, 100% cán bộ, công chức xã kí cam kết thực hiện không gây phiền hà,
sách nhiễu với nhân dân. UBND phối hợp với MTTQ và các đoàn thể tập
trung giải quyết các đơn thư kiến nghị của nhân dân. Triển khai các phong
trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng
chính quyền vững mạnh.

11


PHẦN II: HOẠT ĐỘNG TRONG DỰ ÁN
1. Các thông tin về dự án.
Tên dự án: Xây khu nhà ở thu nhập thấp An Đồng.
Đơn vị tài trợ: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ Hoàng Huy.
Đơn vị thực hiện dự án: UBND xã An Đồng phối hợp với Công ty cổ
phần đầu tư dịch vụ Hoàng Huy.
Mục đích: Phục vụ nơi ăn chốn ở cho những người dân có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt.
Thời gian thực hiện dự án: 2011-2013.
2. Công việc mà sinh viên tham gia.
a, Công việc được giao.
Hoạt động 1: TÌm hiểu các nhu cầu vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải
tại xã An Đồng.
Hoạt động 2: Nghiên cứu và tìm hiểu về các hồ sơ các dự án đã và đang

thực hiện tại cộng đồng.
Hoạt động 3: Lựa chon dự án thực tập, tìm hiểu hồ sơ báo cáo và các
thong tin có liên quan đến dự án.
Hoạt động 4: Khảo sát những công việc đã thực hiện trong giai đoạn 1
của dự án.
Hoạt động 5: Khảo sát, tìm hiểu và đề ra các nhiệm vụ thực hiện cho
giai đoan 2 .
Hoạt động 6: Tìm hiểu tính hiệu qur của dự án và nguồn lợi của người
dân được hưởng của dự án đó.
Hoạt động 7: Tổng kết nhóm thực tập, chia tay chính quyền, các đoàn
thể và nhân dân trong xã.
12


b. Mức độ hoàn thành công việc.
Khó khăn: Đây là lần đầu tiên em thực tập phát triển cộng đồng, do
chưa có trải nhiệm thực tế nên không tránh khỏi bỡ ngỡ, còn nhiều thứ chưa
hiểu rõ khi làm việc với cộng đồng lớn. Với kiến thức và các kĩ năng đã được
trang bị trên nhà trường, khi mà ra áp dụng vào thực tiễn em thấy nó khác so
với mình nghĩ. Vì vậy sau đợt thực tập này thì em mong nhà trường và khoa
sẽ tổ chức nhiều chuyến thực tế nữa để em có thể làm quen với những tình
huống mà sau này nó sẽ là bài học kinh nghiệm rất lớn, là bước đệm quan
trong cho nghề nghiệp của mình sau này.
Thuận lợi: Được thực tập tại dự án của địa phương mình là một điều rất
may mắn đối với cá nhân em, nơi mà mình sinh ra và lớn lên nên em có thể
phần nào hiểu rõ một số điều về địa phương mình. Hơn nữa đươc sự quan tâm
của ban lãnh đạo đặc biệt cán bộ hướng dẫn đã chỉ bảo nhiệt tình cho em, đó
là cái thuận lợi nhất của em. Sống và làm việc cùng bà con trong dự án giúp
em con tiếp thu được bao diều hay mà trong nhà trường mình chưa có, được
làm việc cùng bà con trong dự án và em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao.

13


PHẦN III: NHỮNG CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
1. Những cảm nhận về quá trình làm việc tại cộng đồng.
Ngày đầu tiên trở về địa phương trong em có cái gì đó rất hồi hộp và
khác hẳn so với những lần khác,hắc tại vì em quá hồi hộp vì đây là lần đầu
được tiếp xúc với thực tế, một phần no ngại vì mình chưa có kinh nghiệm một
phần sợ áp lực công việc. Đặc biệt là lần thực tập này nội dung về phát triển
cộng đồng, em có một cảm nhận bản thân thúc dục phải làm việc gì đó có ích
cho quê hương mình, góp sức nhỏ vào trong dự án dang thi công. Với việc
nghiên cứu và tìm hiểu hồ sơ, thực hiện công việc trong dự án thì em được
mội người trong ban quản lí dự án tạo điều kiện giúp đỡ bảo ban tận tình. Mọi
người muốn em tốt lên và học tập nhiều hơn nữa để mau chóng về quê hương
giúp cho bà con cho địa phương mình phát triển hơn nữa. Không chỉ có Ban
lãnh đạo địa phương giúp đỡ mà em còn nhận được sự trợ giúp của chính các
bà, các cô chú…nhiệt tình giúp đỡ. Chính những sự hỗ trợ đó đã tạo cho em
có được sự tự tin hơn, ngày đầu bỡ ngỡ nhưng dần dần em đã làm quen được
với công việc của mình, em cảm thấy nơi đây mọi người rất thân thiện và coi
em như là con cháu của họ.
Qua đó em cũng cần phải nỗ lực học tập thật tốt, vì đang có rất nhiều
người đang hi vọng tin tưởng vào em sau này sẽ về địa phương để làm việc.
Sẽ có nhiều dựa án đến với bà con hơn để họ có được môi trường, đời sống đỡ
khổ hơn.
2. Những điều đã học qua những việc đã thực hiện tại quê hương.
Câu nói “Đi một ngày đàng, học một sang khôn.” Quả đúng là như vậy
trong quá trình làm việc tại địa phương thì em đã học được rất nhiều điều đặc
biệt là khi lần đầu tiếp xúc với các bác các chú, anh chi lãnh đạo làm việc tại

xã. Em thấy mình tự tin hơn, giao tiếp mạnh dạn hơn. Thực sự để làm được
một người lãnh đạo không dễ dàng như em nghĩ, từ cách ăn nói, sắp xếp thời
14


gian, điều hành công việc… Mọi thứ phải thật sự hợp lí. Khi tìm hiểu về dự
án có những thông số kĩ thuật kí hiêu mà em chưa từng biết, nhưng được sự
hướng dẫn tận tình của mọi người phần nào cũng giúp em hiểu rõ hơn về
công việc. Em còn được học cách bố trí phân công công việc triển khai tới các
đầu mối liên quan để thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu cho việc thực hiện
dự án. Học được cách kiểm tra chất lượng của một công trình đạt tiêu chuẩn
thì phải đáp ứng đủ các thông số kĩ thuật.
Do được tạo điều kiện nên em được gần gũi với bà con trong dự án nên
em đã học hỏi được rất nhiều điều, học được đức tính cần cù trong lao động
sản xuất, luôn giữ được bản sắc của người dân lương thiện dù gặp bao khó
khăn gian khổ mà không hề nản nòng, họ vẫn tin vào một tương lai khi mà
kinh tế phát triển, cuộc sống sẽ bớt cực khổ hơn.
3. Những việc đã làm cho cộng đồng thực tập.
Cùng với Đoàn Thanh niên làm các công việc tình nguyện như: đi thăm
các gia đình khó khăn có hoàn cảnh đặc biệt. Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.
Tham gia vào các công việc trong dự án như là theo dõi công việc
chung của công nhân, tối đến cùng trực với các chú bảo vệ công trình.
Tham gia vào các buổi họp phát biểu ý kiến xây dựng phương pháp tổ
chức ban chấp hành Đoàn xã.
4. Những đánh giá về tính hiệu quả của dự án
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về dự án thì em thấy dự án được
sự ủng hộ rất lớn từ người dân, chính tiền đề đó đã giúp cho dự án dự kiến là
sẽ hoàn thành trước kế hoạch là vào khoảng tháng 6/2013. Các hang mục cua
công trình đã hoàn thành theo đúng thời gian tiến độ thi công công trình. Đảm
bảo thông số kĩ thuật đúng chất lượng hoàn thành trước kế hoạch đề ra. Đảm

bảo cho người dân có được khu nhà ở phục vụ tốt cho cuộc sống lao động của
những người gặp khó khăn.
15


Bước đầu thực hiện dự án còn vấp phải sự phản đối của người dân,
nhưng bằng sự thuyết phục của ban lãnh đạo xã phối hợp với bên dự án mà đã
được sự chấp thuận của người dân. Người dân đã hiểu được sự quan trọng của
dự án, người được hưởng thụ chính là họ, dự án sẽ nâng cao cuộc sống của
người dân lên, kéo theo sự phát triển mọi mặt.
5. Nếu được làm việc tiếp tục tại dự án với những giải pháp cải tiến sau
Thời gian vừa qua làm việc tại dự án em thấy mình còn nhiều hạn chế,
nếu có thời gian làm việc tiếp tục cho dự án thì em sẽ khắc phục như bố trí
công việc theo đúng thời gian sao cho hợp lí. Thường xuyên có mặt tại công
trình để có them nhiều trải nhiệm thục tế nữa. Thực hiện công việc một cách
khoa học có hiệu quả cao hơn, phân công công việc cho từng thành phần, bộ
phân, cá nhân có trách nhiện trong việc quản lí giám sát công trình từng hạng
mục. Vận động người dân tham gia bảo vệ công trình dự án và coi đây như là
ngôi nhà thứ 2 của mình, có trách nhiệm cao hơn nữa.

16


PHẦN IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
ĐỊA PHƯƠNG NƠI HƯỞNG THỤ DỰ ÁN

Thời gian làm việc tại địa phương vừa qua bản thân em xin có một số
kiến nghị như sau đối với dự án và các cấp chỉ đạo dự án:
Tạo điều kiện xây dựng và thu hút vốn đầu tư của các chương trình
nhằm phát triển kinh tế, đời sống của người dân địa phương.

Cần có các phương án giám sát chặt chẽ việc thi công công trình, có sự
tham gia đóng góp nhiều hơn nữa của người dân.
Làm sao để người dân tham gia nhiều hơn nữa vào công trình, để họ
thấy được tầm quan trọng của họ trong dự án là như thế nào.
Xử lí nghiêm những cá nhân, tập thể có hành vi quấy rối, cản trở dự án.
Kêu gọi nhiều hơn nữa các dự án từ nhà nước hay từ các doanh nghiệp
nhằm phát triển địa phương.

17



×