Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP BÁO PHÁT THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.9 KB, 7 trang )

BÁO PHÁT THANH
KHỐI CÂU HỎI I
Câu 1: Khái niệm báo phát thanh? Trình bày ưu điểm – hạn chế của báo phát
thanh so với các loại hình báo khác? Ví dụ minh họa.
a. Khái niệm: Phát thanh là loại hình truyền thông đại chúng nội dung thông
tin được chuyển tải qua hình ảnh, âm nhạc, lời nói, tiếng động tới công chúng nói
chung hay một nhóm người nghe nói riêng.
Đây là loại hình báo chí hiện đại, sử dụng hệ thống âm thanh phong phú nhờ sử
dụng sóng điện tử và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh trực tiếp tác động vào
thính giác của đối tượng tiếp nhận.
b. Ưu điểm – hạn chế:
- Ưu điểm:
+ Đối tượng tác động rộng rãi nhất: Người nghe có thể không biết chữ và
không thể nhìn được, nhưng họ có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ được diễn
tả bằng âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động) được chuyển tải trên sóng phát
thanh. So với báo in hay báo mạng điện tử thì người đọc phải biết chữ và phải nhìn
thấy. Do đó ưu điểm lớn nhất của báo phát thanh là phù hợp với mọi đối tượng tiếp
nhận.
+ Thông tin lan tỏa nhanh, tiếp nhận đồng thời: Cùng một thời gian phát
sóng, hàng triệu người ở các vùng dân cư khác nhau cũng có thể nắm bắt được
thông tin dù họ đang làm gì, ở bất cứ đâu. Trong khi đó các thể loại báo chí khác,
công chúng phải chủ động tìm kiếm để có được thông tin. Trong cuộc sống, có
những lúc không thể sử dụng truyền hình (như khi đang lái xe trên đường) nhưng
người ta vẫn có thể thu nhận được thông tin qua radio. Mặt khác, không phải tất cả
các đối tượng đều có điều kiện để xem truyền hình như khi nghe radio vì không có
thời gian ngồi xem (vì phải ngừng các công việc khác). Như vậy, có thể thấy việc
tiếp nhận thông tin qua radio thoải mái và tiện lợi chính là một trong những ưu thế
của báo phát thanh. Thính giả của các chương trình phát thanh có thể vừa nghe đài
vừa kết hợp làm những công việc khác trong khi người ta thường chỉ có thời gian
xem truyền hình vào những giờ nghỉ ngơi.
+ Chi phí thấp: Với báo in hay báo điện tử, người đọc phải lựa chọn trả tiền thì


mới xem được thông tin. (Báo in phải mua, hoặc báo mạng phải trả phí cước và có
thiết bị truy cập được internet). Nghĩa là các loại hình báo khác tốn phí trong khi đó
phát thanh trực tiếp đưa thông tin cho người dân miễn phí hoặc chi phí rất thấp.
- Nhược điểm:
+ Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh: Phát thanh sử dụng âm thanh
tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ
chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”. Âm thanh có thể sống động,
thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ
ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều


nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt. So
với truyền hình với hình ảnh âm thanh sống động, báo điện tử hiện đại được tích
hợp ngôn ngữ đa phương tiện (hình ảnh động, video, audio, âm thanh đồ họa) đã thu
hút sự quan tâm của công chúng.
+ Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc muốn xem lại: Đây là điểm
yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo in và báo mạng điện
tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những
thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh
khó lòng làm được như vậy.
+ Thông tin theo trật tự thời gian: Hạn chế khác của phát thanh là thông tin
theo trật tự thời gian. Điều này gây khó khăn trong tiếp nhận của công chúng, công
chúng không được chủ động lựa chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ,
khả năng. Điều này là hạn chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo
điện tử. Với báo in, báo điện tử hay truyền hình, công chúng có thể lựa chọn kênh
yêu thích, nghe theo sở thích thậm chí có thể lưu lại bài báo.
Câu 2: Phân tích đặc trưng báo phát thanh.
a. Tính thời sự: Thu hút công chúng, thông tin mang tính thời sự. Ví dụ:
“Theo tin chúng tôi nhận được...” Hay “vừa, đang, mới...”
b. Tính khuôn mẫu: Thông tin được lặp đi lặp lại -> tự động hóa quá trình

chuyển tải thông tin. Ví dụ: Theo CNN/AFP ngày...tổng thống Pháp vừa có cuộc
gặp gỡ... -> thông tin mềm dẻo, linh hoạt, hấp dẫn chứ không khô cứng.
c.Tính bình giá: Quan điểm đối với sự kiện: Các dạng chương trình phát sóng
trực tiếp, gián tiếp đều xuất hiện yếu tố tương tác. Trong chương trình phát thanh
gián tiếp, dù không xuất hiện nhiều nhưng tính tương tác cũng đã được áp dụng
trong quy trình sản xuất hay thu thập thông tin qua kênh trung gian. Ví dụ: Chương
trình “Hộp thư thính giả” của kênh VOV5 đài Tiếng nói Việt Nam trả lời, giải đáp
thắc mắc những câu hỏi được gửi về từ thính giả Việt kiều ở nhiều đất nước trên
thế giới mà nội dung thư chủ yếu xoay quanh các thủ tục nhập cảnh, nhập quốc
tịch, cấp visa, bảo lãnh…Trong chương trình này, kênh VOV 5 chỉ như một cầu nối
trung gian, chuyển những thắc mắc của thính giả đến các cơ quan chức năng có
thẩm quyền. Sau khi nhận được phản hồi chính xác, thính giả có thể nghe câu trả
lời trên sóng. Chương trình này có sự tương tác giữa thính giả và nhóm sản xuất,
nhưng cần phải mất một thời gian nhất định.
d. Tính đại chúng:
Không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc. (xem lại ưu điểm ở câu 1)
Hạn chế từ chuyên ngành, địa phương. (dùng từ ngữ dễ hiểu, rõ ràng, các câu
thành ngữ, tục ngữ, ca dao...)
Thỏa mãn nhu cầu thông tin của tất cả đối tượng trong XH -> phi đại chúng (bản tin
thị trường chứng khoán...)


e. Tính cụ thể: đối tượng, không gian, thời gian cụ thể, tránh đại từ phiếm chỉ.
(Tránh “Ở một nơi nào đó vừa xảy ra vụ tai nạn thảm khốc...” Hay “Có ai đó nói
rằng sẽ rà soát các cấp, ngành địa phương...)
e. Tính ngắn gọn: Công chúng dễ tiếp nhận thông tin, tiết kiệm thời gian (mô
hình tháp ngược)
Câu 3: Yêu cầu giọng đọc nói đối với phát thanh viên và trình bày kĩ năng đọc
– nói trong phát thanh.
Yêu cầu giọng đọc – nói: Chất giọng đẹp, giọng chuẩn, cách phát âm chuẩn và

có nghệ thuật đọc, nói diễn cảm, lên bổng trầm xuống, tăng giảm tốc độ âm thanh
một cách hợp lí. PTV không được nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm không tròn vành
rõ chữ, diễn đạt từ ngữ thành âm thanh nhưng không trôi tuột đi, mà đọng lại với
người nghe rồi ở lại, nhắc nhớ họ suy ngẫm hoặc thưởng thức. Nghĩa là không chỉ
đọc đúng câu chữ, mà còn biểu đạt sắc thái cảm xúc tác động trực tiếp vào thính
giác để người nghe hình dung và hiểu được thông tin.
Kĩ năng đọc – nói:
Với bản tin: đọc tốc độ nhanh hơn, nhấn mạnh vào con số, dữ liệu, sự kiện hoặc các
động từ mạnh thể hiện nội dung của thông tin
Với bài: chậm hơn, giọng nhẹ hơn tin, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh vào những từ khóa
quan trọng để công chúng nắm bắt thông tin.
- Âm vực, cách sử dụng tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc... Chất
giọng không được đậm đặc tiếng địa phương, sắc giọng phù hợp với sắc thái thông
tin...
- Có cá tính, phong cách riêng.
- Biểu đạt dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống. Người nghe phát thanh bao gồm tất
cả các đối tượng, từ người già đến trẻ em, từ người có học vấn cao đến người không
biết chữ. Do vậy, lời nói phát thanh phải làm sao để thích ứng với mọi tầng lớp
công chúng, sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không
cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu
- Tốc độ vừa phải, tiết tấu nhanh chậm phù hợp với tin bài.
Câu 4: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ báo phát thanh.
a. Không minh họa bằng hình ảnh mà bằng âm thanh (vẽ nên hình ảnh
bằng âm thanh)
- BPT không được diễn tả bằng hình ảnh, do đó PT đã tìm ra sư minh họa
bằng các nguồn khác cũng ở thế giới âm thanh. Muốn người nghe hiểu những gì bài
báo muốn nói thì phải dùng băng ghi âm ghi lại tiếng động, âm nhạc và đặc tính vật
chất, hình tượng ngôn từ -> giàu hình ảnh, sinh động, trực quan cao => giúp công
chúng hình dung/ tưởng tượng không gian, hình ảnh và cảm nhận được sự kiện
đang diễn ra.

- Lời nói: dùng từ để người nghe hình dung sự kiện, các từ láy, tính từ gợi
hình...


- So sánh, đưa hình tượng đời thường, các hình ảnh ví von gần gũi với cuộc
sống của con người.
b.Ngôn ngữ nói: Ngoài thông tin nằm ở ý nghĩa ngôn từ, thông qua ngữ điệu,
âm lượng, chất giọng cung cấp thông tin bổ trợ cho bài.
c.Có tính tuyến tính: xuất hiện phong phú, thông tin xuất hiện theo chuỗi tín
hiệu âm thanh tuyến tính.
d. Mang dấu ấn người đọc, người thể hiện: biểu đạt cảm xúc thông qua giọng
điệu (xem lại câu 3)
e. Mang tính chất độc thoại: Độc thoại là một sản phẩm ngôn từ của một cá
nhân trong hoàn cảnh anh ta là người nói. Phần lớn các thể loại của báo phát thanh
như phóng sự, tin, tiêu điểm... đều mang tính chất độc thoại.
* Chú ý việc sử dụng ngôn ngữ: hạn chế từ địa phương, hạn chế mượn từ nước
ngoài, và sử dụng động từ mạnh.
Câu 5: Trình bày kĩ năng ghi âm trong báo phát thanh.
Câu 6: Trình bày, phân tích các yếu tố âm thanh trong phát thanh: lời nói,
tiếng động, âm nhạc.
a. Tiếng động: những âm thanh trong cuộc sống được thu giữ và phát trong các
chương trình phát thanh.
- Phân loại:
+ Tiếng động tự nhiên: tiếng sóng, xe cộ, tiếng máy chạy, gió mưa, vỗ tay, reo
hò, bước chân.... Tiếng động tự nhiên được thu kèm theo ý kiến phát biểu của nhân
chứng hoặc lời dẫn của PV tại hiện trường.
+ Tiếng động nhân tạo: tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng
tiếng động tự nhiên.
- Vai trò:
+ Tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.

+ Phương tiện tạo ra hơi thở, nhịp điệu của cuộc sống.
+ Có giá trị thông tin bằng cách làm tăng tính chân thực, xác thực thông qua đó
người nghe có thể xác định không gian, thời gian, hình dung ra bối cảnh của vấn đề,
sự kiện.
+ Tạo sự hấp dẫn, đem lại cảm giác gần gũi, thân mật thu hút khán thính giả.
Ví dụ: Đưa tin về lễ khai giảng, mặc dù khán giả không trực tiếp chứng kiến
nhưng thông qua tiếng trống trường kèm theo lời phát biểu của Hiệu trưởng thì
khán giả vẫn hình dung ra được bối cảnh của sự kiện.
b. Âm nhạc: thính giả báo phát thanh tiếp nhận thông tin bằng thính giác, do
đó âm thanh là lợi thế cũng là hạn chế của loại hình báo chí này. Nếu người nghe
phải nghe đi nghe lại những thông tin được bố trí dày đặc, liên tục thì hiệu quả tiếp
nhận thông tin giảm. Khai thác lợi thế âm nhạc trong báo phát thanh sẽ thu hút công
chúng nhiều hơn.


- Phân loại:
+ Nhạc hiệu: xuất hiện ở đầu chương trình tạo ấn tượng quen thuộc cho người
nghe.
+ Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chương trình thành những
phần độc lập với chức năng giống như đường kẻ trên mặt báo in. Đồng thời tạo ra
một sự nghỉ ngơi đối với người nghe đài.
+ Nhạc nền: Những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan đến nội dung tác
phẩm, có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của bài viết.
- Vai trò:
+ Tạo sự hưng phấn, tác động mạnh mẽ vào tâm lý, tạo sự thư giãn để công
chúng tiếp nhận thông tin nhanh và hiệu quả.
c. Lời nói: kí hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất.
Trong PT lời nói chiếm tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp, là đặc trưng để phân biệt
PT với các loại hình khác.
- Phân loại:

Phân chia theo đối tượng thực hiện:
+ Lời nói của PTV: giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt.
+ Lời nói của phóng viên: người chứng kiến, lựa chọn và thẩm định và là người
gián tiếp tái hiện lại sự kiện.
+ Lời nói của các nhân chứng: ý kiến phát biểu của những người có liên quan
trực tiếp và gián tiếp với những vấn đề sự kiện mà tác phẩm đề cập.
Phân chia theo phương thức biểu hiện:
+ Độc thoại: cách nói một chiều do một hoặc nhiều người cùng thực hiện.
+ Đối thoại: có sự tương tác, trao đổi giữa 2 người trở lên.
- Vai trò:
+ Tạo sự xác thực cho thông tin và hấp dẫn cho tác phẩm.
Câu 7: Viết tin phát thanh về cùng một sự kiện vừa mới diễn ra theo cấu trúc
tháp ngược và tháp thường. (mỗi tin 45s)
Tin phải đáp ứng: 5W – 1H
Tháp ngược: đưa thông tin quan trọng, kết quả và nguyên nhân lên đầu tiên.
Tránh lặp từ, dùng từ địa phương, từ ngữ chuyên ngành mang tính trừu tượng, mơ
hồ.
Viết ngắn gọn, dễ hiểu, câu dài -> câu ngắn, nên dùng chủ động.
Viết “chín mươi phần trăm” thay vì 90%.
Dùng các từ “vừa, mới...” thay cho “đã”
KHỐI CÂU HỎI II:
Câu 1: Chọn 1 vấn đề quan tâm và lên kế hoạch tiến hành thu thập thông tin
để xây dựng một tác phẩm phóng sự phát thanh.


Lên kế hoạch phỏng vấn, thời gian, địa điểm, cần tài liệu gì -> thực hiện -> viết bài
phóng sự cho phát thanh -> thu âm bằng phần mềm.
Câu 2: Trình bày nguyên tắc nóng hổi, thân mật và diễn đạt rõ ràng khi viết
cho báo phát thanh. Ví dụ minh họa (xem lại câu 2)
a. Nguyên tắc nóng hổi: Ưu thế lớn nhất của báo phát thanh so với báo in là

tính nóng hổi, tức thời. Tất cả thông tin trên sóng phát thanh đều phải được tạo ra
cảm giác là đang xảy ra, vừa mới xảy ra.
b. Thân mật: viết cho đài phát thanh không phải để biện thuyết hùng hồn mà
phải thân mật. Trong các bản tin, cách viết có thể nghiêm chỉnh về hình thức tuy
nhiên không cứng như lối viết cho báo in. Lời nói bình thường, đơn giản hằng ngày
bao giờ cũng tạo ra được sự thân mật gần gũi hơn so với lối viết cầu kì. Sử dụng
phong cách giao tiếp hằng ngày, khẩu ngữ.
c. Diễn đạt rõ ràng: Là ưu tiên quan trọng trong báo phát thanh. Lời nói là
công cụ của người viết cho phát thanh và cầu nối giữa khán thính giả nghe đài.
Tránh lặp từ, sử dụng từ viết tắt, không được mơ hồ, mập mờ, dùng những từ diễn
tả những hình ảnh cụ thể, phải viết chính xác, giải thích những khái niệm phức tạp
và trừu tượng, nếu không giải thích được tốt nhất không nên dùng. Cẩn thận dùng
những từ có âm giống nhau, lỗi chính tả, phải thông tin một theo trình tự logic.
Câu 3: Hiểu thế nào là viết giản dị, ngắn gọn, hấp dẫn ngay từ đầu và sử dụng
văn nói trong phát thanh.
a. Giản dị, ngắn gọn: tránh từ dài, phức tạp, sáo rỗng hay phi hội thoại. Đơn
giản hóa từ ngữ tối đa, giữ cho câu ngắn và đơn giản. Nên viết các câu có dộ dài
ngắn khác nhau để tạo ra tiết tấu (quá nhiều câu ngắn sẽ đơn điệu tuy nhiên tránh
nhiều câu quá dài lê thê).
b. Hấp dẫn ngay từ đầu: Câu mở đầu là quan trọng nhất, do đó lượng thông
tin phải cô đọng ngay trong câu mở đầu. Vì vậy, nên viết đơn giản, không phức tạp
và cũng không cố trả lời hết 5W – 1H ngay câu đầu. Những điều nên – không nên
làm trong câu mở đầu:
- Tránh dùng nhiều từ lạ, khó đọc, khó hiểu trong câu đầu.
- Cẩn thận với câu mở đầu mang tính nghi vấn, và không đưa quá nhiều thông
tin.
- Tránh đưa thông tin quan trọng ở những từ đầu tiên, cũng không nên để đến
cuối bài mới nói đến những chi tiết quan trọng.
- Không mở đầu bằng mệnh đề phụ.
- Không trích dẫn lời phát biểu ở đầu văn bản.

- Đưa chủ thể trích dẫn lên đầu tiên (Theo PGS Ngô Bảo Châu...)
- Nên dùng “sáng nay, hôm nay, vừa, mới” tránh “đã”.
c. Sử dụng văn nói trong phát thanh: “Nói trước khi viết đó là nguyên tắc
chủ yếu cho tác phẩm báo phát thanh. Muốn bài viết PT tốt thì phải thể hiện bằng
văn nói. Văn nói người ta ưu tiên qui luật ngữ nghĩa rồi mới đến ngữ pháp. Tùy theo


tính chất nội dung mà lựa chọn những cách thể hiện phù hợp nhất để thu hút thính
giả của từng chương trình. Tránh từ nhiều nghĩa, lời lẽ miêu tả quanh co phức tạp,
khó hiểu.
Câu 4: Qui định về trình bày văn bản và dùng con số trong báo phát thanh.
a. Trình bày văn bản:
- Chừa lề 1/3 trang giấy -> ghi chú
- Font chữ Timew New Roman cỡ chữ 13 và giãn dòng 1.5 phổ biến.
- Chú ý lỗi chính tả
b. Dùng con số:
- Dùng “99 nghìn đồng” thay cho “99.000d”
Câu 5: Trình bày phương pháp viết cho người nghe và ví dụ minh họa.
- Sử dụng các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc để khơi gợi trí tưởng
tượng của người nghe, tạo nên bức tranh muôn màu của thế giới hiện thực trước
mắt họ.
- Viết như đang nói cho một người bạn, tạo nên không khí gần gũi, thân mật
và thuyết phục, bởi phát thanh phải nói cho hàng triệu người nghe.
- Nên viết ngắn gọn, giản dị, cụ thể với vốn từ vựng và phong cách giao tiếp
hằng ngày của công chúng, không dài dòng và không làm phức tạp vấn đề.
Câu 6: Kĩ năng cơ bản về dẫn chương trình phát thanh và ví dụ
- Chuẩn bị: đọc trước kịch bản chương trình (kịch bản đề cương để tìm hiểu
trước nội dung và kịch bản chi tiết để nói) -> Nắm rõ nội dung chương trình -> tự
tin về vấn đề đang dẫn.
- Khi dẫn/nói phải kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể -> tạo sự linh hoạt, lấy hơi

cho câu nói tiếp theo.
- Tự tin, thoải mái -> giọng nói có sức sống.
- Nói câu ngắn, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, không dùng từ khó
hiểu, từ đa nghĩa.
- Tránh để chương trình lặng sóng. Phải biết xử lí những tình huống “chết”
sóng trong phát thanh
- Nói gắn liền với cảm xúc -> không gượng gạo khi nói, đồng thời tạo sự bình
tĩnh nghiêm túc.
Câu 7: Xử lí các tình huống thường gặp trong phỏng vấn phát thanh.
a. Chất lượng âm thanh không tốt:
b. Không khí phỏng vấn tẻ nhạt: đặt câu hỏi tạo không khí, có thể xoay quanh
những vấn đề gần với chủ đề phỏng vấn để tạo cảm giác thư giãn...
c. Nhân vật nói quá nhiều: điều khiển buổi phỏng vấn bằng cách xen vào 1, 2
câu hỏi đóng để tiết chế cảm xúc của nhân vật.



×