Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận sinh viên thủ dầu một với việc bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.23 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Khoa Công Tác Xã Hội
™™&˜˜

LỚP : D14XH 02
MÔN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN : THS. LÊ ANH VŨ
ĐỀ TÀI : SINH VIÊN THỦ DẦU MỘT VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
NHÓM 6:
Võ Hoàng Khải (NT)
Phan Bảo Nhi ( NP)
Triệu Thùy Trang
Chu Thị Thanh


Nguyễn Thị Đào
Trần Thị Hoa
Hường Pha

MỤC LỤC
I. Phần mở dầu.
1. Lí do chọn đề tài
2.Ý nghĩa của đề tài:
2.1 Ý nghĩa lí luận
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi nghiên cứu


4.3.1 Phạm vi về nội dung
4.3.2 Phạm vi về không gian
4.3.3 Phạm vi về thời gian
5.Mục đích,mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
5.2. Mục tiêu nghiên cứu
5.2.1. Mục tiêu tổng quan


5.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm
b. Cải thiện chất lượng môi trường
5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp luận
6.2 Phương pháp ngiên cứu
6.2.1 Phương Pháp Phân Tích
7. Câu hỏi nghiên cứu:
8. Khung phân tích:
II. Nội Dung:
Chương 1
1.Các khái niệm liên quan tới đề tài : “ sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một
với việc bảo vệ Môi Trường.
2.Cơ sở lý Thuyết.
Chương 2
1. Thực trạng sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một với việc bảo vệ Môi
Trường.
2 . Chủ trương về nội dung và hình thức giáo dục môi trường chủ yếu:
3. Tầm quan trọng của nhận thức về bảo vệ môi trường.



4. Giải pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên Đại Học Thủ Dầu
Một với việc bảo vệ Môi Trường :
III. Kết luận và kiến nghị:
IV: Tài liệu Tham khảo:

I. Phần mở dầu.

1.Lí do chọn đề tài:
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển
của
đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất
nước, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi
trường sẽ gây
tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Tuy nhiên, môi trường chúng
ta sống
đang bị ô nhiễm và ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân
nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con người. Ảnh hưởng của những t
ác hại
mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi v
ùng,
quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực
lân cận. Việc tàn phá môi


trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh
tế ở đó như thế
nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của

thiên nhiên,
dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. Các tổ chức quốc tế đã dự báo, hành
tinh của
chúng ta có thể sẽ phải gánh chịu những thảm họa môi trường hết sức ng
hiêm
trọng. Nạn mất đất, tình trạng khan hiếm nước ngọt, nạn tuyệt
chủng của các loài
sinh vật là những thảm họa có thể xảy ra trong thế kỷ 21. Theo thống kê
năm
2010 thì các thảm họa về thiên nhiên như: động đất, lũ lụt, núi lửa phun t
rào,
siêu bão, bão tuyết, lở đất và hạn hán đã cướp đi mạng sống của ít
nhất 300.000
người, gây thiệt hại kinh tế khoảng 222 tỷ USD.
Ở Việt Nam cũng giống như những nước đang phát triển khác, có một
thực tế đáng buồn đang diễn ra xung quanh chúng ta đó là: Cuộc sống
ngày càng
hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thi
ện thì
tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông t
hôn


cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không
khí đều bị đe
dọa về sự ô nhiễm. Theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi
trường, ở
nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước và 40% bãi biển đã b
ịô
nhiễm, huỷ hoại về môi trường. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm

nhập vào
đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực
vật đang
có chiều hướng gia tăng.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta thực sự đang là một vấn đề đáng báo
động. Song thật đáng tiếc là hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường tr
ong
trường học chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì
thế
chưa hình thành trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Riêng đối với sinh
viên
trường Đại Học Thủ Dầu Một thì ý thức này được thể hiện như thế
nào? Từ tầm quan trọng và thực tiễn trên, chúng tôi xin chọn
đề tài nghiên cứu: “sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một với việc bảo vệ
Môi Trường” nhằm xem xét, đánh giá ý thức bảo vệ môi
trường của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một, từ đó đề
ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2.Ý nghĩa của đề tài:
2.1 Ý nghĩa lí luận:


Việc nghiên cứu về đề tài:" Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một với Bảo vệ
môi trường ". Trong bối cảnh kinh tế và xã hội càng phát triển,mong
muốn của nhóm thực hiện: Học được phương pháp nghiên cứu,cách nêu
vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu. Thông qua những khía cạnh
nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính
và định lượng về nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vấn
đề bảo vệ môi trường. Đóng góp một phần nào cho hệ thống lí luận và
phương pháp luận về nhận thức về nhận thức của sinh viên Đại học Thủ
Dầu Một về bảo vệ môi trường. Qua việc khảo sát chúng ta có thể tiếp

thu những mặt tích cực. Đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của sinh
viên trong ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua đó giúp sinh viên nói
chung và các cơ quan ban ngành nói riêng có những biện pháp điều
chỉnh kịp thời.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu là cơ hội để nhóm được thực tập và hiểu hơn về
phương pháp nghiên cứu xã hội học. Cung cấp những thông tin và biện
pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu
Một về bảo vệ môi trường. Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức của
sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về bảo vệ môi trường. Đề tài có thể làm
tài liệu tham khảo cho ai muốn tìm hiểu về vấn đề này sâu hơn và cho
các sinh viên khóa sau. Nhóm nghiên cứu có thêm kinh nghiệm cho
mình để thực hiện các cuộc nghiên cứu sau. Qua đó cũng đề xuất một số
khiến nghị dể nhà trường tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về
môi trường giúp nâng cao nhận thức,có trách nhiệm về bảo vệ môi
trường qua đó có những hành động cụ thể.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại


chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh,
những thông tin về môi trường bị ô nhiễm… Bất chấp những lời kêu gọi
bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc trở
nên trầm trọng. Điều này mọi người ai cũng phải suy nghĩ. Bên cạnh đó,
ô nhiễm môi trường còn là vấn đề quan trọng của xã hội ngày nay và
một trong những giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề môi trường là phải
trực tiếp làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về môi trường và việc
bảo vệ môi trường sống xung quanh. Vì vậy, công tác giáo dục môi
trường được quan tâm và đẩy mạnh phát triển trong nhiều năm qua. Về

lĩnh vực môi trường: môi trường là vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chúc
quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu; nhiều cuộc hội thảo và nhiều công trình
khoa học tại Đại học Thủ Dầu Một được công bố:
Kế hoạch tổ chức các hoạt động tháng Thanh niên 2015 với chủ đề:
"Tuổi trẻ Đại học Thủ Dầu Một tiến bước cờ Đảng".
Tầng lớp Học sinh-Sinh viên là một bộ phận đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường cũng như trong công tác giáo dục
môi trường hiện nay mà nòng cốt là lực lượng Sinh viên. Bởi đây là
những người đã có đầy đủ khả năng để nhận biết được hành vi vủa mình.
Những việc làm của họ có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung
quanh. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, trong cộng
đồng Học sinh-Sinh viên cần phải được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả
hơn.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước Việt Nam tới công tác giáo dục
và Đào Tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được thể hiện qua
việc Ban hành các văn bản Pháp luật:
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về BVMT
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH) Đất
nước. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là:”Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”.


Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD và ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo về việc phát động phong trào thi đua” Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013.
Tại Việt Nam đã có một số bô phận giáo viên, giảng viên cũng như sinh
viên ở các trường rất quan tâm tới nhận thức và bảo vệ môi trường, trong
môi trường trường học thông qua các nghiên cứu như :
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thư thuộc Hội Sinh viên Trường Cao

Đẳng Bến Tre-“Nhận thức về nhu cầu bảo vệ môi trường Bến Tre từ góc
nhìn của Hội Sinh viên”. Qua kết quả nghiên cứu trên 396 người gồm có
sinh viên, cựu sinh viên trường Cao Đẳng Bến tre đa số sinh viên còn
chưa nhận thức rõ về bảo vệ môi trường, cho rằng trách nhiệm bảo vệ
môi trường là của nhà trường, các cơ quan chức năng có liên quan. Có
một số ý kiến cho rằng quá trình hoạt động bảo vệ môi trường ảnh
hưởng đến quỹ thời gian học tập, giải trí, nghỉ ngơi. Một phần là do các
tài liệu về ô nhiễm môi trường còn khan hiếm, không gây được hứng thú
đối với sinh viên…Cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho
sinh viên, cựu sinh viên về nhận thức cũng như về bản chất của hoạt
động bảo vệ môi trường. Đồng thời cần chú trọng đến việc hình thành kỹ
năng thực hành, áp dụng thói quen; tăng cường công tác quản lí chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá rút ra kinh nghiệm thường xuyên, có chế độ khuyến
khích cán bộ quản lí, giảng viên và cán bộ Hội sinh viên nêu gương sáng
trong đấu tranh bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu của Th.s Quách Toàn Em và Gv. Nguyễn Thanh Thảo “ Giáo
dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu
học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Chủ đề nghiên cứu về việc tập huấn cho học sinh vai trò của đất, nước,
không khí, môi trường xung quanh, và cả biện pháp khắc phục sự suy
giảm,… Trước tập huấn các em hầu như không hiểu về vấn đề này, sau


tập huấn các em có một ý thức tốt hơn. Vậy có thể nhận ra rằng việc áp
dụng việc dạy học bảo vệ môi trường bằng cách thực hành là khá tích
cực, cụ thể hơn là trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thi, thao giảng,
thuyết trình…
Ở một nghiên cứu khác do nhóm sinh viên trường Đại học Công Nghệ
Thông Tin Gia Định thực hiện năm 2011“Sinh viên với việc xả rác ra
môi trường ở Quận Gò Vấp TPHCM ”. Ở nghiên cứu này được thực

hiện khảosát 200 sinh viên trường Đại học Công Nghệ 4(Gò Vấp), 100
sinh viên trường cao đẳng Kỹ Thuật Vạn XuânGò Vấp), 100 sinh viên
cao đẳng Bách Việt, 100 sinh viên sinh hoạt ở Công viên Gia Định, thấy
được ý thức sinh viên còn quá ké Sinh viên là tầng lớp tri thức nhưng
chính họ không làm gương cho người khác noi theo, với những lí do
biện minh cho hành động xả rác như: thùng rác ở xa, không có thùng
rác, thấy ai cũng vứt nên mình làm theo,đã có người dọn nên không
quan tâm,…Nếu chỉ vì những lí do này mà làm cho môi trường càng xấu
đi thì không thể chấp nhận được. Tuy vậy, vẫn chưa có một luật phạt nào
để răn đe những hành vi đó.
Một nghiên cứu khác tại Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ
sinh học, Đại Học Huế do Nguyễn Thị Hồng Nhật chủ nhiệm:”Thực
trạng và các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở
Đại học Huế”.
Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD
và ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc
tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nhà trường trong thời
gian qua đã mở các chuyên ngành đào tạo về bảo vệ môi trường ở một
số trường thành viên ở bậc đại học và cao học. Đồng thời cũng đã đưa
một số môn học có liên quan đến bảo vệ môi trường vào chương trình


đào tạo ở các ngành học khác. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường đã
góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến căn bản cho toàn thể
đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về ý nghĩa và tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường . Kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường
của cán bộ giảng viên cũng như sinh viên ngày càng được nâng cao. Tác
giả đã tiến hành nghiên cứu qua 60 cán bộ quản lý, 125 giảng viên,630

sinh viên của 3 trường thành viên: Đại học Khoa học, Đại học Sư phạm,
Đại học Kinh tế bằng những phương pháp: khảo sát, điều tra, phỏng vấn
nhanh, thống kê toán học đã thu được kết quả sơ bộ. Có 96.7% cán bộ
quản lý,94.4% giảng viên và 96.7% sinh viên khẳng định công tác giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường Đại học là rất cần thiết. Kết quả này
hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giaó
Dục và Đào Tạo.
Hiện nay, công tác giáo dục môi trường cho Sinh viên vẫn còn nhiều
giới hạn:
Thứ nhất: quỹ thời gian, nguồn lực dành cho giáo dục bảo vệ môi trường
còn nhiều hạn chế.
Thứ hai: nội dung chương trình giáo dục bảo vệ môi trường còn khô
cứng, chưa cập nhật. Gây nên tâm tý cho học sinh sinh viên nói chung
còn chưa nhận thức rõ hay có nhận thức mơ hồ về bảo vệ môi trường.
Đặc biệt họ chưa hiểu rõ trách nhiệm ra sao, cho rằng hoạt động bảo vệ
môi trường là áp đặt, chuyện của nhà trường, của các cơ quan chức năng
có liên quan,v.v.. Một số khác thì cho rằng việc bảo vệ môi trường là rất
hình thức, mất thời gian, ảnh hưởng tới chuyện học hành,… Từ những
quan điểm sai lệch ấy dẫn đến việc việc hưởng ứng bảo vệ môi trường
còn kém, còn chạy theo thành tích và kém hiệu quả.


Thứ ba: diễn biến công tác bảo vệ môi trường ngoài xã hội có tác động
tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong
nhà trường.
Thứ tư: các nguồn tài liệu cho giáo dục bảo vệ môi trường còn khá cao
và hiếm hoi gây nên sự khó tiếp cận cho học sinh, sinh viên cũng như
cán bộ giáo viên, giảng viên.
Từ đó có những biện pháp được đề xuất để nâng cao nhận thức của mọi
người về bảo vệ môi trường hơn.

Đối với sinh viên: Phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chú
tâm học tập, nghiên cứu để mở rộng kiến thức nghề nghiệp, đời sống xã
hội. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội, cộng đồng thông
qua các hoạt động học tập trên lớp, các cuộc thi chủ đề về môi trường
cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường ở ngoài nhà trường…
Đối với nhà trường: Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy.Quản lý việc sử dụng
phương tiện dạy và học trong giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức dự
giờ, thao giảng của giảng viên trong giảng dạy giáo dục bảo vệ môi
trường. Quản lý hoạt động của sinh viên về giáo dục bảo vệ môi
trường.Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Giúp sinh
viên có hiểu biết về pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, nhà
nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức môi trường để tự giác thực hiện
bảo vệ môi trường thông qua công tác nghiên cứu khoa học về môi
trường.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức giáo dục bảo vệ môi
trường cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Xây dựng môi trường sư phạm
“Xanh-sạch-đẹp”. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường về giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên.


Đối với các tổ chức xã hội:Tổ chức các loại hình sinh hoạt, học tập
ngoài nhà trường như tham quan thực tế, cắm trại, lao đông.
Cùng với địa phương tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, các
hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân

Cùng với địa phương tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, các
hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân
cư.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và qua khảo sát thực trạng về quản lý
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh, muốn có được hiệu quả
cao thì cần phải có sự tương tác, hỗ trợ với nhau giữa các nhóm tổ chức
với nhóm thực hiên. Đề tài này của nhóm là một vấn đề mang tính giáo
dục về nhận thức cao cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung về
môi trường hiện nay. Chúng ta cần chung tay vì môi trường hôm nay để
cho ngày mai tươi sáng. Đồng thời, hãy lên tiếng và kêu gọi mọi người
cùng tham gia bảo vệ môi trường. Qua cái nhìn chung về những nghiên
cứu trên, đa số các tác giả đều sử dụng các phương pháp thông dụng
như: phương pháp thống kê toán học; phương pháp phỏng vấn nhanh
kèm theo sử dụng phiếu hỏi để khảo sát, điều tra; phương pháp thu thập
số liệu. Từ đó thấy được khi nói về môi trường thì người ta thường
nghiên cứu về thực trạng môi trường hiện nay và những tác động xấu
của con người tới môi trường. Đó là những đề tài rất được mọi người
quan tâm đến. Cùng với sự nóng bỏng về vấn đề này, nhóm của chúng
em sẽ cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn trong những bài nghiên cứu
sau này của nhóm.
Tóm lại, qua đề tài nghiên cứu của nhóm:” Sinh viên Đại học Thủ Dầu
Một với việc Bảo vệ môi trường”, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều
rằng:“ Môi trường này là của chúng ta, tốt hay xấu là do chúng ta quyết


định. Vì thế, hãy làm thực sự chứ không phải nói bằng miệng, rồi cứ để
nó nằm trên giấy tờ mà không hành động. Hãy có những hành động
đẹpvới môi trường của chúng ta. Tất cả vì một môi trường “Xanh-sạchđẹp”.
4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một với Bảo vệ môi trường (khoa công tác
xã hội).
4.2 Khách thể nghiên cứu: Đoàn trường, sinh viên, người dọn vệ sinh,

chủ căn tin…
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá nhận thức của sinh viên
Đại học Thủ Dầu Một về bảo vệ môi trường.Do hạn chế về thời gian và
kinh nghiệm nhóm nghiên cứu chưa thể nghiên cứu sâu vào việc bảo vệ
môi trường của sinh viên mà chỉ nghiên cứu một mảng nhỏ về phần
nhận thức và hành động của sinh viên về bảo vệ môi trường.Với mong
muốn đề tài sẽ được mở rộng trong tương lai.
4.3.1 Phạm vi về nội dung:
Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường
Địa bàn nghiên cứu: Đại học Thủ Dầu Một: Khảo sát nhận thức bảo vệ
môi trường của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một ở:Nhà học,thư viện,nhà
ăn,sân chơi...
4.3.2 Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Đại học Thủ
Dầu Một
4.3.3 Phạm vi về thời gian:
Tìm chủ đề: 19/05/2015
Viết tổng quan: 26/05/2015-12/06/2015


5.Mục đích,mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu:
Thu thập dữ kiện, nghiên cứu và phát triển những phương pháp, biện
pháp để bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp tại Đại học Thủ Dầu Một.
Bảo vệ môi trường sống của mọi người và cụ thể là trên địa bàn Thành
phố Thủ Dầu Một( nơi nghiên cứu).
5.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại Đại Học Thủ
Dầu Một
nhằm đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao ý thức

bảo vệ
môi trường cho sinh viên khoa Công Tác Xã Hội từ đó làm hạt nhân
tuyên truyền cho mọi người trong trường.
5.2.1. Mục tiêu tổng quan
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải
thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản rác thải ở
trường Đại học Thủ Dầu Một và những nơi xung quanh.
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai
của sự biến đổi khí hậu bất lợi đối với môi trường, ứng cứu và khắc phục
có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra ở trường.
Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong quá
trình phát triển kinh tế.
5.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm:


100% các trường phải trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, xử lý chất thải phải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Xử lý rác thải theongày và bố trí nguồn lao công hợp lý để thu gom rác.
Phân loại rác thải có thể tái sử dụng và không sử dụng được.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của giảng viên, sinh viên nên ý
thức bảo vệ môi trường tốt hơn.
b. Cải thiện chất lượng môi trường:
Phấn đấu tạo dựng môi trường xanh-sạch-đẹp. Đẩy mạnh xã hội hoá
công tác bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh cung cấp oxi cho bầu
không khí…Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh: thu gom rác…Tuyên
truyền tới các giảng viên,sinh viên hạn chế sử dụng túi nilon. Nhà
trường nên lắp đặt các trang thiết bị tận dụng năng lượng mặt trời để sử
dụng. Tổ chức các cuộc mít-tin bảo vệ môi trường tại trường học. Xử
dụng tiết kiệm điện năng lượng,v,v..

5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, sinh viên được trang bị
những kiến thức cơ bản về: yếu tố tác động làm ô nhiễm môi trường, vai
trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại con người
đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường nơi
học tập cũng như ở nơi sinh sống.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp luận:
Sử dụng các khái niệm: Nhận thức, sinh viên đại học Thủ Dầu Một, ô
nhiễm môi trường.


Sử dụng các công thức: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, ma
trận.
6.2 Phương pháp ngiên cứu:
Số Liệu Thứ Cấp: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu trên sách, báo,
mạng.
6.2.1 Phương Pháp Phân Tích:
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê, mô tả thực trạng môi trường tại đại
học
Thủ Dầu Một và bảo vệ môi trường của sinh viên.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi
trường của sinh viên.
7. Câu hỏi nghiên cứu.
1. Bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một
ra sao?
2.Môi trường sống ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành
ý thức của
sinh viên?

3. Vấn đề môi trường trong học tập của sinh viên ra sao?
4. Biện pháp răn đe nhà trường như thế nào?
5. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường của nhà trường ra sao?
6. Các môn học mà nhà trường triễn khai về môi trường có hiệu quả như
thế nào?


7. Theo nhà trường thì cần có những giờ học ngoại khóa để nâng cao ý
thức của sinh viên về bảo vệ môi trường không?
8. Khung phân tích :

9. Nội Dung Dự Kiến : Dựa trên cơ sơ lý luận thuyết hành động của
Max Weber.
Kết quả nghiên cứu: cho ta thấy rằng ý thức của sinh viên còn chưa cao.
Các bạn sinh viên chưa biết thế nào là vai trò và trách nhiệm bảo vệ môi
trường của mình.


II. Nội Dung:
Chương 1
1.Các khái niệm liên quan tới đề tài “ sinh viên Đại Học Thủ Dầu
Một với việc bảo vệ Môi Trường”
Sinh viên: Là những người đang theo học tại các trường cao đẳng hoặc
đại học.
Đại học Thủ Dầu Một: Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập
vào năm 2009 theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của
Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm
Bình Dương, với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo –
nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục
hàng đầu của tỉnh và khu vực.

Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22
tháng 9 năm 2009, là trường Đại học trọng điểm, chịu sự quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủ quản của trường Đại học Thủ Dầu
Một.


Sinh Viên Thủ Dầu Một : Là những người đang theo học cao đẳng hoặc
đại học Thủ Dầu Một.
Bảo vệ môi trường: Báo vệ môi trường là nhũng hoạt động giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường càng ngày càng tốt
hơn, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả
sống do con người và thiên nhiên gày ra cho môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường cũng
đồng thời có nghĩa là bảo vệ cho môi trường bền vững, môi trường
không bị ô nhiễm, không bị suy thoái, không gây tai biến, dáp ứng dược
những nhu cầu về tài nguyên và môi trường của hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhũng nhu cầu ấy cho mai sau. Báo vệ
môi trường bền vững không phải là bảo vệ cái bền vững chết cứng, mà
báo vệ cái bền vững động của sự phát triển dộng cùng với sự hiểu biết
luôn được nâng cao; càng phát triển, môi trường càng được báo đám sự
bền vững cùa một cân bằng sinh thái động.

2.Cơ sở lý Thuyết: Dựa trên thuyết hành động của Max Weber ông
chia hành động ra gồm: trước hết là hành động theo cảm xúc, ông cho
rằng phần lớn con người hành động theo cảm xúc ( tình cảm).
Thứ 2 hành động mang tính truyền thống tức là hành động theo thói
quen xuất phát từ những xã hội hóa ngay từ thuở còn thơ. Tức là hành
động của con người có xu hướng tuân theo giá trị chuẩn mực của cộng
đồng lặp đi lặp lại thành thói quen hàng ngày.

Thứ 3 hành động hợp lý về giá trị là hành động có tính định hướng giá
trị. Khác với hành động theo truyền thống không phải suy nghĩ, còn
hành động theo giá trị là còn xem coi hành động có mang lại giá trị hay
không.


Thứ 4 hành động hợp mục đích, người hành động phải suy nghĩ xem
mình chọn mục đích nào, dùng phương tiện nào để đạt được mục đích.
Từ đó mà Max Weber kết luận rằng :

Như vậy theo Weber muôn nghiên cứu con người phải đặt mình vào
hoàn cảnh sống của từng đối tượng, thâm nhập sâu vào nội tâm của từng
con người. vì con người không chỉ hành động theo một phản xạ mà còn
bị chi phối bởi thế giới nội tâm: tình cảm tư duy. Người ta không chỉ
hành động khi có lợi mà còn vì cái mà người ta coi là có ý nghĩa.
Chính vì những đều đó mà trước hết người sinh viên cần được giáo dục
một cách chi tiết về bảo vệ môi trường, đồng thời nhà trường cần phải
thiết lập hệ thống giáo dục về bảo vệ môi trường cho sinh viên. Tạo nên
một nề nếp nhất định cho sinh viên hành động một cách có giá trị và
mang tính truyền thống thành thói quen mang những mục đích tốt hơn
về bảo vệ môi trường. Để đạt được mục đích đó sinh viên cần có phương
tiện để đạt được mục đích mà phương tiện chính là nhà trường cần lồng
ghép vào trong giáo dục những chuyên mục về môi trường đặt biệt là


bảo vệ môi trường . Tạo nên một truyền thống nhà trường cho sinh viên
tuân thủ và làm theo thói quen tốt về môi trường như thuyết hành động
của Max Weber đã phân tích.
Chương 2
1. Thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến ý thức của sinh viên


Đại Học Thủ Dầu Một Về bảo vệ Môi Trường:
Qua các khảo sát chúng ta nhận thấy được môi trường ở từng nơi đều
khác nhau. Có nơi môi trường đang được cải thiện, có nơi thì môi
trường đang suy giảm..và hầu như mọi sinh viên đều ý thức được điều
này. Họ biết việc xả rác ra môi trường là sai nhưng họ vẫn làm với
những lý do như: không tìm ra thùng rác, xa thùng rác, thấy ngại hay
không quan tâm vì sẽ có người dọn dẹp. Tất cả những lý do trên đều
xuất phát từ nhận thức của họ không tốt và từ thói quen hằng ngày của
họ.
Đa số sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất của hoạt động bảo
vệ môi trường do chưa thể hiện mình có nhu cầu được giáo dục, tổ chức
hoạt động về bảo vệ môi trường để tham gia, học tập (Vì sao phải tham
gia hoạt động bảo vệ môi trường?; bảo vệ môi trường là gì?; Làm thế
nào để bảo vệ môi trường?). Nhiều sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ
nhất nhận thức mơ hồ, phiến diện, có SV hiểu hoạt động bảo vệ môi
trường là chuyện áp đặt, chuyện của nhà trường, của người phục
vụ…, có sinh viên còn cho rằng bảo vệ môi trường rất hình thức, ảnh
hưởng chuyện học hành, mất thời gian, hãy để cho những người
phục vụ làm, …Từ nhận thức sai lệch dẫn đến việc hưởng ứng
hoạt động bảo vệ môi trường mang tính hình thức, kém hiệu quả
2 . Chủ trương về nội dung và hình thức giáo dục môi trường chủ
yếu:


Những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu:
Bám sát các văn bản của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và địa phương trong
chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường , đảm bảo các nội dung,
chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong chính khoá và ngoại
khoá. Xây dựng và phát triển các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

mang tính chất “khung”, tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường theo hướng mở. Phát huy vai trò của sinh viên trong
trường trong quá trình triển khai các nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường:
Ngoài các hình thức mang tính truyền thống được triển khai theo qui
định của chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. đã sáng tạo lồng
ghép, triển khai các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo quan
điểm lấy hành động thực tế để giáo dục, giáo dục bảo vệ môi trường
bằng hành động, thông qua hành động bảo vệ môi trường để giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường. Do có sáng tạo, lồng ghép nên phong trào giáo
dục bảo vệ môi trường có nét khởi sắc, xuất hiện nhiều mô hình mới,
cách làm hay trong giáo dục bảo vệ môi trường.
3.Tầm quan trọng của ý thức sinh viên về bảo vệ môi trường:
Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời
sống và sự tồn tại của con người và môi trường xung quanh chúng ta là
một điều rất quan trọng. Nhận thức đúng đắn từ đó mà hình thành
những hành động đúng đắn giúp tạo thành hạt nhân vươn xa hơn nữa.
Sinh viên là thành phần xã hội với số lượng đông đảo và nâng lực dòi
dào, có khả năng tiếp thu và sáng tạo cao. Từ những hạt nhân sinh viên
sẽ bùng nổ tạo ra những hoạt động mang tính chất bảo vệ môi trường có
tính tích cực, trong diện rộng hơn chứ không phải tại trường Thủ Dầu
Một mà phải vươn xa hơn nữa.
4. Giải pháp giúp nâng cao ý thức của sinh viên việc bảo vệ môi
trường:
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho sinh viên, cán bộ
quản lí và giảng viên nhà trường về bảo vệ môi trường. Nội dung bồi


dưỡng tập trung vào nhận thức về bản chất của hoạt động và chú trọng

đến việc hình thành kĩ năng thực hành, áp dụng thói quen, thông lệ có
lợi cho bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên, có chế độ khuyến
khích cán bộ quản lí, giảng viên và cán bộ Hội sinh viên nêu gương sáng
trong đấu tranh bảo vệ môi trường. Tổ chức tham quan trao đổi kinh
nghiệm, tổ chức các hội thi, thao giảng, thuyết trình, xử lý tình huống
giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường trong tổ chức Hội sinh viên
các cụm trường, giữa các trường trong tỉnh và giữa các tỉnh, thành.
Cung cấp tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường. Trang bị
thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị thiết yếu
cho Hội sinh viên các trường triển khai hoạt động bảo vệ môi trường.
Tập huấn cách sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong giáo dục môi
trường.

III. Kết luận và kiến nghị
Đề nghị ngành giáo dục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích
hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa, hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời khắc phục những hạn chế khi tích hợp
về giáo dục môi trường trong giảng dạy như: lạm dụng thuật ngữ khoa
học chuyên ngành về môi trường, thông tin giáo dục về môi trường
mang tính lý thuyết suông, quá hàn lâm, không vừa sức học sinh từng
khối lớp và thực tiễn ở địa phương, nhà trường.
Các cấp quản lý giáo dục trong trường phải quan tâm thường xuyên đến
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi
trường nên coi đó như một hoạt động chuyên môn trong trường. Bên
cạnh đó, cần nghiêm khắc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng
hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường; đồng thời chú trọng việc
nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng
kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục môi trường.



Để công tác giáo dục môi trường có tính khả thi, nhà trường cần huy
động mọi nguồn lực trong ngành giáo dục và xã hội từng bước đầu tư và
nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về:
ánh sáng, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nước sạch, công
trình vệ sinh đạt chuẩn.
Về công tác tuyên truyền và giáo dục nhà trường cần phải trang bị: phim
tư liệu, tranh ảnh, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục
môi trường, xây dựng vườn trường, góc sinh thái…
Công tác bảo vệ môi trường có trở thành hiện thực hay không, có được
duy trì một cách bền vững hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào công
tác giáo dục thanh thiếu niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường.Tôi rất
mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan
chức năng về bảo vệ môi trường tích cực hơn nữa ủng hộ vật chất và
tinh thần để công tác giáo dục môi trường trong trường học ngày càng cụ
thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, góp phần cho con em chúng ta được
phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, biết sống
thân thiện với môi trường, để việc bảo vệ môi trường dần dần trở thành
nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể.

IV. Tài liệu Tham khảo
1. Châu Quang Hiền, Bến Tre: “Tài nguyên, Môi trường và Phát

triển, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Bến Tre-sở GD và ĐT,2002.


×