Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.89 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
KHOA QTKD & TTTV
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
NGHÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP:CDDQTKD2-K5
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 VÀ KẾT QUẢ DÁNH GIÁ
THỰC HIỆN

TT HỌ TÊN NGÀY SINH XẾP LOẠI
1 NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 04/10/1990
2 TẠ THỊ MAI HƯƠNG 24/11/1990
3 LÊ THỊ HUYÊN 03/06/1990
4 CAO ANH LAI 28/09/1990
5 TỐNG THỊ THU LOAN 17/04/1990
6 NGÔ THỊ MƠ 06/10/1990
7 NGUYỄN THỊ YẾN 30/12/1990
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong
quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường thì vốn nói riêng, tài chính nói chung là vũ khí cạnh tranh quan trọng
của công ty. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng các nguồn
vốn là tiền đề để doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh, tăng trưởng và phát


triển ở hiện tai và trong tương lai.
Điện là loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong
mọi quá trình kinh tế và sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta
đang tiến lên thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì năng lượng điện lại
càng có vị trí quan trọng. Chình vì vậy, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng của các doanh nghiệp điện năng có hiệu
quả hay không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của đền kinh tế và sinh hoạt của
người dân.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhóm em xin chọn "Nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình" làm đề tài của mình tại
Công ty Điện lực Ba Đình. Do trình độ, kiến thức thực tế và khả năng thu thập tài
liệu có hạn nên nhóm em chỉ viết trong phạm vi quản lý sử dụng vốn của Công ty
Điện lực Ba Đình.
PHẦN I:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình
1.3. Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA
ĐÌNH
2.1Tình hình vốn của Điện lực Ba đình
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình
2.3 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
SỬ DỤNGVỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của
Điện Lực Ba Đình
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dung tài sản
lưu động của Điện lực Ba Đình
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng vốn.

PHẦN I:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình :
Điện lực Ba Đình là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực TP.Hà Nội, trước
đây gọi là chi nhánh Điện lực Ba Đình được tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội năm
1999.
Điện lực Ba Đình được thành lập theo quyết định số 09/ĐVN/HĐQT-TCCP-
LĐ ngày 13/01/1999 của chủ tịch Hội Đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt
Nam.
Hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 312897 ngày 27/11/2000, đăng ký
kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực TP.Hà
Nội.
Điện lực Ba Đình có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng,
được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và
uỷ quyền của GĐ Công ty Điện lực TP.Hà Nội.
Trụ sở đóng tại: số 06-phố Hàng Bún-quận Ba Đình-Hà Nội.
Điện thoại : (04) 8239311
Fax: (04) 8294916
Từ khi thành lập, ý thức được vai trò quan trọng của mình Điện lực Ba Đình
đã nỗ lực hết sức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp điện của mình.
Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: bảo tồn và phát triển nguồn vốn
do Công ty Điện lực Hà Nội giao; cung cấp điện thường xuyên và an toàn cho các
cơ quan nhà nước, các cơ quan của tổ chức quốc tế, các cuộc hội nghị được tổ chức
trên địa bàn quận, đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất, thực hiện đầy đủ trách
nhiệm đối với ngân sách nhà nước, tạo công ăn viêc làm cho cán bộ công nhân viên
trong công ty…
Được tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội từ năm 1999, trong 7 năm hoạt động
công ty đã xây dựng cơ sở vật chất tại công ty và hệ thống lưới điện, các
trạm biến áp trên địa bàn quận Ba Đình khá đầy đủ và an toàn. Trong lĩnh
vực kinh doanh Điện lực Ba Đình đã phát triển và có chõ đứng trên thị
trường. Những năm tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty đã và đang

thâm nhập vào lĩnh vực bưu chính viễn thông. Với năng lực cán bộ công
nhân viên của mình trong tương lai công ty sẽ là một trong những doanh
nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh điện năng.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình :
- Kinh doanh điện năng.
- Quản lý, vận hành lưới điện phân phối.
- Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan.
- Thiết kế lưới điện hạ áp.
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp thuộc lưới điện từ 35kv trở
xuống.
- Tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện từ 35kv trở xuống.
- Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng.
Nằm trên địa bàn quận Ba Đình nên Điện lực Ba Đình có một vị trí rất quan
trọng trong việc cung ứng điện. Điện lực Ba Đình phải thường xuyên ảo đảm cung
cấp điện an toàn, ổn định cho các cơ quan trung ương, các cuộc đón tiếp các
nguyên thủ quốc gia, hội nghị, hội thảo của nhà nước và các tổ chức quốc tế diễn ra
trên địa bàn quận. Trong số các phụ tải cấp điện có một số phụ tải rất quan trọng
như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan Chính phủ, Hội trường Ba Đình, cơ quan
ngoại giao và đại sứ quán.
Điện năng là một hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh
tế, khách hàng của ngành điện vô cùng phong phú và đa dạng: các cơ quan, nhà
máy xí nghiệp và cả người dân… Ở Việt Nam, điện năng được nhà nước bảo hộn
và Chính phủ quyết định giá cả. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao trong
cung ứng và sử dụng điện.
Điện năng là hàng hoá đặc biệt trong quá trình sản xuất và cung cấp cho
khách hàng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó không có hàng hoá tồn kho, để điện
năng đến được tay người tiêu dùng cần phải có một hệ thống lưới điện truyền tải đi.
Nó cũng là mặt hàng có thể gây nguy hiểm khi sản xuất và tiêu dùng tuy nhiên lại
không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế.
Một đặc điểm nữa đó là điện năng được khách hàng sử dụng trước sau đó

công ty mới đi đo lượng điện và tính tiền mà khách hàng phải nộp, do đó mà nhiều
khách hàng thành toán chậm, khiến các khoản phải thu của công ty có thể tăng lên,
gây ứ đọng vốn. Ở Việt Nam điện lực là mặt hàng được nhà nước bảo hộ và quyết
định giá cả, do đó những chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến
việc kinh doanh của các công ty điện.
1.3 Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình
Tất cả các phòng ban, đội tổ chức năng trong điện lực đều có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của Công ty Điện lực Hà Nội. Lãnh đạo
Điện lực sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng dễ thực hiện
các mục tiêu của các cấp lãnh đạo.
Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình được thiết kế theo mô hình trực
thuộc chức năng .
- Giám đốc được Công ty Điện lực Việt Nam bổ nhiệm, điều hành Điện lực
Ba Đình theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
Điện lực trước Công ty Điện lực Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ
công nhân viên chức của Điện lực. Giám đốc có quyền quản lý lực lượng lao động
trong toàn công ty, ra quyết địng đề bạt, bãi miễn điều chuyển công tác đối với cán
bộ công nhân viên chức trong điện lực.
- Phó Giám đốc kinh doanh do Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội bổ nhiệm
chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện.
- Phó Giám đốc kỹ thuật do giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội bổ nhiệm,
chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ
khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh bán điện.
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA
ĐÌNH
2.1Tình hình vốn của Điện lực Ba đình :
Dựa vào báo cáo tài chính các năm 2007,2008,2009 của Điện lực Ba đình ta
lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:
BẢNG PHÂN CƠ CẤU TÀI SẢN
Bảng số 1 Đơn vị: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSLĐ và ĐTNH 80.62 27.24
118.91
8 32.17 151.6 32.64
I. Tiền 4.65 1.57 3.254 0.88 2.763 0.59
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu 61.558 20.80 102.317 27.69 126.89 27.31
IV. Hàng tồn kho 7.012 2.37 6.347 1.71 9.982 2.143
V. TSLĐ khác 7.4 2.50 7.0 1.89 11.965 2.577
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và DTDH 215.32 72.75 250.632 67.82 312.98 67.36
I.TSCĐ 209 70.62 144.456 66.50 305.837 65.83
II. Đầu tư TCDH
III.Chi phí XDCBDD 6.32 2.13 6.55 1.77 7.143 1.53
IV. Ký quỹ ký cược dài
hạn
Tổng tài sản 295.94 100 369.55 100 464.58 100
Nguồn: Báo cáo tài chính
Điện lực Ba Đình năm 2007,2008,2009
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản các năm từ năm 2007 đến 2009
tăng lên khá nhanh( tăng hơn 168.64 tỷ đồng). Điều đó có thể đánh giá rằng quy
mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật
cũng được đầu tư đáng kể, đây là một trong những nhân tố đề để Điện lực Ba Đình
tồn tại và phát triển.
TSLĐ và ĐTNH năm 2008,2009 có xu hướng tăng so với năm 2007 trong
khi đó TSCĐ và ĐTDH cũng có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ trong những năm gần
đây công ty đã chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH. Điều này sẽ làm cho
công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì TSCĐ là một

yếu tố rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Tuy đã được đầu tư khá nhiều, nhưng trang thiết bị của công ty vẫn cần nâng cấp
hơn nữa để bảo đảm an toàn, tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động của
công nhân viên trong công ty. Công ty cần tích cực trong việc tìm ra các giải pháp,
tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ.
Mặt khác, ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2009 cũng tăng so với
năm 2007 trong đó đáng kể nhất là sự tăng lên của các khoản phải thu và tồn kho.
Việc đầu tư này làm thay đổi kết cấu tài sản. Điều này chứng tỏ vốn tồn đọng trong
khâu dự trữ khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tài sản cố địng tăng và tài sản lưu động cũng tăng, tuy nhiên lại tăng
do các khoản phải thu và tồn kho tăng lên. Cơ cấu tài sản như vậy là chưa hợp lý,
công ty cần cố các biện pháp để khắc phục, giải quyết việc ứng đọng vốn trong các
khoản phải thu và tồn kho đồng thời đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm bảo đảm an
toàn và giảm tổn thất điện năng trong quá trình cung cấp điện cũng như nâng cao
năng suất lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc quản lý sử dụng vốn thì ngoài cơ cấu tài
sản của doanh nghiệp ta sẽ xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp trong những năm
gần đây:
BẢNG NGUỒN VỐN CỦA ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
Bảng số 2 Đơn vị: Tỷ đồng
NÔỊ DUNG
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Nợ phải trả 236.752 80 94.57 25.88 114.13 24.57
1. Nợ ngắn hạn 216.456 73.14 90.921 24.877 102.44 22.05
2. Nợ dài hạn 15.615 5.28 3.452 0.95 9.56 2.05
3.Nợ khác 4.681 1.58 0.197 0.053 2.13 0.47
B. NVCSH 59.188 20 270.98 74.12 350.45 75.43
1. Nguồn vốn
quỹ

59.188 20 170.32 0.465 250.15 53.84
Tổng nguồn vốn 295.94 100 365.55 100 464.58 100
Nguồn: Báo cáo tài chính
Điện lực Ba Đình năm 2007, 2008, 2009
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm 2008,2009 tăng
nhiều hơn so với năm 2007. Nguồn vốn tăng nhanh là do nợ dài hạn tăng, vốn chủ
sở hữu cũng tăng rất nhiều. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư vào tài sản cố định
chủ yếu dựa vào nguồn vốn các nhà dầu tư.
Các khoản cấu thành nên nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác
trong đó nợ ngắn hạn và nợ khác giảm nợ dài hạn giảm. Như vậy chứng tỏ công ty
đã huy động vốn do các nhà đầu tư, đầu tư vào tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất:
mua máy móc thiết bị điện, công cụ dụng cụ, trả lương cho công nhân viên nhằm
đảm bảo quá trình kinh doanh án điện được liên tục.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn và quỹ
nhưng trong vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh
doanh biến động, điều này chứng tỏ trong năm 2008 khả năng tự đảm bảo về tài
chính và mức độc lập của Điện lực Ba Đình vẫn chưa hiệu quả,có năm 2007 và
2009 quỹ vốn của công ty có sự chủ đông.
Như vậy qua phân tích cơ cấu tài sản và sử dụng nguồn vốn của Điện lực Ba
Đình ta thấy công ty có chú trọng đầu tư vào tài sản cố định do các nhà đầu tư vao
la phần lớn. Trong cơ cấu đầu tư vào tài sản lưu động thì đầu tư nhiều nhất là khoản
phải thu và hàng tồn kho, do đó làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng. Trong khi nợ
dài hạn trong năm giảm chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định ngày càng giảm
đây là một dấu hiệu không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong
tương lai vì việc đầu tư vào tài sản cố định là rất quan trọng, máy móc thiết bị có
hiện đại thì mới có năng suất lao động cao và cho ra những sản phẩm tốt. Do vậy,
trong những năm tới công ty cần có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh lại cho hợp lý
hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện rã nét qua
các chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng số 3
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009
Khả năng thanh toán hiện
hành (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
0.372 1.307 1.470
Khả năng thanh toán nhanh
(TSLĐ – Dự Trữ/nợ ngắn
hạn)
0.340 1.238 1.382
Hệ số nợ
(Nợ/Tổng tài sản)
0.7999 0.24 0.245
- Khả năng thanh toán hiện hành
các năm đều khá cao đây là điều khá tôt đối với công ty, tuy nhiên nó đang có
dấu hiệu giảm. Điều này số nợ phải trả của công ty ngày càng tăng. Công ty cần có
những biện pháp khắc phục.
- Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm tức là trong những năm gần đây
công ty vẫn vay nợ nhưng ngày càng giảm
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một
lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề
quản lý sử dụng sao cho hiệu quả mới là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn là
việc làm rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đồng
thời đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn của công ty.
Hiệu quả quản lý sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất
kinh doanh mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ quản lý điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế chính trị-xã hội-văn hoá,
phong tục tập quán, tính mùa vụ…nên hiệu quả quản lý sử dụng vốn cũng không

nằm ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Điện lực Ba Đình là một công ty kinh doanh điện năng hạch toán phụ thuộc
vào Công ty Điện lực Hà Nội nhưng có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Sản
phẩm của Điện lực là một dạng hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá
trình kinh tế cũng như tiêu dùng hàng ngày nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của
điện lực cũng thay đổi theo thời gian. Để phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn
của Điện lực Ba Đình, ta lần lượt phân tích hiệu quả quản lý sử dụng của toàn bộ
vốn và từng nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
2.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn:
Hiệu quả sử dụng tổng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ta xem xét, phân tích các chỉ tiêu sau:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN
Bảng số 4 Đơn vị : tỷ đồng

CHỈ TIÊU
2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Doanh thu 410.55
418.6
5
419.86 8.1 1.97 1.21 0.28
2. Lợi nhuận 4.5 5.78 7.8 1.28 28.44 2.02 34.94
3. Tổng vốn 295.94 365.55
464.5
8
69.61 23.52 99.03 21.31
4. Hiệu suất sử
dụng toàn bộ
vốn = (1):(3)

1.387 1.145 0.903 0.12 0.08 0.01 0.013
5. Tỷ suất
LN/DT = (2):
(1)
0.011 0.014 0.018 0.158 14.436 1.669 124.785
6. Tỷ suất
LN/Vốn = (2):
(3)
0.0152
0.015
8
0.016 0.018 1.209 0.020 1.639
* Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2007: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1.387
đồng doanh thu.
Năm 2008: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1.145
đồng doanh thu giảm 0.242 đồng.Ta thấy doanh thu tăng lên nhưng hiệu suất sử
dụng tổng vốn vẫn giảm, điều này là do tổng vốn của công ty tăng lên và tốc độ
tăng nhanh hơn doanh thu.
Năm 2009:1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được
0.903đồng doanh thu giảm 0.242 đồng. Cũng tương tự như 2008, năm 2009doanh
thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn kinh doanh lớn hơn nên làm cho hiệu suất
sử dụng của tổng vốn vẫn bị giảm. Hơn nữa trong năm này tỷ suất trên tổng vốn lại
giảm rất nhanh cho thấy việc tăng vốn kinh doanh của công ty là chưa hiệu quả.
Như vậy hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng
tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, do đó doanh thu được tạo ra bởi một đồng vốn
giảm theo các năm. Như vậy, công ty đã huy động được các nguồn vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh tuy nhiên do hiệu suất của tổng vốn giảm hàng năm nên việc
sử dụng vốn của công ty chưa có hiệu quả còn có giải pháp kịp thời.

* Tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu được xác định bằng cách chia
lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó cho biết một đồng doanh thu thi tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2007: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.011 đồng lợi nhuận.
Năm 2008: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.014 đồng lợi nhuận tăng 0.003
đồng so với năm 2007.
Năm 2009: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.018 đồng lợi nhuận tăng 0.004
đồng so với năm 2008.
Như vậy, ta thấy rằng so với năm 2008 năm 2009 doanh thu tăng lên khá
nhanh lợi nhuận lại tăng chậm .Điều này chứng tỏ chi phí, các khoản phải thu và
tồn kho tăng rất nhanh làm cho doanh thu tăng nhưng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu tăng không đáng kể. Công ty cần có các giải pháp để thu hồi các
khoản phải thu và giải phóng tồn kho, đồng thời tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn. Chỉ tiêu này phản
ánh một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2007: 1đồng vốn thu được 0.0152đồng lợi nhuận.
Năm 2008: 1đồng vốn thu được 0.0158 đồng lợi nhuận, tăng 0.0006 đồng so
với năm 2007.
Năm 2009: 1đồng vốn thu được 0,016 đồng lợi nhuận tăng 0.02 đồng so với
năm 2008.
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh
doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Bảng số 5 Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU

Năm Chênh lệch
2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Doanh thu
410.55
418.6
5
419.86 8.1 1.97 1.21 0.28
2. Lợi nhuận
4.5 5.78 7.8 1.28 28.44 2.02 34.94
3. VCĐ bình 209 144.45 305.8 -64.55 -30.88 161.4 111.73

×