ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOUNDFORGE 8 SOẠN GIẢNG TRÒ CHƠI ÂM
NHẠC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY ÂM NHẠC TRƯỜNG
TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự
phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật
trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả
trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm
nhạc tuy không đào tạo các em thành ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn
học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho
các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn
diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Phân môn Âm nhạc cùng với
các môn học khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở
người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới,
mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ – năng động – sáng
tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và
thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây xựng đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Không những thế, giáo dục Âm nhạc cho thế hệ trẻ là
một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và
phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN,
bảo tồn các bản sắc văn hoá dân tộc. Phân môn Âm nhạc còn mang lại cho thế hệ trẻ
cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo
dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mỹ nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ
Việt Nam thành những người “phát triển cao về trí tuệ, vẻ đẹp về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách, qua thăm lớp dự giờ, tham
khảo các tài liệu, và trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng chúng ta có thể
-1-
“làm mới” giờ dạy của mình bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Trong số đó
“Trò chơi Âm nhạc” là cách làm đang được giáo viên chúng ta khai thác nhiều. Đây
là cách giúp giáo viên có thể trình bày vấn đề một cách sinh động, thu hút, dễ lôi
cuốn học sinh tham gia giao tiếp một cách tự nhiên, hứng thú..
Các trò chơi đó sẽ tạo ra những hiệu ứng lớn trong việc giúp các em khắc sâu
kiến thức, phát triển kỹ năng và đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh theo mục tiêu đổi mới. Nhưng việc vận dụng trò chơi thể nào để có thể phát huy
tối đa hiệu quả của trò chơi còn tùy thuộc vào người giáo viên. Khi tổ chức trò chơi
âm nhạc thì cần phải có nhiều đồ dùng, đạo cụ, mà những thứ đó phải có thời gian
chuẩn bị cả về phương tiện lẫn kinh phí. Vì sự tốn kém cũng như phải mất nhiều thời
gian chuẩn bị, phải sử dụng nhiều thao tác, máy móc để có thể thực hiện các trò chơi
âm nhạc theo ý tưởng của giáo viên.
Để có thể khắc phục được những hạn chế trên cũng như phát huy được vai trò
của trò chơi âm nhạc trong dạy học. Là một giáo viên dạy môn âm nhạc tôi đã thực
sự quan tâm tới điều này. Vì vậy trong khoảng thời gian vừa qua tôi đã học tập,
nghiên cứu ứng dụng về sự hỗ trợ của công nghê thông tin trong việc soạn giảng.
Đặc biệt là các phần mềm biên tập âm thanh giúp hỗ trợ đắc lực và hiệu quả trong
khâu soạn giảng trò chơi đạt hiệu quả tối ưu cho các ý tưởng của giáo viên cũng như
hạn chế được các chi phí cũng như phương tiện máy móc.
Vì thế sau khi đã giảng dạy môn Âm nhạc tại Trường TH Phù Đổng – Xã Gia
Kiệm – Thống Nhất - Đồng Nai, tôi đã chọn cho mình nội dung nghiên cứu đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOUNDFORGE 8 SOẠN GIẢNG TRÒ CHƠI ÂM
NHẠC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY ÂM NHẠC TRƯỜNG
TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG”.
2. Mục đích chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó
khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
-2-
tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là
một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái. Thông
qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, múa vận động phụ
hoạ và đặc biệt là các trò chơi âm nhạc giúp các em thêm yêu thích Âm nhạc và ước
mong được học âm nhạc. Trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, kỹ xảo vận động
cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn
minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện và tự tổ chức
các trò chơi âm nhạc. Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát
triển trí tuệ, thẩm mĩ, phát hiện và bồi dưỡng những hạt nhân năng khiếu. Trong quá
trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng những trò chơi âm nhạc vào hoạt
động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng phần mềm Soundforge 8 soạn giảng trò chơi
âm nhạc đạt hiệu quả cao trong giảng dạy âm nhạc trường Tiểu học Phù Đổng.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Phù Đổng – Huyện Thống
Nhất – Tỉnh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình được học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn
trong quá trình công tác. Các phương pháp giúp tôi tập trung và nghiên cứu chính là:
Phương pháp quan sát thực tế.
Phương pháp phỏng vấn đối tượng
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp kích thích tư duy
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
-3-
5. Đóng góp của đề tài:
Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy học môn Âm
nhạc đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học, làm tăng sự hứng thú của học sinh và
thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp của tôi trong
quá trình giảng dạy môn Âm nhạc tại trường TH Phù Đổng – Huyện Thống Nhất –
Tỉnh Đồng Nai.
6. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Ứng dụng phần mềm Soungforge 8 vào soạn giảng trò chơi âm
nhạc đạt hiệu quả cao
-4-
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Việc tổ chức hoạt động trò chơi trong âm nhạc được xem là một phương tiện
giáo dục sinh động, vì mục đích của hoạt động này là giáo dục những cá nhân cụ thể.
Đồng thời giúp các em tiếp cận, lĩnh hội kiến thức âm nhạc dễ dàng mà hiệu quả, tạo
niềm yêu thích của các em với môn học này. Từ đó hình thành thái độ ý thức học tập
một cách đúng đắn.
Thông qua mỗi hoạt động trò chơi, mỗi cá nhân phát huy được trí tưởng
tượng, sáng tạo, trí thông minh, óc quan sát nhạy bén, tự chủ, tháo vát, ứng xử nhanh
nhẹn, khéo léo, đồng thời rèn luyện tính trung thực, bạo dạn, hòa đồng đoàn kết, kỉ
luật và tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên, người giáo
viên phải xác định mục đích, ý nghĩa của trò chơi. Qua trò chơi, sẽ đem lại hiệu quả
giáo dục như thế nào với tập thể tham gia. Và tất cả quá trình nghiên cứu trên, tôi
muốn đưa âm nhạc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm
hồn, trí tuệ, thể chất, để khi rời ghế nhà trường các em có thể hoàn thiện mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Khái quát về trường TH Phù Đổng – Huyện Thống Nhất:
Trường TH Phù Đổng nằm trên đường Quốc lộ 20, thuộc Ấp Đông Kim – Xã
Gia Kiệm – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai. Đây là khu vực đông dân cư
nhưng đa số đều làm nghề nông nên điều kiện cho con em đến trường gặp rất nhiều
khó khăn. Nhờ sự vận động, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng ở địa phương và sự cố
gắng không ngừng của tập thể trường TH Phù Đổng nên đa phần học sinh cũng được
tạo mọi điều kiện thuận lợi khi đến lớp. Nhờ đó mà các em đều có tinh thần học tập
tốt và rèn luyện tốt. Trường đã được công nhận là trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc
-5-
gia mức độ 1 vào năm 2013 với nhiều thành tích nổi bật về chất lượng giáo dục cũng
như các phong trào thi đua trong ngành phát động.
Tập thể nhà trường với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có
lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và
không ngừng học hỏi nâng cao trình độ.
Trường có cơ sở vật chất đầy đủ phòng học và các phòng chức năng đáp ứng
đầy đủ theo nhu cầu dạy và học, vui chơi của giáo viên và học sinh.
Bên cạnh đó nhà trường cũng có Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm và
chia sẻ đến các công tác của nhà trường trong quá trình dạy học và giáo dục học
sinh.
Tuy nhiên do đa số học sinh của trường vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế nên
các hoạt động vui chơi của các em còn gặp nhiều hạn chế về thời gian cũng như điều
kiện sinh hoạt. Từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm lo và giáo dục học
sinh một cách toàn diện.
1.2.2. Thực trạng việc dạy Âm nhạc cho Học sinh Trường Tiểu học Phù
Đổng Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai:
Thực tế những năm học trước do nhà trường vẫn chưa có Giáo viên chuyên
nhạc nên hầu hết các em chỉ được học Âm nhạc do các Giáo viên chủ nhiệm lớp trực
tiếp giảng dạy. Dẫn đến các em phần lớn chỉ học đủ chương trình Âm nhạc quy định,
ít được tiếp cận thường xuyên với những phương tiện dạy học Âm nhạc mới. Đồng
thời các em cũng không có nhiều thời gian để được chơi các trò chơi Âm nhạc trong
các tiết học được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và hình thức. Từ đó nhiều học sinh trở
nên thụ động và dè dặt đối với chương trình và các hoạt động liên quan đến phân
môn Âm nhạc.
-6-
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOUNDFORGE 8 VÀO SOẠN
GIẢNG TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
2.1 Giới thiệu khái quát về phần mềm Soundforge 8:
2.1.1 Giới thiệu tính năng phần mềm Soundforge 8:
- Phần mềm Sony Soundforge được biết đến như là một phần mềm biên tập và
xử lý âm thanh kĩ thuật số chuyên nghiệp. Đặc tính của phần mềm này là tính tương
tích rất cao, đáp ứng được nhu cầu biên tập âm thanh của bất kì một máy tính cá
nhân nào sử dụng hệ điều hành MS Windows, và đặc biệt là có thể sử dụng với bất kì
loại soundcard nào.
- Các ứng dụng cơ bản của phần mềm Sony Soundforge:
- Thu âm kĩ thuật số.
- Biên tập và xử lí âm thanh.
- Biên tập và xử lí video (ứng dụng này còn nhiều hạn chế).
- Lưu trữ và xử lí âm thanh với nhiều định dạng File nhạc MP3, WAV, WMA...
- Phần mềm rất có ích trong việc soạn thảo các trò chơi âm nhạc khác nhau,
giúp ta chủ động về mặt thời gian, sự linh hoạt trong tổ chức trò chơi cũng như gây
được hứng thú cũng như kích thích sự sáng tạo của học sinh. Từ đó hiệu quả dạy và
học sẽ cao hơn rất nhiều so với các phương pháp dạy học truyền thống.
2.1.2 Cách sử dụng phần mềm:
* Cách cài đặt phần mềm:
- Yêu cầu khi cài đặt: hệ điều hành phải có tiện ích Microsoft.NET Frame
work1.1.
- Chạy lần lượt các file : Dotnetfx.exe
NDP1.1sp1-KB867460-x86.exe
Soundforge 80d.exe
- Chạy file “keygen.exe” để lấy số đăng ký.
-7-
- Khi chạy file Soundforge 80d.exe màn hình xuất hiện như sau:
-
đến
Nhấp
nút
“Next
để
tiếp
tục
khi
xuất
hiện
cửa
Nhấp
nút
sổ:
-
“Install”
để
bắt đầu cài
đặt:
- Nhấp nút Finish để hoàn tất quá trình cài đặt và khởi động chương trình lần
đầu tiên ta điền số đăng kí do nhà sản xuất cung cấp vào ô trống. Nhấp nút “Next” để
bắt đầu sử dụng chương trình.
* Một số thao tác soạn thảo, chỉnh sửa thường dùng:
Chọn một đoạn dữ liệu: Rê chuột trên bảng tiến trình của dữ liệu, đoạn được
chọn là đoạn được bôi đen trên giao diện.
-8-
Xóa một đoạn dữ liệu: Chọn dữ liệu cần xóa, Nhấn nút Delete trên bàn phím
hoặc dùng lệnh Edit – Clear.
Các bước cắt một đoạn âm thanh
- Dùng chuột bôi đen đoạn nhạc đã chọn rồi copy (Ctrl + C)
- Tạo một tập tin mới (Ctrl +N)
- Dán dữ liệu (Ctrl + V) vào bảng tiến trình của tập tin mới.
- Sau đó lưu tập tin. Có thể lưu tập tin dưới nhiều định dạng khác nhau.
- Việc lưu dưới nhiều định dạng khác nhau sẽ giúp ta có thể tích hợp âm thanh
vào bải giảng Powerpoint một cách dễ dàng dưới nhiều hình thức cần theo yêu cầu
-9-
của trò chơi như lồng nhạc vào ô chữ hay hình ảnh mà không bị hạn chế về mặt kỹ
thuật. VD như File nhạc Mp3 không thể lồng cho chạy nhạc cùng hình ảnh hay ô
chữ, số, mà chỉ có File nhạc Wav mới cho phép chạy nhạc cùng với ô chữ hay số đã
lựa chọn. Điều này cũng giúp cho File âm thanh không bị mất đi khi dùng ở một máy
tính khác không có lưu file âm thanh đó, giúp cho giáo viên có thể sử dụng trò chơi ở
bất kỳ máy tính nào mà không sợ lỗi kỹ thuật.
- Tương tự như thao tác trên ta có thể thay thế lời hát cần tìm bằng tiếng
chuông hay khoảng lặng cho đoạn nhạc đã bôi đen và dùng các phím tắt để biên tập
trò chơi điền từ còn thiếu trong câu nhạc, và một số trò chơi tích hợp khác.
Chỉnh âm lượng:
- Chọn dữ liệu cần chỉnh (nếu chỉnh toàn bộ thì không cần đánh khối để chọn)
- Dùng lệnh Process – volume: điều chỉnh cần gạt để thay đổi âm lượng.
- 10 -
Tăng, giảm tốc độ
- Chọn dữ liệu cần chỉnh (nếu chỉnh toàn bộ thì không cần đánh khối để chọn
- Dùng lệnh Process – Time Stretch: điều chỉnh cần gạt để thay đổi tốc độ.
Lồng ghép vào trò chơi trong bải giảng Powerpoint
- Từ File nhạc Wav đã lưu ta chọn và lồng ghép chạy nhạc cùng hình ảnh, ô
số, Shaps… cần thiết cho trò chơi theo ý tưởng của giáo viên.
- 11 -
2.2. Lợi ích của phương pháp dạy học bằng trò chơi:
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật động , nghệ thuật của âm thanh của ca từ. để có
thể cảm nhận được hết những tinh túy của nghệ thuật này cũng như phát huy hết
được thế mạnh của bộ môn này trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh thì đòi hỏi
người giáo viên không chỉ sử dụng những phương pháp truyền thống như thuyết
giảng, trình bày, biểu diễn mà còn phải lồng ghép những hoạt động trò chơi bổ ích
trong giờ học. Các trò chơi đó sẽ tạo ra những hiệu ứng lớn trong việc giúp các em
khắc sâu kiến thức, phát triển kỹ năng và đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh theo mục tiêu đổi mới. Nhưng việc vận dụng trò chơi thể nào để có thể
phát huy tối đa hiệu quả của trò chơi còn tùy thuộc vào người giáo viên.
Khi sử dụng trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo
đối tượng để tăng giảm độ khó dễ chứ không phải “nhất cử nhất động” rập khuôn
một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu
âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một
ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi thực đơn gây hứng thú cho
các em. Vừa là người quản trò và trọng tài nên thầy cô phải công minh, khách quan
tránh gây mất đoàn kết giữa các đội.
Âm nhạc là nghệ thuật động nên trong các tiết dạy đều có phần hát và tập đọc
nhạc đi kèm không có tiết học nào thuần lý thuyết cả. Tâm lý HS cũng vậy cứ đến
giờ học nhạc là các em hiếu động hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch
phá. Vì thế chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu
kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất
cả cũng đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ dạy mới thực sự thành
công.
- 12 -
Một số trò chơi và cách chơi thường sử dụng trong dạy học Âm nhạc ở
Tiểu học:
- Nghe nhạc đoán tên bài: Nhằm củng cố phân môn học hát và tập đọc nhạc,
GV cho nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc, đội nào có câu trả lời
đúng và nhanh nhất sẽ được điểm.
- Nghe giai điệu xướng lời ca: Sau khi nghe một đoạn giai điệu bài hát, đội
nào đọc hoặc hát lại đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng.
- Điền tên bài hát vào tên tác giả: GV cho hai bảng phụ có tên tác giả và tên
bài hát để HS gắn lại với nhau theo kiểu kết cột. Trò chơi này có thể sử dụng trong
phân môn học hát và âm nhạc thường thức.
- Giải ô chữ: Từ các ô chữ cho sẵn, các đội sẽ lần lượt chọn số thứ tự hàng
ngang hàng dọc để trả lời theo gợi ý giống như mở từ khóa trong chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia”.
- Chính tả tiếp sức: GV đọc tên ký hiệu lần lượt mỗi em viết thành ký hiệu
trên khuông nhạc. Trò chơi này bổ trợ cho phân môn nhạc lý.
- Lặp lại tiết tấu hoặc giai điệu: HS lặp lại một giai điệu (khoảng 10 nốt nhạc)
đề nghị các em lặp lại cho đúng. Số điểm tùy vào lần nghe đầu tiên hay các lần nghe
sau đó.
- Trò chơi đồng diễn - thể dục đồng diễn: Lấy nốt son làm chuẩn cho HS thay
đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc. Trò chơi
này phát triển kỹ năng nghe và kích thích phản xạ nhanh cho HS.
2.3 Sử dụng phần mềm Soundforge 8 vào các trò chơi trong quá trình
soạn giảng
Trên thực tế, tôi đã tổ chức, áp dụng một số trò chơi biên tập bằng công nghệ
phần mềm trong các tiết dạy như sau:
- 13 -
2.3.1. Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát:
- Đây là trò chơi có thể áp dụng được trong hầu hết các tiết học. Tùy thuộc vào
nội dung của tiết học mà ta chọn quy mô cho trò chơi cho phù hợp.
- Đây là trò chơi nhằm củng cố phân môn học hát. Hs nghe những câu nhạc
trong các bài hát được biên tập theo ý tưởng của giáo viên.
- Ứng dụng phần mềm vào biên tập trò chơi ta sẽ có thế lồng nhiều đoạn nhạc
cùng một lúc vào một slide giúp các thao tác trong khi tổ chức trò chơi trở nên đơn
giản và cũng giúp giáo viên có thể chủ động trong việc tổ chức trò chơi
- Đối với tiết học hát hoặc ôn tập một bài hát ta có thể cho HS chơi trò chơi nhỏ
trong phần củng cố hoặc kiểm tra bài cũ.
- Đối với tiết ôn tập nhiều bài hát ta có thể tổ chức thành trò chơi lớn với nghe
và đoàn tên các bài hát đã học theo tinh thần thi đua theo nhóm, giáo viên cũng có
thể tổ chức kèm theo các câu hỏi phụ để tạo sự kịch tính cũng như tinh thần thi đua
sẽ phát huy mạnh mẽ.
- VD: Đoán tên bài hát trong phần kiểm tra bài cũ – Hs nghe và đoán tên bài hát
trong thời lượng phát hai câu nhạc
- 14 -
- Đoán tên bài hát trong trò chơi lớn khi ôn tập nhiều bài hát – HS chọn bất kỳ
đoạn nhạc nào mà em thích và trả lời tên bài hát khi nghe 2 đến 3 câu nhạc.
2.3.2 Trò chơi nghe và điền từ còn thiếu trong câu nhạc:
- Trò chơi này có thể áp dụng vào các trong tiết học hát hoặc ôn tập một bài hát.
- Đây là trò chơi nhằm giúp các em phát triển sự nhạy bén, xử lý nhanh.
- Tùy vào thời lượng tiết dạy ta có thể tổ chức dưới nhiều hình thức như trò chơi
nhỏ trong phần củng cố hoặc một hoạt động lớn.
- Trò chơi này củng có thể được thiết kế cùng trò chơi nghe nhạc đoán tên bài
hát trong cùng một trò chơi lớn trong tiết ôn tập nhiều bài hát sẽ càng làm tăng thêm
sự bất ngờ, không nhàm chán khi chỉ biên tập một trò chơi cho một hoạt động.
- 15 -
- VD: HS nghe và đoán từ còn thiếu trong câu nhạc trong trò chơi nhỏ ở phần
củng cố
- VD: HS nghe và đoán từ còn thiếu trong câu nhạc trong trò chơi lớn ở phần
củng cố
2.3.3 Trò chơi hát câu còn thiếu trong đoạn nhạc.
- Học sinh nghe kết hợp hát theo đoạn nhạc đang phát sau đó hát tiếp câu còn
thiếu trong đoạn nhạc giống trò chơi âm nhạc đang nổi hiện nay trên truyền hình.
- 16 -
- Đây là trò chơi được tổ chức theo hình thức mới đòi hỏi Học sinh phải tư duy
liên tục và tập trung cao độ khi chơi.
- Trò chơi phát huy được tính thích ứng nhanh, tư duy liên tục, khắc sâu kiến
thức đã học, vận dụng một cách hài hòa khả năng nghe, hát, hoặc biểu diễn đối với
học sinh có năng khiếu và năng động.
- Trò chơi này nên tổ chức trong các tiết ôn tập cuối kỳ sẽ phát huy được hết
khả năng của học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào trò chơi một cách tự
nhiên, không gây áp lực cho học sinh trong quá trình ôn tập, biểu diễn.
- Trò chơi có thể chơi dưới nhiều hình thức như cá nhân, nhóm tùy thuộc vào
tình hình đặc điểm từng lớp để áp dụng và phát huy hết hiệu quả của trò chơi.
- VD:
2.3.4 Trò chơi ô chữ
- Nội dung trò chơi là Học sinh giải các ô chữ hàng ngang, hàng dọc theo các
gợi ý như: câu hỏi, đoạn nhạc, tranh minh họa để tìm ra câu trả lời,
- Đây là trò chơi mang tính kết hợp nhiều trò chơi nhỏ vào một trò chơi lớn
nhằm giúp Học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học được thiết kế mang tính
đồng bộ, có cấu trúc logic.
- 17 -
- Đây cũng là trò chơi đòi hỏi học sinh phải tư duy liên tục và phản ứng nhanh
để tìm ra đáp án một cách nhanh nhất.
- Trò chơi này nên thiết kế trong các tiết ôn tập cuối kỳ, có nhiều thời gian để tổ
chức trò chơi một cách hiệu quả.
- VD:
Ngoài các trò chơi về âm thanh, giáo viên có thể kết hợp kèm theo các trò chơi
như:
-
Ghép tranh đoán tên bài hát.
-
Xem tranh đoán bài hát.
-
Nối cột tên bài hát và tác giả.
-
Gõ tiết tấu đoán bài hát.
Giáo viên có thể kết hợp các trò chơi lồng ghép vào nhau thành trò chơi chính,
trò chơi phụ hỗ trợ để làm tăng thêm sự kịch tính, thi đua… làm tăng sự sinh động
trong các trò chơi.
- 18 -
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trò chơi trong âm nhạc đã đưa lớp học vào một không gian đặc biệt, tạo nên
được không khí sinh động trong giờ giảng. Nó như có sức cuốn hút và gây nhiều
hứng thú cho học sinh kể cả những em thụ động, chưa tập trung. Không khí sôi nổi
đó đã choáng chỗ và đẩy lùi được cách dạy lý thuyết suông nặng nề nhàm chán. Đặc
biệt trò chơi đã thực hiện nhiệm vụ là chất xúc tác, keo kết dính vô hình giúp học
sinh tự tin, mạnh dạn hơn, nhanh chóng hòa đồng và dễ cởi mở đoàn kết. Ý chí tinh
thần đồng đội cũng được rèn luyện qua trò chơi.
Các trò chơi biên tập theo công nghệ mới đã thu hút được sự chú ý học tập
môn Âm nhạc của học sinh. Đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu tiếp cận với công
nghệ mới, được trải nghiệm các trò chơi đang nổi như trên truyền hình. Tạo ra được
nguồn tư liệu hỗ trợ tích cực trong công tác soạn giảng, ngân hàng trò chơi phong
phú, được thay đổi thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đổi mới liên tục của phát triển
giáo dục theo thời gian.
Âm nhạc là nghệ thuật động nên trong các tiết dạy đều có phần hát và tập đọc
nhạc đi kèm, không có tiết học nào thuần lý thuyết cả. Tâm lý học sinh cũng vậy cứ
đến giờ học nhạc là các em hiếu dộng hơn, nhất là những em hay ngịch phá, vì thế
chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu kiến thức thì
mới có hiệu quả. Dù trong lớp có học sinh hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng
đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Để được như vậy thì giáo viên phải vận dụng linh
hoạt tùy theo đối tượng, nội dung, không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có
năng khiếu âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Có như thế các em mới phát
- 19 -
triển toàn diện, đồng đều và góp phần năng cao chất lượng giáo dục cho học sinh
theo xu hướng phát triển không ngừng của đất nước.
Trên đây tôi chỉ mới đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân tôi đã
được chắt lọc từ thực tế tham gia giảng dạy qua mấy năm học. Song đó là kinh
nghiệm của riêng tôi trong phạm vi dạy học tại trường. Nhưng để phù hợp với điều
kiện từng trường thì chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong quý
thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp sẽ có những ý tưởng hay hơn, bổ ích hơn, để góp
ý bổ sung nhằm hoàn thiện hơn những ý tưởng tôi vừa nêu trên, để tôi có thêm hành
trang phục vụ chuyên môn của mình ngày càng tốt hơn trong những năm học tiếp
theo.
Tôi xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-
Sách âm nhạc lớp: 1, 2, 3, 4, 5.
-
Sách giáo viên lớp: 1, 2, 3, 4, 5.
-
Phần mềm Sony Sound Forge: />
Sách ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường cao
đắng sư phạm – Nhà xuất bản đại học sư phạm.
Người viết đề tài
Hoàng Thụy Uyên Khanh
- 20 -