Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa Đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.57 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2,0 điểm)
Con người là nguồn lực bậc nhất để phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy trình bày:
1. Đặc điểm của nguồn lao động nước ta.
2. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đối với
vấn đề việc làm ở nước ta.
Câu 2 (3,0 điểm)
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy:
1. Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ.
2. Tại sao ngành công nghiệp điện lực coi là ngành công nghiệp trọng điểm?
Câu 3 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
NĂM 1995  2010
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm

1995

2010

Nhà nước

91977

668300

Ngoài nhà nước

122487



941800

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

14428

370814

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần
kinh tế của nước ta trong hai năm 1995 và 2010.
2. Rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi qui mô, cơ cấu GDP phân theo
theo thành phần kinh tế nước ta từ 1995 đến 2010.
Câu 4 (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu
Long.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 2
Câu 1. 1. Đặc điểm của nguồn lao động:
– Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và còn tăng nhanh (dẫn chứng).


– Chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất có khả năng
tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh. Tuy nhiên còn thiếu tác phong công nghiệp, kỹ
luật lao động chưa cao.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao (dẫn chứng).
– Phân bố: Không đồng đều cả số lượng và chất lượng (dẫn chứng).
2. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đối với
vấn đề việc làm ở nước ta

– Theo ngành: Đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và các
ngành dịch vụ đa dạng hóa các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
– Theo lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng trọng
điểm sản xuất lương thực thực thực phẩm, các khu cồng nghiệp, khu chế xuất. Hình
thành các vùng kinh tế năng động, vùng kinh tế trọng điểm.
+ Ảnh hưởng đến việc làm
– Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đưa nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản
xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn … góp phần giải quyết việc
làm ở nông thôn.
– Phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở
thành thị tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên.
– Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và
nguồn lao động giữa các vùng miền góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất
cho người lao động.
Câu 2. 1. Công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ:
* Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực:
– Bắc bộ: Tập trung ở Đồng bằng Sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung
công nghiệp cao nhất nước, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với sự chuyên môn
hóa khác nhau công nghiệp đã tỏa theo nhiều hướng khác nhau (lưu ý học sinh trình
bày cụ thể từng hướng).
– Nam bộ: Hình thành một dải công nghiệp trong đó nổi lên các trung tâm công
nghiệp hàng đầu như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
– Khu vực Duyên hải miền Trung nổi lên một số trung tâm công nghiệp có ý
nghĩa: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
* Hoạt động công nghiệp thưa thớt, phân bố lẻ tẻ như: Tây Bắc, Tây Nguyên...


2. Ngành công nghiệp điện lực được coi là ngành công nghiệp trọng điểm
a. Công nghiệp điện lực có thế mạnh lâu dài

* Cơ sở nguyên liệu phong phú vững chắc
– Than các loại (nêu trữ lượng, phân bố, chất lượng).
– Dầu khí (nêu trữ lượng, phân bố).
– Tiềm năng thủy điện (nêu tiềm năng, phân bố).
– Các nguồn năng lượng khác…
* Có thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu ngày càng tăng
– Các ngành kinh tế ngày càng được mở rộng quy mô sản xuất.
– Phục vụ nhu cầu người dân ngày càng tăng.
* Sự phát triển mạnh mẽ của các bộ phận khai thác nhiên liệu
– Than: Số lượng ngày càng tăng: (dẫn chứng) phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện.
– Dầu: Sản lượng tăng nhanh (dẫn chứng).
– Khí đốt: Phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chủ yếu ở phía nam.
b. Hiệu quả kinh tế cao
– Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lần lượt ra đời phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho nhu cầu của người dân (dẫn chứng
các nhà máy thủy điện, nhiệt điện).
– Đem lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế (tất cả các ngành sản xuất đều cần điện).
+ Xã hội (việc làm, phân bố dân cư).
+ Môi trường (dẫn chứng).
c. Tác động đến tất cả các ngành kinh tế
+ Quy mô sản xuất.
+ Kỹ thuật – công nghệ.
+ Chất lượng sản phẩm.
+ Số lượng sản phẩm.
Câu 3. 1. Vẽ biểu đồ
a. Xử lý số liệu (%)
(Bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua 2 năm 1995
và 2010).
b. Tính bán kính

Lấy R1 tương đương năm 1995 = 1 (cm) tùy chọn


R2 = ….?
c. Vẽ biểu đồ
Yêu cầu
– Chọn dạng biểu đồ tròn vẽ chính xác, thẩm mỹ, đẹp (Vẽ biểu đồ khác không
cho điểm).
– Đảm bảo độ chính xác bán kính đã tính.
– Có chú giải và tên biểu đồ.
2. Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét: Từ năm 1995 – 2010
– Tổng giá trị GDP của nước ta tăng gấp bao nhiêu lần, dẫn chứng.
+ Giá trị thành phần kinh tế Nhà nước tăng gấp bao nhiêu lần, dẫn chứng.
+ Giá trị thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng gấp bao nhiêu lần, dẫn chứng.
+ Giá trị thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp bao nhiêu lần,
dẫn chứng.
– Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế:
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm nhưng vẫn chiếm vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nước ta.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
b. Giải thích
– Tổng giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta tăng là kết quả của
công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế – xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, tăng cường giao lưu mở cửa với thế giới và khu vực…
– Sự thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế có sự khác nhau là do tốc độ tăng
trưởng không đều nhau của các thành phần kinh tế.
Câu 4. 1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta
– Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

– Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
– Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
– Địa hình chịu ảnh hưởng sâu sắc của con người.
2. Giống nhau và khác nhau giữa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông
Cửu Long.
a. Giống nhau


– Đều do các hệ thống sông lớn bồi đắp hình thành, là các đồng bằng châu thổ
rộng lớn nhất nước ta, hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông.
– Bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng địa hình tương đối bằng
phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nên trở thành
những vùng nông nghiệp trù phú.
b. Khác nhau
Tiêu chí

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn

Bồi đắp bởi phù sa của Bồi đắp bởi phù sa hệ thống

gốc

hệ thống sông Hồng và sông Tiền và sông Hậu.
sông Thái Bình.

Diện tích Diện tích nhỏ: 15000ha Diện tích lớn: 40000ha (4

(1,5 triệu ha).
Địa hình

Đất đai

triệu ha).

– Cao ở rìa tây và tây – Bằng phẩng, thấp hơn
bắc, thấp dần ra biển, Đồng bằng sông Hồng có hệ
có hệ thống đê ngăn lũ. thống kênh rạch chằng chịt,
– Bề mặt đồng bằng bị không có đê ngăn lũ.
chia cắt thành nhiều ô.

– Có nhiều ô trũng lớn: Đồng
Tháp mười, Tứ Giác Long
Xuyên

Khai thác từ lâu, biến đổi
mạnh, được phù sa bồi
đắp thường xuyên ở
ngoài đê, trong đê không
được phù sa thường
xuyên, có nhiều ô trũng
ngập nước.

– Mới được khai thác.
– Đất được bồi đắp phù sa.
– Diện tích đất nhiễm mặn,
phèn lớn.


Thuận
– Phát triển lương thực – – Phát triển lương thực
lợi
và thực phẩm, rau quả cận thực phẩm, nuôi trồng thủy
khó
khăn

nhiệt.

sản...

– Một số nơi bị bạc màu, – Đất bị nhiễm mặn, phèn
glây hóa.
mặn, khó cải tạo…



×