Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa Đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.35 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Thiên nhiên nhiều đồi núi ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế – xã hội?
2. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
Câu 2 (3,0 điểm)
Tây Nguyên là một trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Anh (chị)
hãy trình bày:
1. Sự phân bố một số cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Tây Nguyên.
2. Các vấn đề đặt ra và giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở vùng này.
Câu 3 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA
Diện tích

Sản lượng

Trong đó sản lượng

lúa cả năm

lúa cả năm

lúa đông xuân

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)


1995

6766

24964

10737

1999

7654

31394

14103

2000

7666

32530

15571

2002

7504

34447


16720

2003

7452

34569

16823

2005

7329

35833

17332

2006

7325

35850

17588

Năm

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong giai đoạn
1995 – 2006.

2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta.
Câu 4. (2,0 điểm)


Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào được xác định là
ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp trọng điểm?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Câu 1. 1. Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội Viêt Nam.
a. Thuận lợi:
– Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để phát triển công nghiệp.
– Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật
rừng nhiệt đới.
– Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp.
– Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn.
– Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà
Lạt, Sa Pa….
b. Khó khăn:
– Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho khai
thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho phát triển
kinh tế – xã hội.
– Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét,
xói mòn, trượt lở đất và có nguy cơ phát sinh động đất. Ngoài ra còn có các thiên tai khác như
lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm rét hại…
2. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
– Về lượng mưa.
+ Đông Trường Sơn: Mưa vào thu – đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay
có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là mùa

khô.
+ Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn
nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng.
– Về nhiệt độ:


Có sự chênh lệch giữa hai vùng (nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào,
Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình).
Câu 2. 1. Sự phân bố một số cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên
– Cây cà phê:
+ Là cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên. Diện tích cà phê khoảng 450 nghìn
ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
+ Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất: 170,4 nghìn ha, chiếm 38,3% diện tích cà phê
của Tây Nguyên.
+ Có hai loại cà phê chính:
 Cà phê chè: Trồng ở các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ, ở Gia Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng.
 Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
– Cây chè:
+ Chè được trồng ở các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm
Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Chè được chế biến tại nhà máy chế biến chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
– Cây cao su: có diện tích lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk.
– Cây dâu tằm: có diện tích lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đơn
Dương, Đức Trọng).
Ngoài ra còn một số cây công nghiệp khác như hồ tiêu, điều…
2. Các vấn đề đặt ra:
– Do mở rộng diện tích trồng cà phê quá nhanh nên nông dân đã trồng trên các đất dốc, sự
mở rộng không hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật rừng.
– Mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã hạ thấp nhiếu so với trước đây nên tình t rạng thiếu

nước tưới trong mùa khô trong những năm gần đây hết sức nghiêm trọng.
– Công nghệ sau thu hoạch còn yếu. Cà phê mới được phơi khô ở các gia đình là chính, việc
phân loại và chế biến sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nên giá cà phê xuất
khẩu thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra trong những năm gần đây giá cà phê trên thị trường thế
giới không ổn định làm cho việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn.


3. Giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên
– Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có
kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc tu bổ vốn rừng, để đảm bảo nguồn nước ngầm
trong mùa khô.
– Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm,
vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
– Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Bổ sung
lao động có chuyên môn kĩ thuật…
– Đảm bảo tốt vấn đề lương thực trong vùng.
– Tăng cường thuỷ lợi (kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện), đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê vào
mùa khô.
– Ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên.
– Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến
cà phê.
Câu 3. 1. Vẽ biểu đồ:
– Biểu đồ kết hợp (vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm).
– Chính xác về khoảng cách năm.
– Có chú giải và tên biểu đồ.
– Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ.
2. a. Nhận xét:
– Trong giai đoạn 1995 – 1999 diện tích lúa cả năm tăng gần 1 triệu ha. Tuy nhiên giai đoạn
1999 – 2006, diện tích lúa cả năm có chiều hướng giảm, từ gần 7,7 triệu ha năm 1999 xuống còn
hơn 7,3 triệu ha năm 2006.

– Ngược lại, cũng trong giai đoạn nói trên:
+ Sản lượng lúa cả năm tăng (số liệu chứng minh).
+ Sản lượng lúa đông xuân tăng (số liệu chứng minh), và có tốc độ tăng nhanh hơn (số liệu
chứng minh).
b. Giải thích:


– Diện tích lúa cả năm giảm chủ yếu là do một phần đất lúa đã được chuyển mục đích sử
dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở, trong quá trình công nghiệp hoá và đô
thị hoá.
– Sản lượng lúa cả năm tăng lên chủ yếu là do thâm canh, tăng năng suất. Vì thế, diện tích
giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng.
– Sản lượng lúa đông xuân cũng tăng nhanh một phần do tăng diện tích gieo trồng nhưng chủ
yếu do tăng năng suất bởi vụ đông xuân tránh được mùa mưa bão, ít sâu bệnh, năng suất cao và
ổn định.
Câu 4. 1. Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm:
Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và có tác động mạnh
mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
2. Các ngành công nghiệp trọng điểm:
– Công nghiệp năng lượng.
– Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
– Công nghiệp dệt – may.
– Công nghiệp hoá chất – phân bón – cao su.
– Công nghiệp vật liệu xây dựng.
– Công nghiệp cơ khí – điện tử….
3. Giải thích:
Nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm với mục đích:
– Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị
trường.
– Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới.

– Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.



×