Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa Đề số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.07 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SÔ 8
Câu 1 (3,0 điểm)
Vị trí địa lí của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành các đặc
điểm tự nhiên Việt Nam. Anh (Chị) hãy:
1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí – lãnh thổ của nước ta.
2. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí
địa lí – lãnh thổ quy định.
Câu 2 (2,0 điểm)
Tại sao thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hoá rất phức tạp? Giải thích sự
khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 3 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 1995  2010
Tổng số dân

Số dân thành thị

(triệu người)

(triệu người)

Tốc độ gia tăng
dân số (%)

1995

71,9

14,9


1,65

1998

75,5

17,4

1,55

2000

77,6

18,8

1,36

2001

78,7

19,5

1,35

2003

80,9


20,9

1,47

2005

83,3

22,4

1,30

2010

86,9

26,5

1,12

Năm

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta
trong giai đoạn 1995 – 2010.
2. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2010.
Câu 4 (2,0 điểm)
Trình bày tình hình phát triển du lịch ở nước ta. Phân tích những yếu tố, tiềm
năng để phát triển du lịch.



ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SÔ 8
Câu 1. 1. Đặc điểm vị trí địa lí – lãnh thổ của nước ta:
* Vị trí địa lý:
– Hệ tọa độ: trên đất liền (vĩ độ 8034’B – 23023’B; kinh độ 102010’Đ –
109024’Đ); trên biển các đảo kéo dài (phía tây 1010Đ, phía đông 117020’Đ, phía
nam 6050’B).
– Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực
Đông Nam Á.
– Vị trí địa lý nước ta có tính chất bán đảo: vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa
tiếp giáp với Thái Bình Dương.
– Vị trí nằm trọn trong múi giờ thứ 7.
* Lãnh thổ:
– Vùng đất liền:
+ Diện tích đất liền và các hải đảo: 331212km2 (Niên giám thống kê 2006) Biên
giới: chiều dài đường biên giới với Trung Quốc (hơn 1400km), với Lào (gần
2100km), với Campuchia (hơn 1100km), bờ biển: 3260km.
+ Hệ thống đảo và quần đảo: nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có
quần đảo lớn là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa)
– Vùng biển:
Diện tích hơn 1 triệu km2. Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
– Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn về độ cao
bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam trên đất liền được xác định bởi đường biên
giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
2. Vị trí địa lí quy định các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, trong đó có
“tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa”:
– Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần
và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
– Nằm rìa bán đảo Trung Ấn, giáp Biển Đông – quy định tính chất bán đảo của

thiên nhiên Việt Nam.
– Giáp Biển Đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính chất ẩm.
– Nằm ở trung tâm khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa,
giao tranh với tín phong của vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí
hậu, các thành phần khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.


Câu 2. Giải thích nguyên nhân
– Thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hoá rất phức tạp. Nguyên nhân:
Do tác động của độ cao địa hình với các luồng gió mùa mùa đông và gió mùa
mùa hạ kết hợp với hướng của các dãy núi. Thể hiện rõ nhất ở sự phân hoá thiên
nhiên: Đông – Tây (Bắc Bộ) và Đông – Tây (Trường Sơn).
– Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa hai vùng Đông Bắc và
Tây Bắc.
+ Vùng núi Đông Bắc: hướng vòng cung của các dãy núi đón nhận trực tiếp khối
khí lạnh (gió mùa Đông Bắc) từ phương Bắc tràn xuống làm cho mùa Đông đến có
mùa đông lạnh rõ rệt nhất toàn quốc. Vùng Đông Bắc có nhiệt độ thấp hơn vùng Tây
Bắc từ 2 – 30C, ở vùng núi thấp cảnh quan thiên nhiên mang sái thái cận nhiệt.
+ Vùng núi Tây Bắc: khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn, vào mùa hạ gió mùa
Đông Nam bị các khối núi, cao nguyên nằm ở phía Nam (như cao nguyên Mộc
Châu) ngăn cản. Luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng Tây
Bắc, nên mùa mưa ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm. Phần phía Nam của
vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...) còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây
Nam khô nóng, ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô.
Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao. phần phía Bắc của vùng tập
trung nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh núi vượt trên 3.000m, xuất hiện đai
rừng cận nhiệt và đai rừng ôn đới trên núi.
Câu 3. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta
trong giai đoạn 1995 – 2010

Yêu cầu:
– Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2 trục tung).
– Chia khoảng cách năm chính xác.
– Có chú giải.
– Chính xác các số liệu thể hiện trên biểu đồ.
– Tên biểu đồ.
2. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2010
– Nhận xét:
+ Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến năm 2010 tăng
lên 86,9 triệu người, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu người.


+ Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số thành thị ở nước ta
vẫn còn thấp 26,89% năm 2005, 29,6% năm 2010.
+ Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn tỷ suất
gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,12% năm 2010.
– Giải thích:
+ Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn
tăng nhanh.
+ Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số dân thành thị
tăng lên cả về qui mô và tỉ trọng.
+ Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình.
Câu 4. Trình bày tình hình phát triển du lịch ở nước ta. Phân tích những yếu tố,
tiềm năng để phát triển du lịch.
* Tình hình phát triển du lịch ở nước ta:
– Trong những năm qua, ngành du lịch Việt nam có tốc độ tăng trưởng nhanh về
số lượng và khách quốc tế. Năm 1990 chỉ có 25 vạn khách du lịch vào nước ta thì
đến năm 2000 đã có trên 2 triệu khách du lịch quốc tế.

– Lượng khách du lịch trong nước cũng tăng nhiều: năm 1990: 01 triệu du khách
đến năm 2000 trên 11 triệu. Thu nhập từ du lịch mang lại cho Nhà nước gần 10,5 tỷ
đồng năm 2000.
– Cơ cấu khách du lịch quốc tế có thay đổi tuy nhiên lượng du khách quốc tế đến
nước ta đông nhất là Trung Quốc (1996: 35%; 2000: 33%), các quốc tịch khác, Hoa
Kỳ Nhật Bản, Việt kiều, Anh, Pháp, Thái Lan…
* Phân tích những yếu tố, tiềm năng để phát triển du lịch:
– Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ấm áp có sự phân hóa theo độ cao: khí hậu biển,
khí hậu núi cao.
+ Bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo, nhiều vũng vịnh thuận lợi hình
thành nên các địa điểm du lịch lý tưởng (dẫn chứng).
+ Có nhiều hang động, vườn quốc gia, các suối nước khoáng, nhiều danh lam
thắng cảnh, đặc biệt là các di sản thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận.
(dẫn chứng).
– Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di sản văn hóa thế giới (dẫn chứng).


+ Các di tích lịch sử, cách mạng.
+ Lễ hội truyền thống.
+ Các làng nghề cổ truyền.
– Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,
khả năng cung cấp điện nước).
– Cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, dịch vụ…)
đảm bảo cho việc lưu lại, vận chuyển và các nhu cầu khác của du khách.
– Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch cũng được đào tạo nâng cao trình
độ, tay nghề.
– Đường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng và nhà nước. Chiến dịch
tuyên truyền, quảng cáo cho du lịch.




×