Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi thử đại học môn Hóa khối A, B lần 3 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc năm 2014 - có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.32 KB, 10 trang )

I. PHẦN CHUNG: Dành cho tất cả các thí sinh( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: X là dẫn xuất đibrom sinh ra khi cho isopentan phản ứng với brom có chiếu sáng. Thủy phân hoàn
toàn X cho hợp chất hữu cơ đa chức Y hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của Y là
A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 8.

Câu 2: Nung 8,13 gam hỗn hợp X gồm hai muối natri của 2 axit cacboxylic (một axit đơnchức và một
axit hai chức) với vôi tôi xút dư thu được 1,68 lít khí metan (đktc). Hãy cho biết nếu đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp X bằng oxi thì thu được bao nhiêu gam Na2CO3?
A. 5,565 gam.

B. 6,36 gam.

C. 4,77 gam.

D. 3,975 gam.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 7,84 lít CO2 (ở đktc)và 10,8 gam
H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 10,35 gam Na thu được chất rắn cókhối lượng nặng hơn 10 gam
so với X. Hai ancol trong X là
A. metanol và etanđiol.

B. metanol và propan-1,3-điol.

C. etanol và propan-1,2,3-triol.


D. metanol và etanol.

Câu 4: Trong các hợp chất sau: C3H4O2, C4H6O2, C3H6O2, C4H8O2. Hãy chọn hợp chất là este mà khi bị
thuỷ phân có thể thu được 2 sản phẩm đều có phản ứng tráng gương:
A. C3H6O2 và C4H8O2.

B. C3H4O2 và C4H6O2.

C. C4H6O2 và C4H8O2

D. C3H4O2 và C3H6O2.

Câu 5: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau
khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Số gam muối có trong dung dịch X là
A. 40,2 gam

B. 38,4 gam

C. 32,6 gam

D. 36,6 gam

Câu 6: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là
A. 25,625 tấn

B. 37,875 tấn.

C. 5,806 tấn.


D. 17,857 tấn

Câu 7: Xác định chất X trong dãy chuyển hóa sau:

Câu 8: X, Y, Z, T là các khí khác nhau: O3, F2, Cl2, O2. Sục X vào (KI + hồ tinh bột) thấy có màu xanh.
Sục Y vào dung dịch NaCl sinh ra khí Z. Thổi Z vào lá Ag đun nóng không thấy Ag mất ánh kim. T làm
tàn đóm đỏ thấy bùng cháy. Hỏi O3 là khí nào?
A. X

B. Z

C. T.

D. Y


Câu 9: Cho các chất sau: axit benzoic(X), axit acrylic(Y), axit propinoic(Z). Sự sắp xếp theo chiều tăng
dần tính axit là:
A. X < Y
Câu 10: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18
mol H2SO4 thu được dung dịch X và 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 0,04 mol Cu vào X
thấy có khí NO tiếp thục thoát ra, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của
m là
A. 23,76.

B. 19,44.

C. 28,00.


D. 16,94.

Câu 11: Cho 15,2 gam một hợp chất hữu cơ A phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu
được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B chỉ thu được hơi nước và 23,6 gam hỗn hợp muối khan C. Đốt
cháy hoàn toàn C thu được Na2CO3, 14,56 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
Biết công thức phân tử của A trùng với công thức đơn giản nhất, số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là
A. 12

B. 8

C. 13

D. 14

Câu 12: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được 11 gam chất rắn Y và O2. Trộn lượng
O2 trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : VKK = 1 : 3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z.
Cho vào bình 0,576 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 25% thể tích. Giá trị m là
A. 12,92.

B. 12,672.

C. 12,536.

D. 12,73.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
B. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
C. Ở nhiệt độ cao, tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.

D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần
Câu 14: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít
NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch
Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe
đã cho vào là
A. 11,2 g.

B. 9,6 g.

C. 16,24 g.

D. 16,8 g.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 4,41 gam hỗn hợp Na2O và NaNO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư thu được dung
dịch X. Cho 2,43 gam Al vào dung dịch X. Thể tích khí ở đktc tối thiểu có thể thu được là (biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 1,344 lít.

B. 2,016 lít.

C. 0,672 lít.

D. 1,008 lít.

Câu 16: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm
-NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,
Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị


của m là

A. 8,389 gam

B. 5,580 gam

C. 58,725 gam

D. 9,315 gam

Câu 17: Cho các dung dịch sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: đường mía, đường mạch nha, lòng
trắng trứng, giấm ăn, fomalin, ancol etylic. Thuốc thử dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là
B. Cu(OH)2/OH - .

A. xô đa.
C. dung dịch AgNO3 trong NH3.

D. dung dịch nước brom.

Câu 18: Loại phân đạm nào sau đây có độ dinh dưỡng nhỏ nhất?
A. (NH4)2SO4.

B. (NH2)2CO.

C. NH4NO3.

D. NaNO3.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic,
oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X
bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam xà phòng ?
A. 18,64.


B. 11,90.

C. 21,40.

D. 19,60.

Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch NaHCO3.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm metyl fomiat, axit axetic, glucozơ và etilen glicol thu
được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của etilen glicol trong
hỗn hợp có giá trị là
A. 31,5%

B. 43,8%


C. 46,7%

D. 23,4%

Câu 22: Đun nóng hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6, C6H14 và H2 trong bình kín với áp suất 4 atm có xúc tác
Ni để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y
là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
A. 24.

B. 32.

C. 18.

D. 34.

Câu 23: Trộn 100 ml dung dịch A (KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 200 ml dung dịch B (NaHCO3


1M và Na2CO3 1M) thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch D (H2SO4 1M và HCl 2M) vào
dung dịch C thu được V lít CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn)và dung dịch E;
Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 19,7 gam và 11,2 lít

B. 59,1 gam và 9,6 lít

C. 66,3 gam và 11,2 lít

D. 56,46 gam và 12,32 lít

Câu 24: Xét phản ứng:

Số mol HNO3 để phản ứng vừa đủ với 0,03 mol Cu2S là:
A. 0,16 mol

B. 0,10 mol

C. 0,08 mol

D. 0,32 mol

Câu 25: Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số
electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion.
B. X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
C. Đơn chất Y tác dụng với N2, O2 ở nhiệt độ thường.
D. Hợp chất tạo bởi X và Y có trong khoáng vật xinvinit.
Câu 26: Cho X, Y, G có cấu hình e lớp ngoài cùng là: ns2np1 ; ns2np3 và ns2np5. kết luận nào đúng ?
A. bán kính nguyên tử X < Y < G

B. độ âm điện X > Y > Z.

C. tính phi kim : X < Y < G

D. X, Y, G đều là các phi kim.

Câu 27: Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Caosu là những polime có tính đàn hồi
C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên

B. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp


D. Caosu buna-S gồm cao su với lưu huỳnh

Câu 28: Trường hợp nào tốc độ phản ứng giảm.
A. Thêm H2O vào hỗn hợp NaOH và CH3COOC2H5 đang phản ứng.
B. Đun nóng hỗn hợp Fe trong H2SO4 loãng.
C. Khuấy trộn bột Al trong dung dịch NaOH.
D. Thêm MnO2 vào dung dịch H2O2 đang phân huỷ.
Câu 29: Cho 10,6 gam hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10N2O2 phản ứng với một lượng vừa đủ dung
dịch NaOH đun nóng, thu được 9,7 gam muối khan và khí Y bậc 1 làm xanh quỳ ẩm. Công thức cấu tạo
của X là
A. NH2COONH2(CH3)2.

B. NH2COONH3CH2CH3.


C. NH2CH2CH2COONH4.

D. NH2CH2COONH3CH3.

Câu 30: Hỗn hợp M gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn
toàn một lượng M cần dùng 21 lít O2 sinh ra 11,2 lít CO2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Công thức của
Y là
A. CH3CH2CH2NH2.

B. CH3CH2NHCH3.

C. C2H5NH2.

D. CH3NH2.


Câu 31: Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch

Câu 32: Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích
hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X gồm các gluxit, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác
dụng với một lượng H2 dư ( Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là:
A. 80%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Câu 33: Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng
thu được (m + 6,2g) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng
chất rắn thu được bằng bao nhiêu?
A. (m + 4,8) gam

B. (m + 0,8)gam

C. ( m ) gam

D. (m + 3,2) gam

Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 19 gam chất hữu cơ X thu được m1 gam chất Y và m2 gam chất Z. Đốt
cháy hoàn toàn m1 gam chất Y cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn
m2 gam chất Z cần 0,3 mol O2 tạo ra 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Biết X có công thức phân tử trùng với
công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là:
A. C8H14O6.


B. C9H16O6.

C. C8H14O5.

D. C9H14O6.

Câu 35: Bộ dụng cụ như hình bên có thể dùng để điều chế và thu khí. Cho biết bộ dụng cụ này có thể
dùng cho trường hợp điều chế và thu khí nào trong số các trường hợp dưới đây ?
A. Điều chế và thu khí HCl từ NaCl(rắn) và H2SO4 đậm đặc.
B. Điều chế và thu khí H2S từ FeS và dung dịch HNO3 đặc.
C. Điều chế và thu khí SO2 từ Na2SO3 và dung dịch HCl.
D. Điều chế và thu khí H2 từ HCl và Zn


Câu 36: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?
A. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.
B. NaHCO3, Al(OH)3, ZnO, H2O, NH4HCO3.
C. Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3.
D. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Na[Al(OH)4].
Câu 37: X, Y là hai hợp chất hữu cơ đơn chức. Nếu đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng
bằng nhau thì đều thu được CO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và hơi nước có tỉ lệ mol tương ứng là 1 :
2. Hỗn hợp X, Y có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu cặp chất X, Y thỏa mãn điều kiện trên ?
A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.


Câu 38: Cho BaO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa A và dung dịch B.Thêm một
lượng dư bột Al vào dung dịch B thu được dung dịch D và khí H2. Thêm Na2CO3 vào dung dịch D thấy
tách ra kết tủa E. Kết tủa E là:
A. Al(OH)3

B. Al(OH)3 hoặc BaCO3.

C. BaCO3.

D. Al2(CO3)3.

Câu 39: Nối bình điện phân dung dịch CuSO4 với nguồn điện ac quy, sau một thời gian thấy nhiệt độ
dung dịch tăng nhưng màu xanh lam của dung dịch không đổi. Điều này chứng tỏ:
A. Cực dương làm bằng đồng.
B. Sử dụng nhầm dòng điện xoay chiều.
C. Sự điện phân thực tế không xảy ra, có thể do mất điện.
D. Chỉ nước bị điện phân sinh ra H2 và O2.
Câu 40: Cho sơ đồ sau:
. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp X, Y thỏa mãn ?
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

II PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn ( từ câu 41 đến câu 50):



Câu 41: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 6,2. Sau khi tổng hợp thu được hỗn hợp có tỉ khối
hơi so với H2 là 6,74. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 10,80%.

B. 10,01%.

C. 15,50%.

D. 20,3%

Câu 42: Hidrat hóa hoàn toàn propen thu được hai chất hữu cơ X và Y. Tiến hành oxi hóa X và Y bằng
CuO thu được hai chất hữu cơ E và F tương ứng. Trong các thuốc thử sau: dung dịch AgNO3/NH3 (1),
nước brom (2), H2 (Ni,t0) (3), Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4), Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao (5)
và quỳ tím (6). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thuốc thử dùng để phân biệt được E và F đựng trong
hai lọ mất nhãn khác nhau là
A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 43: Hỗn hợp M gồm ancol X và axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn
một lượng M cần dùng vừa đủ 0,325 mol O2, sinh ra 0,35 mol CO2. Công thức của Y là
A. CH3COOH.

B. HCOOH.


C. C2H5COOH.

D. C3H7COOH.

Câu 44: Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau: Ở 20oC là 7,00.10-15, ở 25oC là 1,00.10-14, ở
30oC là 1,50.10-14. Sự điện li của nước là
A. tỏa nhiệt hay thu nhiệt tùy theo điều kiện phản ứng.
B. thu nhiệt.
C. tỏa nhiệt.
D. không xác định tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
Câu 45: Cho m gam Fe tác dụng hết với dd chứa y mol CuSO4 và z mol H2SO4 loãng, sau pư hoàn toàn
thu được khí H2, m gam Cu và dung dịch chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là
A. y = 5z.

B. y = 3z.

C. y = z.

D. y = 7z.

Câu 46: Có các phát biểu sau:
(1) Hiện tượng trái đất nóng lên bởi hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khí CO2.
(2) Tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ thường.
(3) Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(4) Chì không tan trong dung dịch kiềm đặc nóng.
(5) Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.
(6) Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là moocphin.
Số phát biểu sai là
A. 1.


B. 4.

C. 2.

D. 3.


Câu 47: 0,4 mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với axit HCl được sản phẩm Y, Y phản ứng ối đa V lit
dung dịch NaOH 1M. V có giá trị là:
A. 1,2 lit

B. 0,8 lit

C. 1,6 lit

D. 0,4 lit

Câu 48: Cho biết số đồng phân ankanol từ C3 đến C5 khi tách nước chỉ tạo được 1 anken duy
nhất
A. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 2 đồng phân; C5H11OH: 4 đồng phân.
B. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 2 đồng phân; C5H11OH: 2 đồng phân.
C. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 3 đồng phân; C5H11OH: 4 đồng phân.
D. C3H7OH: 1 đồng phân; C4H9OH: 3 đồng phân; C5H11OH: 5 đồng phân.
Câu 49: Cho các phát biểu sau:
(1) Crom, sắt, thiếc khi tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng cho muối có hóa trị II.
(2) Nhôm, sắt, crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
(3) Kẽm, thiếc, chì đều bị hòa tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
(4) Các hiđroxit của kẽm, nhôm, đồng đều bị hòa tan trong dung dịch amoniac.
(5) Các hiđroxit của nhôm, crom, thiếc đều là chất lưỡng tính.

(6) Niken có tính khử mạnh hơn sắt nhưng yếu hơn nhôm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X có khối lượng 28,7 gam gồm Cu, Zn, Sn, Pb trong oxi
dư thu được 34,3 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Sn trong hỗn hợp X là
A. 41,46%.

B. 25%.

C. 26,75%.

D. 40%.

B. Theo chương trình nâng cao ( từ câu 51 đến câu 60):
Câu 51: Trong sơ đồ chuyển hóa:
Chất hữu cơ T là:
A. CH4

B. C3H8

C. C2H6

D. C3H6


Câu 52: Hỗn hợp X gồm một anđehit no đơn chức và một anđehit no hai chức đều mạch hở.Cho 0,1 mol
hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Đốt cháyhoàn toàn 0,1 mol hỗn
hợp X thu được 0,22 mol CO2. Vậy công thức của 2 anđehit là :


A. CH3CH=O và O=CH-CH2-CH=O

B. CH3CH=O và O=CH-CH=O

C. HCH=O và O=CH-CH=O

D. HCH=O và O=CH-CH2-CH=O

Câu 53: Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NaOH và CH3COONa có cùng nồng độ mol/l và cócác giá trị
pH tương ứng là pH1, pH2 và pH3. Sự sắp xếp nào đúng với trình tự tăng dần pH.
A. pH1 < pH3 < pH2

B. pH3 < pH1 < pH2

C. pH3< pH2 < pH1

D. pH1 < pH2 < pH3

Câu 54: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bạc có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
B. Các muối bạc halogenua (AgX) đều bị ánh sáng phân hủy thành Ag và X2.
C. Nhôm tan được trong dung dịch NH3.
D. Thiếc (II) hiđroxit không tan trong dung dịch NaOH đặc.
Câu 55: Số mol H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol K[Cr(OH)4]

thành K2CrO4 là :
A. 0,030 mol và 0,04 mol

B. 0,015 mol và 0,04 mol

C. 0,010 mol và 0,01 mol

D. 0,015 mol và 0,01 mol

Câu 56: Dùng m gam Al để khử hết 4 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Các chất sau phảnứng nhiệt
nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch KOH tạo 1,344 lít khí (ở điều kiện tiêuchuẩn). Khối lượng m
bằng:
A. 1,35 gam.

B. 2,43 gam.

C. 2,34 gam.

D. 2,97 gam.

Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn một axit cacboxylic đơn chức X, cần dùng vừa đủ V lít (đktc) không khí
(chứa 80% N2 về thể tích, còn lại là O2) thu được 0,4 mol CO2; 0,3 mol H2O và 1,8 mol N2. Công thức
phân tử của X và giá trị của V lần lượt là
A. C2H3COOH và 50,4.
C. C3H5COOH và 50,4.
B. CH3COOH và 45,3.
D. C3H5COOH và 45,3.


Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và Y là sản phẩm chính. Phân tử khối của T lớn hơn phân tử khối

của X là
A. 96 đvC.

B. 95 đvC.

C. 30 đvC.

D. 32 đvC.

----------- HẾT ----------

Đáp án đề thi thử đại học môn Hóa năm 2014 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Hóatiếp theo trên Tuyensinh247 nhé!



×