Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN kỹ NĂNG tư DUY KHOA học và LOGIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.62 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------oOo-----------

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI :

KỸ NĂNG TƯ DUY KHOA HỌC VÀ LOGIC
(SCIENTIFIC AND LOGIC SKILLS)
GVHD: Nguyễn Vương Chí

Lê Huỳnh Hải
MSSV: 1510911
Số điện thoại : 01628296959
Email :

TP HCM, Tháng 11/2015
1


1-Tư duy khoa học

Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được
thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của
các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận
2


dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ
thống “công cụ" tư duy khoa học (như các ngôn ngữ và hình thức của tư duy
khoa học) nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức
khoa học mới, dưới dạng những khái niệm, phán đoán, suy luận mới hoặc giả


thuyết, ]ý thuyết, lý luận khoa học mới, phản ánh các khách thể nhận thức một
các chính xác hơn, đầy đủ hơn, sáu sắc hơn, chân thực hơn.

Các giai đoạn cơ bán trong quá trình phát triển của tư duy khoa học
Tư duy khoa học là lĩnh vực năng động nhất trong các hiện tượng của xã hội, nó
không ngừng vận động và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, và ảnh hưởng
tới sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc. Quá trình phát triển
của tư duy khoa học có thể chia thành ba giai đoạn chủ yếu: tư duy khoa học
thời cổ đại tư duy khoa học giai đoạn từ thời Phục Hưng cho đến hết thế kỷ XIX
và tư duy khoa học hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Tư duy khoa học thời cổ đại
Giai đoạn hình thành tư duy khoa học của loài người được thực hiện trong các
nền văn minh cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Babilon, điển hình là ở Hy
Lạp, La Mã cổ đại, trong vài thiên niên kỷ trước công nguyên đến những thế kỷ
đầu của công nguyên.
Những đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học thời cổ đại được Ph.Ăngghen
nhận xét: "Trước nhất chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của
3


những mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứng
nguyên, không thay đồi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi”.
Cách nhận xét thế giới như vậy về căn bản, đã nắm được tính chất chung của
toàn bộ bức tranh các hiện tượng, và do đỏ đã đạt được một bước tiến lớn của
nhận thức loài người về phía chân lý khách quan, so với cách giải thích thế giới
cuối thời nguyên thủy chủ yếu do các hình thái tư duy tôn giáo và huyền thoại
đem lại. Tuy nhiên, vì là buổi đầu của nhận thức khoa học nên "cách nhìn ấy...
vẫn không đủ để giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ ấy".
Những hạn chế của tư duy khoa học thời cổ đại có nguyên nhân từ các điều kiện
sau: với tác dụng rất thấp của những công cụ bằng kim loại đầu tiên, chỉ đem lại

cho nhận thức con người một khách thể rất hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, dù đã vượt xa thời nguyên thủy, số người làm khoa học, hiểu và vận dụng
các tri thức khoa học còn rất ít ỏi, ngôn ngữ, nhất là chữ viết chưa được phát
triển mạnh mẽ, do những khó khăn về giấy, mực, phương tiện lưu trữ… các hình
thức và phương pháp của tư duy đúng đắn thì mãi đến cuối thời cổ đại mới
được nghiên cứu và tổng kết bước đầu (điển hình là Arixtốt), và cũng chỉ trong
phạm vi logic hình thức đại cương mà thôi. Các thao tác tư duy được sử dụng
nhiều ở thời này thiên về tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tạo thành
phong cách tư duy tổng hợp. Khoa học chưa phân ngành mà hòa trộn vào nhau
(như là triết học tự nhiên ở Hy Lạp, La Mã cổ đại), trong đó có mầm mống của
những ngành khoa học chủ yếu sau này. Tuy nhiên, với điều kiện như vậy, khối
tri thức khoa học mà tư duy khoa học thời cổ đạt được đã là một kỳ tích.
Tư duy khoa học cổ điển
Giai đoạn lớn thứ hai của quá trình phát triển khoa học được biểu hiện rõ trong
thời kỳ từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX ở Tây Âu. Giai đoạn lớn này bao gồm ba
thời kỳ là: thời kỳ Phục Hưng với sự hình thành một số ngành khoa học độc lập,
tách khỏi cái khối chung triết học tự nhiên trước kia, thời kỳ thế kỷ XVII-XVIII,
"đạt tới một mức độ hoàn chỉnh nhất định” của một số ngành khoa học quan
trọng (như cơ học của Niutơn), cùng với sự hình thành của một loạt ngành khoa
học mới, thời kỳ thế kỷ XIX, còn gọi là thời kỳ cận đại.
Từ thời kỳ Phục hưng đến thế kỷ XVIII, loài người đã đạt được năng lực thực
tiễn hùng mạnh dựa trên các công cụ và phương pháp mới (cơ khí hóa) của sản
xuất và thực nghiệm, nhờ đó khoa học đã với tới một khách thể rộng lớn, phong
phú và sâu hơn thời cổ đại rất nhiều. Ngôn ngữ, nhất là chữ viết được phát triền
4


đầy đủ hơn nhờ sự phát triển của ngôn ngữ học và các loại giấy mực, phương
tiện ấn loát và lưu trữ mới. Logic học cũng được nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất là
logic hình thức đã được hoàn chỉnh và được vận dụng rộng rãi trong thời kỳ này,

khoa học đã phát triển mạnh mẽ với việc đưa lên hàng đầu các thao tác phân
tích, phân loại… trong tư duy khoa học. Tư duy khoa học thời kỳ này còn được
đặc trưng bởi sự thống nhất nội tại của các lý thuyết khoa học trên cơ sở một lớp
các quy luật mà lúc đầu chúng được gọi là lớp quy luật động lực, về sau người
ta gọi là lớp quy luật quyết định luận chặt chẽ ở đây, cái tất nhiên thống trị tuyệt
đối, còn cái ngẫu nhiên thì hầu như bị loại khỏi bức tranh khoa học về thế giới.
Tuy nhiên, trong nửa đầu thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên đã vươn lên cao hơn
thời cổ Hy Lạp về mặt khối lượng kiến thức và phân loại các tài liệu bao nhiêu,
thì về mặt nắm vững chúng trên lý luận, về một quan niệm tổng quát giới tự
nhiên, nó lại kém thời đó bấy nhiêu. "Nét đặc trưng của thời kỳ ấy là việc đề xuất
một quan điểm tổng quát riêng biệt của nó mà điểm trung tâm là cái quan niệm
về tính tuyệt đối không thay đổi của giới tự nhiên" và mọi cái trong thế giới. Quan
điểm này được Bêcơn và Lốccơ đưa sangtriết học thành phương pháp tư duy
siêu hình, tức là phương pháp xem xét sự vật trong sự cô lập và bất biến. Đó là
những đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cổ điển, hay còn gọi là phong
cách tư duy khoa học cổ điển.
Thế kỷ XIX, thời kỳ cuối cùng của giai đoạn cổ điển, là thời kỳ đặc biệt quan
trọng của sự phát triền tư duy khoa học. Mặc dù, tư duy khoa học thế kỷ XIX vẫn
mang những đặc trưng chủ yếu của tư duy khoa học cổ điển, như tính chất siêu
hình (là chủ yếu), theo đuổi những lý tưởng cổ điển và tuân theo những nguyên
lý bất biến của nó, nhưng mặt khác nó đã đạt được những thành tựu quan trọng
chuẩn bị cho bước tự phủ định chính nó, để chuyền sang một giai đoạn mới cao
hơn về chất - giai đoạn khoa học hiện đại của thế kỷ XX. Đó là những phát minh
lớn vạch thời đại, trong đó đặc biệt quan trọng là phát minh về định luật Bảo toàn
và chuyển hóa năng lượng, phát minh ra tế bào và học thuyết tiến hóa, đó là
phép biện chứng được Hêgen xây dựng và Mác, Ăngghen cải tạo, đó là những
ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên như cơ học thống kê, các hình học phi
Ơcơlít...

5



Tư duy khoa học hiện đại
Như trên đã nói, một số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối
thế kỷ XIX, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời khi xuất hiện cuộc cách
mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX, mở đầu là thuyết lượng tử
của Plank (1900) đến thuyết tương đối của Anhxtanh (1879-1955) và đặc biệt là
cơ học lượng tử được xây dựng bởi Bohn, Heisenberg và nhiều người khác,
trong những năm 20. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản
lối suy nghĩ về tự nhiên, hình thành nên một phong cách tư duy khoa học mới,
khác hẳn phong cách tư duy khoa học cổ điển, và thường được gọi là phong
cách tư duy khoa học phi cổ điển. Phong cách này ngày càng được định hình rõ
nét và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành khoa học. Ngày nay, nó được
gọi là phong cách tư duy khoa học hiện đại.
Khái niệm phong cách tư duy khoa học được Pauli và Bohr đề xướng vào những
năm 50 khi họ gọi "phong cách của sự suy nghĩ vật lý... là những đặc điểm
tương đối ổn định của các lý thuyết vật lý quyết định hoặc ít ra là giới hạn những
dự báo khả dĩ về tương lai phát triển của vật lý học". Nếu xem xét những thay
đổi cơ bản nhất trong phong cách tư duy vật lý thì chắc là chúng trùng với những
thay đổi trong tư duy khoa học. Cho nên có thể coi định nghĩa nói trên là một
định nghĩa khái quát về phong cách tư duy khoa học nói chung.
Phong cách tư duy khoa học phi cổ điển hay phong cách tư duy khoa học hiện
đại không chỉ là sự phủ định đơn thuần phong cách tư duy khoa học cổ điển, mà
6


chủ yếu là sự vượt qua những hạn chế của nó bằng những con đường mới,
phương pháp mới về nguyên tắc, để tiếp cận những khách thể mới thuộc một
cấp bản chất sâu sắc hơn của hiện thực khách quan. Cho nên có thể nói "thực
chất của tư duy khoa học hiện đại là sự thống nhất của tư duy chính xác và tư

duy biện chứng", trong đó tư duy biện chứng giữ vai trò chủ đạo. Biểu hiện đầu
tiên của phong cách tư duy khoa học phi cổ điển là tính chưa hoàn tất, chưa
đóng kín của các quan niệm khoa học mới. Đó là sự từ bỏ các định đề tuyệt đối,
"vĩnh cửu” và "cuối cùng" của tư duy khoa học cổ điển thay thế chúng bằng
những nguyên lý, lý tưởng, quan niệm, sơ đồ khoa học mới rộng rãi hơn, tổng
quát hơn nhiều, nhưng không phải là cuối cùng, vĩnh cửu và bất biến. Vì rằng,
thời đại ngày nay, trong các lĩnh vực khoa học, mỗi biến động, mỗi phát minh lại
làm xuất hiện một loạt câu hỏi mới, còn nhiều hơn cả số lượng các câu hỏi đã
được trả lời. "Ở thế kỷ XIX, người ta đã hy vọng rằng có thể đạt tới tận cùng
nguyên thủy của sự vật bằng cách cứ đi sâu mãi vào bản chất của chúng... ở
nửa sau của thế kỷ XX này, khoa học thậm chí còn từ bỏ cả niềm hy vọng về
một trạm tạm dừng chân, dù là ở rất xa xôi, trên con đường đi tìm kiếm bản chất
của sự vật". Các giả thuyết, lý thuyết khoa học của thế kỷ XX, cùng tất cả các
khái niệm, phạm trù của chúng đều được xây dựng theo phong cách một hệ
thống mở. Cômarốp đã nhận xét rằng: "nói chung, hoàn toàn không có một lý
thuyết vật lý hiện đại nào được coi là đã đóng kín bên trong. Có lý thuyết mô tả
được hiện tượng lượng tử, nhưng lại không bao hàm được hiện tượng hấp dẫn,
còn lý thuyết hấp dẫn lại không bao hàm các hiện tượng lượng tử. Lại còn có
những vấn đề khác chưa được giải quyết”. Các khía cạnh chưa đóng kín, một
mặt thể hiện mối liên hệ biện chứng của các lý thuyết, khái niệm, p1hạm trù khác
nhau trong việc cùng giải quyết một số vấn đề nào đó, trên những khía cạnh
khác nhau. Mặt khác chúng còn chỉ ra các điểm mà ở đó cần tìm cách giải thích
đầy đủ hơn sau này. Như vậy, các giả thuyết, lý thuyết khoa học hiện đại, cùng
các khái niệm, phạm trù của chúng đều chỉ được coi là một bước, một bậc thang
của quá trình vô tận của sự nhận thức thế giới. Lý tưởng phi cổ điển mới của sự
giải thích khoa học loại bỏ những khâu cuối cùng trong quá trình phân tích, nó
gần với quan niệm phi tuyến của Xpinôda về thiên nhiên tương tác với chính
mình, nó đưa vào khoa học quan niệm về tương tác giữa các trường, về hệ
thống tự hợp các hạt trong đó, không chỉ hành trạng mà cả sự tồn tại của nó
cũng là kết quả của tương tác". Tính chưa đóng kín này đảm bao cho tri thức

khoa học hiện đại và nói chung là toàn bộ tư duy khoa học hiện đại luôn luôn
được đổi mới, được bổ sung, chính xác hóa và đầy đủ thêm mãi.
7


Thứ hai, ngày nay người ta thường nói về phong cách tư duy xác suất, một
phong cách tư duy không chỉ thịnh hành trong vật lý học mà còn thịnh hành trong
hầu hết các khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội - nhân văn...
Bởi vì, khoa học ngày nay đã tiến sâu vào một thế giới mới. Đó là thế giới vi mô
và siêu vi mô của các hạt cơ bản, thế giới vĩ mô của vũ trụ bao la với vô vàn
những trạng thái kỳ lạ của các sao, các thiên hà, siêu thiên hà, hoặc các đối
tượng tiền thiên hà, thế giới của các cấu trúc siêu tế bào hoặc các quần tụ sinh
vật, thế giới của các biến có tinh tế đầy biến động trong nền kinh tế thị trường
hiện đại... Trong thế giới đầy biến động của các biến cố này, chỉ có các quan hệ
xác suất của các biến cố là được xác định (đó là các quy luật thống kê), chứ
không phải các biến cố được xác định. Như vậy, tư duy khoa học ngày nay đã
tiến vào một tầng sửa mới của bản chất sụ vật, ở đó ngự trị các quy luật thống
kê - xác suất, biểu hiện bản chất "phi tuyến” của toàn bộ thế giới, từ đó đã "hình
thành một hệ thống mới các quan niệm khoa họe được diễn đạt nhờ những khái
niệm như tính phi tuyến, tính tự tổ chức, tính phức tạp, tính không đều, tính tự
phát, tính đa cấp độ tính hướng đích, tính toàn cầu…”
Phong cách tư duy xác suất còn thể hiện trong các xu hướng phát triển không
đơn trị, cũng như trong tính bất định của hiệu quả các nghiên cứu khoa học, nhất
là khoa học cơ bản. Tuy nhiên, tính bất định không có nghĩa là tính kém chính
xác của tư duy, trái lại, nó làm cho tư duy khoa học hiện đại nhận thức sự vật
chính xác hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Ví dụ, "từ lý luận mờ” (Fuzzy
logic) con người đã sáng chế ra “hệ thống mờ” (Fuzzy system) để đạt được mức
chính xác theo ý muốn trong các kỹ thuật mới”.
Thứ ba, phong cách tư duy khoa học phi cổ điển còn thể hiện trong tính khác
thường, tính "nghịch lý" của cách suy nghĩ mới, quan niệm mới. "Sự phát triển

của khoa học hiện đại liên quan với những điều khác thường. Nào là những
quan niệm khác thường trái ngược với những quan điểm đã được thừa nhận,
cách đặt vấn đề một cách khác thường, cách nhìn khác thường đối với cái thông
thường, phương pháp khác thường để giải quyết vấn đề này hay vấn đề khác,
nào là việc đối chiếu những sự vật tưởng như không thể đối chiếu được, nào là
một kết luận khác thường được rút ra từ những dữ kiện đã biết từ lâu, cuối cùng
là những sự kiện mới mâu thuẫn với những quan niệm đã được thừa nhận và đã
từng trở thành quen thuộc".
Như vậy, tính khác thường, tính “nghịch lý” là biểu hiện một trình độ cao hơn về
chất của tư duy khoa học hiện đại, giúp nó vượt qua những nghịch lý liên tục
8


xuất hiện do khoa học hiện đại đã thực sự tiến vào tầng sâu mới của bản chất
sự vật, trong đó bao hàm những "thực tế khách quan nghịch lý". Chính thông
qua việc đương đầu và giải quyết các nghịch lý này mà khoa học hiện đại đã có
những bước phát triển nhảy vọt, có tính cách mạng, làm cho nó phát triển với tốc
độ nhanh chưa từng có so với trước thế kỷ XX. Mọi người đều biết rõ rằng,
những mâu thuẫn và nghịch lý tưởng chừng không thể giải quyết được trong
khuôn khổ vật lý học cổ điển đã dẫn đến sự hình thành thuyết tương đối và sau
đó dẫn đến sự hình thành cơ học lượng tử. Việc xây dựng bức tranh hiện đại về
cấu tạo của vũ trụ cũng liên quan trực tiếp đến việc khắc phục những nghịch lý
rất cơ bản.
Thứ tư, tư duy khoa học giờ đây ngày càng mang tính thực nghiệm. Những sơ
đồ thực nghiệm với các gương chiếu, các chùm tia sáng và các cabin thang máy,
với sự hỗ trợ của các linh kiện điện tử, các tế bào quang điện, các máy gia tốc
hạt, các thiết bị không gian và vũ trụ, đặc biệt là nhờ các máy tính điện tử, thực
nghiệm đã biến đổi về chất, về nguyên tắc. Thực nghiệm hiện đại đã được tự
động hoá mạnh mẽ, điều đó dẫn tới chỗ rút ngắn rất nhiều thời gian tiến hành
các chu trình đổi và xử lý các kết quả thực nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa là

ngoài việc cải tạo các hình thức thực nghiệm truyền thống, khoa học hiện đại
còn thiết lập được những hình thức thực nghiệm mới về nguyên tắc như thí
nghiệm tưởng tượng, thực nghiệm mô hình và đặc biệt là các thực nghiệm mô
hình trên máy tính điện tử, thực nghiệm toán học.
Khoa học hiện đại loại trừ tất cả các khái niệm về nguy hiểm, và tất cả các quan
niệm không thể trở thành đôi tượng kiểm tra bằng thực nghiệm. Ngày nay, thực
nghiệm là cơ sở để xem xét lại tận gốc các nguyên lý xuất phát. Từ đó mà có
một động lực mới, cao hơn, mạnh mẽ hơn của tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
Thứ năm, toán học hoá, tức quá trình xâm nhập của phương pháp nghiên cứu
toán học vào các khoa học khác là một nét đặc biệt của phong cách tư duy khoa
học hiện đại. Quá trình này được tăng cường ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng
qua các thời kỳ phát triển của khoa học hiện đại, bắt đầu từ các ngành toán học
hoá truyền thống như thiên văn học, cơ học, vật lý học và hoa học, ngày nay
toán học hoá đã bao trùm lên cả những lĩnh vực khoa học mà trước đây do tính
phức tạp của chúng đã được coi là không thích hợp với quá trình đó, như sinh
học, kinh tế học, ngôn ngữ học... Sự tăng cường mạnh mẽ các quá trình toán
học hoá trong tư duy khoa học hiện đại là do:

9


1) Ngôn ngữ của các công thức, các phương trình và các cấu trúc khác của nó
dùng để biểu thị chính xác các sự phụ thuộc cấu trúc - định lượng và chức năng
giữa những thuộc tính và đặc trưng khác của các quá trình hiện thực được
nghiên cứu trong các khoa học cụ thể.
2) Các ngôn ngữ toán học hình thức hoá và các ngôn ngữ khác là cơ sở để áp
dụng kỹ thuật tính toán hiện đại.
3) Các phương pháp toán học không chỉ cho phép tạo ra khả năng để kiểm
nghiệm các luận đề lý thuyết, mà còn là phương tiện để xây dựng các lý thuyết
khoa học (cùng với phương pháp tiên đề hóa chẳng hạn) hoặc phương tiện để

giúp tư duy khoa học tìm ra những ý niệm và luận đề khoa học mới.
Ngày nay, chính quá trình đi sâu hơn vào những mức độ cấu trúc ngày càng tinh
vi, phức tạp hơn của thế giới vật chất, mà toán học hoá đã trở thành một yêu cầu
tất yếu và trực tiếp đối với mọi ngành khoa học và ngày càng được tăng cường
từ hai phía: do những đòi hỏi của chính các quá trình nghiên cứu và do có được
những phương tiện tính toán và đo đạc mới, đặc biệt là các máy tính điện tử
những thế hệ mới. Ngày nay, mối liên hệ biện chứng giữa các phương pháp định
tính và định lượng trong nhận thức khoa học được thề hiện ngày càng chặt chẽ
do sự hiểu biết sâu sắc hơn những đặc điểm định tính của các quá trình đòi hỏi
phải thu hút những phương pháp phân tích định lượng, toán học tinh vi hơn, sâu
sắc hơn.
Thứ sáu, một khía cạnh khác cũng rất đặc trưng của tư duy khoa học hiện đại là
tính dự báo khoa học. Chính tính chưa đóng kín, tính khác thường, tính không
đơn trị, tốc độ đồi mới nhanh chóng và tiềm lực khổng lồ của tư duy khoa học
hiện đại đã đòi hỏi phản tư khoa học phải được nâng lên một trình độ mới, trong
đó "dự báo khoa học là thành phần "đang thể hiện" này của khoa học so với các
kiến thức khẳng định và thành phần "đang đáp ứng" cũng quan trọng không
kém". Sự phát triển của dự báo khoa học ngày càng trở thành một đặc trưng tất
yếu, một thành phần hữu cơ của tư duy khoa học hiện đại. Trong thời đại của
chúng ta, dự báo khoa học đóng vai trò giống như tiếp tuyến của đường cong tại
mỗi điểm, xác định hướng của đường cong tại điểm đó. Nó không có tham vọng
đóng vai trò như những lời tiên tri, tại thời điểm sau, đường cong sẽ thay đổi đổi
hướng và hướng này sẽ không trùng với tiếp tuyến nào trong số những tiếp
tuyến mà chúng ta vừa dựng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thiếu những dự
báo sẽ không thể phán quyết các khuynh hướng hiện đại của khoa học, cũng
giống như không thể thảo luận hướng của đường cong nếu không dựng các tiếp
10


tuyến mà mỗi tiếp tuyến ấy đều không có xu hướng nhận một đặc tính đơn trị".

Ở đây lại xuất hiện một nghịch lý đặc trưng cho trình độ rất cao của tư duy khoa
học hiện đại là chưa bao giờ người ta lại cần đến khoa học dự đoán tương lai
đến như vậy và chưa bao giờ lại khó dự đoán tương lai đến như vậy.
Tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm ý nghĩa lý thuyết cũng như thực hành của
dự báo. Trong khoa học hiện đại, giả thiết là điều kiện cho sự tiến bộ của những
tri thức thiết thực, những giả thiết và dự báo này sẽ nâng cao tiềm lực tri thức
của khoa học. Hơn nữa "trước đây người ta muốn biết tương lai để biết điều gì
không tránh khỏi sẽ đến. Hiện nay người ta muốn biết tương lai để có thề thay
đổi tương lai".
Cuối cùng, tính chất tồng hợp của phong cách hiện đại trong tư duy khoa học là
đặc trưng quan trọng nhất, bao trùm nhất. Bởi vì: Một là, nhu cầu nhận thức của
con người đối với các hệ thống phức tạp trong tự nhiên, kinh tế và xã hội tăng
lên nhanh chóng. Hai là, sự phát triển của toán học và tin học cung cấp nhiều
phương pháp và công cụ nghiên cứu rất hữu hiệu để mô tả, phân tích và xử lý
(đặc biệt theo cách định lượng) các mối quan hệ đa dạng trong các hệ thống
phức tạp đó. Ba là, khoa học hiện đại đã xây dựng được những nguyên lý, lý
tưởng, quan niệm, sơ đồ khoa học mới, tồng quát hơn, sâu sắc hơn rất nhiều so
với khoa học cổ điển. Đó chính là cơ sở cho tư duy khoa học hiện đại có đủ
những tiền đề tri thức để giải quyết một cách tổng hợp, có hệ thống và cặn kẽ
mọi vấn đề khoa học, từ những vấn đề riêng biệt đến những vấn đề chung, tổng
quát. Bốn là, những điều kiện vật chất mới, các phương tiện, thiết bị nghiên cứu
khoa học mới, đặc biệt là các máy tính điện tử cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để
khoa học hiện đại xem xét, giải quyết mọi vấn đề khoa học một cách tổng hợp,
toàn diện và đầy đủ hơn bao giờ hết.
Phong cách tư duy hiện đại còn là "sự tổng hợp rất độc đáo giữa một bên là tính
rộng rãi (không chặt chẽ) của khoa học cổ đại và bên khác là tính đơn giá, tính
chính xác có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm trong khoa học cận đại... sự
tổng hợp "sự hoàn thiện bên trong" và "sự biện hộ bên ngoài"... sự tổng hợp "trí
tuệ đi sâu vào chính mình" và "tiến lên phía trước"... sự tổng hợp của logic và
thực nghiệm, sự tổng hợp của các nghiên cứu "đi sâu” và các nghiên cứu "mở

rộng", sự tổng hợp của các nghiên cứu về các khách thể bên ngoài các nghiên
cứu có tính chất phản tư khoa học, sự tổng hợp của các nghiên cứu cơ bản và
các nghiên cứu ứng dụng…
11


Từ những nét đặc trưng nêu trên mà tư duy khoa học hiện đại có được một
phong cách mềm dẻo, năng động và linh hoạt, giúp cho nó từ bỏ những gì quen
thuộc, cứng nhắc trong các quan điểm , quan niệm, sơ đồ bất biến, "vĩnh cửu” và
"cuối cùng" của tư duy khoa học cổ điển. Nó chống lại mọi ý đồ muốn thiết lập lại
các đặc điểm đó trong khoa học hiện đại, nó giúp cho chủ thể của tư duy khoa
học hiện đại sẵn sàng chấp nhận và đương đầu với những điều khác thường,
nghịch lý xuất hiện ngày càng nhiều. Khoa học ngày càng bước sâu vào một con
đường khúc khuỷu và gập ghềnh. Trong khi lần theo những phát hiện kỳ lạ mới
chúng ta đừng bao giờ quên một điều là không thể không có những sai lầm.
Trong điều kiện có được thông tin nhiều chiều, nhanh chóng và đầy đủ hơn, tính
mềm dẻo của tư duy khoa học hiện đại càng được tăng cường, giúp cho nó tiến
sâu hơn vào những bản chất sâu xa, phức tạp và "tế nhị" của hiện thực khách
quan, với những kết quả ngày càng bất định, bất ngờ, song lại có một ý nghĩa
động lực cao hơn rất nhiều so với tư duy khoa học cổ điển.

Những nét đặc trưng của phong cách tư duy khoa học hiện đại được phát triển
ngày càng rõ nét qua ba thời kỳ phát triển chủ yếu của khoa học trong thế kỷ XX.
Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hồi đầu
thế kỷ với sự ra đời của các ngành khoa học phi cổ điển mà quan trọng nhất là
toán học hiện đại, cơ học hiện đại, vật lý học hiện đại, hoá học hiện đại... Trong
thời kỳ này, các đặc điểm trên xuất hiện với tư cách là những tính chất phi cổ
điển, tức là những đặc điểm khác biệt hoặc tương phản với những đặc điểm của
tư duy khoa học cổ điển.
12



Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ những năm 50, tức là bắt đầu cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật. Trong thời kỳ này phong cách phi cổ điển được tăng cường đậm
nét các ngành khoa học đã kể trên và lan mạnh sang hầu hết các ngành khoa
học còn lại như: thiên văn học, vũ trụ học, sinh học, các khoa học kinh tế, khoa
học xã hội và nhân văn. Trong thời kỳ này phong cách phi cổ điển dần được gọi
là phong cách tư duy hiện đại.
Thời kỳ thứ ba, mà ngày nay ta thường gọi là thời kỳ cách mạng khoa học - công
nghệ, bắt đầu từ đầu từ những năm 70 ở các nước công nghiệp phát triển rồi lan
mạnh sang các nước đang phát triển ở thập kỷ 80 và cuối cùng gần như bao
trùm toàn bộ hành tinh chúng ta trong thập kỷ 90 này. Chính trong thời kỳ này,
những nét đặc trưng của phong cách tư duy khoa học hiện đại đạt đến trình độ
cao làm cơ sở cho sự chuyển biến của tư duy khoa học hiện đại trở thành tư duy
khoa học của nền văn minh mới, cao hơn trong thế kỷ XXI.
Nguồn
/>%E1%BB%8Dc

2-Tư duy logic
Logic hay luận lý học, từ tiếng Hy Lạp cổ điển λόγος (logos), nghĩa nguyên thủy
là từ ngữ, hoặc điều đã được nói, (nhưng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đã trở
thành có ý nghĩa là suy nghĩ hoặc lập luận hay lý trí). Logic thường được nhắc
đến như là một ngành nghiên cứu về tiêu chí đánh giá các luận cứ, mặc dù định
nghĩa chính xác của logic vẫn là vấn đề còn đang được bàn cãi giữa các triết
gia. Tuy nhiên khi môn học được xác định, nhiệm vụ của nhà logic học vẫn như
cũ: làm đẩy mạnh tiến bộ của việc phân tích cácsuy luận có hiệu lực và suy luận
ngụy biện để người ta có thể phân biệt được luận cứ nào là hợp lý và luận cứ
nào có chỗ không hợp lý.
Theo truyền thống, logic được nghiên cứu như là một nhánh của triết học. Kể từ
giữa thế kỉ 19 logic đã thường được nghiên cứu trong toán học và luật. Gần đây

nhất logic được áp dụng vào khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo. Là
13


một ngành khoa học hình thức, logic nghiên cứu và phân loại cấu trúc của các
khẳng định và các lý lẽ, cả hai đều thông qua việc nghiên cứu các hệ thống hình
thức của việc suy luận và qua sự nghiên cứu lý lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên. Tầm
bao quát của logic do vậy là rất rộng, đi từ các đề tài cốt lõi như là nghiên cứu
các lý lẽ ngụy biện và nghịch lý, đến những phân tích chuyên gia về lập luận,
chẳng hạn lập luận có xác suất đúng và các lý lẽ có liên quan đến quan hệnhân
quả. Ngày nay, logic còn được sử dụng phổ biến trong lý thuyết lý luận.
Qua suốt quá trình lịch sử, đã có nhiều sự quan tâm trong việc phân biệt lập luận
tốt và lập luận không tốt, và do đó logic đã được nghiên cứu trong một số dạng ít
nhiều là quen thuộc đối với chúng ta. Logic Aristotle chủ yếu quan tâm đến việc
dạy lý luận thế nào cho tốt, và ngày nay vẫn được dạy với mục đích đó, trong khi
trong logic toán học và triết học phân tích (analytical philosophy) người ta nhấn
mạnh vào logic như là một đối tượng nghiên cứu riêng, và do vậy logic được
nghiên cứu ở một mức độ trừu tượng hơn.
Các quan tâm về các loại logic khác nhau giải thích rằng logic không phải là
được nghiên cứu trong chân không. Trong khi logic thường có vẻ tự cung cấp sự
thúc đẩy chính nó, môn học này phát triển tốt nhất khi lý do mà chúng ta quan
tâm đến logic được đặt ra một cách rõ ràng.
Một trong những tác phẩm logic sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay là
của Aristotle. Logic của Aristotle được chấp nhận rộng rãi trong khoa học và toán
học và vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở phương Tây đến đầu thế kỷ 19. Hệ
thống logic của Aristotle phù hợp cho việc giới thiệu suy diễn giả định, và logic
quy nạp. Ở Châu Âu, trong cuối thời kỳ trung đại, có nhiều nỗ lực nhằm chứng tỏ
những tư tưởng của Aristotle tương thích với niềm tin Cơ Đốc. Trong suốt thời
kỳ Trung kỳ Trung cổ, logic trở thành đề tài chính của các nhà triết học, những
người muốn tham gia vào những cuộc tranh luận triết học về phân tích logic học.

Logic trong triết học Hồi giáo, đặc biệt là logic của Avicennia, chịu ảnh hưởng lớn
từ logic của Aristotle.
Tại Ấn Độ, những đổi mới trong trường phái triết học, gọi là Nyaya, tiếp diễn từ
thời cổ đại đến đầu thế kỷ 18 với trường phái Navya-Nyaya. Đến trước thế kỷ
16, nó đã phát triển những lý thuyết giống với logic hiện đại.

Tư duy logic là gì?

14


Chìa khóa để tối ưu hóa khả năng phát triển cá nhân và khả năng hoạch định tổ
chức công việc một cách hiệu quả, đó chính là "Tư duy có logic".
Logic hay luận lý học, từ tiếng Hy Lạp cổ điển λόγος (logos), nghĩa nguyên thủy
là từ ngữ, hoặc điều đã được nói, (nhưng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đã trở
thành có ý nghĩa là suy nghĩ hoặc lập luận hay lý trí).
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi hoạt động của con người đều thông qua tư duy
của họ. Khác với hành động của con vật mang tính bản năng, hành động của
con người luôn mang tính tự giác. Con người, trước khi bắt tay vào hoạt động
thực tiễn cải tạo thế giới, đều đã có sẵn dự án trong đầu. Sự khác biệt ấy là vì
con người có tư duy và biết vận dụng sức mạnh của tư duy vào việc thực hiện
các mục đích của mình. Trong quá trình hoạt động đó, con người dần dần phát
hiện
ra
các
thao
tác
của

duy.

Nói đến tư duy logic thì nhân loại, ở châu Phi hay ở châu Âu, ở châu Á hay ở
châu Mỹ, từ Albert Einstein cho đến mỗi người chúng ta, ai ai trong đầu cũng
đều có so sánh, phán đoán, suy lý, trên cơ sở các ý niệm, khái niệm về các hiện
tượng, sự vật xung quanh. Nghĩa là tự nhiên ban cho con người bộ não hoạt
động tư duy với các quy luật logic vốn có, khách quan ở tất cả mọi người và mọi
dân
tộc.
Cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức, con người càng ngày
càng có sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy
đang nhận thức. Chính quá trình hiểu biết ấy là cơ sở tạo ra sự phát triển của
logic học. Các quy luật của tư duy logic là phổ biến cho toàn nhân loại. Dĩ nhiên,
sản phẩm tư duy của người này thì khác người kia, về cùng một phán đoán
15


nhưng có người đúng và có người sai, cái đó lại phụ thuộc vào các điều kiện
khác.

Sự phát triển của tư duy logic
Theo truyền thống, logic được nghiên cứu như là một nhánh của triết học. Kể từ
giữa thế kỉ 19, logic đã thường được nghiên cứu trong toán học và luật.
Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, logic
học (hình thức) phát triển hết sức mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành một loạt các
bộ môn logic học hiện đại, như logic học mệnh đề, logic học vị từ, logic học đa
trị, logic học tình thái, logic học xác suất, v.v.. Các bộ môn đó cung cấp cho nhân
loại những công cụ sắc bén giúp tư duy con người ngày càng đi sâu hơn vào
nhận thức các bí mật của thế giới khách quan.
Sự ra đời của logic học hiện đại tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của khoa
học và công nghệ. Điều này là hoàn toàn rõ ràng và thể hiện rõ nét nhất trong
lĩnh vực công nghệ hiện đại. Logic học hiện đại đã cung cấp cho nhân loại

những công cụ để xây dựng các bộ điều khiển, từ đó xây dựng nên các công
nghệ tự động hoá. Nó cũng cung cấp các phương tiện logic cho việc chế tạo
máy tính điện tử. Gần đây nhất logic được áp dụng vào khoa học máy tính và trí
16


tuệ nhân tạo.
Chính vì vậy, có thể nói rằng, không có logic học hiện đại thì khó có khoa học
hiện đại phát triển như ngày nay. Hơn thế nữa, các hệ thống logic phi cổ điển
(tình thái, đa trị, xác suất, v.v.) cũng trang bị cho nhân loại những phương tiện
logic để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn “cái biện chứng” khách
quan bằng các công cụ chính xác.
Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy logic
- Đọc sách: Đọc sách chính là cách để rèn luyện kĩ năng nhận thức và tăng
cường vốn từ vựng của bạn. Chọn sách văn học, khoa học hay những quyển
sách nâng cao tính chuyên môn nghề nghiệp để đọc, sẽ giúp bộ não của bạn
hoạt động tích cực hơn.
- Tham gia một khoá học: Hãy học một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như đăng
kí tham gia lớp nấu ăn, cắm hoa hay hội hoạ, v.v…Bản thân bạn sẽ gặp những
thách thức vì phải hấp thụ những khái niệm, những thông tin và ý tưởng mới, và
giữ lại những kĩ năng cần thiết suốt quá trình ghi nhớ của bộ não.
- Học ngoại ngữ: Bạn nên biết rằng học ngoại ngữ chính là cách để bộ óc của
bạn linh hoạt, suy nghĩ được nhạy bén, giúp rút ngắn tính chậm chạp của quá
trình suy nghĩ lão hoá theo tuổi tác. Mặt khác, còn giúp bạn giao tiếp với người
nước ngoài dễ dàng hơn.
- Chơi game: Rủ bạn bè tham gia một trò chơi, chẳng hạn như chơi cờ… Bên
cạnh đó, các hoạt động xã hội cũng giúp trí óc bạn linh hoạt hơn. Vì khi đó, bạn
sẽ phải vận dụng trí nhớ và các kĩ năng tư duy logic của mình.
- Chơi ô chữ: sẽ giúp bạn trau dồi những kinh nghiệm, hiểu biết và củng cố
lượng từ vựng của bạn.

- Tranh luận: Một cuộc thảo luận sẽ làm tinh thần bạn thêm hăng hái. Miễn là bạn
cố gắng đừng đi lạc đề thành một cuộc cãi vã, bạn sẽ rèn luyện được lối tư duy
nhanh, sắc sảo, logic và sáng tạo.
Ở trên đây là một số phương pháp mà Hiếu Học đã tổng hợp để giúp bạn có thể
17


rèn luyện và phát triển khả năng tư duy. Chúc các bạn sẽ làm ra được nhiều
"chìa khóa" để tự tin mở mọi cánh cửa thành công trong cuộc sống.
/>Sẵn sàng tiếp thu cái mới:
Bước đầu tiên trong việc làm thế nào để phát triển tư duy logic là cần sẵn
sàng tiếp thu cái mới . Đầu óc khép kín không chịu tiếp thu cái mới là rào cản để
phát triển tư duy, vì nó cản trở việc tiếp thu và xử lý thông tin mới. Sẵn sàng tiếp
thu cái mới để có cái nhìn đa chiều về cùng một vấn để cũng như có thêm kiến
thức. Tuy nhiên, tiếp thu cái mới không có nghĩa là mất định kiến và “gió chiều
nào theo chiều đó”.
Tránh việc hùa theo số đông:
Áp lực số đông có thể khiến bạn chấp nhận quyết định của đa số. Đừng tự động
theo ý kiến số đông mà hãy suy nghĩ thật kĩ tình hình trước khi ra quyết định.
Duy trì tính hài hước
Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để phát triển tư duy logic.
Bạn đừng cho là lạ. Khi cần đưa ra những quyết định ảnh hưởng quan trọng đến
bản thân và người thân, tâm trạng đè nặng càng khiến bạn khó suy nghĩ. Khả
năng nhìn thấy sự trớ trêu trong mọi tình huống hay thậm chí là biết tự cười
mình sẽ giúp bạn duy trì một tư tưởng và quan điểm rõ ràng. Tuy nhiên, cần
tránh dùng tiếng cười để bôi nhọ người khác.
Đừng chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt:
Bạn đã từng mua đồ dùng quảng cáo trên TV và thấy thất vọng vì hiệu quả
không như mong đợi chưa? Tương tự, đừng dựa vào các lời đồn đại hay các
thông tin đại chúng không rõ nguồn gốc để đưa ra quyết định. Ai mà biết được

bề ngoài bóng loáng có ẩn chứa những điều xấu xa gì không. Đừng chỉ quan
tâm đến giá trị bề mặt mà còn cần điều tra nguồn gốc để tìm giá trị tiềm ẩn. Nếu
muốn biết làm thế nào để phát triển tư duy logic, bạn hãy thử áp dụng điều
này xem.
Không để tình cảm xen vào:
Làm thế nào để phát triển tư duy logic? Đó là cần tránh đưa ra quyết định dựa
trên cảm xúc. Cần tránh đưa ra quyết định khi bạn đang tức giận hay đang vui
18


vẻ, vì khi đó bạn ở trạng thái không khách quan. Cũng tránh ra quyết định những
lúc bạn bị người khác thao túng về tình cảm, chẳng hạn như xu nịnh hay dọa
nạt. Giữ được cái đầu lạnh trong mọi tình huống sẽ giúp bạn có cái nhìn khách
quan hơn.

Rèn luyện cách tư duy thường xuyên
Học tư duy là cách luyện tập trí não tốt, giúp bạn có bộ não khỏe khoắn,
minh mẫn để sống, làm việc và học tập hiệu quả hơn.
Edward de Bono cho rằng tư duy là kỹ năng cơ bản và thiết yếu của con người.
Nếu không có khả năng tư duy tốt thì bạn khó có thể có những thành công vượt
trội vì kỹ năng này không phải tự nhiên có mà cần phải được đào tạo bài bản
ngay từ khi còn bé. Tư duy là một kỹ năng mà mỗi người có thể học tập và rèn
luyện được.
Ví như bạn muốn chơi một môn thể thao hoặc một nhạc cụ, bạn khó có thể tự
học hoặc tự tập mà không có huấn luyện viên hoặc giáo viên hướng dẫn. Vì
thế, khi bạn chơi đá bóng, chơi tennis... hoặc những môn tương tự như vậy, nếu
bạn được dìu dắt bởi huấn luyện viên thì khả năng chạy sẽ tốt hơn. Ai cũng biết
cách suy nghĩ. Nếu nói một người không biết suy nghĩ là điều không đúng. Tuy
nhiên, nếu được huấn luyện cách suy nghĩ, tư duy có hệ thống thì khả năng suy
nghĩ của bạn sẽ tốt hơn.


19


Bộ não cũng cần tập thể dục mỗi
ngày.
Bộ não cũng cần tập thể dục mỗi ngày. Học tư duy là cách luyện tập trí não tốt,
giúp bạn có bộ não khỏe khoắn, minh mẫn để sống, làm việc và học tập hiệu quả
hơn. Nếu bạn sử dụng bộ não để suy nghĩ thường xuyên và đúng cách, bạn sẽ
có một tư duy vượt trội và nâng cao khả năng tập trung. Nhưng nếu bạn ít sử
dụng, lười vận động trí não thì khả năng suy nghĩ và học tập của bạn sẽ giảm
sút rõ rệt.
Đã có mặt hơn 3 năm tại Việt Nam, PDP-Thinking School là đơn vị triển khai,
phát triển và giám sát việc phổ biến các bản quyền quốc tế các chương trình đào
tạo chuyên sâu về tư duy cho thiếu nhi tại Việt Nam. Chương trình là một hệ
thống, có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển các kỹ năng sáng tạo, tranh
luận, giải quyết vấn đề, làm việc độc lập và theo nhóm, tư duy, học tập và thiết
kế - chế tạo.
Ưu điểm của các chương trình đào tạo tư duy này là giúp trẻ tiếp cận và rèn
luyện lối tư duy của thiên tài như Leonardo de Vinci và Albert Einstein. Nội dung
đào tạo được thiết kế dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về não bộ và trí
thông minh, đặc biệt là cách thức tư duy, ghi nhớ, ghi chép thú vị của các vĩ nhân
của thế giới như Leonardo da Vinci, Albert Einstein, Picasso, Beethoven... Bản
quyền các chương trình đào tạo tư duy được biên soạn công phu từ những năm
đầu thập niên 1960 và đã được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, được giảng
dạy chính thức ở các trường phổ thông ở hơn 30 quốc gia cho hàng triệu học
sinh.
Ưu điểm của các chương trình đào tạo tư duy PDP-Thingking
School là giúp trẻ tiếp cận và rèn luyện lối tư duy của thiên tài
như Leonardo de Vinci và Albert Einstein.

PDP-Thinking School tin rằng không có một công thức kỳ diệu nào để làm cho
trẻ em hoặc ngay cả người lớn nhanh chóng thông minh hơn. Tư duy và sáng
tạo là những kỹ năng không thể đào tạo hoặc hấp thụ chỉ trong vòng vài giờ
đồng hồ. Những bài học hàng tuần là cơ hội cho các em học sinh khám phá và
tìm hiểu sự cần thiết của việc học cách tư duy có hệ thống. Quan trọng nhất là
các em được định hướng để nhận biết đâu là những ý tưởng sáng tạo mới lạ,
khả thi và không được tự do đưa ra những sáng kiến, ý tưởng kỳ quặc, điên rồ
và vô bổ.
Các bản quyền quốc tế đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ tập trung vào ba lĩnh vực
chính: tư duy logic, tư duy sáng tạo và siêu nhận thức hay còn gọi là tư duy về
tư duy (metacognitive thinking). Tư duy logic giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các

20


bài học, tư duy về tư duy giúp trẻ suy ngẫm về những điều vừa mới học, qua đó
hình thành thói quen chủ động tìm tòi, khám phá, suy nghĩ trong học tập.
Cụ thể, khi đọc một bài tập đọc, bằng cách đặt và trả lời câu hỏi, trẻ hiểu được
nhiệm vụ của mình là phải hiểu chủ đề và nội dung. Trong quá trình đọc, các em
có thể không trả lời hết các câu hỏi hoặc không hiểu hết nội dung. Với kỹ năng
tư duy tốt, các em sẽ xác định được phải làm gì để đạt được mục tiêu hiểu nội
dung bài đọc. Có thể, các em quyết định đọc lại cả bài hoặc những đoạn chưa
hiểu rõ để trả lời câu hỏi. Đây chính là kỹ thuật "tư duy về tư duy", giúp trẻ suy
ngẫm bài học để hiểu sâu và hiểu rõ hơn.
Ở lớp học tư duy, trẻ sẽ nhận thức được học tập là kết quả khả năng tư duy có
phương pháp; tư duy có phương pháp là một kỹ năng cần được rèn luyện thành
thói quen; học là phải suy nghĩ, hiểu sâu về những điều đã học. Với chương
trình đào tạo tư duy chuyên sâu kéo dài từ 3 đến 5 năm, trẻ có thói quen dành
thời gian để suy nghĩ; biết đưa ra nhiều lựa chọn khi ra quyết định, nhìn xa trông
rộng hơn ý tưởng của bài học; tìm kiếm thêm thông tin bằng cách đặt câu hỏi.

Đồng thời, trẻ còn biết xác định vấn đề và tìm giải pháp, chú trọng tiểu tiết để
hiểu vấn đề sâu hơn, biết liên kết ý tưởng hoặc xâu chuỗi vấn đề, lập luận vững
chắc, tìm nguyên nhân và giải thích vấn đề, biết bảo vệ quan điểm, dự đoán
được hậu quả và hệ quả, dự báo trở ngại, biết tổ chức - sắp xếp ý tưởng, biết sử
dụng các công cụ định hướng tư duy...

21



×