Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NHỮNG NHÂN tố làm BIẾN đổi mức SỐNG của NHÓM dân SAU tái ĐỊNH cư ở THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.42 KB, 37 trang )

NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI MỨC SỐNG
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO
MỨC SỐNG CHO NHÓM DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN
SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Biến đổi xã hội là một quá trình diễn biến phức tạp. Với nhiều nhân tố
tác động, biến đổi mức sống của nhóm dân TĐC cũng không ít nhân tố ảnh
hưởng. Xem xét thực tế ở Đà Nẵng có thể xác định một số nhân tố tác động
sau đây:
3.1.1. Sự tác động của hệ thống chính sách
Đô thị hoá là xu hướng phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc
thực hiện CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình này diễn ra nhanh
hay chậm, tích cực hay ít tích cực còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống các
chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách của các Đảng và Nhà
nước thực quyền. Đối với thành phố Đà Nẵng, chính sách phát triển đô thị
đã và đang được chính quyền ưu tiên coi trọng và đây là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đối với mọi sự biến đổi xã hội nói chung và biến đổi mức sống
dân cư TĐC nói riêng.
Cần phải khẳng định rằng, những thành quả mà Đà Nẵng đã đạt được
trong giải tỏa, di dời, TĐC nêu trên trước hết và căn bản của những chủ
trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước được sự vận dụng một
cách năng động, sáng tạo vào thực tế địa phương. Một mặt chính quyền
thành phố khuyến khích, khơi dậy và huy động mọi tiềm năng sức mạnh


cộng đồng, mặt khác thành phố cũng hết sức chú trọng việc hoạch định
những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho từng người dân.
Cụ thể, dự liệu trước những khó khăn của người dân về việc phải
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo lập việc làm để có thu nhập ổn định,


chính quyền thành phố Đà Nẵng đã đề ra chính sách đào tạo nghề cho người
lao động. Các chương trình đào tạo nghề miễn phí ngắn hạn đã được tổ
chức. Các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm cho người lao động được
mở ra đáp ứng bước đầu nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động.
Các chính sách tín dụng để hỗ trợ việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo
việc làm cũng được đặc biệt chú ý triển khai. Cụ thể, Thành phố đã cung
cấp, cho vay ưu đãi hàng chục tỷ đồng để các hộ di dời, TĐC phát triển sản
xuất, học việc và tìm việc làm. Ngoài chế độ chính sách của Nhà nước về
giải toả đền bù và TĐC được quy định trong các Nghị định của Thủ tướng
Chính phủ (NĐ22/1998, NĐ197/2004), thành phố Đà Nẵng còn trích ngân
sách địa phương hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình có khó khăn nhất là những
gia đình nghèo (bằng tiền, bằng gạo…). Có thể khẳng định rằng, nhờ có hệ
thống chính sách đúng đắn kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện di dời,
giải tỏa nên đã giúp người dân sau TĐC, sớm vượt qua khó khăn, ổn định
đời sống và phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cũng còn
những tồn tại, khó khăn mà người dân sau TĐC đang còn phải vật vã đương
đầu. Đó là sự giảm sút thu nhập của các nhóm xã hội vốn trước đây gắn với
các nghề nông - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoặc lao động phổ thông.
Nhiều người giờ đây vẫn còn gặp khó khăn trong việc chuyển nghề, tìm
kiếm việc làm mới để ổn định cuộc sống. Hiện tại mặc dù chính quyền thành
phố Đà Nẵng đã có hệ thống chính sách khá đồng bộ, tổ chức thực hiện khá


quyết liệt song vẫn còn một bộ phận dân cư thiếu việc làm, mức sống chưa
cao. Nguyên nhân có nhiều song có thể chú ý một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chính sách đào tạo nghề mà lâu nay thành phố triển khai
thực hiện mới chỉ chủ yếu giải quyết cho những đối tượng đã có một trình độ
học vấn nhất định (tốt nghiệp THPT). Trong khi đó, lao động, nhất là lao
động ở độ tuổi trung niên lại có học vấn quá thấp. Họ không hội đủ tiêu

chuẩn và điều kiện để được đào tạo nghề. Trong mẫu khảo sát 570 người
trong tuổi có khả năng lao động của 210 hộ gia đình sau TĐC, có 26,5%
người có trình độ tiểu học, 41,5% ở trình độ THCS; 19% trình độ THPT và
13% có trình độ từ trung cấp trở lên. Như vậy số lao động ở trình độ THCS
trở xuống chiếm tới 68%. Điều này cũng có nghĩa là phần đông số lao đồng
này không đủ tiêu chuẩn để tham gia các lớp đào tạo nghề và thực sự họ có
ít cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định, có thu nhập cao. Đây là thực tế giúp
chúng ta hiểu rõ vì sao sau tái định, tỷ lệ lao động trong loại hình lao động
phổ thông tăng cao và tình trạng tăng đột biến lao động trong ngành buôn
bán dịch vụ mà ở đây thực chất là sự tăng trưởng “ảo”.
Thứ hai, các chính sách tín dụng nhằm giải quyết việc làm mặc dù
được triển khai khá rầm rộ song hiệu quả chưa thật cao. Chúng ta biết rằng,
những người thiếu việc làm, cần việc làm vốn là những nông dân, ngư dân,
những lao động phổ thông đã quen với cách kiếm sống bằng lao động cơ
bắp, giờ đây họ trở thành những thị dân của đô thị loại một nhưng cách nghĩ,
cách làm chưa dễ thích ứng ngay trong thời kỳ đầu sau TĐC. Thực tế cho
thấy, không phải có tiền, có vốn là ai cũng tự hạch toán kinh doanh có hiệu
quả trong môi trường kinh tế đô thị. Vì thế có hộ vay vốn để tạo việc làm
song một thời gian sau đồng vốn tiêu tan mà việc làm cũng không có.


Thứ ba, khả năng của thành phố để giải quyết việc làm, tạo thu nhập
nói riêng và nâng cao mức sống cho dân cư sau TĐC nói chung còn những
giới hạn. Trong khi đó, phạm vi giải toả đền bù và TĐC những năm qua,
được triển khai đồng loạt trên nhiều địa bàn làm cho quy mô dân số phải di
dời, TĐC quá lớn. Trong gần 8 năm vừa qua, ở Đà Nẵng đã có hơn 1/3 số hộ
dân thành phố với hơn 250.000 nhân khẩu phải di dời đến nơi ở mới, phải
thay đổi môi trường sống và điều kiện làm việc.
Như vậy hàng năm thành phố vừa phải giải quyết việc làm cho một bộ
phận rất lớn lao động bị mất việc làm khi phải di dời giải toả, vừa phải giải

quyết việc làm cho đội ngũ đông đảo thanh niên bước vào độ tuổi lao động.
Điều này dẫn đến một sự quá tải về khả năng tạo việc làm mới, nhất là với
nhịp độ phát triển kinh tế như hiện nay. Trong 3 năm từ 2001-2003, bình
quân mỗi năm thành phố chỉ mới giải quyết được khoảng hơn 20.000 lao
động có việc làm [31, tr.232]. Theo chúng tôi, chủ trương thúc đẩy quá
nhanh tiến trình đô thị hoá như lâu nay ở thành phố Đà Nẵng đang không
đồng hành với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương này. Có thể ví, Đà
Nẵng như một đại công trường xây dựng nên người lao động nhất là lao
động phổ thông cũng dễ tìm cho mình một nghề như làm thợ mộc, thợ hồ,
bốc vác hay vận chuyển nguyên vật liệu... một khi công việc xây dựng,
chỉnh trang đô thị đi vào ổn định thì sức ép về việc làm sẽ càng lớn. Đây là
vấn đề mà chính quyền thành phố, cần sớm tìm chính sách giải quyết thích
hợp.
- Tiếp theo là vấn đề nhà ở và điều kiện môi trường sống của người
dân sau TĐC. Chủ trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố Đà
Nẵng là để sắp xếp, tạo lập lại không gian đô thị văn minh hiện đại. Hiệu
quả của chủ trương này là chỉ trong một thời gian ngắn bộ mặt thành phố


được thay đổi căn bản theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng được xây dựng khá
đồng bộ, người dân được sống trong các khu phố mới sạch đẹp với những
căn nhà khang trang. Hộ gia đình nào sau khi giải toả cũng được phân nhà
hay đất trong các khu quy hoạch.
Nhân tố quan trọng nhất làm nên sự biến đổi tích cực đó phải kể đến
hệ thống chính sách về đền bù, TĐC mà thành phố Đà Nẵng đang vận dụng.
Trên cơ sở những quy định chung của Chính phủ, UBND thành phố Đà
Nẵng thường xuyên điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn hệ thống
chính sách đền bù, TĐC thông qua các quyết định: 4503/1999/QĐ-UB;
170/1999/QĐ-UB; 141/2002/QĐ-UB, 122/2003/QĐ-UB và 209/2004/QĐUB. Các Quyết định nói trên đã xây dựng được các điều khoản quy định một
cách rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức nhà nước và nhân

dân. Có thể khái quát một số nội dung chính tác động đến vấn đề nhà ở và
điều kiện môi trường sống sau đây:
Thứ nhất, chính sách đền bù thoả đáng những thiệt hại do giải toả gây
ra. Đất đai và toàn bộ tài sản gắn liền với đất khi giải toả đều được bồi
thường theo bảng giá của thành phố quy định.
Thứ hai, các hộ gia đình sau khi bị giải toả đều được bố trí mua đất
làm nhà tại các khu TĐC với giá cả hợp lý. Mặc dù giá đất người dân phải
mua lại cao hơn giá họ được đền bù nhưng bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều
so với giá thị trường. Tính hợp lý được thể hiện ở chỗ giá trị của đất tăng lên
khi được thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng giá bán lại cho hộ
dân trong diện giải toả đã có sự phân chia hợp lý, hài hoà lợi ích giữa nhà
nước và nhân dân. Điều này phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng:
“Trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, phải chú ý phân chia hợp lý phần


giá trị đất tăng thêm do việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại”
[9, tr.78].
Thứ ba, hộ gia đình đông nhân khẩu được giải quyết mua thêm lô đất
phụ. Ngoài ra thành phố có kế hoạch tiếp tục xây thêm các khu chung cư để
giải quyết chỗ ở cho các cặp vợ chồng có nhu cầu tách hộ.
Thứ tư, “Các hộ có giá trị bồi thường thiệt hại dưới 50 triệu đồng
được nợ 100% tiền sử dụng đất. Các hộ có giá trị bồi thường thiệt hại từ 50
triệu đồng trở lên được giữ lại toàn bộ tiền bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc,
cây cối và các khoản hỗ trợ chính sách để xây dựng nhà ở mới...[36, tr.35].
Ngoài ra, UBND thành phố còn xem xét giải quyết việc giảm và cho nợ tiền
sử dụng đất đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt.
Thứ năm, “khu tái định cư phải được xây dựng tối thiểu đầy đủ các cơ
sở hạ tầng như: hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, nơi sinh
hoạt cộng đồng, đường nội bộ, đường ra vào khu tái định cư...” [36, tr.35].
Những chính sách kể trên là cơ sở pháp lý tạo niềm tin cho người dân

hưởng ứng hoặc thực hiện chủ trương di dời một cách nhanh chóng. Mặt
khác, thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai chủ trương “ba có” (người
dân có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị). Các
chính sách đúng đắn của thành phố về nhà ở và môi trường cũng như điều
kiện cơ sở hạ tầng xã hội thực sự trở thành “lực hút” của các khu TĐC.
Tóm lại, nhân tố tạo nên sự thay đổi có tính cách mạng cho người dân
sau TĐC về nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội chính là hệ thống chính sách giàu
tính khoa học và nhân văn của chính quyền thành phố Đà Nẵng. Tất nhiên
chính sách xây dựng phát triển đô thị của Đà Nẵng không phải đã hoàn toàn
hoàn hảo. Đà Nẵng vần còn nhiều việc phải làm. Song từ thực tế nghiên cứu,
có thể khẳng định rằng, xét về tổng thể, hệ thống chính sách mới là nhân tố
quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất.


3.1.2. Các yếu tố gia đình và biến đổi mức sống
Trong hiện thực, gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức: gia đình đầy
đủ, gia đình khiếm khuyết; gia đình nhiều thế hệ, gia đình hạt nhân... Song
dù có tồn tại dưới hình thức nào thì gia đình cũng luôn được coi là nhóm xã
hội mà các thành viên gắn bó mật thiết với nhau bởi quan hệ huyết thống và
tình cảm.
Sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC phần nào cũng chịu sự
tác động bởi thành phần và số lượng các thành viên trong gia đình. Số thành viên
trong mỗi gia đình tăng hay giảm, có quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc một phần
vào mức sinh tự nhiên, mặt khác phụ thuộc vào sự sát nhập hay tách ra của mỗi
hộ xuất phát từ nhiều lý do khác nhau của đời sống. Trong mẫu khảo sát mỗi đề
tài đã thực hiện, về mặt quy mô, số thành viên của các hộ gia đình có tỷ lệ như
sau:
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ hộ gia đình chia theo số lượng thành viên
Đơn vị tính: %
Số người

2
3
4
5
6
7
8
Trước TĐC
0
17,4
42,9
19,3
11
7,28
1,93
Sau TĐC
1,5
17,4
39,1
27,5
10,1
4,3
0
Bảng số liệu thống kê trên cho thấy, quy mô bộ bốn người được duy
trì ở mức độ cao nhất, trước TĐC chiếm tỷ lệ là 42,9%, đến sau TĐC tỷ lệ
này giảm xuống còn 39,1% song vẫn là loại hộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhóm
hộ gia đình có từ 6 đến 8 thành viên giảm rõ rệt. Nhóm hộ 7 thành viên giảm
mạnh từ 7,28% xuống còn 4,3%, đặc biệt loại nhóm hộ có 8 thành viên
không còn được duy trì sau TĐC. Duy có nhóm hộ gia đình có 5 thành viên
tăng từ 19,3% lên 27,5% (tăng 8,2%). Đây là con số tăng đáng phải chú ý.

Sự tăng này do hai nguyên nhân, thứ nhất, thành phố có chính sách ưu tiên
phân thêm phần đất phụ cho những gia đình đông người chưa có điều kiện
tách hộ. Khi có thêm phần đất ở trong khu TĐC, các hộ đông người (có từ 7


đến 8 thành viên) tách hộ cho con cái đã có gia đình ra ở riêng. Chính điều
này đã làm cho tỷ lệ số hộ có từ 7 đến 8 thành viên giảm xuống và nhóm hộ
có 5 thành viên tăng lên. Thứ hai, một số gia đình (5 người) muốn tách hộ và
đã được phân thêm phần đất phụ nhưng chưa có điều kiện làm nhà mới nên
cũng chưa tách. Một số người lại nghĩ, gia đình 5 người vẫn chưa phải là
đông. Do vậy, số hộ gia đình có 5 thành viên tăng sau TĐC cũng là điều có
thể giải thích được.
Nhìn chung, sau TĐC, ở Đà Nẵng đang có xu hướng giảm thiểu quy
mô gia đình lớn, trong khi đó kiểu gia đình có quy mô nhỏ (từ 3-5 người)
vẫn được duy trì phổ biến. Nghiên cứu cũng đã xem xét ảnh hưởng của
những thay đổi trong quy mô gia đình với thu nhập và mức sống của người
dân sau TĐC. Và sau đây là những thay đổi ghi nhận được:
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người chia theo quy mô hộ
Đơn vị tính: đồng
Quy mô hộ

Thu nhập bình quân đầu Thu nhập bình quân đầu
người/tháng trước tái
người/tháng sau tái định
định cư


Nhóm 1 (1-4 thành viên)

466.799


417.862

Nhóm 2 (trên 4 thành viên)

442.396

356.214

Bình quân

456.396

391.778

Bảng số liệu trên cho thấy ở loại hộ nhóm một luôn có mức thu nhập
cao hơn nhóm hai.
Ở thời điểm trước TĐC thu nhập bình quân đầu người trên tháng của
nhóm hai chỉ bằng 94,7% và sau TĐC chỉ bằng 89,2% so với nhóm một. Rõ
ràng đối với loại gia đình có quy mô nhỏ thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức
các hoạt động kinh tế, kể cả việc tìm kiếm việc làm sau TĐC. Còn các gia
đình có quy mô lớn trong tổ chức hoạt động kinh tế cũng khó khăn như tìm
kiếm việc làm cho các thành viên. Hơn nữa, sự giảm sút thu nhập ở nhóm


hai còn vì số người phải nuôi dưỡng ở các hộ đông người chiếm tỷ lệ khá
lớn. Kết quả điều tra thực tế, cho thấy các hộ gia đình thuộc nhóm 2 có tỷ lệ
người già cao hơn nhóm một, tức là nhiều gia đình có 3 thế hệ. Tương tự
như thu nhập, vấn đề chi tiêu cho đời sống cũng chịu sự chi phối của quy mô
hộ gia đình.

Bảng 3.3: Mức chi tiêu bình quân đầu người và bình quân hộ/tháng chia
theo quy mô số lượng thành viên trong hộ gia đình
Đơn vị tính: đồng
Quy mô hộ
Nhóm 1
Nhóm 2
Tổng cộng

Mức chi tiêu trước TĐC
Đầu
Hộ/tháng
người/tháng
1108823
307647
1365517
256132
1226984
283934

Mức chi tiêu sau TĐC
Đầu
Hộ/tháng
người/tháng
1416810
396508
1741379
326592
1556060
365788


Mức chi tiêu bình quân của hộ thuộc nhóm một (tức loại hộ có từ 1
đến 4 thành viên) tuy ít hơn loại hộ nhóm hai (nhóm hộ có 4 thành viên trở
lên) nhưng tính theo mức chi tiêu bình quân đầu người lại cao hơn hẳn.
Trước TĐC, mức chi tiêu của loại hộ nhóm một chỉ bằng 81,2% so với
nhóm hai, nhưng nếu tính theo mức chi tiêu bình quân đầu người thì nhóm
một lại cao hơn so với nhóm hai là 120%. Tương tự như vậy, sau TĐC
mức chi của loại hộ nhóm một chỉ bằng 81,36% so với nhóm hộ gia đình
nhóm hai nhưng mức chi tiêu bình quân đầu người của loại hộ nhóm một
lại cao hơn nhóm hai là 121,4%.
Như vậy, dù mức chi tiêu chung của người dân sau TĐC có tăng lên
(28,8%/ nhóm 1; 27,5%/ nhóm 2). Đây là con số không nhỏ với những hộ
trung bình và nghèo, song tỷ lệ mức chênh lệch tăng chi tiêu bình quân của
hộ và theo đầu người giữa hai loại hộ lại không thay đổi nhiều (81,2% và
81,36%; 120% và 121,4%). Điều này cho thấy, ngoài những yếu tố làm tăng


chi tiêu đã được phân tích, quy mô gia đình tác động không đáng kể đến
mức chi bình quân đầu người của các hộ dân sau TĐC.
Mặt khác, cũng phải thấy rằng, mức sống được đánh giá dựa trên mức
bình quân thu nhập và chi tiêu đầu người của hộ, song trong những hộ có
quy mô lớn, đông người, thường rất đông người ăn theo do vậy, dù thu nhập
của người lao động chính là cao nhưng phải chia sẽ với nhiều thành viên
không có thu nhập trong gia đình nên mức sống sẽ bị kéo thấp xuống.
Như vậy, một nguyên nhân dẫn đến thu nhập và chi tiêu thấp là do
quy mô hộ quá đông người chi phối. Một số hộ, trong tổng số chi vẫn lớn
song do đông thành viên nên bình quân chi lại thấp. Vì vậy, việc nâng cao
mức sống cho mỗi thành viên trong gia đình phần nào đó cần gắn với việc kế
hoạch hoá gia đình và thực hiện gia đình quy mô nhỏ có từ một hoặc hai
con.
3.1.3. Chủ hộ gia đình và mức sống

Trong thiết chế gia đình, chủ hộ được nhìn nhận là người có vị thế
cao. Họ thường đóng vai trò chính trong việc tổ chức sản xuất - kinh doanh
và là người đưa ra những quyết định quan trọng cho hộ gia đình. Thông
thường, sự khác nhau về tuổi tác, gia đình, học vấn, nghề nghiệp và trình độ
văn hóa gia đình có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định và
từ đó mà tác động đến mức sống gia đình. Nghiên cứu sự thay đổi mức sống
nhóm dân cư sau TĐC, luận văn cũng chú ý xem xét tác động của những yếu
tố này đến thu nhập và chi tiêu.
3.1.3.1. Giới tính của chủ hộ và mức sống
Kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 69,56%; số
phần trăm còn lại do nữ giới làm chủ hộ, trong đó có 15,9% nữ chủ hộ đang
sống với chồng con và 14,5% là chủ hộ ở gia đình khuyết thiếu. Như vậy
trong tập hợp hộ gia đình thuộc diện TĐC thì nữ giới làm chủ hộ chiếm gần


1/3 trên tổng số chủ hộ. Cũng cần nói thêm rằng, những nghiên cứu về giới
gần đây cho thấy, ở khu vực đô thị, nam hay nữ làm chủ hộ thì sự khác biệt
không nhiều, phần lớn các công việc của gia đình đều có sự bàn bạc nhất trí
giữa vợ và chồng thậm chí cả với con cái. Tuy nhiên ở nhóm đối tượng mà
chúng tôi chọn nghiên cứu lại đang có sự khác biệt tương đối, mà căn nguyên
của sự khác biệt này lại do trình độ học vấn, hay nghề nghiệp chi phối. Kết quả
thống kê cho thấy các chủ hộ là nữ có trình độ học vấn thấp: 67% có trình độ
tiểu học, 16,2% THCS, chỉ có 11,1% có trình độ PTTH và 5,5% có trình độ
CNKT. Do đó, mặc dù 88,9% nữ chủ hộ trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có
5,5% chủ hộ làm công chức nhà nước, còn lại 94,5% làm trong các ngành nghề
thu nhập thấp, kém ổn định như: làm thuê, phụ hồ, bán rau, bán cá, chăn nuôi...
Vì hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn thấp và cơ cấu nghề nghiệp như vậy
nên trước TĐC, thu nhập bình quân đầu người của các hộ có nữ làm chủ hộ
thấp hơn so với thu nhập bình quân đầu người có nam giới làm chủ hộ (chỉ
bằng 88,3%).

Sau TĐC, do có những xáo trộn trong đời sống nên nhìn chung thu
nhập của dân cư có sự giảm sút, trong đó ở các hộ có nam giới làm chủ hộ
lại bị giảm sút mạnh hơn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 93,9% so
với thu nhập bình quân đầu người của các hộ có nữ làm chủ hộ. Trong khi
đó, nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng có một sự chênh lệch đáng kể trong
khả năng tạo ra thu nhập cho hộ gia đình với ưu thế nghiêng về nam giới do
họ có sức khoẻ tốt, tay nghề cao và quyết đoán hơn... Nhưng ở đây, tại sao
sau TĐC, khả năng tạo ra thu nhập của nam chủ hộ lại sút kém so với các nữ
chủ hộ? Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy, trong 144 nam chủ hộ trong mẫu
khảo sát, có 12 chủ hộ nghỉ hưu nên thu nhập và mức chi tiêu của họ không
thay đổi, 15 trường hợp (chiếm 9,6%) do thay đổi chỗ ở nên lâm vào thất
nghiệp; 36 chủ hộ (23,1%) phải chuyển đổi nghề nên thu nhập bị giảm sút.


Thông thường sự chuyển đổi nghề nghiệp là để có thu nhập cao hơn nhưng ở
đây phần lớn là do tình thế bắt buộc. Nhiều người sau TĐC không còn điều
kiện để làm lại các nghề cũ trước đây. Với nghề nghiệp mới do bước đầu
chưa thành thạo, do trình độ học vấn thấp, lao động có tính chất đơn giản
nên thu nhập thấp. Trong số 36 nam chủ hộ của mẫu điều tra phải chuyển
đổi nghề nghiệp thì có 18 nam chủ hộ đã phải chuyển từ nghề chuyên môn,
ổn định, thu nhập cao như: ngư nghiệp, thủ công... sang các nghề như: phụ
hồ, buôn bán tạp hoá, xe thồ, mở quán bida. Cũng cần phải lưu ý rằng, với
các hộ ngư nghiệp khi chuyển đổi nghề, thu nhập của họ trong thời gian đầu
thường giảm sút mạnh vì vợ con của họ mất lợi thế trong việc buôn bán cá.
Hơn nữa còn có 18 nam chủ hộ là công nhân nhưng sau TĐC chuyển sang
nghề xe thồ, xe kéo...
Còn đối với nữ chủ hộ, sau TĐC họ nhanh chóng chuyển sang buôn
bán, dịch vụ quy mô nhỏ ngay tại nhà hoặc bất cứ ở đâu có thể để duy trì thu
nhập cho gia đình mình. Tình trạng buôn bán, dịch vụ tràn ngập vỉa hè, lề
đường trong những năm qua tại Đà Nẵng ở một chiều cạnh nào đó thể hiện

sự thích ứng của lực lượng lao động nữ trong điều kiện không kiếm được
việc làm ổn định, chính thức khác.
Như vậy, sau TĐC, các hộ có nam là chủ hộ lại gặp khó khăn nhiều
hơn các chủ hộ là nữ giới trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc
làm. Đây là điêù đã tác động không nhỏ đến thu nhập, chi tiêu và tạo nên sự
khác biệt giữa các nhóm có nam hay nữ làm chủ hộ.
3.1.3.2. Tuổi của chủ hộ và mức sống
Trong tất cả các đặc điểm tạo nên sự nhạy bén, quyết đoán của chủ hộ
trong việc tổ chức sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao mức sống cho gia
đình thì độ tuổi của họ cũng được coi là nhân tố khá quan trọng. Mỗi nhóm
tuổi có những đặc điểm riêng và tác động trực tiếp tới thu nhập, chi tiêu và
mức sống của hộ gia đình.


Kết quả khảo sát cho thấy: nhóm chủ hộ ở độ tuổi từ 30-45 chiếm
55,7%; tuổi từ 46-55 chiếm 30% và nhóm chủ hộ trên 55 tuổi chiếm 14,3%.
Ở các nhóm tuổi khác nhau, mức sống của hộ gia đình cũng rất khác nhau
xét về cả thu nhập và chi tiêu.
Bảng 3.4: Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với thu nhập và chi
tiêu bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình
Đơn vị tính: đồng
Thu nhập bình quân
đầu người/tháng của
hộ gia đình sau TĐC

Nhóm tuổi chủ hộ
Nhóm tuổi từ 30-45 tuổi
Nhóm tuổi từ 46-55 tuổi
Nhóm tuổi trên 55


382.564
366.014
456.098

Chi tiêu bình quân
đầu người/tháng của
hộ gia đình sau TĐC
388.309
322.844
368.095

Trong ba nhóm chủ hộ chia theo độ tuổi thì nhóm tuổi trên 55 có ưu
thế nổi trội về thu nhập. Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm
hộ này cao gấp 1,2 lần so với nhóm chủ hộ trong độ tuổi từ 30-45 và cao gấp
1,25 lần so với nhóm tuổi từ 46-55.
Nếu đối chiếu với các nhóm mức sống theo thu nhập thì lại thấy mỗi
nhóm hộ chia theo độ tuổi của chủ hộ có cơ cấu khác nhau trong tháp phân
tầng. Bảng sau đây sẽ cho thấy rõ điều này.
Bảng 3.5: Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với các nhóm mức
sống theo thu nhập sau TĐC
Đơn vị tính: %
Nhóm tuổi
Nhóm tuổi 30-45
Nhóm tuổi 46-55
Nhóm tuổi trên 55

Nghèo
4,2
4,7
3,3


Tạm đủ
29,0
46,3
43,3

T. bình
52,9
34,9
43,3

khá
12,0
15,8
0

Giàu
1,9
0
10,0


Như vậy là, nhóm hộ gia đình có chủ hộ trong độ tuổi từ 30-45 đều có
mặt trong cả 5 nhóm của tháp phân tầng, tuy nhiên đa phần các hộ đều có
mức sống từ trung bình trở lên (66,8).
Trong khi đó nhóm chủ hộ ở độ tuổi: 46-55 lại không có hộ nào thuộc
nhóm giàu và đa phần hộ gia đình thuộc nhóm mức sống tạm đủ và trung
bình. Tỷ lệ hộ gia đình có mức sống từ trung bình trở lên chỉ ở mức 50,7%.
Còn nhóm chủ hộ trên 55 tuổi thì có tỷ lệ hộ ở nhóm giàu cao nhất
(10%) nhưng đa phần số hộ của nhóm này lại nằm ở mức sống tạm đủ và

trung bình, mức sống từ trung bình trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 53,3%.
Có thể lý giải sự khác nhau về khả năng tạo thu nhập giữa các nhóm
tuổi của chủ hộ bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau song căn cứ vào kết quả
khảo sát thực tế nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng, chúng tôi bước đầu nhận
thấy một số nhân tố đáng lưu ý như sau:
Đối với nhóm chủ hộ trong độ tuổi từ 30-45 thì có ưu thế về sức khoẻ,
năng động, táo bạo và nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội tìm kiếm việc làm
hay tự tạo lập nghề nghiệp để ổn định và cải thiện mức sống cho gia đình
sau TĐC. Tuy nhiên ở độ tuổi này đa phần con cái của họ còn nhỏ và phải
sống phụ thuộc vào cha mẹ. Ngoài ra còn có 8,8% số hộ nuôi dưỡng thêm
cha mẹ không còn khả năng lao động. Vì thế, mặc dù thu nhập hàng tháng
của bản thân chủ hộ khá cao song mức thu nhập bình quân đầu người/tháng
của hộ lại ở mức trung bình.
Đối với nhóm chủ hộ từ 46-55 tuổi, không còn ưu thế của tuổi trẻ như
nhóm 30-45 tuổi. Họ lại có ít cơ hội và điều kiện để tham gia các chương
trình đào tạo nghề mới. Ở nhóm tuổi này, với đặc điểm tâm lý bảo thủ, e
ngại nên gặp nhiều trắc trở trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, nhất là những
người trước đây vốn làm nghề nông hoặc ngư nghiệp. Ngoài ra còn có một


vấn đề cần được lưu ý: đó là ở nhóm xã hội này, tỷ lệ con cái trong tuổi lao
động mà chưa tìm kiếm được việc làm, thất nghiệp, sống phụ thuộc vào cha
mẹ còn lớn. (39/63 gia đình, chiếm 61,9%). Như vậy, sự khó khăn trong
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ cùng với tình trạng thiếu việc
làm, thất nghiệp của con cái họ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức thu
nhập, chi tiêu của nhóm hộ này thấp nhất trong 3 nhóm hộ đã phân tích ở
trên.
Nhóm chủ hộ trên 55 tuổi có mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu
người khá cao nhưng vai trò của chủ hộ trong việc tạo thu nhập cho gia đình
lại không đáng kể vì đa phần đã ngoài tuổi lao động. Ưu thế của các gia đình

thuộc nhóm chủ hộ ở tuổi này là con cái đã trưởng thành, tỷ lệ nhân khẩu
sống phụ thuộc thấp, tỷ lệ lao động tạo thu nhập cho gia đình cao. Đây là lý
do khiến nhóm này có mức sống cao hơn so với hai nhóm chủ hộ nói trên.
3.1.3.3. Trình độ học vấn của chủ hộ và mức sống
Học vấn là vấn đề mấu chốt của sự phát triển, là một trong những yếu
tố quan trọng quy định vị thế của mỗi người trong xã hội. Học vấn tạo ra cơ
hội về việc làm, tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp. Học vấn không chỉ
tác động trực tiếp đến khả năng tạo thu nhập, chi tiêu của chủ hộ mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến trình độ học vấn, nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm
của con cái và thành viên của gia đình trong tương lai.
Thống kê trình độ học vấn của số đối tượng đã khảo sát cho thấy số
chủ hộ có trình độ tốt nghiệp tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ 28,3%; tương
ứng ở THCS là 42,8%; THPT có 15,7%; công nhân kỹ thuật là 1,4%; trung
cấp là 1,4% và trình độ CĐ-ĐH trở lên có 10,4%. Như vậy, trình độ học vấn
của các chủ hộ trong diện di dời TĐC trong những năm qua ở Đà Nẵng rất
thấp, có đến 71,1% từ THCS trở xuống; số chủ hộ có trình độ CNKT trở lên


chỉ có tỷ lệ 13,2% (chưa bằng 1/2 tỷ lệ chung của thành phố Đà Nẵng là
35%)
Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, người có trình độ học vấn cao
thường có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, lựa chọn ngành nghề có ưu
thế hơn so với những người có trình độ học vấn thấp và những lao động
chưa qua đào tạo thường gắn với những công việc có thu nhập thấp, không
ổn định. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với nghề nghiệp, việc làm, thu
nhập... của nhóm chủ hộ sau tái định cư cũng không nằm ngoài xu hướng
đó. Hầu hết các chủ hộ có trình độ tiểu học, THCS đều làm nông - ngư
nghiệp hoặc lao động phổ thông. Đây là những ngành nghề thường có thu
nhập thấp, không ổn định. Điều tra cho thấy, trong 149 chủ hộ có trình độ
tiểu học, THCS có 64,8% hoạt động nông - ngư nghiệp hoặc lao động phổ

thông; chỉ có 15,7% là lao động trong lĩnh vực CN-TTCN nhưng cũng chỉ
đảm đương các việc đơn giản như khâu giày dép, chế biến cá... với thu nhập
thấp và rất không ổn định. Trong khi đó, các chủ hộ có trình độ cao đẳng - đại
học trở lên, 100% đều là cán bộ công chức có thu nhập cao và ổn định. Như
vậy, qua nghề nghiệp, trình độ học vấn đã tạo nên sự khác biệt khá rõ về thu
nhập giữa các nhóm chủ hộ khác nhau.
Phân tích, các số liệu điều tra có thể thấy, thu nhập bình quân đầu
người của các chủ hộ có trình độ cao đẳng - đại học trở lên cao gấp 2,19 lần
so với nhóm chủ hộ có trình độ tiểu học và gấp 1,8 lần nhóm có trình độ
THPT. Rõ ràng với trình độ học vấn càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập
cho bản thân và đóng góp vào thu nhập của gia đình càng lớn. Đặc biệt trong
quá trình di dời TĐC, khi phải thay đổi nơi ở, điều kiện làm việc, môi trường
sống thì riêng nhóm chủ hộ có trình độ cao đẳng - đại học trở lên là có khả
năng thích ứng nhanh, họ sớm ổn định việc làm và thu nhập, còn những
nhóm gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp gặp khá nhiều khó khăn


sau TĐC. Trong tổng số các trường hợp rơi vào thất nghiệp có 85,7% là các
chủ hộ có trình độ THCS trở xuống. Như vậy trình độ học vấn của chủ hộ
không những có ý nghĩa lớn trong việc tạo nên sự năng động và khả năng
thích ứng trước những biến đổi của cuộc sống mà còn tác động đến cơ cấu
nghề nghiệp của các nhóm chủ hộ, điều này dẫn đến sự không giống nhau
trong biến đổi về thu nhập của các nhóm hộ sau TĐC. Hơn thế nữa, sau
TĐC, thu nhập bình quân đầu người ở nhóm hộ gia đình mà chủ hộ có trình
độ THCS trở xuống giảm sút còn 73,28% so với trước TĐC. Trong khi đó,
thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ có trình độ cao đẳng - đại học
trở lên đã tăng 7,4% so với trước TĐC. Kết quả thống kê cũng đã cho thấy
trong cơ cấu tháp phân tầng thì ở nhóm giàu 100% thuộc về các chủ hộ có
trình độ từ THPT trở lên; trong khi đó ở nhóm nghèo có đến 55% chủ hộ ở
trình độ tiểu học và 45% chủ hộ có trình độ THCS. Như vậy, rõ ràng sự giàu

-nghèo là hệ quả từ nhiều nguyên nhân nhưng trong đó trình độ học vấn
được coi là nhân tố có ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa quan trọng.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn cho thấy trình độ học vấn của chủ
hộ còn tác động rất lớn đến trình độ học vấn cũng như cơ hội tìm kiếm việc
làm của con cái họ. Đây chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức
sống của hộ gia đình trong hiện tại và tương lai lâu dài.
Trong tổng số 447 con cái của 210 hộ gia đình trong diện khảo sát, có
261 người con đang được học bình thường ở các cấp học, nhưng cũng có
đến 186 người con đã bỏ học giữa chừng (chiếm 41,6%) mà phần lớn lại bỏ
học ở chương trình tiểu học hay THCS. Điều đáng lưu ý ở đây là tất cả các
trường hợp có con bỏ học giữa chừng đều thuộc các gia đình của nhóm chủ
hộ có trình độ từ THCS trở xuống. Nhóm này chiếm 71,1% trong tổng số
mẫu khảo sát song chỉ có 31% con cái đang theo học các chương trình trung
cấp, cao đẳng - đại học. Còn nhóm chủ hộ có trình độ từ THPT trở lên tuy


chiếm chưa đầy 30% trong tổng số hộ nhưng lại có 69% con cái đang học
các chương trình từ trung cấp, CĐ-ĐH. Chính điều này đã và đang tác động
trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm sau
TĐC. Khảo sát 114 hộ có con trong độ tuổi lao động cho thấy trong 210
người con thì chỉ có 117 người hiện đang có việc làm đem lại thu nhập cho
gia đình, còn 93 người đang trong tình trạng thất nghiệp.
Trong tổng số người con hiện đang thất nghiệp có 9 trường hợp
(chiếm 9,7%) là con cái thuộc nhóm chủ hộ có trình độ từ THPT trở lên và
bản thân những người con này đã tốt nghiệp CĐ - ĐH, đang giai đoạn chờ
việc, cơ hội tìm kiếm việc làm của họ khá lớn. 90,3% trường hợp thất nghiệp
còn lại đều là con cái thuộc nhóm chủ hộ học vấn THCS trở xuống. Những
người con này do bỏ học quá sớm (chỉ dừng ở trình độ học vấn THCS trở
xuống) nên hiện nay không đủ điều kiện tham gia các chương trình đào tạo
nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; vì vậy cơ hội tìm việc làm mới càng trở

nên khó khăn hơn. Đây chính là nhóm xã hội cần đặc biệt chú ý trong các trợ
giúp xã hội để tìm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cho cả gia đình và
xã hội.
3.1.3.4. Ngành nghề, việc làm của chủ hộ và mức sống
Các đặc điểm nhân khẩu của chủ hộ như tuổi tác, giới tính, trình độ
học vấn đều là những nhân tố quan trọng tác động đến các mặt thu nhập, chi
tiêu của bản thân chủ hộ cũng như gia đình nhưng sự tác động này lại
thường thông qua nghề nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu biến đổi mức sống
của nhóm dân cư sau TĐC không thể không xem xét yếu tố nghề nghiệp.
Số liệu thống kê từ cuộc khảo sát ngành nghề của chủ hộ thuộc nhóm
dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng cho thấy:
Bảng 3.6: Cơ cấu ngành nghề của chủ hộ


Trước tái định


Loại hình ngành nghề của chủ hộ
01
02
03
04
05
06
07

Số lượng

%


45
37
39
51
33
3
2
210

21,4
17,6
18,6
24,2
15,7
1,4
0,95
100

Nông - ngư nghiệp
Cán bộ - công chức
CN- tiểu chủ công nghiệp
Lao động phổ thông
Buôn bán - dịch vụ
Khác (hưu trí, bộ đội...)
Thất nghiệp
Tổng cộng

Sau tái định cư
Số
lượng

21
25
33
45
51
16
19
210

%
10,0
11,9
15,7
21,4
24,2
7,6
9,0
100

Xem xét cơ cấu ngành nghề của các chủ hộ trước TĐC ta thấy phần
đông gắn với các ngành nghề lao động giản đơn, lao động không qua đào tạo
như nông - ngư nghiệp, lao động phổ thông. Ngay cả những người làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì trình độ tay nghề cũng
quá thấp, họ chỉ quen đảm nhận các phần việc có tính giản đơn. Chính vì
vậy, việc chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra đầy trắc trở. Sau TĐC số chủ hộ có
việc làm chỉ còn 181 người. Trong tổng số chủ hộ thất nghiệp có 37% làm
nghề chế biến cá; 36% chưa được đào tạo nghề lao động phổ thông và 27%
làm nghề nông - ngư. Sau TĐC chỉ có những người có trình độ chuyên môn
và vốn có nghề nghiệp ổn định từ trước như những người làm công ăn lương
hay ở nhóm ngành dịch vụ thì vẫn duy trì và cải thiện được mức sống của

mình, còn phần lớn những ngành nghề khác đều gặp khó khăn về việc làm
và đương nhiên sa sút về thu nhập và chi tiêu.
Tóm lại, để ổn định sản xuất và nâng cao mức sống sau TĐC, bên
cạnh yêu cầu phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, cụ thể, phù hợp của
Nhà nước thì điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là chính bản thân từng
người dân, đặc biệt là các chủ hộ phải tự thân nỗ lực vươn lên.


3.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI
ĐỊNH CƯ Ở ĐÀ NẴNG

3.2.1. Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Đà
Nẵng đến năm 2010 và xa hơn 2020
Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Đà Nẵng đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 903/1997/QĐ-TTg ngày 23/10/1997.
Trong những năm qua, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành chức năng và các quận
huyện tiếp tục “Triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã
được phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới”. Trên cơ sở thực hiện các
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã
được Chính phủ phê duyệt, trong một thời gian ngắn, thành phố Đà Nẵng đã
có nhiều thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị, tạo tiền đề quan trọng để
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003
công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I.
Tại Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 10/10/2003 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã
xác định phương hướng: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong
những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền
Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ;;

là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận
tải trong nước và quốc tế.
Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, Thành uỷ Đà Nẵng đã có
quan điểm chỉ đạo:
Phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tiếp tục đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh


các ngành sản xuất, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu; xây dựng thành
phố phát triển tương xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế - xã
hội của khu vực miền Trung, có tác động lan toả đối với sự phát
triển của các tỉnh lân cận, Tây Nguyên và với cả hành lang kinh tế
đông - tây, tiểu vùng MêKông [31, tr.24-25].
Rõ ràng việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đang không chỉ là đòi
hỏi mang tính nội tại, tự thân của Đà Nẵng mà còn là yêu cầu, sự thúc ép
trong sự chuyển động chung của vùng và của cả khu vực. Theo những dự
báo về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, những quan hệ liên vùng của Đà
Nẵng với các vùng xung quanh, nhất là sự liên kết phát triển với Lăng Cô Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Hội An - Vĩnh Điện (Quảng Nam) đang là
một nhu cầu tất yếu cần được quan tâm xúc tiến. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến
việc mở rộng liên kết mọi mặt của thành phố Đà Nẵng.
Dự báo quy hoạch phân khu chức năng của đô thị Đà Nẵng bao gồm
cả khu trung tâm và ngoại vi như sau:
+ Khu vực trung tâm: quận Hải Châu và Thanh Khê có diện tích tự
nhiên 33km2, dự kiến phân bố 130-150 nghìn dân vào năm 2010. Chức năng
chính của khu vực này là trung tâm chính trị, thương mại, dịch vụ và du lịch,
đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của toàn thành phố.
+ Khu vực II: Quận Liên Chiểu có diện tích tự nhiên 76km 2, dự kiến
phân bố 130-150 nghìn dân. Bố trí sản xuất chính khu vực này là cụm cảng
Liên Chiểu, khu công nghiệp Liên Chiểu - Hoà Khánh.
+ Khu vực III: Quận Sơn Trà có diện tích là 60km 2, dự kiến phân bổ

140-150 nghìn dân. Các ngành sản xuất chính khu vực này là cảng Tiên Sa,
khu công nghiệp Đà Nẵng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.


+ Khu vực IV: Quận Ngũ Hành Sơn với diện tích tự nhiên 37km2, dự
kiến phân bổ 90-100 nghìn dân. Phát triển chính của vùng là hình thành các
khu du lịch có quy mô từ 20-200 ha, phát triển các ngành nghề truyền thống.
+ Khu vực V: Bao gồm phường Khuê Trung, xã Hoà Phát, Hoà Thọ,
có diện tích tự nhiên 90km 2, dự kiến phân bổ 110-120 nghìn dân. Trong quy
hoạch khu này phát triển công nghiệp điện, điện tử, dệt...
Ngoài ra, trong mỗi khu vực, mỗi khu phố nhu cầu cải tạo lại mạng
lưới cơ sở hạ tầng, quy hoạch chỉnh trang đô thị cho phù hợp với yêu cầu
của sự phát triển, hàng loạt các dự án sắp được triển khai như: Phát triển hệ
thống đường nội thị, di dời ga tàu, xây thêm những cây cầu qua sông Hàn,
mở tuyến đường sắt hai chiều Đà Nẵng - Dung Quất ... Quá trình này sẽ làm
biến đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu dân cư và dẫn đến việc lan toả nhu cầu
mở rộng thành phố Đà Nẵng.
3.2.2. Xu hướng biến đổi nhóm dân cư di dời, giải tỏa, tái định cư
và mức sống của họ
3.2.2.1. Xu hướng biến đổi nhóm dân di dời, tái định cư
Một là, với việc triển khai các chương trình, dự án phát triển của Đà
Nẵng đến năm 2020, trong những năm tiếp theo sẽ có hàng chục nghìn hộ
gia đình cùng với hàng trăm nghìn nhân khẩu phải di dời, TĐC. Quá trình di
dân, TĐC không chỉ diễn ra ở cộng đồng dân cư ngoại thành theo xu hướng
tất yếu của đô thị hóa mà có cả dân cư ở nội thành, những nơi chưa được
chỉnh trang đô thị. Vì vậy, cơ cấu thành phần xã hội nhóm dân chuyển cư sẽ
đa dạng về nghề nghiệp, lứa tuổi, lối sống, văn hóa... Chương trình di dời
giải tỏa, TĐC còn tiếp tục trong nhiều năm tới.



Hai là, với tiềm năng, thế mạnh phát triển các ngành dịch vụ và công
nghiệp rất thuận lợi nên trong những năm tới, cơ cấu kinh tế của thành phố
Đà Nẵng sẽ chuyển từ công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp sang
cơ cấu: Dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp.
Để thực hiện chiến lược phát triển đó phải tiếp tục quy hoạch, CTĐT.
Khu vực nội thành sẽ được sắp xếp, kiến tạo gắn với chức năng thương mại,
dịch vụ, du lịch và các trung tâm công nghiệp, cụm cảng. Ở khu vực ngoại
thành, trong tương lai, bên cạnh việc coi trọng phát triển nông - lâm, ngư
nghiệp, thành phố sẽ quan tâm đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là loại
hình du lịch sinh thái.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu ngành
nghề, việc làm và mức sống của cộng đồng dân cư thành phố Đà Nẵng nói
chung và nhóm dân di dời, giải tỏa, TĐC nói riêng. Việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế một mặt sẽ tạo ra nhiều việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mặt
khác cũng có thể đem đến những thách thức, khó khăn cho người dân trong
việc chuyển đổi ngành nghề.
Ba là, dưới tác động của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa và chủ trương,
chính sách của thành phố Đà Nẵng ưu tiên phân thêm nhiều lô đất ở cho hộ gia
đình trong diện giải tỏa, TĐC nên khả năng tách hộ dễ được thực hiện. Vì vậy,
quy mô gia đình sẽ biến đổi theo hướng gia đình nhỏ, ít thế hệ ngày càng tăng.
3.2.2.2. Xu hướng biến đổi mức sống nhóm dân cư sau tái định cư
Một là, số dân đã TĐC sẽ ổn định dần về mọi mặt; số dân sẽ di dời,
TĐC cũng sẽ nhanh chóng ổn định hơn khi ngày càng có sự hoàn thiện về cơ
chế chính sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, nghề nghiệp, việc làm cho dân chuyển cư vẫn là bài toán cần
giải đáp.


Ba là, thu nhập của dân chuyển cư sẽ dần nâng cao song song với việc
chuyển nghề nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Bốn là, chi tiêu của người dân sau TĐC còn tăng mạnh, nhất là khi họ
phải trả tiền đất. Nhưng chi tiêu cho đời sống cũng sẽ thay đổi theo hướng
tích cực, trong đó mức chi cho ăn uống đạt ngang mức trung bình của thành
phố và các chi tiêu cho học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí sẽ gia
tăng.
Năm là, môi trường sống và trang bị đồ dùng gia đình sẽ tiếp tục
được cải thiện. Song điều cần được chú ý là công tác quy hoạch chi tiết
trong từng khu TĐC phải đảm bảo tính đồng bộ và tiện ích hơn.
Trên đây là một số dự báo về xu hướng biến đổi của nhóm dân di dời,
giải tỏa, TĐC và mức sống của họ trong thời gian trước mắt và lâu dài. Đây
là một cơ sở quan trọng để xác định các giải pháp để góp phần ổn định và
nâng cao mức sống cho nhóm xã hội này.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO MỨC
SỐNG CHO NHÓM DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ

3.3.1. Lập luận chứng kinh tế - xã hội một cách đầy đủ, chính xác
trước khi triển khai dự án
Quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị là quá trình không chỉ làm
thay đổi không gian - vật thể đô thị mà còn gây nên những xáo trộn trong tổ
chức xã hội, tạo ra sự thay đổi nhiều mặt trong đời sống của các tầng lớp dân
cư. Đó là sự thay đổi về nơi ở, môi trường sinh hoạt, điều kiện làm việc...
cũng như những biến đổi về các nhu cầu vật chất và tinh thần. Mặt khác,
trong mỗi cộng đồng dân cư lại tồn tại các nhóm xã hội khác nhau. Mỗi
nhóm bao giờ cũng có những nhu cầu khác nhau về vật chất, tinh thần. Họ


không giống nhau, vì thế họ cũng có khả năng thích ứng khác nhau trước
những biến đổi của đời sống khi vào TĐC.
Vì vậy, trước khi triển khai dự án di dời, TĐC phải tiến hành điều tra
tổng thể toàn diện để tạo lập một luận chứng khoa học đầy đủ, chính xác với

những việc cần làm sau:
Thứ nhất, lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết khu TĐC phải có tham vấn
ý kiến của những đối tượng bị ảnh hưởng, tức là phải dựa trên ý nguyện của
đại đa số nhân dân.
Quy hoạch chỉnh trang đô thị là quá trình sắp xếp, tạo lập lại không
gian - vật lý đô thị hợp lý hơn, tốt đẹp hơn cho sự phát triển bền vững của xã
hội nhưng đồng thời cũng phải tạo ra sự tiện ích lâu dài cho đời sống của
mỗi người dân. Hơn ai hết chỉ có những người dân trong cộng đồng chuyển
cư mới nhận biết hết những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nhiều
khi các nhà hoạch định chính sách không hiểu hết các ý nguyện của người
dân. Chỉ dựa vào tri thức và kinh nghiệm của bản thân mình để hoạch định
chính sách. Vì vậy, đã có không ít chính sách không phản ánh đầy đủ tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân. Chính sách trở nên lỗi thời, lạc hậu không được
nhân dân thực hiện. Ví dụ, trong khu TĐC, chung cư phải có không gian để
cộng đồng làm nơi sinh hoạt, thực hiện các nghi lễ trong những dịp hiếu,
hỉ.vv.. Việc quy hoạch đường nội bộ trong khu dân cư với kích thước 3,5m
là chưa phù hợp với nhu cầu giao thông cũng như mức độ an toàn và tính mỹ
quan của thành phố. Chỉ nhờ có được ý kiến đóng góp của nhân dân mà
những khiếm khuyết trong quy hoạch của các khu TĐC gần đây mới ngày
càng được hoàn thiện. Đóng góp của người dân vào các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, nói chung, và quy hoạch chi tiết khu TĐC nói riêng, chính
là sự huy động các nguồn lực to lớn của nhân dân vào giải quyết một vấn đề


×