Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương ôn tập học phần môn thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.92 KB, 21 trang )

Đề cương ôn tập học phần môn
Thương Mại Điện Tử.
Câu 1: Trình bày những hiểu bết cơ bản về mạng Internet ? Lược sử phát triển Internet.
Trả lời:

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu được truy nhập công cộng gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu
dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và của các trường đại học, của các cá nhân
và các chính phủ trên toàn cầu.
Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN, MAN và WAN trên thế giới kết
nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một Router.
Mạng internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách
cá nhân.
Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng không ai, không
một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng.
Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm taọ nên một mạng
toàn cầu.
Lịch sử phát triển Internet:
+ 1962 Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính lại với nhau.
+ 1965 Robert đã kết nối một mạng máy tính khác ở California qua đường điện thoại.
+ 1967 Robert tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng Apranet tại một hôi nghị tại Michigan: công nghệ
chuyển gói tin mang lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể được chia sẻ thông tin với nhau ,
phát triển mạng máy tính của bộ quốc phong Mỹ theo ý tưởng Apranet.
+ 1969 cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển Arpa thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa
điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 là viện nghiên cứu Stanford, đại học California- Los
Angeles, đại học Utah và đại học Canifornia - Santa Barbara. Đây là mạng liên khu vực đầu tiên
được xây dựng.
+ 1972 thư điện tử bắt đầu được sử dụng.
+ 1973 APRANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài tới trường đại học London. Thuật
ngữ INTERNET được xuất hiện vào khoảng năm 1974.


+ 1983 giao thức tcp/ip chính thức được coi nhưu một chuẩn đối với ngành quân sự mỹ và tất
cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này.
+ 1984 ARPANET được chia ra thành 2 phần là ARPANET dành cho nghiên cứu phát triển và
MILNET dành cho các mục đích quân sự.
+ Hệ thống các tên miền DNS ra đời để phân biệt các máy chủ chia làm 6 loại chính: .edu cho
lĩnh vực giáo dục, .gov thuộc chính phủ, .mil cho lĩnh vực quân sự, .com cho lĩnh vực thương
mại, .org cho các tổ chức, .net cho các mạng.
+ Giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung
tâm máy tính lớn với nhau goi là NSFNET .
+ 1995 NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn internet thì vẫn tiếp tục phát triển.


+ 1990 APRANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới , mọi người đều có thể
sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đích kinh doanh thương mại.
+ 1991 ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản
HTTP, WWW ra đời.
+ 1994 mạng internet được sử dụng rộng rãi. Cũng trong năm này công ty Amazon.com ra đời
chuyên kinh doanh TMĐT.
+ 1995 công ty Netscape ứng dụng internet vào họat động kinh doanh.
+ 1997 IBM tung ra chiến dịch quảng cáo kinh doanh điện tử. Công cụ tìm kiếm Google ra đời và
Internet trở thành mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh
vực thương mại,chính tri, quân sự, nghiên cứu,...cũng từ thời gian đó các dịch vụ trên Internet
không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kì mới: kỷ nguyên TMĐT trên Internet.
Nó đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nói chung và đến sản xuất kinh
doanh nói riêng.
Câu 2: Wed(www) là gì? Trình bày lược sử phát triển của www? Các thuật ngữ Wed cơ
bản? Các ứng dụng của Wed và Internet.
Trả lời.
Khái niệm.
+ World wide web đc gọi tắt là WEB là mạng lưới nguồn thông tin cho phép mọi người khai

thác thông tin qua một số công cụ hoặc là chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng.
+ Web là một trong số các dịch vụ của Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên
thuận tiện và dễ dàng.
+ Web cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng trong đó người sử dụng có thể
khai thác các thông tin đa dạng trên Internet bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
+Web là đa phương tiện của mạng internet, mọi thông tin đều có thể hiển thị trên trang web đó.
Nó có khả năng liên kết với các trang web khác thông qua các "siêu liên kết" - về bản chất là
đchỉ trỏ tới nguồn thông tin nằm đâu đó trên internet
Lược sử phát triển của mạng Internet.
Trước 1990 internet đã phát triển thành mạng của những máy tính kết nối
với tốc độ cao. Các dữ liệu cần trao đổi trên mạng trở nên phong phú đa dạng mà
Internet không đáp đứng được.
Đến năm 1989 một người Thụy Sĩ tên là Berner Leo đã đề nghị làm ra một
bộ giao thức cho phép truyền thông đồ họa trên Internet. Từ ý tưởng này các nhà
nghiên cứu khác đa cho ra đời www. Nó bao gồm hàng triệu các wedsite được xây
dựng từ nhiều trang wed. Mỗi một trang wed được xây dựng trên một ngôn ngữ
HTML. Ngôn ngũ này có 2 đặc trưng cơ bản sau.
+ Tích hợp âm thanh tạo nên môi trường đa phương tiện.
+ Tạo các liên kết cho phéo máy tính nhảy từ trang wed này sang trang wed khác không cần
theo trình tự. Do đó có thể hiểu www là mạng lười nguồn thông tin cho phép người dùng


khai thác thông tin thông qua một số công cụ hoặc là chương trình hoạt động dưới các giao
thức mạng.
Các thuật ngữ wed cơ bản.
-Khái niệm webpage là một trang web tức là một file có đuôi HTM hay HTML. Đó là một tập tin
viết bằng mã code HTML chứa các siêu liên kết. Trên trang Web ngoài phần chữ nó còn chứa
các thành phần khác như hình ảnh, video...
+ Hompage: Là trang đầu tiên xuất hiện khi wedsite được gọi tên, thường thì hompage chứa
các thông tin cơ bản nhất của wedsite và các liên kết đến các trang chuyên đề.

+ Trang chuyên đề: Là các trang lớn mang các liên kết đến các trang đơn vị có cùng tính chất.
+ Trang đơn vị: Thường được bố trí vào các thư mục có cùng chủ đề chứa các nội dung cụ thể
của wedsite.
+ Trang phản hồi: Chứa các mẫu thu nhận thông tin từ người xem (FeedBack).
+ Trang wed tĩnh: Chỉ đơn giản mô tả những thông tin và những thông tin này thường ít được
cập nhật, trang wed tĩnh không có khả năng tương tác với người dùng.
+ Trang wed động: Chứa các đường liên kết đến CSDL, trang wed động có khả năng tương tác
với người dùng.
- Khái niệm Website: là tập hợp những trang web liên kết với nhau bằng các siêu liên kết. Nó
được đưa vào mạng Internet để hòa cùng các Website khác, mọi người trên khắp thế giới đều
có thể truy cập vào để lấy thông tin.
+ Website giới thiệu: dùng để giới thiệu về một cá nhân hay một tổ chức.
+ Website lưu trữ thông tin hay còn gọi là thư viện điện tử chứa các thông tin chuyên môn được
sắp xếp thành nhiều đề mục, nhiều tiêu đề để tra cứu.
+ Website truyền dữ liệu: được thiết kế đặc biệt để thu nhận thông tin từ xa.
+ Website thương mại: chứa thông tin hàng hóa và dịch vụ, chứa nhiều Form và chứa các Script
tính toán để người tiêu dùng có thể mua và trả tiền ngay tại Website.
Các ứng dụng của Wed và Internet.
Khi nhắc đến internet người ta thường nhắc đến bộ giao thức chuẩn TCP/IP và các dịch vụ
điển hình nhất của nó là Email, FTP (File Tranfer Protoco) và www. tuy nhiên www. chiếm vai
trò quan trọng nhất vì nó quyết định mô hình của Internet.
Tìm hiểu về www ta có thể xác định phạm vi ứng dụng Internet trong thực tiễn khoa học,
công nghệ cũng như đời sống.
www rất dễ sử dụng và thú vị nên đã trở thành một dịch vụ quen thuộc không thể thiếu.
Ngày nay khi Emai và FTP đã được tích hợp vào hầu hết các trình duyệt thì www cũng trở
thành một công cụ để khai thách và tìm kiếm thông tin trên Internet. Với bản chất là một siêu
tài liệu đã phương tiện, chứa các thông tin về dữ liệu Multimedia, www đã làm cho Internet
thuận tiện, sinh động và hấp dẫn hơn nhiều.
Câu 3: vẽ mô hình và giải thích hoạt động của mạng Internet? Vẽ mô hình và giải thích
cấu trúc hệ thống wed? Vẽ mô hình và trình bày hoạt động của hệ thống wed.

Nguyên tắc hoạt động của wed.


User

Wed clients

Internet

Wed sever

Bước 1: Người sử dụng gõ tên miền tới máy chủ, thao tác được thực hiên trên máy con thông
qua trình duyệt wed và có kết nối Internet.
Bước 2: Máy chủ nhận yêu cầu từ trình duyệt và gửi trả lại trang HTML(Hyper Text Mark up
Language)
Bước 3: Nếu là trang wed tĩnh thì dữ liệu được lấy từ máy chủ, nếu là trang wed động thì dữ
liệu được lấy CSDL tại Database sever.
Bước 4: máy con nhận thông tin từ sever.
Bước 5: Người sử dụng nhận kết quả trên màn hình
Cấu trúc hệ thống wed

Hệ thống máy trạm
điều hành.

Máy chủ CSDL.

Tường lửa.

Máy chủ cung
cấp dịch vụ wed


Máy chủ tìm kiếm

Máy chủ chứng
thực.

Mô hình hoạt động của Internet.
Nhà cung cấp khả năng
truy cập Internet
Nhà cung cấp dịch vụ
Internet.

Moderm kết nối quá điện
thoại.

Người dùng Internet.

IAP

ISP

Máy chủ chứa dữ liệu.

Moderm.

Người dùng.

Câu 5: Trình bày cách thức khai thác hiệu quả thông tin trên Internet.



Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin.
Lượng kết quả thông tin nhận được rất lớn nên thường gây mât tập trung cho sự chọn
lựa. Vì vậy , cần xác định mục tiêu tông quả khi tìm thông tin. Một tìm kiếm theo diện rộng sẽ
tìm được một lượng lớn thông tin theo chiều sâu. Một cuộc tìm kiếm theo chiều sâu sẽ nhận
được thông tin sát với chủ để hơn, mặc dù chất lượng thông tin sẽ ít hơn.
Bước 2: Chuẩn bị các từ khóa cần tim.
Khái niệm từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc
chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nọi dung của chủ đề hoặc tài
liệu đó.
Nếu có nhiều kết quá, quay lại gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
Nếu có quá ít kết quả, hay thu hẹp hoặc xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ
khác thay thế.
Cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên, nếu nhưng trang đó chưa hữu ích , thử
quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.
Bước 3: sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm,
Sử dụng những từ ngữ hoặc cụm từ thay thế cho từ khóa.
Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy, ở tiêu đề hay đoạn mã...vv
Ngôn ngữ để tìm kiếm, nên chuẩn bị bỗ gỡ phù hợp với loại ngôn ngữ mà bạn muốn tìm
kiếm, khi đó kết quả trả về sẽ chính xác hơn.
Các trang wed bao gồm các file hình ảnh, video, MP3, ActiveX..vv
Thời gian các trang wed được xây dựng và bổ sung thông tin mới.
Bước 4: Sau cùng, bạn nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách.
Liệt kê những trang đã xem, thời gian xem.
Xem các trang wed, đặc biệt là địa điểm và ngày tìm thấy.
Bước 5: Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi đã tìm được.
Nếu lưu file, nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu lại.
Ngoài ra còn có thể dung những công cụ tải thông tin, trên Internet hiện nay có khá
nhiều công cụ tải hỗ trợ.
Câu 6: Trình bày khái niệm thương điện tử theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuẩn bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa

dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là quá internet và các mạng liên thông khác.
Theo tổ chứ WTO, “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hang và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như các thông tin số hóa thông qua mạng internet”.
Theo ủy ban TMĐT của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương(APEC),
“TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ kỹ
thuật số”.
Theo nghĩa rộng.


TMĐT hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện
điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử và các hoạt động như gửi,rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quả được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động
của TMĐT.
Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL):
“Thuật ngữ thương mại (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không hợp đồng. Các quan
hệ mang tính thương mại (commerrcial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặt trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân
phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hông (factoring), cho thuê dài hạn (leasing),
xây dựng các công trình, tư vấn, kỹ thuật công trinh(engineering), đầu tư, cấp vốn, ngân hàng,
bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác nông
nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ”.
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vị hoạt động của thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, trong đó hoặt động mua bán hàng hóa
và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT.
Câu 7: Phân tích mô hình MSDP và IMBSA? Cho ví dụ minh họa.
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet).

S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng).
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng).
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân
hàng).
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các
hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là
tham gia thương mại điện tử.
vực :

Dưới góc độ quản lý nhà nước, theo chiều dọc : thương mại điện tử bao gồm các lĩnh
I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (I nfrastructure).
M - Thông điệp (Message).
B - Các quy tắc cơ bản (Báic Rule).
S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (S ectorial rules/specific rules).
A - Các ứng dụng (Application).

Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực, điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển
TMĐT.


Câu 8: Phân tích khái niệm TMĐT của UNCITRAL trong luật mẫu về TMĐT năm 1996.
UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law ), Luật mẫu về Thương mại điện
tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi
thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ
công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
“Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử, bao gồm
cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng
cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh...
“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan
hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương

mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp
hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ.
Nhà nước, khu vực tư nhân, cộng đồng những nhà chuyên môn, những người tiêu dùng tất cả đều cho rằng thương mại điện tử là phương thức cách mạng trong việc thực hiện giao
dịch thương mại ngày nay. Thương mại điện tử là một quá trình đang phát triển và tiến hoá
liên tục.
Câu 9: Phân tích bản chất, đặc điểm đặc trung của Thương mại điện tử.
Bản Chất của TMĐT:
TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá
nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
TMĐT phải được xây dựng trên cơ sở hạ tầng vững chắc bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh
tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực.
TMĐT là sự kết hợp tinh tế giữa thương mại và công nghệ thông tin, để phát triển
thương mại điện tử điều kiện cần là sự phát triển các công nghệ thông tin và truyền thông vì
nếu không có sự phát triển của ICT thì không có thương mại điện tử; điều kiện đủ là sự phát
triển hệ thống thương mại truyền thống vì nếu thương mại truyền thống không phát triển,
thương mại điện tử cũng sẽ không thể phát triển được vì trong chừng mực nhất định, thương
mại điện tử là sự kế thừa của thương mại truyền thống.
TMĐT phát triển sẽ hình thành các mô hình doanh nghiệp điện tử trên nền các doanh
nghiệp truyền thống hoặc các mô hình kinh doanh điện tử mới.
TMĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động thương mại là doanh số, lợi
nhuận, thị phần, vị thế doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, tổ chức và xã hội.


Đặc trưng của TMĐT
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi
hỏi phải biết nhau từ trước.

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên
giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới( thị trường
thống nhất toàn cầu).
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể, trong đó một
bên không thể thiếu là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi
dử liệu, đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
Tóm lại : trong TMĐT , bản chất của thông tin không thay đổi, TMĐT chỉ biến đổi
cách
thức khởi tạo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng
cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng.
Câu 10: Phân tích lợi ích, hạn chế của TMĐT và các yếu tố cản trở sự phát triển của
TMĐT.
Đối với người tiêu dùng.
Vượt giới hạn về không gian và thời gian. TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi
nơi với các cửa hàng trên khắp thế giới.
Cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ. Vì thông qua TMĐT người tiêu
dùng sẽ tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
Giá thấp hơn, do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên KH có thể so sánh giá cả
giữa các nhà cug cấp 1 cách thuận tiện và từ đó tìm đc mức giá phù hợp nhất.
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa. VD như là các sản phẩm âm nhạc, phim, tài liệu,
phần mềm thì việc giao hàng đc thực hiện dễ dàng thông qua Internet.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn, KH có thể dễ dàng tìm đc các thông tin
nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm. Đồng thời có thể đưa các thông tin đa phg tiện
giúp quảng bá và giới thiệu sản phẩm tốt hơn
Đấu giá, mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua
và bán trên các sàn đấu giá. Đồng thời có thể tìm và sưu tập những món hàng mình quan tâm
tại mọi nơi trên thế giới.
Được tham gia vào cộng đồng TMĐT, môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người
tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.

Được đáp ứng mọi nhu cầu, khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng
khác nhau từ mọi khách hàng.
Ở một số nước sẽ khuyến khích hoạt động TMĐT bằng cách miễn phí khi tham gia dịch
vụ này.
Đối với xã hội.
Các hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo MT để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm
việc đi lại, ô nhiễm và tai nạn giao thông.
Nâng cao mức sống khi có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá do
đó sẽ tắng khả năng mua sắm của khách hàng.


Lợi ích cho các nc nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ
thuộc các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập
được kinh nghiệm, kĩ năng và tiếp thu công nghệ mới.
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch
vụ công của chính phủ được thực hiện thông qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.
Đối với doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ và ít hơn nhiều so với thương mại truyền
thống. Các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nguồn cung cấp, khách hàng và
đối tác trên khắp thế giới đồng thời việc mở rộng này cũng cho phép các tổ chức doanh nghiệp
có thể mua với giá thấp hơn và bán đc nhiều sản phẩm hơn.
Giảm chi phí sản xuất: giảm chi phí về giấy tờ, các chi phí để chia sẻ thông tin, chi phí in
ấn, gửi văn bản truyền thống.
Cải thiện hệ thống phân phốim , giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối
hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm sẽ được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom
trên mạng.
Sản xuất hàng theo yêu cầu còn được biết đến dưới tên gọi là “chiến lược kéo”, đó là việc
lôi kéo khách hàng đến doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Vượt giới hạn về thời gian, việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet
giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

Xây dựng được các mô hình kinh doanh mới, các mô hình này tạo được những lợi thế và
giá trị mới cho khách hàng.
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường, với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp
với các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị
trường.
Giảm chi phí thông tin liên lạc như việc sử dụng email tiết kiệm hơn là gửi fax, gửi thư
truyền thống.
Giảm chi phí mua sắm thông qua việc giảm các chi phí quản lý hành chính hay giảm giá
mua hàng.
Củng cố quan hệ với khách hàng thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng internet,
mối liên hệ giữa trung gian với khách hàng, doanh nghiệp được củng cố dễ dàng hơn đồng thời
việc biệt hóa sản phẩm và doanh nghiệp cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và
củng cố lòng trung thành.
Thông tin được cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, doanh nghiệp, giá cả
đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Chi phí đăng ký kinh doanh thì một số nước và khu vực khuyến khích kinh doanh TMĐT
bằng việc giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng.
Nhóm các lợi ích khác bao gồm nâng cao uy tín, hoạt động của doanh nghiệp. cải thiện
chất lượng, dịch vụ khách hàng, xây dựng các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hóa và chuẩn
hóa các quy trình giao dịch, tăng năng suất và giảm chi phí giấy tờ, tăng khả năng tiếp cận
thông tin và giảm chi phí vận chuyển, tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh
doanh.
II, Hạn chế của thương mại điện tử.


Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử đó là thứ nhất mang tính kỹ thuật và thứ hai là
mang tính thương mại.
Về kỹ thuật
Vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là

trong Thương mại điện tử.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu
truyền thống.
Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí
đầu tư.
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự
động lớn.
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
Về thương mại.
Về thương mại an ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.
Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp.
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch
điện tử cần thời gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi).
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty.
Câu 11: Thư điện tử là gì? Ưu nhược điểm? Các vấn đề cần lưu ý khi giáo dịch bằng thư
điện tử?
Một lá thư thông thường được gửi qua bưu điện và ở dạng bưu kiện, trong khi thư điện tử
được gửi đi khắp toàn cầu ở dạng điện tử (HTML và Text) qua đường truyền Internet. Bằng cách
này, thư điện tử cung cấp cho bạn một phương thức giao tiếp và trao đổi thư từ nhanh chóng
hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Những thư điện tử này có thể ở hình thức văn bản, hình ảnh
và âm thanh.
Ưu điểm.
Khác với thư từ thông thường, thư điện tử rút ngắn thời gian chuyển giao thông tin từ vài ngày

thậm chí trên 10 ngày chỉ còn trong vài phút. Hơn nữa, thư điện tử dễ dàng sử dụng. Bạn có thể
gửi nó ngay sau khi được soạn thảo, điều này sẽ giúp bạn không phải nghĩ đến việc dán tem và
đến bưu điện để gửi. Trong cùng thời điểm, chúng ta có thể nhận một số lượng lớn thư từ Báo


chí và các chuyên mục, và có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng. Nếu so sánh với điện
thoại, thư điện tử rất tiết kiệm và chuyển giao tự do. Thêm vào đó, chúng ta có thể sử dụng dịch
vụ này như là một dịch vụ một-đối-một để gửi thư cho một nhóm người, hoặc gửi chính xác cho
một người nào đó.
Nhược điểm.
Luôn cần công cụ đặc thù hỗ trợ (VD: laptop, điện thoại, đường truyền thông tin...), chính nhưng
điều này đòi hỏi người dùng phải luôn có sự hiện diên trực tuyến, vì không biết lúc nào mình
nhận được thư, hay đến những địa phương chưa được hỗ trợ về CNTT, điều này phụ thuộc vào
công nghệ.
Luôn xảy ra tình trạng lừa đảo qua thư điện tử bởi tính dễ dàng thực hiện đối với nhiều người,
kẻ lừa đào chỉ bằng click chuột là có thể thực hiện lừa đào với hàng nghìn người hoặc hơn.
Thông tin cá nhân, bí mật thư tín thông tin cá nhân dễ dàng bị đánh cắp bởi tính phụ thuộc
công nghệ.
Trên tất cả, thư điện tử không hoàn toàn thay thế được thư tay là do thư điện tử không cho
thấy được nét chữ thân quen, không có cảm giác hồi hộp mấy ngày zời đợi một bức thư, không
được nâng niu và ôm ấp vào ngực như thư tay, không lưu giữ được những kỷ niệm hay những
giọt nước mắt ướt nhòe trên trang giấy kèm theo đó là lá phượng đỏ thắm đong đầy kỷ niệm.
Các vấn đề cần chú ý khi giáo dịch bằng thư điện tử.
- Đưa thông tin người gửi vào trong Email: Tránh tình trạng sử dụng dòng “non reply” trên
dòng thông tin người gửi. Thay vào đo nên cá nhân hóa bằng tên hay thông tin doanh nghiệp
của bạn, để khách hàng có thể rễ dang nhận ra bạn, tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng.
- Tiêu đề Email cần rõ ràng: Diễn đạt tiêu đề và nội dung Email một cách rõ ràng. Nếu bạn đang
gửi Email quảng cáo hay một lời mời đặc biệt, cần phải viết tiêu đề một cách rõ ràng như “áp
dụng giảm giá 30% duy nhất trong ngày hôm nay...” Nếu là các Email liên quan đến quá trình
giao dịch, mua bán thì các nội dung trong Email cần đảm bảo chứa nội dung như “Đơn hàng của

bạn đã được thực hiện”, “Xác nhận đơn đặt hàng..”
- Cá nhân hóa tên người nhận trong Email: Luôn tạo ra sự gắn kết bằng cách gửi lời chào trong
mỗi Email được gửi đi, vd khi gửi đi ta có thể viết: “thân gửi anh A”, việc cá nhân hóa tên người
nhận trong Email là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó khẳng định mối quan hệ với những khách
hàng đăng ký nhận Email, làm cho khách hàng thoải mái và thân thiện hơn với các thông tin
trong nọi dung Email.
- Quảng bá thườn hiệu công ty: Hãy chắc chắn rằng trong tất cả các Email đều chứa logo của
công ty và đảm bảo rằng các Email mẫu đề có cái nhìn cảm quan tương đồng nhau bất kể nội
dung trong đó có thể khác nhau. Điều này tạo dựng được sự tin tưởng và giúp quảng bá thương
hiệu tới khách hàng.
- Cá nhân hóa nội dung: Khi gửi Email Marketing, hãy sử dụng những dữ liệu về hành vi mua
hàng của khách hang trong quá khứ để đưa ra các thông tin có ích cho khách hàng, Nếu khách
hàng đã từng mua một sản phẩm nào đó, hãy gửi thêm thông tin về những sản phẩm tương tự.
Nếu gửi một Email giao dịch, ta có thể dành 30% nội dung cho việc tiếp thị những sản phẩm liên
quan đến lịch sử mua hàng của họ.
- Đưa ra những chỉ dẫn được cụ thể hóa: Hãy nói rõ với khách hàng rằng mình muốn họ làm gì,
đi đến đâu. Trong Email Marketing, hãy chắc chắn đã đưa ra cho khách hàng một lời mời hoặc


đề xuất rõ ràng, cụ thể. Với các Email giao dịch, hãy mời khách hàng của bạn tham gia hoạt
động nhiều hơn, đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết làm thế nào để khách hàng theo dõi
được các dịch vụ, sản phẩm, và nếu đang có chương trình súc tiến sản phẩm thì khách hàng có
thể dễ dàng bỏ nó vào trong giỏ hàng.
- Gửi Email dạng HTML và văn bản rõ ràng: Thiết kế Email tương thích với những người sử
dụng, tạo các tin nhắn văn bản vì nó ngắn gọn, có thể đọc được bằng điện thoai hay tablet. Tạo
những đường kết nối ngắn gọn dễ nhớ, điều này sẽ làm khách hàng nhớ đến mình hơn.
- Đưa link hủy liên hệ vào trong Email: Không nên gây khó khăn cho những khách hàng khôgn
muốn nhận Email, đơn giản bởi vì họ không phải thị trường của bạn, cố duy trì việc nhận Email
chỉ làm cho khách hàng thấy khố chịu ở bạn hay công ty, sản phẩm của bạn hơn mà thôi.
- Xây dựng dữ liệu về khách hàng: Tận dụng những thông tin thu thập được từ khách hàng đệ

xậy dựng và đẩy mạnh quá trình giao dịch và thanh toàn của họ. Ngoài ra việc bổ sung các dữ
liệu về khác hàng giúp ta có thể nhận diện được khách hàng và thị trường mục tiêu, truyền tải
thông điệp đến họ dựa trên sở thích và hành vi mua sắm của họ.
- Đưa vào Email thông tin và trụ sở của công ty: Đôi lúc nội dung công việc đỏi hỏi thông tin
nhiều hơn mức có thể trao đổi bằng Email, việc trao đổi bằng Email nên nhớ chỉ giúp cho thuận
tiện chứ khôgn hoàn toàn thay thế, vì vậy vẫn cần có những cuộc găọ mặt trực tiếp, chính vì thế
nên việc đưa địa chỉ vào trong Email là cần thiết.
- Nói lời cảm ơn với khách hàng: Đôi khi chìa khóa để tăng doanh số không phải là đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng. Trong Email Marketing hãy đảm bảo cho khách hàng thấy được
sự quan tâm của bạn bằng cách gửi Email riêng biệt cho từng khách hàng hoặc cung cấp thông
tin hữu ích cho khách hàng, và trogn Email giáo ịch hãy nói lời cảm ơn kahsch hàng dù họ có
hay không mua sản phẩm của bạn.
.
Câu 12: Thanh toán điện tử là gì? Phân tích các hình thức thanh toán điện tử? Nêu ví dụ
minh họa?
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ
thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi
trả, chuyển tiền, …
Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và
thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có
được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
Theo nghĩa rộng là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay thế cho
việc trao tiền mặt.
Theo nghĩa hẹp, thanh toán điện tử có thể được hiểu là việc trả tiền và nhận hàng cho
các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên internet..
Các hính thức thanh toán điện tử.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng điện tử: Nếu xét trong lĩnh vực ngân hàng thì hệ thống
thanh toán trên thế giới đang ngày được hoàn thiện và đổi mới nhưng khi so sánh với nhịp độ
phát triển ngày càng cao của thương mại điện tử toàn cầu thì thanh toán được xem là mặt ít
phát triển nhất. Tất cả các hàng hoá và dịch vụ được mua bán qua mạng Internet đều thanh



toán qua hình thức thẻ tín dụng cổ truyền. Thẻ tín dụng điện tử truyền thống và phổ biến nhất
hiện nay là Mastercard và Visacard…
- Thanh toán điện tử qua máy di động kỹ thuật số nối mạng toàn cầu: Đây là hình thức
thanh toán ra đời trong nền “kinh tế số hoá”. Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
thanh toán trong các giao dịch thương mại điện tử, các nhà sản xuất điện thoại di động nổi tiếng
trên thế giới như Erricsion, Motorola, Nokia, Siemen… và các ngân hàng khổng lồ như ABN
AMRO Bank, Banco Santardard, Citi Group, Deutsche Bank, HSBC… đã cùng nhau cộng tác để
phát triển hình thức thanh toán điện tử bằng công nghệ điện thoại di động, công nghệ số nối
mạng trên phạm vi toàn cầu.
- Thanh toán qua Homebanking: Ngày nay, các dịch vụ thanh toán điện tử qua các
homebanking đã có ở hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới. Nếu như trước đây việc thanh
toán đều được thực hiện như truyền thống thì loại hình dịch vụ mới này đảm bảo cho khách
hàng tận dụng tối đa các tiện ích trên mạng để tiến hành các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng của
mình thông qua các dịch vụ ngân hàng tại nhà.
- Thanh toán bằng các hoá đơn điện tử : Việc thanh toán quốc tế bằng hoá đơn chứng từ
truyền thống đã không thể đáp ứng được tốc độ giao dịch vô cùng cao trong thương mại điện tử.
Vì vậy phương thức thanh toán bằng hoá đơn điện tử được rất nhiều hãng cung cấp dịch vụ tài
chính hàng đầu thế giới đặc biệt quan tâm. Triển vọng cho thanh toán bằng hoá đơn điện tử
trong các giao dịch thương mại điện tử trên thế giới sẽ là rất lớn nhờ những nỗ lực của các
ngân hàng trên toàn cầu trong việc ứng dụng và cải tiến những tiện ích mà thanh toán qua hoá
đơn điện tử đem lại.
- Thanh toán bằng tiền điện tử: Một hình thức mới của tiền được tiến hành dưới dạng
“Coin” tiền đồng, một dạng tiền ảo trên máy tính điện toán được ra đời để phục vụ cho các giao
dịch thương mại điện tử. Tiền mặt điện tử được dùng để thanh toán cho các cuộc giao dịch trên
máy, trao đổi-mua bán trên mạng Internet. Hiện nay, hầu như tất cả các ngân hàng lớn trên thế
giới như E-citi bank, ANZ, ABN… đều đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử bằng tiền điện tử
này.
- Chuyển khoản ngân hàng: Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ

tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng. Cách
thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên
là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức
này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau không thể thanh
toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng
hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
- Thanh toán bằng điện thoại di động: Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không
cần phải mang theo ví tiền vì các khoản chi trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện
thoại cầm tay. Hệ thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà
cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
- Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Đa
phần các website thương mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash on delivery) cho
phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán trước. Sau khi hàng
được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh toán
trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay
do thương mại điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùn


Câu 13: EDI là gì? Phân tích các hình thức thanh toán điện tử? Nêu ví dụ?
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) là sự truyền thông tin từ máy tính
này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về
cấu trúc thông tin do Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế UCITRAL và điều 4 luật
giao dịch điện tử quy định.
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện
tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu
trúc thông tin”.
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và
phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…), người ta cũng
dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm

v.v.
Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value
Added Network, viết tắt là VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ
thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một
phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều
máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới. Ngày nay EDI chủ yếu được thực
hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn
với chi phí truyền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là
“mạng riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh nghiệp
nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet.
Câu 14: Dung liệu là gì? Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao dửi số hóa? Nêu ví dụ?
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật
mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa số có thể được giao qua mạng. Ví dụ
hàng hóa số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình
phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểmv.v…
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa
vào đĩa, vào bảng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng góp bao bì chuyển đến tay người sử
dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v..) để người sử dụng mua và nhận
trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa”
(digital delivery).
Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi
là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web pblishing), khoảng 2700 tờ báo đã được
đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc,
kể chuyện v.v.. cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và
sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử.


Câu 15: Trình bày hoạt động bán lẻ hàng hóa hữu hình trực tuyến? Nêu ví dụ?
Ngày nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ô tô
và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng

trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu
hình (Retail of tangible goods). Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi
trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo
bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa
trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web
của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán
điện tử. Lúc đầu (giai đoạn một), việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn
hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp
muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì
hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái.
Để khắc phục, giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa
hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xe mua hàng” (shopping cart, shopping trolley), giỏ mua
hàng (shopping basket, shopping bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người
mua thường dùng khi vào cửa hàng siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá
trình chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý,
người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping bag); các xe hay giỏ mua hàng này
có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua.
Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi
hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Câu 16: trình bày các cấp độ áp dụngthuong mại điện tử? Cho ví dụ?
Một số người nghĩ rằng Thương mại điện tử là phải có thanh toán online. Nên khi được hỏi về
việc ứng dụng Thương mại điện tử phục vụ mục tiêu kinh doanh, họ thường trả lời là “Có thanh
toán online được đâu mà áp dụng Thương mại điện tử?”. Điều này không đúng. Thương mại
điện tử có nhiều mức độ:
Cách chia theo 6 cấp độ:
Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có một website trên mạng. Tuy nhiên ở
mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một vài thông tin về doanh nghiệp và sản
phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.
Cấp độ 2 - Có website chuyên nghiệp: ở cấp độ này, website của doanh nghiệp có cấu trúc,
có bộ tìm kiếm để người xem có thể tìm kiếm thông tin trên website một cách dễ dàng và họ có

thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất.
Cấp độ 3 – Chuẩn bị Thương mại điện tử: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay
dịch vụ online. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các
giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn.
Cấp độ 4 - Áp dụng Thương mại điện tử: website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với
dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền thông số, dữ liệu đã được tự
động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động.


Cấp độ 5 - Thương mại điện tử không dây: doanh nghiệp áp dụng Thương mại điện tử
trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, palm v.v… sử dụng giao thức truyền số liệu
không dây WAP (Wireless Application Protocal).
Cấp độ 6 - Cả thế giới trong một máy tính: ở cấp độ này, chỉ với một thiết bị điện tử,
người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông
tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…)
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang ở cấp độ 1 - 2 và một số ít ở cấp độ 3 - 4. Ở Việt
Nam hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng thanh toán online cho website Thương mại
điện tử.
Cách chia theo 3 cấp độ:
Cấp độ 1 – Thông tin: Doanh nghiệp có wedsite trên mạng để cung cấp thông itn về sản
phẩm dịch vụ, còn cách hoạt động mua bán vẫn theo cách truyền thống.
Cấp độ 2 – Thương mại giao dịch: Doanh nghiệp cho phép thực hiện các giao dịch đặt
hàng, mua hàng qua wedsite có thể hoặc chưa có thanh toàn qua mạng.
Cấp độ 3 – Thương mại tích hợp: Wedsite của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với CSDL
trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu đều được tự động hóa, hạn
chế sự can thiệp của con người, giảm đáng kể chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 17: Phân tích các cơ sở để phát triển thương mại điện tử?
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
- Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông
tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép

cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối internet
phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn.
- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử,
các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư,
bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.
- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền
điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng
khắp.
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống
virus, chống thoái thác, có nghĩa là nhằm đảm bảo một hợp đồng, đặc biệt là cái đã được thỏa
thuận và đồng ý trên Internet, sau này không thể bị các bên tham gia từ chối được.
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển
khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
Câu 18: Nêu nhận xét về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam? Đề xuất giải pháp
phát triển?
Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam.


Giai đoạn 2001 – 2010 có thể coi là thập kỷ hình thành thương mại điện tử, và đến cuối giai
đoạn này có thể thấy cơ sở hạ tầng cơ bản ứng dụng cho TMĐT cơ bản được thiết lập. Thanh
toán điện tử đã có những tiến bộ lớn từ năm 2007, góp phần đẩy mạnh việc mua bán trực tuyến
thông qua internet. Doanh nghiệp trogn cácv lĩnh vực dịch vụ đã biết tận dụng những ưu điểm
của TMĐT để phát triển các kênh bán hàng trực tuyến, điển hình là các hàng hàng không, công
ty du lịch, khách sạn... Nhiều doanh nghiệp thiết lập wedsite TMĐT để bán hàng hoặc để cho các
doanh nghiệp, tổ chức tham gia bán hàng
hóa hoặc dịch vụ trên wedsite của mình.
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2012 của bộ công thương, 42% doanh nghiệp tham gia
khảo sát đã xây dựng wedsite, 89% wedsite này có chức năng giới thiệu sản phẩm, trong đó có
38% wedsite có chức năng đặt hàng trực tuyến. Trong khi đó theo khảo sát của Công ty công

nghệ thanh toán toàn cầu VISA cho biết, trong năm 2012 có tới 71% người dùng internet ở Việt
Nam có tham giá mua hàng trực tuyến với doanh số bán lẻ đạt khoảng 667 triệu USD, 90%
trong số đó cho biết họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến trong tương lai. S0 với tỷ lệ 30% người
tham gia khảo sát cho cho biết từng mua hàng trực tuyến cách đó một năm, những con số này
cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về mức độ tham gia tương mại điện tử của người tiêu
dùng trẻ tại các thành phố lớn.
Do đặc thù mua bán hàng hóa tren không gian ảo, người mua và người bán không thể gặp mặt
trực tiếp, người sở hữu wedsite TMĐT là người đưa ra luật lệ cho giao dịch, đề ra các điều
khoản hợp động và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Vi vậy tính minh bạch và quyền lợi
của người tiêu dùng trong các giao dịch không được đề cao. Chi một cú click chuột người tiêu
dùng có thể phải mua sản phẩm mặc dù sản phẩm không được như quảng cáo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dung TMĐT, hoạt động TMĐT cũng ngày càng đa
dạng về hình thức, phức tạp về tính chất và có tác động xã hội lớn lao. Nhiều nhóm đối tượng
dựa trên nền tảng và lợi dụng tính năng riêng biệt của phương tiện điện tử để thực hiện các
hoạt động thương mại phi pháp như kinh doanh đa cấp bất chính, lừa đảo.... Điển hình như công
ty muaban24h.com trong một năm đã tham giá lôi kéo chàng chục nghìn người tham giá mạng
lưới kinh doanh đa cấp, với khoảng 1200 gian hang ảo được bán ra kiếm lợi bất chính khoảng
hơn 600 tỷ đồng. Tính chất phúc tạp của mô hình kinh doanh TMĐT nói chung đòi hỏi một hành
lang pháp lý chặt chẽ hơn, với các biện pháp chế tài đủ mạnh để xây dựng một thì thường TMĐT
hiện đại và lành mạnh ở Việt Nam.
Giải pháp phát triển.
Tổ chức các lớp đào tạo, tuyên truyền, phổ cập về TMĐT sâu rộng trong khắp mọi nơi để
TMĐT không còn là hình thức xa lạ đối với mọi người, mà trở thành một công cụ tiện lợi và hữu
ích trong mọi lĩnh vực, nhằm rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức.
Nhà nước và chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để doanh nghiệp
có thể áp dụng TMĐT dễ dàng hơn, tránh mang lại những rắc rối và hậu quả không đáng có.
Triển khai công nghệ hỗ trợ TMĐT, thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT,
hợp tác quốc tế về TMĐT.
Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ, công chức trong cơ
quan quản nhà nước, DN và người dân hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của việc ứng dụng TMĐT

trong sản xuất và kinh doanh.
Tổ chức các khóa đào tạo về tiếp thị trên mạng nhằm giúp nắm vững cách thức tham gia
và kinh doanh bằng TMĐT.


Phát triển dịch vụ thương mại công trực tuyến để phục vụ DN và người dân thành phố.
Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại trên
mạng Internet.
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia và ứng dụng TMĐT, Sở Công thương đã ký
Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương để phối
hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch trên môi trường mạng.
Cần liên kết sâu rộng hơn nữa giữa các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn và ngân
hàng để trở thành một tổ hợp vận động nhịp nhàng và ăn khớp trong mọi khâu của tất cả các
quá trình từ thông tin của công ty đến việc mua bán và thanh toán an toàn, tạo độ tin cậy trong
lòng khách hàng.
Câu 19: Thị trường thương mại điện tử là gì? Phân tích các chức năng của thị trường
thương mại điện tử?
Khái niệm:
Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có, là nơi dùng để trao đổi
thông tin, hàng hoa, dịch vụ, thanh toán . Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin
chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin chính
là thị trường. Thị trường tạo ra giá trị cho các bên tham gia: người mua, người bán, người môi
giới, toàn xã hội.
Phân tích chức năng.
Thị trường là nới người mua người bán gặp nhau.
Thị trường là nơi hỗ trợ các thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán giữa các
bên liên quan.
Thị trường là nơi cung cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch, các thể chế điều tiết nền kinh tế.


Câu 20: Phân tích các yếu tố cấu thành thị trường thương mại điện tử.
Các yếu tố cấu thành thị trường thương mại điện tử gồm:
Khách hàng: Là người đi dạo trên web tìm kiếm, trả giá, đặt mua các sản phẩm. Khách hàng
là tổ chức, doanh nghiệp chiếm 85% hoạt động của Thương Mại Điện Tử.
Người bán: Có hàng trăm hàng nghìn người bán trên các wedsite để quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm với khác hàng, người bán có thể lập wedsite riêng hoặc đưa sản phẩm của mình lên một trang
điện tử nào đó có tính chất thương mại.
Hàng hóa: Có hàng trăm cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới thiệu hàng triệu
các website. Người bán có thể bán trực tiếp từ website hoặc qua chợ điện tử.
Hàng hóa: Là các sản phẩm vật thể,hay số hóa,dịch vụ.
Cở sở hạ tầng: Phần cứng, phần mềm, mạng internet.


Front-end: Cổng người bán, catalogs điện tử, giỏ mua hàng, công cụ tìm kiếm, cổng thanh
toán.
Back-end: Xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho, nhập hàng từ các nhà cung cấp, xử lý
thanh toán, đóng gói và giao hàng.
Đối tác, nhà môi giới: Nhà môi giới là người trung gian đứng giữa người mua và người bán.
Các dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ chứng thực điện tử,dịch vụ tư vấn, chăm sóc khác hàng.
Câu 21: Trình bày các mô hình kinh doanh thương mại điện tử chủ yếu.
Các loại thị trường thương mại điện tử (các mô hình kinh doanh thương mại điện tử)
Cửa hàng trên mạng (E – Storefronts) là 1 wedsite của 1 DN dùng để bán hàng hóa và
dịch vụ qua mạng thông qua các chức năng của wedsite. Thông thường wedsite đó bao gồm:
Catalogs điện tử, cổng thanh toán, công cụ tìm kiếm, vận chuyển hàng, dịch vụ khách hàng, giỏ
mua hàng, hỗ trợ đấu giá.
Siêu thị điện tử (E – malls): là 1 trung tâm bán hàng trực tuyến trong đó có nhiều cửa
hàng điện tử. Người ta có thể phân loại: Siêu thị tổng hợp – là 1 chợ điện tử trong đó bán tất cả
các loại hàng hóa, siêu thị chuyên dụng chỉ bán 1 số loại sản phẩm hoặc cửa hàng, siêu thị hoàn
toàn trực tuyến hoặc kết hợp.
Sàn giao dịch (E – marketplaces): là thị rường trực tuyến thông thường là B2B, trong đó

người mua và người bán có thể đàm phán với nhau, có 1 DN hoặc 1 tổ chức đứng ra sở hữu.
Có 3 loại sàn giao dịch.
1, Sàn giao dịch TMĐT riêng do 1 công ty sở hữu: công ty bán các sản phẩm tiêu chuẩn
và các sản phẩm có kết cấu theo yêu cầu của công ty đó. Công ty mua là các công ty đặt mua
hàng từ các công ty bán.
2, Sàn giao dịch TMĐT chung là 1 chợ B2B thường do 1 bên thứ 3 đứng ra tổ chức tập hợp các
bên bán và mua để trao đổi mua bán với nhau.
3, Sàn giao dịch TMĐT chuyên ngành – Cosortia là tập hợp các người mua và bán trong 1
ngành công nghiệp duy nhất.
Cổng thông tin (Potal) là 1 điểm truy cập thông tin duy nhất để thông qua trình duyệt có
thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong 1 tổ chức.
Khái niệm cổng thông tin nhấn mạnh nhiều về mức độ tự động hóa bằng CNTT, về bản
chất thương mại thì nó cũng là một sàn giao dịch TMĐT. Ví dụ: cổng thông tin Hà Nội, Cổng
thông tin Bộ thương mại, Cổng thông tin Việt Trung.
Câu 22: Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường thương mại điện tử?
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập các thông tin về : kinh tế, công nghệ, côngty, sản phẩm,
hệ thống, giá cả phân phối, xúc tiến thương mại, hành vi mua hàng của thị trường mục tiêu.
Mục đích nghiên cứu của thì trường là tim ra thông tin và kiến thức và mối quan hệ giữa người
tiêu dùng, sản phẩm, phương pháp tiếp thị và các nhà tiếp thị, từ đó tìm ra cơ hội để tiếp thị,
thiết lập kế hoạch tiếp thị, hiểu rõ quá trình đặt hàng, đánh giá được chất lượng tiếp thị.


Khi nghiên cứu thị trường, người ta phải biết phân khúc thị trường, tức là chia thị trường ra
thành nhóm để tiến hành tiếp thị, quảng cáo và bán hàng. Có thể sử dụng nhiều công cụ để có
thong tin về thị trường như điều tra, hỏi, mua thông tin...
Nghiên cứu thị trương TMĐT online là công cụ mạnh để nghiên cứu hành vi khách hàng, phát
hiên ra thị trường mới và tìm ra lợi ích của người tieu dùng trong sản phẩm mới.
Nghiên cứu thị trường trên cơ sở internet có đặc trưng là khả năng tương tác với kahsch hàng
thông qua giáo tiếp trực tuyến, giúp hiển rõ hơn về khách hàng, thị trường và cạnh tranh.
Đồng thời, nghiên cứu thị trương giúp xác định được đặc điểm mua hàng của cá nhân và nhom,

tìm ra các yếu tố khuyến khích mú hàng, biết được thế nào là wedsite tôi ưu giúp cải tiến wedsite
của chính mình, nghiên cứu thị trường còn giúp xác định đâu là người mua thật, cách mà khách
hàng đi mua hàng, tìm ra xu hường tiếp thị và sản phẩm mà thị trường cần.
Câu 23: E – Marketing là gì? Phân tích các đặc điểm đặc trưng của E – Marketing?
Khái niệm: E-marketing là các hoạt động Marketng được tiến hành qua các phương tiện điện tử
và mạng viễn thông.
Email Marketing là một hình thức của Marketing trực tiếp sử dụng email (thư điện tử) làm
phương tiện truyền thông tin tới khách hàng tiềm năng. Theo định nghĩa rộng: mỗi một email
gửi tới một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đều có thể coi như là email-marketing.
Các phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, điện thoại vệ tinh, ti vi
tương tác (trong tương lai)....
Mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động, truyền hình tương tác
(trong tương lai)...
Phân tich các đặc điểm của E – marketing.
Tốc độ giao dịch nhanh: Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh
hơn. Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn.
Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số
hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn). Thời gian hoạt động liên tục
không bị gián đoạn.
Phạm vi hoạt động toàn cầu: Marketing qua Internet có khả năng thâm nhập đến khắp
mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng
quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật, Úc với chi phí thấp và thời
gian nhanh nhất.
Ở đây, E-marketing đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý (Death of
Distance) vượt qua mọi không gian và thời gian. Thị trường trong Marketing Internet không có
giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng này của
Marketing Internet bên cạnh những lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với các
doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ
nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp
hơn nhiều.

Đa dạng hóa các loại sản phẩm: Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ảo
(Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối Internet,


không phải tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa hàng
thật. Các siêu thị máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa hàng trực tuyến, các nhà sách ảo...
đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ (trang
Web bán hàng trên mạng) của các “cửa hàng ảo” hoạt động kinh doanh thành công trên mạng
trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Thời gian hoạt động liên tục: Chương trình Marketing thông thường, chưa có ứng dụng
Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng
điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động E-marketing. Marketing Internet có khả năng
hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày
trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ
thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các
đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu,
giúp khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh
doanh.
Tự động hóa toàn bộ quá trình giao dịch: Các giao dịch được tự động hóa, giúp cho tốc
độ giáo dịch tăng lên, không con mất thời gian như Marketing truyền thống, các giáo dịch được
lập trình sẵn, tự động diễn ra, không cần sự can thiệp của con người.



×