Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kiểm tra marketing định vị sản phẩm đối với sản phẩm nhôm gia dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.51 KB, 5 trang )

Phạm Thanh Tùng
QT – Marketing K13

Bài Kiểm Tra
Marketing Căn Bản
Câu 1 : Tiến hành phân loại thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu để định vị thị trường
cho một loại sản phẩm cụ thể.
Định vị thị trường mục tiêu cho sản phẩm đồ nhôm gia dụng trong mỗi gia đình.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing K13


►Cái nhìn tổng quát về thị trường.
Đồ gia dụng là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, mọi hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của chúng ta ít nhều đều liên quan đến chúng, với lượng dân số 92 triệu cộng
với phần lớn đều là những hộ gia đình có mức sống trung bình, việc sắm sửa những sản
phẩm công nghê để phục vụ sinh hoạt là không hợp lý, lúc này sức người với các món đồ
gia dụng trong gia đình sẽ là một lựa chọn tối ưu trong điều kiệu kinh tế phát triển chậm
chạp, thêm vào đó phần lớn các hộ gia đình từ nông thôn tới thành thị đều cần đến những
sản phẩm giá rẻ, bền vốn không được trưng bày ở nhưng nơi mua sắm hoặc nếu có thì giá
cũng không hề rẻ, tất cả những điều này đánh dấu một thị trường tiềm năng vốn bị bỏ
ngỏ, chúng ta sẽ cùng phân loại và định vị thị trường mở ra một thị trường mới, lượng
mua dồi dào vốn ít được coi trọng, giải quyết được khó khăn về việc làm và mức sống
của một sinh viên.
►Phân đoạn thị trường (theo tiêu thức địa lý, tâm lý, dân số và hành vi tiêu dùng)
+ Những người sống tập trung ở thành phố.
Không phải thành phố là nơi chỉ tập trung những người có mức sống cao, nhà mặt
phố hay thu nhập ổn định để mua sắm những vật dụng hàng ngày mang tính công nghệ,
cũng có một lượng người thu nhập thấp, người nhập cư hay những người chưa có khả
năng ổn định mức thu nhập, xét theo phần trăm thì đây là lượng người chiếm đa số ở mỗi
thành thị, những người này vẫn cần những sản phẩm gia dụng hàng ngày vốn không được


những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để mắt đến, họ có khả năng mua và ít khi để
ý đến chất lượng hay giá cả, họ chỉ quan tâm đến hình thức sản phẩm để phù hợp với môi
trường sống, nhược điểm của họ là mỗi lần mua thường mua ít sản phẩm, bởi những
người này bị bó hẹp không gian và thời gian sống nên không muốn mua nhiều mà một
sản phẩm họ có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
+ Những khách hàng ở phạm vi ngoại ô thành phố.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing K13


Đây là lượng khách hàng tiềm năng nhưng cũng khó chiều nhất, những người sống ở
ngoại ô không hẳn là người có thu nhập thấp nhưng cũng không hẳn là người có mức thu
nhập cao trong xã hội, dân số tập trung vừa phải, hầu hết họ không phải người nhập cư
mà là những người đã sống ở địa phương từ trước, họ có xu hướng sắm sửa đầy đủ trong
gia đình để ổn định tâm lý là mình có cuộc sống đầy đủ, nhưng đồng thời những người
này vốn có thời gian cho sinh hoạt thường ngày nhiều và cũng muốn tỏ ra sành sỏi trong
việc mua bán, vậy nên khi mua bán họ thường mua nhiều sản phẩm với đủ kích cỡ vào
những mục đích sử dụng khác nhau, khi bán hàng cho những người này rất khó thuyết
phục họ mua hàng hoặc chất lượng sản phẩm không ưng ý thì việc bán hàng cho họ là
không thể, tuy nhiên với tâm lý sắm sửa đầy đủ nên mỗi lần mua là những đối tượng này
thường lựa chọn nhiều sản phẩm cho một lần mua.
+ Những đối tượng là người sống ở nông thôn.
Những đối tượng này là những người sống ở những vùng quê nghèo, lựa chọn sản
phẩm của họ không bị ràng buộc nhiều các tiêu chí chất lượng, giá cả hay mẫu mã, việc
thuyết phục người mua cũng khá dễ dàng bởi họ không có nhiều sự lựa chọn cho sản
phẩm, họ coi việc sắm đồ gia dụng là cần thiết nhưng cũng khá dè dặt trong việc mua
sắm bởi tâm lý thu nhập, họ thường chọn mua những sản phẩm cỡ lớn và dùng thường
xuyên cho một mục đích nhất định, chính vì bị hạn chế về thu nhập lên họ thường mua
rất ít sản phẩm và sử dụng với thời gian dài, thêm vào đó với cộng đồng người thưa thớt
nên việc tiếp cận người mua khá khó khăn.

► Lựa chọn thị trường mục tiêu.
+ Đánh giá về thị trường về những khách hàng tập trung ở pthành phố.
Có tiềm năng, dễ thuyết phục nhưng vì mật độ dân số khá đông và thời gian sinh hoạt
không đồng đều nên việc tiếp cận có hơi khó khăn hơi khó khăn, gặp phải cạnh tranh từ
những sản phẩm thay thế, đòi hỏi phải có phương thức tiếp cận và gây sự chú ý hợp lý,
vận dụng tốt quan sát trị trường để có thể đến đúng với thị trường mục tiêu có mức lợi
nhuận cao.
+Đánh giá thị trường những khách hàng ở phạm vị ngoại ô thành phố

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing K13


Tiềm năng lớn, khó thuyết phục, đồng thời cũng có khá nhiều sự cạnh tranh từ những
đối thủ tương tự, nhưng đây lại được nhận định là thị trường chính cho việc tiêu thụ bởi
lượng tiêu thụ lớn cộng với việc ít phải lo lắng về sản phẩm thay thế, mật dộ dân số vừa
phải giúp cho dễ dàng tiếp cận đến mục tiêu, lợi nhuận cho thị trường này khá ổn định,
yêu cầu phải nắm bắt tốt tâm lý người tiêu dùng, vận dụng tốt kỹ năng marketing cho sản
phẩm, mẫu mã sản phẩm cần phải đa dạng để thu hút người mua kèm theo chất lượng
được nâng cao giúp cho việc tiêu thụ dễ dàng.
+ Đánh giá về thị trường những khác hàng ở nông thôn.
Dễ tiêu thụ nhưng không có nhiều tiềm năng, sức mua thấp và sử dụng với thời gian
dài làm cho những người này ít khi thay đổi sản phẩm, chính mật độ dân cư và thời gian
sinh hoạt làm rào cản chính khiến cho việc tiếp cận người mua, thị trường này vốn được
các đối thủ ít quan tâm nên không gặp phải cạnh tranh, mẫu mã sản phẩm không cần đa
dạng, không quá quan trọng các kỹ năng tâm lý hay marketing.
► Quết định chọn lựa thị trường theo cơ sở marketing phân biệt.
Lựa chọn những đối tượng là người sống tập trung ở thành phố và vùng ven ngoại ô
là phương án tối ưu nhất, việc bán hàng cho hai nhóm người này gần tương đồng nhau,
do đó việc thiết kế cách chào hàng cho hai nhóm người này không khác nhau là mấy,
đồng thời tiềm năng ở hai thị trường này cũng khá cao, tận dụng được cơ hội kinh doanh

với từng khúc thị trương riêng biệt, tối đa hóa được lợi nhuận. Sản phẩm đồ nhôm gia
dụng lại ít có tính đồng nhất, không sử dụng kích cỡ này thì có thể chọn kích cỡ, mẫu mã
sản phẩm khác, với việc đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm sẽ giúp thu hút tối đa người tiêu
dùng, đáp ứng được thị hiếu của người mua, tuy nhiên cần phải có yêu cầu kỹ năng về
tâm lý, kỹ năng bán hàng, marketing, khả năng vận dụng linh hoạt kỹ năng phải tốt để tận
dụng được hết cơ hội do đoạn thị trường mang lại.

►Định vị thị trường.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing K13


Đồ nhôm vốn được mọi người sử dụng đã từ lâu hình ảnh sản phẩm gia dụng làm từ
nhôm đã ăn xâu vào tâm trí người tiêu dùng, thêm vào đó đặc tính của sản phẩm làm từ
nhôm là nhẹ và bền, điều mà các sản phẩm thay thế thông thường không thể hiện được,
đồ gia dụng bằng nhôm vẫn chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng bởi tính đa dụng
kèm theo giá thành thấp, hợp với túi tiền của tất cả mọi người, những sản phẩm từ nhôm
như chậu hay nồi, chảo là những sản phẩm thay thế như nhựa hay thủy tinh không thể có
giá thành hay tính năng cạnh tranh được, những sản phẩm thay thế được đều có giá thành
lớn hơn gấp nhiều lần, vì lý do đó mà người tiêu dùng có thu nhập vừa phải luôn lựa chọn
đồ nhôm, thay vì những sản phẩm chất lượng cao của các doanh nghiệp sản xuất đồ gia
dụng ngày nay thường bán trên thị trường.
Đồ nhôm được coi là mặt hàng bình dân giá rẻ vì vậy để nâng cao tính cạnh tranh và
nâng mức lợi nhuận ta phải tiết kiệm được chi phí cho sản phẩm, luôn nhập sản phẩm tận
nơi sản xuất, mỗi lần xuất nhập hàng nên lấy số lượng lớn và tìm hiểu kỹ giá cước vẫn
chuyển để tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Tập trung đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để thu hút người tiêu dùng, không nên quá
tập trung vào số ít mẫu sản phẩm mà để mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing K13




×