Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ điều hành Windows CE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.75 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths.Lê Minh, người
thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô và bạn bè, những người luôn sát
cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như thời gian hoàn thành khoá luận.
Lời cuối, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và những người thân
của tôi. Họ luôn là nguồn động viên tinh thần và cổ vũ lớn lao, là động lực giúp tôi
thành công trong công việc và cuộc sống.


Tóm tắt
Hiện nay, ở Việt Nam có hai hình thức làm thủ tục hải quan là trên giấy tờ và
trên điện tử. Trong đó, hình thức làm thủ tục hải quan trên giấy tờ là phổ biến. Với
hình thức này nhân viên hải quan rất mất thời gian, công sức trong việc nhận và kiểm
tra làm thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.
Do công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên việc kết hợp giữa các thiết bị
cầm tay với tìm kiếm và tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu trong ngành hải quan là rất
cần thiết và mang lại hiệu quả quản lý cao.
Trong khuôn khổ khoá luận, chúng tôi xin tập trung trình bày hệ thống xây
dựng cơ sở dữ liệu biểu thuế trên WindowsCE và các chức năng tìm kiếm thuế. Mục
tiêu của chúng tôi là giúp cho các nhân viên hải quan làm việc một cách nhanh chóng
hiệu quả và linh hoạt đồng thời giảm sai sót trong việc kiểm tra hàng hoá và tính thuế.
Khoá luận này được hoàn thành do việc nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài
liệu, phân tích mô hình thủ tục hải quan thực tế đồng thời sử dụng phiên bản mới nhất
của hệ điều hành WinCE trên thiết bị cầm tay.


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân


Mục lục
Tóm tắt........................................................................................................................................1
Chương 1: Mở đầu......................................................................................................................3
Chương 2: Tổng quan công nghệ................................................................................................4
Chương 3: Tình hình ứng dụng CNTT hiện nay ngành Hải quan............................................11
Chương 4: Cơ sở lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu trên Windows CE.....................................16
Chương 5: Thiết kế hệ thống....................................................................................................47
Chương 6: Kết quả....................................................................................................................54
Chương 7: Kết luận...................................................................................................................57
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................58

2


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Chương 1: Mở đầu
Windows CE là một hệ điều hành dành cho các thiết bị cầm tay. CE không
phải là một viết tắt hay ký hiệu của một công nghệ nào, mà nó là tập hợp các từ
Compact, Connectable, Compatible, Companion, và Efficient. Những từ này tượng
trưng cho khả năng cho các thiết bị cầm tay sử dụng Windows CE, thể hiện sự kết hợp
gọn nhẹ, khả năng kết nối, khả năng tương thích, sổ tay điện tử và hiệu suất cao.
Những tính năng này dần được cải thiện trong các thế hệ sau và bổ xung thêm một số
tính năng khác như: màn hình màu, chụp hình, nghe nhạc…
Các thiết bị cầm tay chạy hệ điều hành được thiết kế là thiết bị di động có các
đặc điểm gần giống với các máy desktop PC. Windows CE cung cấp giao diện thân
thiện với người sử dụng và nhiều form dữ liệu giống với khi sử dụng desktop PC có
cài hệ điều hành Windows 95. Không những thế, hệ điều hành Windows CE hỗ trợ

cho các ứng dụng có thể tạo và duy trì cơ sở dữ liệu của nó. Các chuẩn database của
Windows CE cho phép có ứng dụng dễ dàng chia sẻ dữ liệu.
Trong bài khoá luận này chúng tôi tìm hiểu về hệ điều hành dành cho các thiết
bị cầm tay - hệ điều hành Windows CE, mà hiện nay phiên bản mới nhất của hệ điều
hành này là Windows Mobile 2005. Đồng thời nghiên cứu quy trình làm thủ tục hải
quan của các công chức hải quan. Từ đó, phát triển xây dựng ứng dụng biểu thuế nhập
khẩu trên thiết bị cầm tay là Pocket PC.
Khoá luận của tôi được hoàn thành cùng với sinh viên Trần Lê Mạnh. Trong
đề tài khoá luận của sinh viên Trần Lê Mạnh tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng
cơ sở dữ liệu trên hệ điều hành WindowsCE
Khoá luận được hoàn thành thông qua việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp
tài liệu, phân tích nhu cầu của người sử dụng đồng thời sử dụng phiên bản mới nhất hệ
điều hành Windows CE.
Bố cục của khoá luận như sau.
Chương 1: phần mở đầu chúng tôi nêu nội dung nghiên cứu và tính cần thiết
của đề tài. Chương 2: chúng tôi đưa ra cái nhìn tổng quan về các hệ điều hành trên
thiết bị cầm tay. Chương 3: chúng tôi trình bày về tình hình ứng dụng công nghệ thông
tin hiện nay trong ngành Hải quan. Chương 4: trình bày về cơ sở lý thuyết để xây dựng
cơ sở dữ liệu trên Windows CE. Chương 5: trình bày về thiết kế hệ thống. Chương 6:
kết quả đạt được. Chương 7: đưa ra kết luận và xu hướng phát triển trong tương lai.

3


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Chương 2: Tổng quan công nghệ
2.1. Tổng quan về hệ điều hành Window CE

Tốc độ phát triển vượt bậc của các thiết bị cầm tay đã tạo nên sự cạnh tranh gay
gắt của các công ty phần mềm cung cấp hệ điều hành cho các thiết bị này: Palm OS,
Symbiam, Linux, Windows, Doja, Brew... Trong số này, tập đoàn Microsoft với hệ
điều hành Windows Mobile hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công nhất nhờ vào số
lượng khổng lồ những người đã quen sử dụng Windows từ trước tới nay.
Windows Mobile 2005, một trong những hệ điều hành Windows Mobile phiên
bản mới nhất có rất nhiều tính năng mạnh và khác nhiều so với Windows CE - thế hệ
đầu tiên của Windows Mobile( phiên bản 1.0) ra đời năm 1998. Thiết bị cầm tay lúc
này chưa được gọi là Pocket PC mà có tên gọi là Palm Size PC.
Windows “CE” là tiền thân của Windows Mobile ngày nay. “CE” không phải là
một viết tắt, hay ký hiệu của công nghệ nào,mà đó là tập hợp các từ Compact,
Connectable, Compatible, Companion và Efficient. Những từ này tượng trưng cho khả
năng mà các thiết bị cầm tay sử dụng Windows CE, thể hiện sự kết hợp gọn nhẹ, khả
năng kết nối, khả năng tương thích, sổ tay điện tử và hiệu suất cao. Những tính năng
này dần được cải thiện trong những thế hệ sau và bổ sung thêm tính năng khác như:
màn hình màu, chụp hình, nghe nhạc, định vị,...
Mặc dù Windows CE 1.0 được dùng trong Palm-Size PC từ năm 1998, nhưng
trước đó nó đã được dùng trong các Handheld PC từ năm 1996. Handheld PC có dạng
như một laptop thu nhỏ với đầy đủ bàn phím, chuột, ... và chưa có màn hình cảm ứng
như trên Pocket PC.
Máy Handheld PC Pegasus sản xuất năm 1996 của hãng HP, sử dụng Windows
CE 1.0, màn hình đơn sắc Monochorome và bán được hơn nửa triệu thiết bị trong năm
đầu tiên. Giao diện Windows CE 1.0 được thiết kế theo giao diện của Windows 95.
Năm 1997, Handheld PC Mercury ra đời với hệ điều hành Windows CE 2.0,
màn hình VGA 256 màu tích hợp ứng dụng Office và vẫn giữ giao diện của Windows
95. Thời điểm này cũng là lúc Palm-Size PC chuẩn bị ra đời trên nền Windows Ce 1.0.
Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, Rapier, thiết bị cầm tay với hệ điều hành
Windows CE đầu tiên được gọi là Pocket PC(tức máy vi tính bỏ túi) hay Pocket PC
2000. Một tên gọi khác của thiết bị này lúc đó là Handheld PC – Galileo. Hệ điều hành
Windows CE được nâng cấp lên phiên bản 3.0 với màn hình cảm ứng.


4


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Tiếp đó, năm 2001, Merlin- thế hệ Pocket PC 2002 ra đời, giao diện được xây
dựng trên nền tảng Windows XP. Vẫn là Windows CE 3.0 nhưng phiên bản này được
tích hợp thêm ứng dụng Windows Media Player. Bởi vậy, người sử dụng đã có thêm
một chức năng rất tuyệt trên Pocket PC như nghe nhạc, xem phim... Lúc này, điện
thoại di động vẫn đang phổ biến các model đơn sắc như Nokia 3310, 8310, 8210,
8250, Samsung A100,... còn Pocket PC chưa tích hợp chức năng đàm thoại của điện
thoại di động.
Năm 2002, trên thị trường bắt đầu phổ biến mạnh các loại smartphone(điện
thoại thông minh ) sử dụng hệ điều hành Symbian. Để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh,
Microsoft đã phát triển tích hợp chức năng thoại GSM vào hệ điều hành Windows CE.
Thời điểm này bắt đầu xuất hiện khá nhiều các Pocket PC có khả năng đàm thoại như
O2 Xda, Levono...
Mặc dù, lúc đó, Pocket PC vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh cùng các loại
Smartphone với hệ điều hành Sỵmbian do các tính năng kết nối khá yếu, cụ thể là chưa
có Blutooth, chưa có Wi-Fi...
Năm 2003, Windows CE được nâng cấp lên phiên bản 4.x khá hoàn hảo và đủ
sức cạnh tranh với hệ điều hành Symbian nhờ vào các tính năng Bluetooth, công nghệ
Dot Net Framework, Wi-Fi và chương trình Windows Media Player 9.0. Đánh dấu
bước phát triển này và có lẽ với mục đích cuối cùng là nhằm thay đổi hoàn toàn các hệ
điều hành trên điện thoại di động bằng Windows, Windows CE được đổi tên thành
Windows Mobile. Cũng giống như Windows trên PC, Windows cũng dùng năm ra đời
để đánh dấu các phiên bản khác nhau như: Windows Mobile 2003, Windows Mobile

Second Edition(2004)... Phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là Windows Mobile
5.0, vừa ra mắt trong quý 3 năm 2005.

2.2. Một số thiết bị cầm tay phổ biến
Có rất nhiều thiết bị phục vụ cho công nghệ không dây, nhưng nổi bật và
thông dụng nhất hiện nay vẫn là các thiết bị cầm tay. Trong phần này, chúng ta sẽ đề
cập đến một số thiết bị cầm tay được phân loại bằng các chức năng phổ biến như các
thiết bị hỗ trợ gửi tin nhắn (text messaging devices), các thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA
- Personal Digital Assistants) và các loại điện thoại thông minh (Smart phones).
Các thiết bị truyền nhận tin nhắn cũng được chia ra thành một loại thiết bị
riêng biệt cho dù hiện nay tính năng này đã có trong hầu như tất cả các loại điện thoại
di động. Các thiết bị này hoạt động trong một một trường mạng có khả năng vận

5


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

chuyển và phân phát các thông điệp tới chúng. Công nghệ gửi tin nhắn được thiết kế
để quản lí hộp tin của từng thành viên và ngay lập tức gửi tin tới các thành viên thông
qua hệ thống mạng không dây hoặc mạng Internet nếu như hộp tin của thành viên đó
có thông điệp mới.
Các hệ thống nhắn tin là phương tiện phổ thông nhất được sử dụng để giữ liên
lạc. Các ưu điểm nổi trội của hệ thống loại này là gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ sử dụng, đáng tin
cậy và sử dụng dịch vụ nhắn tin được hỗ trợ ở khắp mọi nơi. Thiết bị nhắn tin đầu tiên
thành công trên thị trường là những chiếc máy nhắn tin (pager) - cũng đã từng được
sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 90. Ngày nay,
mặc dù công nghệ nhắn tin đã được tích hợp vào điện thoại di động, nhưng rất nhiều

người sử dụng vẫn lựa chọn phương pháp nhắn tin vì đặc tính tiện lợi, ngắn gọn và rất
riêng tư của nó.
Công nghệ ngày này đang phát triển với tốc độ rất nhanh đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Hàng loạt các thiết bị hữu ích mới được sản xuất, trong
đó có các thiết bị cầm tay, với các thiết bị này cuộc sống con người trở nên năng động
và linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian và xóa bỏ ngăn cản về khoảng cách.
Đầu tiên phải lưu ý rằng các ứng dụng cho các thiết bị không dây cầm tay (cho
các thiết bị cầm tay cỡ nhỏ như : PalmTop, Mobile ... ), là những chương trình hoàn
toàn không có mối liên hệ nào từ các hệ thống máy tính các nhân cũng như các hệ
thống máy tính chia sẻ. Những ứng dụng này xuất phát từ quan điểm thời gian thực,
các hệ thống nhúng. Những lĩnh vực chính của các ứng dụng này là trên các Palm
Pilots, và chúng bị giới hạn trong nhưng ứng dụng như sổ ghi địa chỉ, lập lịch cá nhân,
... Nó rất tiện lợi trong các giao dịch thương mại, trao đổi ghi nhớ thông tin cá nhân,
nhưng rõ ràng nó không hữu ích với phần lớn chúng ta trong cuộc sống hàng ngày,
không như các máy tính cá nhân, hay hệ thống các máy chia sẻ.
Tiếp đến chúng ta xem xét đến mạng Internet không dây, nó đã từng được nghĩ
sẽ là một điều tuyệt vời nhất với nền công nghiệp máy tính. Tuy nhiên nó có rất nhiều
giới hạn trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, lí do chính là bởi những thiết
bị hiện đang có. Các thiết bị cầm tay và phương thức WAP (Wireless Application
Protocol ) rất bị hạn chế về mặt bộ nhớ và kích cỡ màn hình hiển thị, rất khó để đưa
vào thông tin bởi vì khả năng gõ văn bản còn rất nhiều hạn chế. Nhưng dù thế nào,
công nghệ không dây là công nghệ thật tuyệt vời. Khả năng kết nối với WWW ở bất
cứ lúc nào ở bất kì đâu thật sự là một tiến bộ thực sự trong kỷ nguyên thông tin.

6


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân


Với Internet không dây, chúng ta sẽ không phải ngồi trước màn hình máy tính
để lấy thông tin từ Internet, mà với thiết bị không dây cầm tay chúng ta có thể dễ dàng
kết nối với Internet hoặc trong mạng Intranet, hoặc bất kì máy tính nào có hỗ trợ công
nghệ không dây .

Các loại thiết bị cầm tay phổ biến:
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các thiết bị cầm tay, sau đây là một số các
thiết bị phổ biến hiện nay :
PDAs

Hình 1: Thiết bị PDA
Thuật ngữ PDA có thể nói theo nhiều cách nhưng nó thực sự là một máy tính
cầm tay. PDA đâu tiên phải kể đến là nó chứa những chương trình lập lịch hàng ngày,
sổ địa chỉ, máy tính, ghi nhớ công việc, và một số các chương trình khác nữa như
chuyển đổi tiền tệ, xem giờ... Các chương trình của PDA thực sự đơn giản .
Palm

Hình 2: Thiết bị PALM

7


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Palm là một loại thiết bị phát triển lên từ PDA, nó mở rộng từ PDA dựa trên
nền tảng nhận dạng chữ viết tay, nâng cấp bộ nhớ lên tới hàng gigabytes. Bên cạnh đó
là thêm các phần đồng bộ với máy tính, các khe cắm mở rộng các bộ nhớ phụ ...

Palm xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Palm OS, khác khác với Windows
CE vì Palm tập trung vào các ứng dụng quản lý lập lịch cá nhân, còn Microsoft Pocket
PC thực sự là một phiên bản thu nhỏ của máy tính cá nhân [3].
PocketPC

Hình 3:Thiết bị Pocket PC
Đây là loại thiết bị không dây phổ biến vào hàng thứ 2 trên thế giới, nổi trội là
Microsoft’s Pocket PCs dựa trên hệ điều hành Windows CE. ( nó là một phiên bản thu
nhỏ của Desktop computer )
Hệ điều hành Windows CE được thiết kế như là một platform để tạo ra các
thiết bị mobile lập trình được ở các hình dáng, kích thước và cấp độ khác nhau, nó
quản lý sự tích hợp giữa các phần mềm ứng dụng và phần cứng trên các đơn vị vật lý.
Microsoft cung cấp các platform phần mềm : hệ điều hành Window CE, tích
hợp các ứng dụng Outlook, Exchange, … và nhiều thứ khác nữa.
Nhiều chuyên gia dự đoán PocketPC sẽ vượt lên Palm trong vài năm tới, nó ra
đời sau Palm nhưng nó chiếm lĩnh thị trường bởi vì nó gần như là một máy tính để bàn
thu nhỏ, trong khi đó Palm hầu hết vẫn dựa trên nền tảng các ứng dụng quản lý của
của cá nhân như một số loại PC cầm tay khác .
Điện thoại di động

8


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Hình 4: Thiết bị điện thoại di động
Điện thoại di động giờ đây không chỉ là đơn giản là một thiết bị đơn thuần gọi
và nhận cuộc gọi, với các công nghệ tiên tiến điện thoại giờ đây thực sự đã dần trở

thành một thiết bị đa năng. Thiết bị này hiện nay vẫn đảm bảo các tính năng cơ bản
của một chiếc điện thoại, ngoài ra nó còn có rất nhiều tính năng khác và dần trở thành
một máy tính cá nhân thu nhỏ, với các tính nắng đa phương tiện, duyệt web, … thậm
chí là có riêng cả hệ điều hành.
Sự đa dạng và ngày càng hoàn thiện của các thiết bị cầm tay đã làm thay đổi
nhiều mặt trong đời sống của con người, giờ đây con người có thể tiếp cận thông tin
mọi lúc mọi nơi, đúng theo nghĩa thông tin “di động”.

2.2.1. Ưu nhược điểm của thiết bị cầm tay
 Ưu điểm
-

Nhỏ gọn, dễ sử dụng, hợp thời.

-

Dễ dàng di chuyển có thể mang đi bất cứ nơi nào muốn.

-

Màn hình to hơn các thiết bị di động khác nên dễ dàng thao tác.

-

Có hệ điều hành và có thể chạy được nhiều ứng dụng khác nhau.

-

Giao diện đồ hoạ với 12 – 16 bit màu nên rất bắt mắt.


-

Có nhiều chức năng tương tự như một chiếc máy tính cá nhân và một
chiếc điện thoại di động.

-

Có thể chạy đựơc các phần mềm viết bằng VisualC++.

 Nhược điểm:
-

Dễ bị rơi, hay mất cắp.

9


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

-

Đắt hơn các thiết bị di động khác.

-

Tốc độ xử lý bộ nhớ còn nhỏ hơn máy tính để bàn nên có nhiều ứng
dụng không đáp ứng được.


10


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Chương 3: Tình hình ứng dụng CNTT hiện nay
ngành Hải quan
3.1. Khái quát trình và công tác ứng dụng CNTT Hải quan
Từ những năm đầu của thế kỷ 80, công nghệ thông tin đã bùng nổ, phát triển
với tốc độ nhanh trên thế giới. Những tiến bộ kỹ thuật của công nghệ thông tin và ứng
dụng của nó đã tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự ra tăng kinh tế một
cách mạnh mẽ và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác phát triển giữa các quốc gia,
tổ chức.
Trước bối cảnh đó, lãnh đạo ngành Hải quan đã sớm nhận thức đúng vai trò
của công nghệ thông tin đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
cũng như trong quá trình cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành Hải quan, đặc biệt là
việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào cách hoạt động nghiệp vụ hải quan,
công tác quản lý và điều hành của các cấp lãnh đạo. Vì vậy, trong những năm vừa qua
lãnh đạo ngành Hải quan đã luôn quan tâm chỉ đạo đến công tác ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước
giao cho.

3.1.1. Hạ tầng CNTT
Hệ thống an ninh an toàn mạng và dữ liệu: Để đảm bảo an ninh an toàn cho hệ
thống chung toàn ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan đã lắp đặt hệ thống Backup
online cho cơ sở dữ liệu tại Trung tâm, lắp đặt hệ thống an toàn an ninh dữ liệu.
Hệ thống mạng máy tính của Hải quan Việt Nam: Tính đến nay, Hải quan Việt
Nam đã trang bị được 158 máy chủ và 3000 máy tính cá nhân hoạt động trên hai hệ

thống sau mạng sau:
- Hệ thống mạng máy tính cục bộ(LAN – Local Area Network) đã được xây
dựng ở hầu hết các văn phòng Cục Hải quan và các dây truyền làm thủ tục Hải quan
khi thực hiện luật Hải quan với tổng số mạng cục bộ là 114 mạng với kiến trúc hình
sao STAR, tốc độ là 10Mbs, thiết bị kết nối đầu cuối là Switch/Hub.
- Hệ thống mạng diện rộng ngành Hải quan (WAN): Trước yêu cầu nhiệm vụ
mới, chuẩn bị triển khai hệ thống qui trình nghiệp vụ Hải quan, năm 2003 Hải quan
Việt Nam đã tiến hành khảo sát xây dựng “Đề án mạng diện rộng ngành Hải quan”,
triển khai lắp đặt mạng diện rộng (WAN) tại một số cục Hải quan tỉnh, thành phố có

11


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu nhiều như cục Hải quan Hải Phòng, Tp Hồ Chí
Minh, Đồng Nai. Tính đến cuối năm 2003, tổng cục đã triển khai, lắp mạng diện
rộng(WAN) với tổng số 22 điểm kết nối từ cơ quan Tổng cục Hải quan tới Cục Hải
quan Hải Phòng( 5 điểm), Tp Hồ Chí Minh( 9 điểm), Đồng Nai (7 điểm) và với cơ
quan Bộ tài chính. Trước mắt , để đảm bảo về kỹ thuật và tốc độ đường truyền, Tổng
cục đã triển khai kết nối giữa các điểm mạng diện rộng bằng Leased line, giải thông
64bps.

3.1.2. Ứng dụng CNTT trong nghành hải quan
Trong những năm qua, toàn ngành đã xây dựng và triển khai một số “Hệ thống
phần mềm ứng dụng” phục vụ công tác quản lý, điều hành và một số khâu nghiệp vụ
Hải quan, các hệ thống này chủ yếu được vận hành trong cơ quan Hải quan chưa có
nhiều sự kết nối, trao đổi thông tin với các đối tác khác. Với nỗ lực của toàn ngành

tính đến nay ngành Hải quan đã triển khai được 12 hệ thống ứng dụng CNTT vào các
khâu nghiệp vụ công tác quản lý và điều hành:
-

Hệ thống thụ thập và xử lý dữ liệu tờ khai Hải quan.

-

Hệ thống quản lý theo dõi nợ thuế, kế toán thu thuế xuất nhập khẩu.

-

Hệ thống dữ liệu giá tính thuế.

-

Hệ thống quản lý thông tin cưỡng chế thuế.

-

Hệ thống hàng gia công.

-

Hệ thống thông tin vi phạm pháp luật Hải quan.

-

Hệ thống quản lý loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.


-

Hệ thống khai hải quan điện tử thông qua Website.

-

Hệ thống đăng ký, quản lý mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

-

Hệ thống tin học hoá quản lý hành chính ngành Hải quan(Tin hoc văn

phòng).

3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển
Thực trạng của ngành Hải quan hiện nay là quản lý lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu, lượng hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Dự
báo hoạt động buôn bán vận chuyển ma tuý, chất gây nghiện, vũ khí văn hoá phẩm đồ
truỵ, phản động ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, xuất hiện những hình thức buôn

12


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

lậu và gian lận mới như: vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong
lĩnh vực CNTT, rửa tiền, buôn lậu động thực vật quý hiếm, nhưng số lượng cán bộ
công chức Hải quan không thể tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó, hoạt động quản lý

Nhà nước về Hải quan vẫn phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động
xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... như thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, cung
cấp thông tin nhanh chóng, công khai đặc biệt là phải thông quan nhanh, giảm thiểu
chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đạt được
các mục tiêu triển khai kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 liên quan đến hoạt
động Nhà nước về Hải quan.
Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan
quốc tế cũng như khu vực, Hải quan Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết
liên quan đến Hải quan trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các
tổ chức quốc tế khác, Việt Nam cần phải đảm bảo hệ thống pháp luật thống nhất rõ
ràng và công khai phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo cho các quy định của
pháp luật hải quan được thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Bên
cạnh đó, cũng cần nhìn nhận sự phát triển của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh phát
triển quốc tế như việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới trong điều kiện thuế ngày
càng giảm, yêu cầu về luân chuyển trao đổi hàng hoá ngày càng nhanh chóng, các loại
hình vận chuyển đa phương thức, thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở thành
phổ biến, sự xuất hiện của nguy cơ khủng bố quốc tế, tội phạm ma tuý gia tăng. Đứng
trước các yêu cầu trên, Hải quan Việt Nam đã đưa ra nội dung chiến lược về tự động
hoá và tin học hoá ngành Hải quan đến năm 2010 là:
Về tự động hoá:thực hiện tự động hoá thủ tục hải quan ở tất cả các địa
bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế quốc gia. Phấn đấu tự động hoá quy trình thủ tục
hải quan đối với 95% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn cả nước. Tự động
hoá kiểm tra giám sát Hải quan. Tăng nhanh khả năng thông quan hàng hoá. Về khai
hải quan thì được thực hiện chủ yếu thông qua mạng tin học. Còn kiểm tra hàng hoá
thì quy đinh tỷ lệ kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu nhỏ hơn 5%, hàng nhập khẩu
nhỏ hơn 20%, thông quan qua mạng 80%, thông quan bằng hồ sơ 5%, kiểm tra hồ sơ
sau đó kết hợp kiểm tra hàng hoá 15%, đối với trường hợp kiểm tra thực tế thì trực tiếp
kiểm tra bằng máy, còn kiểm tra thủ công (mở kiểm toàn bộ) 5%. Giám sát hải quan
chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như camera, hệ thống định vị
toàn cầu....


13


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Về tin học hoá: Hoàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan
Hải quan với các cơ quan liên quan. Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống
trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch
điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế,
giải phóng hàng, giám sát cảng và kho; tin học hoá hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với
“môi trường không giấy tờ”.

3.3. Những tồn đọng trong việc ứng dụng CNTT vào ngành Hải quan
Mặc dù đã xác định được tầm quan trọng của CNTT vào ngành Hải quan, và
đã xây dựng được hạ tầng công nghệ thông tin và các hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin, nhưng việc đưa CNTT vào ngành Hải quan vẫn còn một số tồn tại sau:
Về hạ tầng CNTT: Hệ thống an toàn mạng và dữ liệu tại các Trung tâm
dữ liệu, các máy chủ được xây dựng với số lượng ít, quy mô đầu tư nhỏ. Mạng cục bộ
không thể giải quyết bài toán xử lý tập trung về tác nghiệp cũng như dữ liệu ở quy mô
Hải quan tỉnh thành phố, Hải quan khu vực hay vùng. Tốc độ chia sẻ ứng dụng trên
mạng cục bộ thường là chậm. Thực hiện liên kết, chia sẻ ứng dụng giữa các mạng cục
bộ thông qua điện thoại quay số để liên lạc, kết nối, tốc độ đường truyền thấp khoảng
56KB/s, chất lượng đường truyền nhiều nới không ổn định, ảnh hưởng đến việc xử lý
dữ liệu cần tính liên tục và tập trung. Không đáp ứng được triển khai đồng bộ trong
toàn ngành. Trang thiết bị trên mạng WAN và đường thuê bao Leased line hiện tại giá
thành cao. Nếu bị sơ hở mất an ninh, an toàn gây hậu quả nghiêm trọng.
Về hệ thống phần mềm ứng dụng: Các hệ thống chưa được tích hợp dẫn

đến một số cán bộ phải sử dụng nhiều chương trình một lúc trong quá trình làm thủ tục
Hải quan. Hầu hết các hệ thống được thiết kế trên quy trình thủ tục Hải quan hiện
hành, phù hợp với quy trình thủ công nên chưa phát huy hết hiệu quả của công nghệ.
Việc triển khai mở rộng các ứng dụng CNTT sau khi thí điểm thành công vẫn còn
chậm. Sự phối kêt hợp trong việc xây dựng quy trình thủ tuc hải quan chưa được chú
trọng dẫn tới khi quy trình thay đổi thì hệ thống chưa có sự chuẩn bị để đáp ứng kịp
thời. Trình độ sử dụng các hệ thống ứng dụng của các cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế
làm giảm hiệu quả của hệ thống.
Ngành Hải quan Việt Nam đã chú trọng đưa ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động của ngành. Đã chú trọng vào đầu tư thiết bị cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin về phần cứng như hệ thống mạng máy tính, và một số các phần mềm ứng
dụng. Tuy nhiên Lãnh đạo ngành Hải quan vẫn chưa chú trọng vào sử dụng những ứng

14


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

dụng về mạng không dây và các thiết bị cầm tay. Và trong thời gian tới với những yêu
cầu đặt ra cho toàn ngành thì các ứng dụng về mạng không dây và các thiết bị cầm tay
sẽ được quan tâm đầu tư.

15


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân


Chương 4: Cơ sở lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu
trên Windows CE
Windows CE có thể được sử dụng trong nhiều thiết bị khác nhau, nhưng với
thiết bị Handheld PCs là thiết bị rất phù hợp trong việc sử dụng nó như là một thiết bị
quản lý thông tin cá nhân. Các ứng dụng Windows CE chuẩn giúp cho người sử dụng
có thể quản lý các cuộc hẹn, số điện thoại, và sắp xếp lịch cho công việc. Các ứng
dụng Windows CE về thương mại thực hiện một loạt các nhiệm vụ từ việc quản lý chi
phí, tiền đầu tư cho đến việc tạo danh sách các cửa hàng kinh doanh.
Các ứng dụng quản lý dữ liệu của nó khá dễ dàng. Một số ứng dụng lưu trữ dữ
liệu của nó ở dạng các file đơn giản, trong khi các ứng dụng khác lại sử dụng mô hình
cơ sở dữ liệu quan hệ. Tuy nhiên, chỉ có các ứng dụng trên Windows CE mới có thể là
phần mở rộng về cơ sở dữ liệu ứng dụng của máy tính destkop và có thể chia sẻ dữ
liệu liên quan. Mỗi một ứng dụng đều có thể yêu cầu quản lý cho các dữ liệu của nó và
đồng bộ hoá dữ liệu giữa desktop và thiết bị cầm tay. Kịch bản này rất phổ biến với
Windows CE, tới mức mà chức năng này được xây dựng trong hệ điều hành.
Windows CE bao gồm một tập hợp đầy đủ các chức năng về cơ sở dữ liệu
dành cho tất cả các ứng dụng, bằng cách các ứng dụng trên Windows CE phải cài đặt
các chức năng đó. Các chức năng về cơ sở dữ liệu này cho phép mỗi ứng dụng tạo và
duy trì cơ sở dữ liệu của nó.
Các chuẩn database của Windows CE cho phép các ứng dụng dễ dàng chia sẻ
dữ liệu. Ví dụ, vì chương trình ứng dụng trong Windows CE duy trì dữ liệu của nó
trong cơ sở dữ liệu của Windows CE, còn các ứng dụng khác có thể truy cập tới dữ
liệu của cơ sở dữ liệu này.

4.1. Cấu trúc của Cơ sở dữ liệu Windows CE
Một cơ sở dữ liệu của Windows CE không hoàn toàn là cơ sở dữ liệu quan hệ.
Tuy nhiên, nó là một kỹ thuật vô cùng tiện lợi cho việc lưu trữ dữ liệu đã được tạo ra.
Mỗi một cơ sở dữ liệu Windows CE bao gồm một số bản ghi. Và mỗi bản ghi lại bao
gồm một hoặc nhiều thuộc tính.


16


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Hình 5: Sơ đồ cấu trúc phân cấp của Windows CE database
Ví dụ, một ứng dụng có thể lưu trữ một cơ sở dữ liệu của các bản ghi địa chỉ,
mỗi bản ghi bao gồm có tên, địa chỉ , số điện thoại v.v..
Mỗi một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về cơ sở dữ liệu như tên cơ sở dữ
liệu, đó là tên kiểu cơ sở dữ liệu được chọn mà được dùng vào một nhóm cơ sở dữ
liệu. Tên của cơ sở dữ liệu rất quan trọng vì tất cả các cơ sở dữ liệu dung chung một
tên miền đơn.
Bổ sung vào tên của cơ sở dữ liệu, hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ khoá sắp xếp
cho mỗi cơ sở dữ liệu. Khi một cơ sở dữ liệu được tạo ra, có tới bốn kiểu khoá sắp xếp
có thể được chỉ định, chỉ ra cách mà các bản ghi được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Với
dữ liệu được đưa vào cơ sở dữ liệu, hệ thống sử dụng các khoá mặc định để định vị
các bản ghi một cách tự động.
Cơ sở dữ liệu Windows CE có thể chỉ có một mức, vì vậy mà các bản ghi
không thể chứa các bản ghi khác, và không thể chứa nhiều hơn một cơ sở dữ liệu.
Kích thước tối đa của một bản ghi là 128K và kích thước tối đa của một thuộc tính là
64K. Như vây, chỉ có 32 bytes đối với một bản ghi và 4 bytes đối với một thuộc tính.
Và tất cả các chuỗi trong cơ sở dữ liệu của Windows CE đều được lưu dưới dạng
Unicode.
Thực tế thì cơ sở dữ liệu của một chương trình có thể bị thay đổi bởi một
chương trình khác. Một ứng dụng không thể khoá cơ sở dữ liệu để hạn chế việc truy
cập và hệ điều hành không đảm bảo tính toàn vẹn cho các bản ghi cơ sở dữ liệu( ví dụ
nhiều ứng dụng xoá các bản ghi cùng một lúc). Nhưng các chương trình cũng có thể

đưa ra thông báo khi một cơ sở dữ liệu bị thay đổi do Windows CE hỗ trợ một vài
thông báo để thông báo khi một ứng dụng khác tạo, chỉnh sửa hay xoá bản ghi trong
cơ sở dữ liệu.

17


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Windows CE thực thi nhiều hàm quản lý trên cơ sở dữ liệu như là việc nén dữ
liệu khi dữ liệu được chèn vào hoặc giải nén dữ liệu khi dữ liệu được truy cập, và đảm
bảo tính toàn vẹn của các bản ghi trong cơ sở dữ liệu. Thêm vào đó, Windows CE hỗ
trợ kỹ thuật làm cho việc đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu giữa desktop computer và
Windows CE trở nên dễ dàng.
Các chương trình tạo và sử dụng một cơ sở dữ liệu Windows CE thông qua
hàm API Windows CE mới. Sau đây là bảng danh sách các hàm chức năng cơ sở dữ
liệu và các hàm API tương ứng.
Database Operation

Windows CE Functions

Create database

PegCreateDatabase

Delete database

PegDeleteDatabase


Enumerate databases

PegFindFirstDatabase,
PegFindNextDatabase

Opendatabase

PegOpenDatabase

Seekrecord

PegSeekDatabase

Read record

PegReadRecordProps

Write record

PegWriteRecordProps

Retrieve object Information

PegOidGetInfo

Set database Information

PegSetDatabaseInfo


18


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

19


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

• Bản ghi và thuộc tính của cơ sở dữ liệu:
Các bản ghi và các thuộc tính theo các khối đã được tạo sẵn để xây dựng cơ sở
dữ liệu Windows CE . Một cơ sở dữ liệu được bao gồm một số bản ghi, và mỗi bản
ghi được bao gồm một hoặc nhiều thuộc tính.
Tất cả các bản ghi trong cơ sở dữ liệu Windows CE được xác định bởi một cái
tên duy nhất. Cái tên định danh này được gán bởi hệ thống khi một bản ghi mới được
tạo ra. Tuy một chương trình không cần phải theo dõi tên của bản ghi, tên của bản ghi
có thể được tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu. Từ định danh bản ghi thuộc loại PEGOID.
Mỗi thuộc tính của bản ghi lại bao gồm có tên thuộc tính, loại dữ liệu, giá trị.
Tên và loại dữ liệu của thuộc tính được kết hợp làm một loại dữ liệu thuộc loại
PEGPROPID có hai phần với giá trị là hai từ. Từ ở vị trí cao là tên, từ ở vị trí thấp là
kiểu dữ liệu. Windows CE hỗ trợ các kiểu dữ liệu là kiểu integer, kiểu string, kiểu
time, kiểu mảng (array). Bảng dưới đây cung cấp các kiểu dữ liệu
Bảng các kiểu dữ liệu constant
Kiểu của thuộc tính


Kiểu dữ liệu

PEGVT_BLOB

Là một structure PEGBLOB

PEGVT_FILETIME

Là một structure FILETIME

PEGVT_12

Là một số nguyên có dấu 16 bit

PEGVT_I4

Là một số nguyên có dấu 32 bit

PEGVT_LPWSTR

Một chuỗi kết thúc với giá trị null

PEGVT_UI2

Một số nguyên không dấu 16 bit

PEGVT_UI4

Một số nguyên không dấu 32 bit


Các bản ghi được trình bày như cấu trúc PEGPROPVAL định nghĩa các thuộc
tính của bản ghi. Cấu trúc PEGPROPVAL được định nghĩa như sau:
typedef struct _PEGPROPVAL{
PEGPROPID proid;
WORD wLenData;
WORD sFlags;

20


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

PEGVALUNION val;
} PEGPROPVAL;

Cấu trúc PEGPROPVAL có các thành phần sau:
 PEGPROPVAL propid: chỉ ra giá trị của thuộc tính- trường tại phần từ cao là
giá trị đã được chương trình định nghĩa, còn phần từ thấp là từ PEGVT_ chỉ ra
kiểu của dữ liệu.
 WORD wLenData: hiện tại thuộc tính này không được sử dụng
 WORD wFlag: Cờ được thiết lập bởi một chương trình cho
PEGDB_PROPDELETE để xác định thuộc tính bị xoá, hoặc thuộc tính được
thiết lập bởi hệ thống cho PEGDB_PROPNOTFOUND khi cập nhật bản ghi tại
nơi mà thuộc tính không được xác định.
 PEGVALUNION val: Chỉ ra giá trị thực cho các kiểu dữ liệu đơn, hoặc trỏ đến
các string hoặc BLOBs.
Structure PEGPROPVAL được sử dụng cả khi đọc và khi viết bản ghi. Khi
đọc, ví dụ chương trình có thể sử dụng hàm TypeFromPropID để xác định để xác định

kiểu thuộc tính được cấp cho tên của thuộc tính( PEGPROPID).

4.2. Tạo và xoá cơ sở dữ liệu
Một chương trình có thể tạo và xoá cơ sở dữ liệu khi cần thiết. Số lượng cơ sở
dữ liệu có thể tồn tại phụ thuộc vào bộ nhớ ( khoảng trống lưu trữ) trên thiết bị. Cơ sở
dữ liệu của Windows CE được tạo bởi hàm PegCreateDatabase. Đối số của hàm là tên
cơ sở dữ liệu và kiểu tên của cơ sở dữ liệu và xác định kiểu sắp xếp tuỳ ý. Kiểu sắp
xếp được xác định bằng một chỉ số chỉ kiểu sắp xếp trong sơ sở dữ liệu. Đối số này có
thể bằng không nếu không thực hiện sắp xếp. Bảng dưới đây tổng kết các đối số của
hàm PegCreateDatabase

Thống kê các đối số của hàm PegCreateDatabase

21


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

Các đối của hàm PegCreateDatabase
LPWSTR lpszName

Miêu tả
Tên của cơ sở dữ liệu với tối đa là 32 ký
tự.

DWORD dwDbaseType

Loại cơ sở dữ liệu đã định nghĩa bởi

chương trình.

WORD wNumSortOrder

Con số của kiểu sắp xếp trong mảng
rgSortSpecs. Một cơ sở dữ liệu có thể
có từ 0 tới 4 kiểu sắp xếp.

SORTORDERSPEC * rgSortSpecs

Con trỏ trỏ tới mảng của kiểu sắp xếp
hoặc
bằng
NULL
nếu

wNumSortOrder.

Nếu hàm PegCreateDatabase thành công, nó trả về giá trị là tên của cơ sở dữ
liệu. Tên của cơ sở dữ liệu dùng để mở cơ sở dữ liệu mục đích chính là để thao tác với
nội dung của nó. Nếu không thành công trả về giá trị NULL. Hàm GetLastError có thể
được sử dụng để lấy mã của lỗi. Bảng sau trình bày mã lỗi
Thống kê mã lỗi
Mã lỗi

Miêu tả

ERROR_DISK_FULL

Lỗi không đủ bộ nhớ để

tao dữ liệu

ERROR_INVALID_PARAMETER

Lỗi một đối số không có
giá trị

ERROR_DUP_NAME

Lỗi tên cơ sở dữ liệu mới
trùng tên với cơ sở dữ liệu đã tồn
tại

Hàm PegDeleteDatabase được dùng để huỷ một cơ sở dữ liệu . Một đối duy
nhất - PEGOID là tên của cơ sở dữ liệu bị xoá. Nếu hàm thực hiện thành công thì giá
trị trả về là TRUE, ngược lại không thành công thì giá trị trả về là FALSE. Sử dụng
hàm GetLastError để lấy về thông tin của các lỗi đó. Mã lỗi có thể là
ERROR_INVALID_PARAMETER, nghĩa là đối không có giá trị hoặc là

22


Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

ERROR_SHARING_VIOLATION nghĩa là một chương trình khác đang sử dụng cơ
sở dữ liệu mà chương trình muốn xoá.

4.3. Liệt kê cơ sở dữ liệu

Mỗi một đối tượng lưu trữ có một số lượng cơ sở dữ liệu tuỳ ý. Các hàm
PegFindFirstDatabase và PegFindNextDatabase cho phép chương trình liệt kê cơ sở
dữ liệu có trong đối tượng lưu trữ.
Hàm PegFindFirstDatabase bắt đầu liệt kê theo trình tự và trả về bảng liệt kê
theo hàm PegFindNextDatabase. Khi liệt kê hết cơ sở dữ liệu hàm
PegFindNextDatabase sẽ trả về lỗi ERROR_NO_MORE_ITEM.
Chỉ có một đối duy nhất cho hàm PegFindFirstDatabase là DWORD, là kiểu
tên cơ sở dữ liệu được chương trình định nghĩa mà nó có thể được sử dụng khi tạo cơ
sở dữ liệu mới. Chỉ đinh là zero cho kiểu tên cơ sở dữ liệu liệt kê tất cả các cơ sở dữ
liệu trong đối tượng lưu trữ. Giá trị trả về là một trình điều khiển ngữ cảnh bảng liệt kê
hoặc ERROR_HANDLE_INVALID nếu hàm thực hiện không thành công. Gọi hàm
GetLastError có thể trả về ERROR_OUTOFMEMORY cho biết không đủ bộ nhớ để
cấp phát cho điều khiển cơ sở dữ liệu.
Chỉ có một đối số duy nhất cho hàm PegFindNextDatabase là HANDLE, đối
số này nhận biết ngữ cảnh của bảng liệt kê. Nếu hàm thực hiện thành công thì giá trị
trả về là tên của cơ sở dữ liệu tiếp theo được liệt kê. Nếu hàm thực hiện không thành
công thì giá trị trả về là zero, sử dụng hàm GetLastError để có được nhiều thông tin về
lỗi đó. Có thể là ERROR_NO_MORE_ITEM nghĩa là đối tượng lưu trữ không nhiều
hơn một cơ sở dữ liệu hoặc ERROR_INVALID_PARAMETER nghĩa là việc điều
khiển ngữ cảnh của bảng liệt kê là không có giá trị. Khi chương trình kết thúc liệt kê
cơ sở dữ liệu thì cần phải đóng điều khiển đó lại bằng cách sử dụng hàm CloseHandle.
Dưới đây là một đoạn lệnh giải thích từng bước liệt kê cơ sở dữ liệu trong
Windows CE:
HANDLE hEnumerator;
PEGOID objectID;
//Liệt kê tất cả các databases
hEnumerator = PegFindFirstDatabase(0);
if (hEnumerator == INVALID_HANDLE_VALUE)

23



Khoá luận tốt nghiệp 2006

Đỗ Thị Thuý Ngân

{
::MessageBox(NULL, L"Invalid handle", L"Error", MB_OK);
return;
}
while( (objectID = PegFindNextDatabase(hEnumerator)) != 0)
{
// sử dụng objectID của database
...
}
CloseHandle(hEnumDB); // cần phải đóng ngữ cảnh bảng liệt kê

4.4. Mở cơ sở dữ liệu
Theo trình tự truy cập cơ sở dữ liệu của Windows CE, trước tiên một chương
trình phải có được quyền thao tác trên cơ sở dữ liệu. Trong quá trình thao tác với cơ sở
dữ liêu được sử dụng các hàm cơ sở dữ liệu API . Sử dụng hàm PegOpenDatabse để
mở một cơ sở dữ liệu Windows CE.
Giá trị trả vể của hàm PegOpenDatabase là hành động mở cơ sở dữ liệu. Sau
khi mở cơ sở dữ liệu thì có thể đọc hoặc sửa đổi cơ sở dữ liệu. Khi kết thúc việc sử
dụng cơ sở dữ liệu cần phải đóng cơ sở dữ liệu bằng cách gọi hàm CloseHandle.
Cờ
không
bắt
buộc
với

hàm
PegOpenDatabase

PEGDB_AUTOINCREMENT. Cờ này điều khiển cho hệ thống tự động tăng con trỏ
tìm kiếm sau tất cả các lần gọi hàm PegReadRecordProps. Con trỏ tìm kiếm này đánh
dấu bản ghi được đọc tiếp theo. Các chương trình có thể đọc nhiều bản ghi cùng một
lúc bằng cách kết hợp cơ PEGDB_AUTOINCREMENT với cờ
PEGDB_AUTOINCREMENT.
Một đối số khác của hàm PegOpenDatabase là tên thuộc tính của thuộc tính
được sử dụng như là kiểu sắp xếp cho hành động mở cơ sở dữ liệu. Hệ thống sử dụng
kiểu sắp xếp này để xác định rõ nơi con trỏ tìm kiếm chuyển đến sau khi gọi hàm
PegReadRecordProps (nếu cờ PEGDB_AUTOINCREMENT được chỉ định ). Kiểu
sắp xếp cũng xác định được thuộc tính mà hàm PegSeekDatabase sử dụng để truyền
cơ sở dữ liệu.

24


×