Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hoá tại huyện sông mã tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 96 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT NHÃN HÀNG HOÁ TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH
SƠN LA

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Nghiêm
Thời gian thực hiện: Năm 2009 - 2011

Hà Nội, tháng 12/2011

1


MỤC LỤC
(Mục lục bao gồm danh mục các phần chia nhỏ của báo cáo cùng với số trang)
TT
I.
II.

Các danh mục trong BC
ĐẶT VẤN ĐỀ


MỤC TIÊU

III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƢỚC
IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
2. Vật liệu nghiên cứu
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
V.
1.
1.1.
1.2.
..
2.
3.
4.

KÉT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu khoa học
....
....
....
Tổng hợp các sản phẩm đề tài
Đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu
Tổ chức thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí

VI.
1
2


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2

Trang


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là loại cây ăn quả có phạm vi thích ứng hẹp, sản xuất nhãn trên thế
giới chủ yếu phát triển ở vùng Đông Nam châu Á. Các nước có diện tích và
sản lượng nhãn lớn là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan ... Trong
đó, Trung Quốc là nước sản xuất nhãn lớn nhất nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu trong nước. Mười năm gần đây, yêu cầu tiêu thụ quả nhãn tươi liên tục
gia tăng, đặc biệt là thị trường Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và nhiều nước khác
thuộc EU. Thị trường tiêu thụ quả nhãn tươi và các sản phẩm chế biến có
nhiều cơ hội phát triển ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, yêu cầu về chất
lượng, mẫu mã và mức độ an toàn của sản phẩm ngày càng tăng.
Điều kiện khí hậu thời tiết ở Việt Nam thích hợp cho cây nhãn sinh
trưởng và phát triển. Từ hàng trăm năm nay, cây nhãn đã được trồng ở hầu
khắp các vùng miền trong cả nước. Chỉ tính riêng ở phía Bắc đã có những
vùng nhãn nổi tiếng như Hưng Yên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tây (cũ) ...
Tỉnh Sơn La có quy mô sản xuất nhãn lớn và tập trung. Đến năm 2010,
diện tích nhãn của toàn tỉnh là 12 073 ha, chiếm đến 13% trong tổng số diện
tích nhãn của cả nước là 93 293 ha. Trong đó, huyện Sông Mã chiếm khoảng
40% diện tích và 50% sản lượng nhãn của cả tỉnh. Nhãn quả tươi trên địa bàn
tỉnh Sơn La nói chung và huyện Sông Mã nói riêng mới chỉ được tiêu thụ tại

chỗ hoặc chợ địa phương do chất lượng và mã quả thua kém nhãn của các tỉnh
Hưng Yên và Hà Tây (cũ). Nguyên nhân chính là trong sản xuất phổ biến
trồng cây gieo hạt, giống không được tuyển chọn hoặc không rõ nguồn gốc.
Mặt khác, mức độ đầu tư thâm canh chưa thoả đáng, các tiến bộ kỹ thuật và
quy trình sản xuất an toàn chưa được chú trọng áp dụng.
Do vùng nhãn Sông Mã chủ yếu trồng cây gieo hạt, quần thể nhãn ở
đây rất phong phú và đa dạng về nguồn gen nên nghiên cứu xác định giống
nhãn tốt cho vùng trước hết theo hướng điều tra phát hiện cá thể ưu tú tại chỗ.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu chọn tạo giống nhãn ở miền Bắc những năm
gần đây đã đề xuất và được công nhận giống chính thức một số giống tốt, chín
muộn như PHM99-1.1, PHM99-1.2 và HTM1. Biện pháp kỹ thuật ghép nhân
3


giống và ghép cải tạo giống nhãn đã và đang được áp dụng rộng rãi và đạt
hiệu quả cao. Vì thế, tiến hành di thực bằng ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo và
khảo nghiệm các giống nhãn mới có triển vọng là một nội dung quan trọng để
nhanh chóng xác định giống tốt thích hợp với điều kiện sinh thái vùng. Cho
đến nay, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh nhãn thành
công áp dụng cho một số giống và vùng trồng nhãn trong nước. Trên địa bàn
huyện Sông Mã cần nghiên cứu theo hướng ứng dụng và xây dựng quy trình
kỹ thuật thâm canh nhãn phù hợp, đạt hiệu quả cao đối với các vườn nhãn
thời kỳ mang quả và sau ghép cải tạo giống mới.
Từ hiện trạng trên đây cho thấy việc tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất,
chất lƣợng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hoá tại huyện Sông Mã tỉnh
Sơn La” là rất cần thiết, có tính khả thi cao, góp phần phát triển sản xuất nhãn
trên địa bàn huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần phát triển vùng sản xuất nhãn huyện Sông Mã tỉnh Sơn La
theo hướng sản xuất hàng hoá, kéo dài thời gian thu hoạch và tăng hiệu quả
kinh tế 15-20% so với sản xuất nhãn hiện nay trên địa bàn huyện.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định 3 - 4 giống nhãn thích hợp đạt năng suất cao, chất lượng quả
tốt và kéo dài thời gian thu hoạch.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả và sau
ghép cải tạo giống.
- Xây dựng mô hình thâm canh vườn nhãn 10-12 tuổi đạt năng suất 8 10 tấn/ha, cải thiện chất lượng và mã quả và mô hình ghép cải tạo giống mới
ra quả ổn định sau ghép 2 năm, chất lượng quả tốt.
- Tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ trồng nhãn.
4


III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƢỚC
1. Kết quả nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới
Cây nhãn (Dimocarpus longana L.) là một trong 3 loài có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao nhất thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là nhãn, vải và
chôm chôm. Hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây nhãn.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều khẳng định cây nhãn có
nguồn gốc từ một vùng rộng lớn, kéo dài từ Đông Nam châu Á đến Nam
Trung Quốc và vùng Ghats của Ấn Độ [19].
Từ lâu, cây nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số
nước vùng Đông Nam châu Á như Thái Lan, Malaisia, Philippin và Việt Nam.
Đến thế kỷ XIX, cây nhãn được di thực đến một số vùng thuộc châu Mỹ, châu
Phi và châu Đại Dương [11].
Trung Quốc là nước có diện tích trồng nhãn nhiều nhất thế giới với các
vùng trồng tập trung tại Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân

Nam, Quý Châu, Hải Nam và Đài Loan. Trong đó, Phúc Kiến là nơi trồng
nhiều và lâu đời nhất, chiếm 48,7% diện tích của cả nước. Tại đây, còn tồn tại
những vườn nhãn trên 100 năm, đặc biệt có một số cây trên 380 năm. Tuy
nhiên, do cây nhãn chỉ được trồng ở một số tỉnh phía nam nên Trung Quốc
vừa là nước sản xuất nhiều nhất, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ nhãn
lớn nhất thế giới [7], [12].
Tại Đài Loan, đến năm 1998, diện tích trồng nhãn chỉ đạt 11 808 ha và
tổng sản lượng 53 385 tấn. Đến năm 2002, diện tích trồng tăng không đáng kể
nhưng tổng sản lượng tăng hơn 2 lần, đạt tới 110 925 tấn.
Ở Thái Lan, nhãn được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng
miền Trung. Vùng trồng nhãn chính là Lamphun, Chieng Mai, Chieng Rai,
Nan, Phra Yao, Lampang, Phrae và Chanthaburi. Thái Lan là nước xuất khẩu
nhãn lớn nhất thế giới, khoảng 50% tổng sản lượng nhãn của cả nước. Sản
phẩm xuất khẩu bao gồm nhãn quả tươi, nhãn sấy khô, nhãn đông lạnh và
nhãn đóng hộp. Các nước nhập khẩu nhãn từ Thái Lan là Hồng Kông, Canada,
Indonexia, Singapo, Anh và Pháp [34].
5


Tại Mỹ, cây nhãn là loại cây ăn quả mới được di thực và trồng từ
những năm đầu thế kỷ XX với các giống được đưa sang từ Thái Lan và Trung
Quốc. Tổng diện tích nhãn ước tính dưới 200 ha. Vùng trồng nhãn chính là
phía Nam bang Florida [19].
Đến năm 1995, cây nhãn mới được di thực đến Australia. Cho đến nay,
sản xuất nhãn của nước này mới chỉ đạt diện tích 200 ha và sản lượng 1000
tấn quả tươi [11], [33].
Cây nhãn còn được trồng với diện tích nhỏ ở một số nước vùng Đông
Nam châu Á. Tuy nhiên, cũng giống như sản xuất nhãn tại Mỹ và Australia,
nhãn quả tươi của những nước này được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường địa
phương [27].

1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống nhãn
Cây nhãn có lịch sử trồng trọt lâu đời và chủ yếu được trồng bằng hạt
nên trong tự nhiên, tồn tại nguồn gen rất đa dạng và phong phú. Cây nhãn còn
là loại cây ăn quả lâu năm nên công tác nghiên cứu tuyển chọn giống tốt trong
sản xuất được chú trọng ở hầu khắp các nước trồng nhãn trên thế giới.
Trung Quốc hiện lưu giữ khoảng 400 mẫu giống nhãn khác nhau và đã
tuyển chọn được 40 giống nhãn trồng với mục đích thương mại. Những giống
tuyển chọn có thời chín và thu hoạch tập trung từ cuối tháng 7 đến cuối tháng
9 và được chia thành các nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Các
giống nhãn trồng nổi tiếng như Đại Ô Viên, Trữ Lương, Quảng Nhãn, Thạch
Hiệp, Ô Long Linh, Đông Bích, Băng Đường Nhục [12].
- Giống Đại Ô Viên: Là giống tuyển chọn tại huyện Dung Chí tỉnh
Quảng Tây. Thời gian ra hoa từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 và chín từ giữa
tháng 8 đến đầu tháng 9. Quả tròn dẹt, khối lượng trung bình từ 12-15 g, quả
to nhất đạt tới 27 g. Hàm lượng chất khô hoà tan 15-170Brix và tỷ lệ thịt quả
66-72%. Giống Đại Ô Viên có khả năng thích ứng rộng và đặc tính di truyền
khá ổn định.
- Giống Trữ Lương: Là giống tuyển chọn tại thôn Trữ Lương thị trấn
Phân Giới huyện Cao Châu tỉnh Quảng Đông từ năm 1996. Thời gian ra hoa
từ giữa đến cuối tháng 4 và chín từ giữa đến cuối tháng 8. Quả tròn dẹt, cuống
quả nổi rõ, vỏ màu nâu. Khối lượng quả 12-14 g, quả to nhất 16 g. Thịt quả
6


trắng đục, ít nước và dễ tách hạt. Hàm lượng chất khô hoà tan cao, đạt tới
210Brix và tỷ lệ thịt quả 68-70%. Tại tỉnh Quảng Đông, diện tích nhãn Trữ
Lương đạt 25 000 ha. Đây là giống đã đạt nhiều giải thưởng trong triển lãm
nông nghiệp toàn quốc.
- Giống Quảng Nhãn: Là giống nhãn được trồng bằng hạt có diện tích
lớn nhất tỉnh Quảng Tây. Cây ra hoa từ trung tuần tháng 4 đến đầu tháng 5 và

chín từ giữa đến cuối tháng 8. Quả hình tròn, khối lượng quả từ 10-12 g. Hàm
lượng chất khô hoà tan 19-230Brix và tỷ lệ thịt quả 63%. Đây là giống nhãn
không chỉ thích hợp cho ăn tươi mà còn cho làm đồ hộp và sấy khô.
Ngoài những giống nhãn tốt được tuyển chọn trong sản xuất kể trên,
những năm gần đây Trung Quốc còn gây đột biến và chọn tạo được một số
dòng nhãn không chỉ đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt mà còn không có
hạt hoặc có tỷ lệ hạt lép rất cao. Các dòng nhãn hạt lép triển vọng nhất là
Minjiao N04 và N01, N02, N03 và N05.
Ở Thái lan, các giống nhãn chủ lực cho sản xuất thương mại gồm có EDaw, Si-Chompoo, Haew, Biew-Kiew, Dang, Baidum, Talub Nak, Phestakon
và Chom Pu. Các giống nhãn kể trên có thời gian chín và thu hoạch sớm, từ
tháng 6 đến cuối tháng 8 [27].
Đài Loan là khu vực trồng nhiều nhãn trên thế giới, đồng thời cũng là
nơi có nguồn gen cây nhãn rất phong phú. Nhiều giống nhãn tốt đã được
tuyển chọn từ trong sản xuất và đang được phát triển quy mô lớn như Nhãn
vỏ phấn, Nhãn vỏ đỏ, Nhãn vỏ xanh và Nhãn tháng 10. Đáng chú ý là bộ
giống nhãn của Đài Loan có thời gian chín kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12
nên giá trị hàng hoá rất cao. Các giống kể trên được trồng nhiều tại Đài Nam,
Đài Trung và Cao Hùng [29].
Hiện nay có khoảng 10 giống nhãn thương mại đang được trồng tại Mỹ,
trong đó có 4 giống được nhập từ Thái Lan là E-Daw, Haew, Biew-Kiew và
Chom Pu. Các giống Florida 1, Florida 11, Florida 12, Degelman, Key
Sweeney và Ponyai là kết quả lai tạo giống tại các bang Florida và Caliphonia.
Giống được trồng sớm nhất và có giá trị kinh tế cao hơn cả là giống Kohala
được di thực từ Hawai. Giống nhãn này sinh trưởng khoẻ, tán tròn, năng suất
khá, quả to và chín từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Cây chiết cành, sau
7


trồng 3-4 năm đạt năng suất 10 kg/cây [30], [35].
Cho dù mới chỉ chiếm vị trí khiêm tốn so với các loại cây ăn quả khác

nhưng cây nhãn được thấy là rất có tiềm năng phát triển ở Australia. Đây là
một trong số rất ít các quốc gia trồng nhãn ở Nam bán cầu. Vùng trồng nhãn
chủ yếu là ở Queensland. Giống như ở nước Mỹ, các giống nhãn trồng ở
Australia đều có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều kiện
sinh thái nơi đây đã làm thay đổi cơ bản đặc tính và thời gian ra hoa của các
giống nhãn. Trồng nhãn ở nước này, các giống nhãn đều ra hoa từ tháng 7 đến
tháng 9 và chín từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Đó chính là một lợi thế quan
trọng khi so sánh với các nước trồng nhãn ở châu Á [29], [33].
1.3. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống nhãn
Trước đây, cây nhãn được nhân giống chủ yếu bằng gieo hạt, rất lâu
được thu hoạch và chất lượng vườn nhãn không đồng đều. Vì thế, nhân giống
bằng gieo hạt đã được thay thế dần bởi nhân giống bằng chiết cành và gần đây
là phương pháp ghép. Cho đến nay phương pháp nhân giống nhãn bằng ghép
đã và đang được áp dụng với quy mô lớn ở hầu khắp các nước và vùng trồng
nhãn trên thế giới.
Nhiều kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc đã khẳng định nhiệt độ khi
ghép trong khoảng từ 20-300C thích hợp đối với ghép nhân giống nhãn, tỷ lệ
ghép thành công 70 – 80% và cây ghép sinh trưởng khoẻ [16].
Kết quả nghiên cứu của WongKaichoo (1992) [34] chỉ ra rằng tuổi của
cây gốc ghép có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả ghép. Tỷ lệ cây ghép bật mầm
đạt đến 75% nếu tuổi của gốc ghép là 6 tháng. Trong trường hợp tuổi của gốc
ghép già hơn, đến 18 tháng, tỷ lệ cây ghép bật mầm giảm đáng kể, chỉ còn
60%. Thời vụ ghép nhãn thích hợp nhất là vào vụ xuân và vụ thu. Hiện vẫn
còn nhiều ý kiến thảo luận về xác định giống cây gốc ghép. Tuy nhiên, phần
lớn các kết quả nghiên cứu đều khẳng định tốt nhất là sử dụng cây gốc ghép
và cây cành ghép của cùng một giống. Có rất nhiều phương pháp ghép nhãn
nhưng đạt hiệu quả cao hơn cả là phương pháp ghép đoạn cành.
Kết quả nghiên cứu của Đàm Bảng Chương ở Trung Quốc (2000) [21]
xác định có rất nhiều vườn nhãn ghép đã 70 tuổi mà vẫn cho sản lượng cao.
Theo tác giả, việc chọn tổ hợp cành ghép và mắt ghép là rất quan trọng. Khi

8


quan sát nếu thấy gốc ghép và cành ghép cùng có vỏ nhẵn hoặc cùng có vỏ
sần sùi giống nhau thì khả năng tiếp hợp tốt và ngược lại.
1.4. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất nhãn
* Nghiên cứu thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả và tăng năng suất nhãn
Hạn chế lớn của sản xuất nhãn hiện nay là năng suất thấp và sản lượng
không ổn định do thường gặp hiện tượng ra hoa cách niên và tỷ lệ đậu quả
kém. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) [22], áp dụng các biện
pháp kỹ thuật có thể khắc phục hiện tượng kể trên. Đối với những cây nhãn có
khả năng sẽ phát sinh lộc đông nên áp dụng các biện pháp khoanh vỏ, cắt đứt
rễ hoặc làm lộ một phần lớp rễ bề mặt. Đối với những cây nhãn đã ra lộc đông,
nên tuốt lá hoặc ngắt bỏ cả đoạn cành lộc mới ra. Việc áp dụng một biện pháp
riêng lẻ hoặc tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trên đây không chỉ có tác dụng
ức chế lộc đông sinh trưởng, làm tăng tỷ lệ cây ra hoa mà còn nâng cao đáng
kể tỷ lệ đậu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Chen, K.M; Wu, X.M; Pan,
Y.X; He, G.Z; Yu, Y.B, (1984) [23], một số loại hoá chất có thể được áp dụng
để ức chế ra lộc đông hoặc diệt lộc đông mới hình thành. Áp dụng các các
biện pháp kỹ thuật thụ phấn nhân tạo, lắc nhẹ chùm hoa sau mưa, phun hoặc
tưới nước khi khô hạn, tỉa thưa chùm hoa đều có tác dụng làm giảm tỷ lệ đậu
và tăng năng suất quả.
Ở Thái Lan, kết quả nghiên cứu của Pichai Kongpitak, Pongthep
Akratanakul và Savitree Malaiphan (1986) [28] cũng khẳng định vai trò quan
trọng của thụ phấn nhãn bằng ong mật và côn trùng. Kết quả theo dõi trên
giống nhãn Edor cho thấy, so với để tự nhiên, việc thả ong mật trong thời gian
hoa nở đã làm tăng năng suất quả trên 9 lần đối với vườn nhãn 9 – 10 năm
tuổi và trên 12 lần đói với vườn nhãn 6 - 7 năm tuổi. Trong khi đó, kết quả
nghiên cứu của Saranant Subhadrabandhu (1973) [31] chỉ ra rằng sau khi hoa

cái nở rộ 21 ngày, phun 2,4 D nồng độ 5 ppm hỗn hợp với Gibberelin nồng độ
20 ppm có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ rụng quả.
Theo Huang QiangWei (1996) [25], phun một số loại phân thiên nông
có tác dụng hạn chế sự rụng quả non, trong khi đó phun phân Komix làm tăng
khối lượng quả. Màu sắc vỏ quả của những cây nhãn được phun phân thiên
9


nông hay Komix sáng đẹp hơn so với những cây nhãn không được xử lý.
Chen và cộng sự (1984) [23] thấy rằng phun GA3 nồng độ 100 ppm và
Ethrel nồng độ 500 – 1000 ppm vào thời kỳ phân hoá mầm hoa đã làm tăng
khả tỷ lệ cây ra hoa, kích thước hoa và số lượng hoa cái và làm giảm số lá dị
hình trên chùm hoa. Năng suất trung bình của các công thức thí nghiệm trong
2 năm là 7,5 tấn/ ha đối với phun GA3 và 5,5 tấn/ ha đối với phun Ethrel so
với đối chứng không phun chỉ đạt 2,8 tấn/ha..
* Kỹ thuật và mật độ trồng
Xu hướng hiện nay trong trồng cây ăn quả nói chung và trồng nhãn nói
riêng là trồng dày, chú trọng đốn tỉa tạo hình, thường xuyên cắt tỉa để điều
chỉnh tán cây, tạo sự hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời để tăng năng suất của cả
quần thể. Một số vùng trồng nhãn ở Trung Quốc, mật độ trồng phổ biến từ
800 - 1200 cây/ ha [12].
* Kỹ thuật bón phân
Bón phân được xem là khâu kỹ thuật quan trọng trong kỹ thuật thâm
canh để nâng cao năng suất và chất lượng quả. Bón phân dựa vào tính chất
nông hoá - thổ nhưỡng, yêu cầu dinh dưỡng của cây, quy luật sinh trưởng,
phát triển, năng suất dự kiến thu được và vào tuổi cây. Một số nước đã ứng
dụng kỹ thuật bón phân cho cây dựa trên phân tích chuẩn đoán dinh dưỡng lá
như ở Israel, Australia, Florida - Mỹ [6].
Ở Trung Quốc, vườn nhãn cao sản 11-12 tấn quả/ha cần bón 22,5 tấn
nước phân và 15 tấn phân chuồng kết hợp với 180 kg urea, 225 kg supe lân và

300 kg kaliclorua. Khi phân tích 1000 kg quả tươi thì thấy rằng cây lấy đi của
đất 4,01-4,08 kg N; 1,46-1,58 kg P 2O5 và 7,54-8,96 kg K2O, tương ứng với tỷ
lệ N: P: K là 1: 1,28-1,37: 1,76-2,15. Từ kết luận trên đây, người ta đề nghị
liều lượng phân bón cho mỗi cây 2,7 kg urea, 3,5 kg supe lân và 3,0 kg
kaliclorua. Trong sản xuất có thể căn cứ vào năng suất vụ quả trước để bón.
Thông thường, cứ thu hoạch 100 kg quả thì lượng phân bón sẽ là 2 kg N, 1 kg
P2O5 và 2 kg K2O [21].
* Phòng trừ sâu bệnh hại nhãn
Giống như nhiều loại cây ăn quả khác, cây nhãn cũng bị tấn công bởi
nhiều loại sâu bệnh hại. Theo các tài liệu của Trung Quốc, sâu hại nhãn chủ
10


yếu gồm có bọ xít, rày hại hoa, xén tóc đốm sao, xén tóc mai rùa, ngài nhỏ
vằn chéo, bướm ngài sáp nâu vàng, rệp sáp, sâu đục cành, nhện lông nhung.
Các loại bệnh nguy hiểm là sương mai, đốm lá, héo cành, muội đen, tổ rồng
rồng. Ngoài ra ở một số vùng, cây nhãn còn bị các loại mối, chuột và dơi tấn
công và gây hại [10], [24].
Ở Thái Lan, phòng trừ bọ xít hại nhãn bằng biện pháp sinh học đã được
áp dụng rộng rãi và đạt kết quả tốt [31], [32]. Conopomorpha Cramella được
xác định là dối tượng gây hại nguy hiểm cho quả nhãn ở Đài Loan. Theo
Huang. JC và Hsich. FK (1989) [24], loài côn trùng này có khả năng sinh sản
rất nhanh. Trung bình, một con cái đẻ 114,1 quả trứng/lần và tỷ lệ nở đạt tới
97%. Sau khi nở, ấu trùng đục vào quả, ăn hạt và cùi quả gây nên hiện tượng
rụng quả. Một số loại bệnh mới hại nhãn là cháy lá Pestalotiopsis Panciseta,
đốm lá Ascochyta longan, xám lá Phomopsis guiyuan và đốm nâu Marssonina
euphoriac.
Ở Trung Quốc, Đài Loan cũng như nhiều nước trồng nhãn khác, bọ xít
được xác định là đối tượng gây hại nguy hiểm. Áp dụng phòng trừ tổng hợp
IPM, sử dụng thiên địch và thuốc hoá học một cách hợp lý là những biện pháp

phòng trừ bọ xít đạt hiệu quả cao [ 24], [26].
2. Kết quả nghiên cứu trong nƣớc
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn
Nhãn là cây ăn quả được chú trọng phát triển ở hầu khắp các vùng miền
trong cả nước. Ở miền Bắc, từ lâu đã hình thành những trồng nhãn nổi tiếng ở
Hưng Yên và Hà Tây cũ [5].
Theo số liệu thống kê của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
(2007) [2], sản xuất nhãn chỉ đứng thứ 2 sau sản xuất chuối về diện tích trồng
và đứng thứ 3 sau chuối và cam về sản lượng. Tính đến năm 2007, tổng diện
tích nhãn của cả nước đạt 97 900 ha , phân bổ ở 8 vùng sản xuất bao gồm
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam
Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các
vùng trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long (35 900 ha), Tây
Bắc (16 800 ha) và Đông Nam bộ (16 500 ha). Trong số trên 60 tỉnh thành
trồng nhãn trong cả nước, tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhãn lớn nhất là 13
11


500 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 9 800 ha, đạt năng suất bình quân
4,0 tấn/ha và sản lượng 39 400 tấn/năm.
Năng suất nhãn bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 7,08 tấn/ha.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt năng suất cao nhất (10,1 tấn/ha), tiếp
theo là Đồng bằng sông Hồng (9,2 tấn/ha) và Tây Nguyên (8,0 tấn/ha). Vùng
Duyên hải Nam Trung bộ đạt năng suất thấp nhất (1,5 tấn/ha). Tổng sản
lượng nhãn năm 2007 của cả nước khoảng 578 000 tấn. Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đạt sản lượng lớn nhất là 340 900 tấn.
Sản xuất nhãn của nước ta phục vụ nhu cầu tiêu thụ quả tươi ở trong
nước là chính nên giá trị hàng hoá không cao. Những năm được mùa, quả
nhãn mất giá và khó tiêu thụ. Sản phẩm nhãn sấy khô được bán sang Trung
Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT

tỉnh Hưng Yên, nhãn chế biến đồ hộp chiếm 5%, nhãn sấy khô 45% và nhãn
quả tươi 50%.
Trước đây, cây nhãn đa số đều được nhân giống bằng phương pháp
gieo hạt, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nên cây rất cao, năng suất
không ổn định, quả nhỏ, chất lượng quả kém, mã quả xấu và sâu bệnh phá hại
nặng, do vậy hiệu quả kinh tế của các vườn nhãn rất thấp.
2.2. Các giống nhãn đang được trồng phổ biến
Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Rau quả từ năm 2000 – 2006 tại
một số vùng trồng tập trung khẳng định các giống nhãn ở miền Bắc nước ta
khá phong phú và đa dạng [13], [20]. Phân loại theo đặc điểm hình thái thực
vật và chất lượng quả, ở miền Bắc có 2 nhóm giống chính là nhãn cùi và
nhãn nước. Các giống phổ biến là:
Các giống thuộc nhóm nhãn cùi:
- Giống nhãn lồng: quả to hơn các giống nhãn khác, khối lượng trung
bình quả đạt 11 - 12 g. Quả to có thể đạt 14 - 15 g. Đặc điểm của nhãn lồng là
các múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả. Trên mặt ngoài cùi hình thành các
nếp nhăn. Các múi bóng nhẵn, hạt nâu đen, cùi dễ tách. Tỷ lệ phần ăn được
đạt > 62,7%. Độ Brix đạt từ 18 - 22%. Thời vụ thu hoạch từ 25/7 - 25/8.
- Giống đường phèn: quả nhỏ, khối lượng trung bình đạt 7 - 12 g. Vỏ
quả màu nâu nhạt, dày, dòn. Hàm lượng nước trong cùi nhiều hơn nhãn lồng.
12


Cùi tương đối dày, trên mặt cùi có các cục u nhỏ như cục đường phèn. Dịch
nước quả có màu trong hoặc hơi đục. Tỷ lệ phần ăn được đạt >60%. Cùi thơm,
vị ngọt sắc, chín muộn hơn nhãn lồng 10 - 15 ngày.
- Giống Hương Chi: hoa ra nhiều đợt do vậy ít bị mất mùa. Chùm quả
dạng chùm sung, sai quả. Quả to đạt từ 13 - 16 g. Quả hình trái tim hơi vẹo,
cùi dày, dòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp. Tỷ lệ ăn được
đạt 62 - 64%. Thời vụ thu hoạch từ 20/8 - 5/9.

Ngoài ra còn có các giống bàm bàm, cùi và cùi điếc. Những giống này
chất lượng kém và đang dần được thay thế bởi các giống có chất lượng cao
hơn.
Các giống thuộc nhóm nhãn nước:
- Giống nhãn nước: khối lượng quả 6 - 7 g, hạt to, cùi mỏng và trong.
Tỷ lệ ăn được 31%, độ Brix 11,7%. Giống nhãn nước thường được sấy làm
long nhãn, ngoài ra còn được dùng làm gốc ghép cho các giống nhãn khác.
Thời vụ thu hoạch 20/7 - 10/8.
- Giống nhãn thóc: một số nơi còn gọi là nhãn trơ, nhãn cỏ. Nhãn thóc có
những đặc điểm cơ bản giống nhãn nước, khối lượng quả 5 - 6 g, tỷ lệ ăn được
27,4%, hạt to chiếm 55% khối lượng quả. Chất lượng thấp chỉ dùng làm gốc ghép.
Thời vụ thu hoạch 20/7 - 10/8.
Các giống nhãn trồng phổ biến ở miền Nam gồm có tiêu da bò, xuồng
cơm vàng, tiêu lá bầu. Ngoài ra còn có nhãn long và nhãn giống da bò [15].
- Nhãn tiêu da bò: hay còn gọi là nhãn tiêu Huế. Lá kép, có 10 - 13 lá
chét, mút lá hơi bầu, mép lá hơi gợn sóng, phiến lá không phẳng, hơi xoăn,
mặt lá màu xanh đậm, bóng. Quả khi chín màu vàng da bò, hơi xẫm. Khối
lượng quả trung bình 10 g, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước. Phần ăn được khoảng
60%. Độ ngọt vừa phải.
- Nhãn xuồng cơm vàng: do dạng quả có dạng giống chiếc xuồng nên có
tên là nhãn xuồng. Giống có nguồn gốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Quả to, khối
lượng trung bình 16 - 25 g, phần ăn được 60-70%, độ Brix 21 - 24%, cùi dày,
màu vàng, ít nước nhưng ngọt, dòn, khá thơm.
- Nhãn tiêu lá bầu: trồng nhiều ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. Cây
sinh trưởng mạnh, tiềm năng năng suất cao. Khối lượng quả trung bình 9 - 10 g.
13


Vỏ quả khi chín màu vàng da bò. Thịt quả dày, phần ăn được 60 - 70%, vị rất
ngọt, hương thơm, độ Brix từ 23 - 26%.

- Nhãn long: lá kép có 6 - 9 lá chét, mút lá bầu tròn, phiến lá dày, cứng.
Kích thước lá lớn, gân lá nổi rõ, xanh, nhẵn, mép lá gợn sóng. Quả có khối
lượng trung bình 14 - 15 g. Vỏ màu vàng sáng hoặc vàng ngà, có đường nứt ở
vỏ. Cùi quả mềm, mỏng, tỷ lệ ăn được khoảng 50%, nhiều nước, ăn ngọt và
thơm. Nhãn long thu hoạch vào tháng 6 – 8 dương lịch, song còn có trái vụ
nghịch thu hoạch vào tháng 12 - 1 dương lịch.
Nhãn giống da bò: trồng nhiều trên đất cát tỉnh Sóc Trăng, Vũng Tàu,
Tiền Giang. Lá kép có 8 - 13 lá chét, mép lá quăn xuống dưới, mút lá bầu,
phiến lá to, phía dưới có lớp lông nhung. Quả chín có màu da bò hoặc vàng
sáng hay hồng. Cùi dày, tỷ lệ cùi 65,5%, ít thơm. Khối lượng quả trung bình
15 - 17 g, hạt to. Nhãn giống da bò ăn không ngon nhưng có ưu điểm trồng
được trên đất mặn, đất xấu.
2.3. Một số kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống và kỹ thuật sản xuất
Việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển và thâm
canh tăng năng suất nhãn đã được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên, chỉ trong
khoảng 10 - 15 năm gần đây, các nghiên cứu tuyển chọn giống và kỹ thuật
sản xuất mới được chú trọng và đạt được kết quả đáng kể.
- Tuyển chọn giống: tập trung tuyển chọn các giống địa phương kết
hợp với khảo nghiệm các giống nhập nội. Kết quả đã tuyển chọn được bộ
giống gồm 15 giống nhãn thuộc các nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín
muộn từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Tây cũ, Lào Cai, Yên Bái. Trong đó có 3
giống chín muộn: PH - M99 - 1.1, PH - M99 - 2.1 và MTM1 là kết quả
nghiên cứu tuyển chọn giống nhiều năm của Viện Nghiên cứu Rau Quả.
Những giống này đều đã được công nhận giống chính thức, thích hợp với
nhiều vùng trồng nhãn phía Bắc [13].
- Kỹ thuật nhân giống: đã ứng dụng thành công phương pháp nhân
giống nhãn bằng kỹ thuật ghép đoạn cành. Đây là kỹ thuật ghép đạt hiệu quả
cao nhất so với các kỹ thuật ghép khác như ghép mắt, ghép cành bên và ghép
nêm... Cần lưu ý rằng mức độ thành công của kỹ thuật này còn phụ thuộc rất
lớn vào các yếu tố như thời tiết khí hậu, giống gốc ghép, kỹ thuật chăm sóc

trước và sau khi ghép [1], [16].
14


- Kỹ thuật ghép cải tạo giống:
Nghiên cứu trên cây vải, các tác giả Nguyễn Văn Nghiêm, Đào Quang
Nghị và CS (2010) [18] xác định đối với cây dưới 8 tuổi, ghép cải tạo giống
mới sau cắt tỉa đạt hiệu quả cao. Thời vụ ghép tháng 6, cành ghép bật mầm
đạt tỷ lệ cao hơn và sinh trưởng cũng nhanh hơn so với thời vụ ghép tháng 9.
Ghép đoạn cành trên cành gốc 1,0 – 1,5 cm tỷ lệ bật mầm cao hơn nhưng sinh
trưởng của cành ghép thua kém ghép trên cành gốc 2,1 – 2,5 cm. Đối với cây
gốc trên 8 tuổi, ghép cải tạo giống thích hợp nhất là trên cành tái sinh sau cưa
đốn. Thời vụ cưa đốn thích hợp nhất sau thu hoạch 30 ngày. Số lượng chồi để
lại trên mỗi đầu cành từ 4 – 5 cành.
Nghiên cứu kỹ thuật ghép đoạn chồi non cải tạo giống nhãn, Bùi Quang
Đãng và CS (2011) [8] xác định chồi non ở mức 15 - 20 ngày tuổi không
thích hợp dùng làm cành ghép ở tất cả các thời vụ trong năm. Chồi non 30 35 ngày tuổi rất thích hợp ghép vào vụ đông, thời vụ mà các biện pháp ghép
truyền thống không thể thực hiện được, đây chính là yếu tố kỹ thuật quan
trọng đóng góp vào quy trình ghép hiện có. Chồi ghép ở độ tuổi từ 45 - 50
ngày thích hợp ghép vào cả vụ đông và vụ thu. Cành ghép bánh tẻ và cành
ghép ở độ tuổi 60 - 65 ngày có thể thay thế lẫn nhau dùng trong ghép cải tạo
và hai loại cành ghép này thích hợp hợp vào các vụ: xuân, hè và thu.
- Các biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, năng
suất và phẩm chất nhãn
+ Sử dụng KClO3 riêng rẽ hoặc kết hợp khoanh cây, cành xử lý cho
nhãn ra hoa trái vụ hoặc ra hoa đồng loạt đã được thực hiện tại Viện nghiên
cứu Rau quả, Viện cây ăn quả miền Nam và một số vùng trồng nhãn ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa cành bấm ngọn kết hợp
với phân bón lá, phân hoá học sau khi thu hoạch 10 ngày nhãn sẽ ra được hai
đợt lộc dài, to và khoẻ. Khi lá chuyển sang màu đậm tiến hành xử lý KClO3

bằng cách hoà ra nước rồi tưới xung quanh tán cây. Sau khi xử lý phải tưới
nước đẫm gốc liên tục 7 ngày và sau 25 - 35 ngày cây sẽ nhú mầm hoa đồng
loạt tuỳ theo điều kiện thời tiết [3].

15


Ở miền Bắc, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, trong đó có KClO 3 kết
hợp với các biện pháp cơ giới đã góp phần quan trọng khắc phục hiện tượng
ra hoa, quả không ổn định ở cây nhãn [14].
Cách 1: Khoanh vỏ áp dụng cho vườn nhãn tơ. Để nhãn ra hoa chắc
chắn hơn, trước khi khoanh vỏ 1 tuần phun 2 lần TOBASUN, chiều rộng vết
khấc 6 - 12 mm và khi khoanh xong bôi ngay thuốc Rhidomil để sát trùng.
Khoảng 25 - 35 ngày sau nhãn sẽ ra hoa đồng loạt.
Cách 2: Tưới hoặc rải KClO3 ở gốc áp dụng cho nhãn từ 3 - 5 tuổi.
Lượng thuốc KClO3 cần dùng là 100 - 120 g/cây có đường kính tán 2,5 m. Có
thể rải hoặc hoà KClO3 vào 10 lít nước, tưới quanh hình chiếu tán cây. Tuần
đầu tiên sau khi xử lý, cứ 2 ngày tưới nước 1 lần cho thuốc thấm đều vào đất.
Sau xử lý 25 - 35 ngày nhãn sẽ ra hoa.
Cách 3: Khoanh vỏ kết hợp với rải KClO3 áp dụng cho nhãn lớn tuổi.
Khi lộc có màu xanh đọt chuối thì khoanh cành nhẹ, vết khoanh rộng 4 mm.
Sau khi khoanh 5 ngày rải hoặc tưới KClO3 với lượng 40 g/cây có đường kính
2,5 m. Với cách này cây sẽ ra hoa triệt để hơn mặc dù cành hoa có ngắn hơn
cách 2 và đây là cách rất thích hợp cho những cây tốt đặc biệt trong vườn.
Theo Trần Thế Tục (1999) [19], biện pháp làm tăng khả năng đậu hoa,
đậu quả của vải, nhãn tốt nhất là phun thuốc đậu quả. Đó là các chất kích
thích sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát đồng. Có thể dùng
riêng rẽ hay dùng hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với các chất kích thích sinh
trưởng phun khi hoa bắt đầu nở và khi hoa nở rộ có tác dụng làm tăng tỷ lệ
đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả non.

Nghiên cứu trên các giống vải thiều Phú Hộ và vải thiều Thanh Hà, các
tác giả Phạm Minh Cương và Nguyễn Thị Thanh (2002) [4] cũng khẳng định
phun các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát
đồng làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, năng suất quả và cải thiện đáng kể mã vỏ quả.
Nghiên cứu trên giống 2 giống vải chín sớm Yên Hưng và Yên Phú,
các tác giả Nguyễn Văn Nghiêm, Vũ Mạnh Hải và CS (2009) [17] xác định
phun Ethrel 600 ppm hai lần vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11 hạn chế hiện
tượng ra lộc đông, tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả. Năng suất cây 10 tuổi giống
16


Yên Phú đạt 46,8 kg, giống Yên Hưng đạt 67,3 kg, tăng 27 – 36% so với đối
chứng không phun.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hồng (2006) [14] trên giống
nhãn Hương Chi cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành sau
thu hoạch và khoanh cành vào khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến đầu
tháng 12 khi bộ lá nhãn đã thành thục có tác dụng làm tăng tỷ lệ cây và cành
ra hoa.
+ Các loại phân vi lượng bón qua lá: kích phát tố hoa trái Thiên nông,
Atonic, Bayfolan, Orgamin, Spray - N - Grow (SNG), Bill’s perfect fertilize
(BPF) và FITO vv.. có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng cường phẩm
chất quả một số giống nhãn chín muộn ở Hà Tây cũ và Hưng Yên.
+ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam sau khi tiến hành thí nghiệm
“Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón NPK đến năng suất và phẩm chất
nhãn tiêu da bò” đã kết luận: năng suất nhãn tăng lên một cách có ý nghĩa ở
công thức bón phân NPK cao 450 - 240 - 330; 350 - 180 - 270, (N - P2O5 K2O g/cây/vụ) + phân hữu cơ so với công thức đối chứng. Các công thức bón
lượng kali cao và bón thêm phân hữu cơ đã làm gia tăng độ Brix (%), màu sắc
vỏ trái cũng sáng đẹp hơn.
Theo kết quả nghiên cứu trên giống HTM – 1 của Nguyễn Khắc Dũng
(2010) [7], áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa thưa quả làm tăng kích thước, khối

lượng, độ đồng đều và năng suất quả. Tỉa để lại 40 quả/chùm là tốt nhất, năng
suất đạt 25,28 kg, tăng 69,1% so với đối chứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Mạnh Hải và CS (2011) [10], liều
lượng bón phân cho nhãn tuỳ thuộc vào năng suất và tuổi của cây. Các lần
bón trong năm đối với nhãn thời kỳ mang quả gồm:
Lần thứ nhất: Bón 5 – 10% lượng phân đạm vào đầu tháng 2 lúc cây
phân hoá mầm hoa, .
Lần thứ hai: Bón 25 - 30% phân đạm, 30% Kali và 10 - 20% phân lân
vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 để thúc hoa và nuôi lộc xuân, .
Lần thứ ba: Bón 40% phân đạm và 40% kali vào cuối tháng 6 đến đầu
tháng 7 để thúc quả phát triển, .
17


Lần thứ tư: Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, 80 - 90% phân lân và toàn
bộ lượng phân đạm, lân, kali còn lại sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến
tháng 10.
- Phòng trừ sâu bệnh hại :
Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, quản lý sâu bệnh hại cũng đã được
các cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu Cây ăn
quả miền Nam, Viện nghiên cứu Rau quả và Trung tâm nghiên cứu cây ăn
quả Phủ Quỳ tiến hành ở các vùng trồng nhãn từ những năm 1997 - 1998. Kết
quả đã phát hiện 12 loại bệnh và 38 loại sâu hại. Các đối tượng gây thiệt hại
đáng kể nhất là bọ xít, rệp sáp, sâu đục quả, sâu đục thận, sâu tiện vỏ, bệnh
sương mai. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng và trừ các
loại sâu bệnh đã mang lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, góp phần làm tăng năng
suất và chất lượng của quả nhãn [9].
Từ những nét tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như là
các kết quả nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước cho thấy nhãn là loài cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao, thích hợp cho phát triển sản xuất hàng hoá ở một số

nước vùng Đông Nam châu Á. Cây nhãn cũng khá đa dạng và phong phú về
chủng loại giống. Tuy nhiên để sản xuất nhãn hàng hoá đạt hiệu quả cao, cần
thiết phải chọn được bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch, đồng thời phải có các biện
pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp kết hợp với việc phòng trừ sâu bệnh kịp
thời. Các nghiên cứu về tuyển chọn giống nhãn và kỹ thuật sản xuất nhãn
hàng hoá cần chú trọng thực hiện cho từng vùng, nhất là những vùng trồng
tập trung quy mô lớn như huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.

18


IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông

- Điều tra đánh giá tình hình sản xuất nhãn.
- Điều tra đánh giá về giống
- Điều tra đánh giá tình hình áp dụng kỹ thuật canh tác nhãn.
1.2. Nghiên cứu xác định bộ giống nhãn thích hợp
- Tuyển chọn cá thể ưu tú địa phương.
- Thử nghiệm một số giống nhãn triển vọng
1.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả
1.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tỉa nhãn
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
Công thức 1: Cắt tỉa sau thu hoạch
Công thức 2: Cắt tỉa sau thu hoạch, tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả
Công thức 3 (ĐC): Không cắt tỉa
1.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật xử lý ra hoa nhãn
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
Công thức 1: Khoanh vỏ

Công thức 2: Phun Etherel 500 ppm
Công thức 3: Tưới KCLO3 120 g/cây
Công thức 4 (đối chứng): Không tác động
1.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua lá
Thí nghiệm gồm 5 công thức:
Công thức 1: Phun Atonic - nồng độ 1,5%
Công thức 2: Phun phân Đầu trâu nồng độ 2%
Công thức 3: Phun Komix nồng độ 2,0%
Công thức 4: Phun Orgamin nồng độ 1,5%
Công thức 5: Đối chứng phun nước lã.
19


1.3.4. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh mốc sương
* Nghiên cứu xác định hiệu quả phòng trừ bệnh mốc sương của một số loại
thuốc. Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Phun Rhidomil MZ 72 WP - nồng độ 0,2 %
Công thức 2: Phun Boocdo - nồng độ 1%
Công thức 3: Phun oxyclorua đồng - nồng độ 1%
Công thức 4: Đối chứng phun nước lã
* Nghiên cứu xác định thời gian phun thuốc Rhidomil phòng trừ bệnh mốc
suơng đạt hiệu quả cao. Thí nghiệm gồm 3 công thức
Công thức 1: Phun ngày 08/2 (khi cây bắt đầu nhú giò hoa)
Công thức 2: Phun ngày 18/2 (sau khi cây nhú giò hoa 10 ngày)
Công thức 3: Phun ngày 28/2 (khi cây ra hoa 20 ngày).
1.4. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ sau ghép cải
tạo giống
1.4.1. Nghiên cứu tỉa để lại số chồi thích hợp
Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Để lại 2 chồi/cành

Công thức 2: Để lại 3 chồi/cành
Công thức 3: Để lại 4 chồi/cành
Công thức 4: Để lại 5 chồi/cành
1.4.2. Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đa lượng
Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Phân tổng hợp NPK 3 kg/cây
Công thức 2: Phân tổng hợp NPK 4 kg/cây
Công thức 3: Phân tổng hợp NPK 5 kg/cây
Công thức 4: Phân Supe lân 1 kg/cây (lượng bón phổ biến trong vùng)
Nền thí nghiệm: Phân hữu cơ 50 kg/cây và tỉa định 3 chồi/cành
Tỷ lệ phân NPK: 12:5:10.

20


1.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua lá
Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Phun phân bón lá Bortrac
Công thức 2: Phun phân bón lá Dong biển
Công thức 3: Phun phân bón lá Miro – 201
Công thức 4 (Đối chứng): Phun nước lã
1.5. Xây dựng mô hình sản xuất nhãn đạt hiệu quả cao trên địa bàn huyện
và tập huấn kỹ thuật
- Mô hình thâm canh nhãn thời kỳ mang quả quy mô 0,5 ha
- Mô hình thâm canh nhãn sau ghép cải tạo giống quy mô 1,0 ha
- Tập huấn kỹ thuật.
2. Vật liệu nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu khảo nghiệm một số giống nhãn tuyển chọn thực hiện
trên 5 giống, bao gồm 3 giống PH - M99 - 1.1, PH - M99 - 2.1, HTM - 1 đã

được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chính thức và 2 giống SL1,
SL2 tuyển chọn trên địa bàn huyện.
- Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh và mô hình thâm
canh nhãn thực hiện đối với vườn nhãn Hương Chi đang thời kỳ mang quả, ở
độ tuổi 8 - 10 năm.
- Các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhãn sau
ghép cải tạo thực hiện trên giống PH - M99 - 1.1.
- Vườn mô hình ghép cải tạo giống thực hiện trên 3 giống: PH - M99 1.1, PH - M99 - 2.1, HTM - 1.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất được thực hiện tại 6 xã và 1 thị
trấn trồng nhãn chủ yếu trên địa bàn huyện Sông Mã - Sơn La.
- Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh và mô hình thâm
canh nhãn thực hiện tại xã Chiềng Khương - huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
- Thử nghiệm một số giống nhãn tuyển chọn, các thí nghiệm nghiên
cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhãn sau ghép cải tạo và vườn mô hình ghép
cải tạo giống thực hiện tại xã Nà Nghịu - huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
21


2.3. Thời gian nghiên cứu
Phần lớn các nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ năm
2009 – 2011. Riêng nội dung tuyển chọn giống ưu tú địa phương kế thừa kết
quả điều tra từ năm 2006.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất nhãn
- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất được thực hiện tại 6 xã và 1 thị
trấn trồng nhãn chủ yếu (Thị trấn Sông Mã, Chiềng Khương, Chiềng Khoong,
Chiềng Cang, Huổi Một, Nà Nghịu, Mường Hung) trên địa bàn huyện Sông
Mã - Sơn La bằng cách thu thập các tài liệu sơ cấp, thứ cấp từ các cơ quan
quản lý và cơ quan chuyên môn. Điều tra 10 - 15 hộ/xã.

- Điều tra đánh giá về cơ cấu giống, công nghệ nhân giống và kỹ thuật
canh tác nhãn thông qua biểu mẫu điều tra kết hợp với phỏng vấn các nông hộ
trồng nhãn và quan trắc trực tiếp ngoài đồng ruộng.
- Đề xuất vùng sản xuất nhãn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá
trên cơ sở mức độ phù hợp của cây nhãn đối với điều kiện sinh thái, kinh tế xã
hội và so sánh lợi thế giữa các tiểu vùng.
3.2. Nghiên cứu xác định bộ giống nhãn thích hợp
3.2.1. Tuyển chọn cá thể ưu tú địa phương
* Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Năng suất cao ổn định.
- Khối lượng quả > 12 g.
- Chất lượng quả: Tỷ lệ thịt quả > 65%, độ Brix > 20%, cùi ráo dễ tách.
* Phương pháp tuyển chọn: Tuyển chọn cá thể
- Điều tra phát hiện và đánh dấu các cá thể triển vọng.
- Theo dõi, đánh giá năng suất và chất lượng quả qua 3 vụ quả.
- Xác định cá thể ưu tú theo tiêu chuẩn tuyển chọn.
3.2.2. Khảo nghiệm giống triển vọng
* Giống khảo nghiệm
Tổng số 5 giống, bao gồm 3 giống mới được công nhận chính thức là
PH - M99 - 1.1, PH - M99 - 2.1, HTM -1 và 2 giống địa phương tuyển chọn là
SL1 và SL2.
22


* Phương pháp tiến hành
Ghép các giống khảo nghiệm trên vườn cây 10 - 12 tuổi sau khi cưa
đốn. Khoảng cách trồng 5 m x 6 m.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức, diện tích ô thí nghiệm 600 m2 (20 cây/ô),
nhắc lại 3 lần, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).

* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ ghép sống và bật mầm theo dõi sau khi ghép theo
định kỳ 10 ngày. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất
theo dõi theo định kỳ 3 tháng. Các chỉ tiêu về chất lượng quả phân tích theo
những phương pháp thông dụng.
- Mỗi giống theo dõi 9 cây cố định ở 3 điểm.
- Hiệu quả kinh tế của các giống nhãn theo dõi trên quy mô toàn thí
nghiệm theo giá thực tế tại thời điểm tiến hành.
- Các số liệu được xử lý thống kê theo những phương pháp thông dụng
và sử dụng phần mềm STATHM.
3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả và
thời kỳ sau ghép cải tạo giống
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh thực hiện đối với
vườn nhãn đang thời kỳ mang quả, ở độ tuổi 10 - 12 năm.
- Các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau ghép cải
tạo thực hiện trên giống PH - M99 - 1.1.
* Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng, trên vườn trồng sẵn, nhắc
lại 3 lần, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Tuỳ tính chất và nội
dung thí nghiệm, mỗi lần nhắc từ 3 - 5 cây.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
- Các chỉ tiêu về ra hoa, đậu quả
- Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất và chất lượng quả
23


- Các chỉ tiêu đánh giá về sâu bệnh hại

* Phương pháp theo dõi và tính toán
- Theo dõi các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng theo phương pháp nghiên cứu
áp dụng đối với cây lâu năm, lấy mẫu đại diện bằng cách đánh dấu cây theo
dõi, mỗi công thức theo dõi 2 cây cho 1 lần nhắc.
- Các chỉ tiêu chất lượng: Phân tích trong phòng thí nghiệm kết hợp với
đánh giá bằng cảm quan.
+ Xác định hàm lượng đường tổng số theo phương pháp Bectrand
+ Vitamin C theo phương pháp Tillman
+ Axit tổng số theo phương pháp chuẩn độ
+ Chất khô theo phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi
+ Độ Brix: Đo trên máy Refrac Tometer.
Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương
trình STATHM.
3.3.2. Phương pháp tiến hành
* Thí nghiệm cắt tỉa cành
- Công thức 1: Cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị
sâu bệnh, cành khô, cành tăm ngay sau khi thu hoạch.
- Công thức 2: Cắt tỉa 4 đợt
+ Đợt 1: Sau thu hoạch (tháng 8), cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán,
cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều
kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.
+ Đợt 2: Khi lộc thu dài 5 - 7 cm, tỉa bỏ bớt lộc trên những cành mọc
quá nhiều, trên mỗi cành giữ lại 2 - 3 lộc to, khoẻ để làm cành mẹ cho vụ sau.
+ Đợt 3: Khi cây ra hoa (đầu tháng 3), tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh,
những chùm hoa nhỏ (có chiều dài <10cm) và tỉa 1 - 3 nhánh hoa ở các đốt
phía dưới (chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ) đối với những chùm hoa quá to (>
20cm) khi chùm hoa dài 15 - 20 cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ
những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.
+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6. Cắt bỏ những cành không đậu
quả hoặc những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp

(<10 qủa/cành) và những cành hè mọc quá dày.
- Công thức 3: Để tự nhiên (đối chứng).
24


* Thí nghiệm xử lý ra hoa
+ Khoanh vỏ: Dùng dao sắc khoanh tất cả các cành cấp 1 hoặc cấp 2
(cành có đường kính 3 - 4 cm) với đường kính vết khoanh 0,2 - 0,3 cm vào
cuối tháng 11.
+ Phun Etherel: Phun Etherel nồng độ 500 ppm những cây ra lộc đông
khi lộc dài 5 – 10 cm vào lúc trời râm mát.
+ Tưới KCLO3: Tưới những cây đã ra lộc đông vào cuối tháng 2 khi lộc
đã thành thục. Lượng KCLO3 áp dụng cho mỗi cây là 120 g được hoà vào 10
lít nước, khuấy đều cho tan hết và tưới đều xung quanh hình chiếu tán cây.
Tưới nước giữ ẩm liên tục trong 7 - 10 ngày .
* Thí nghiệm phun phân bón lá
Phun ướt đều toàn bộ bề mặt tán cây khi trời râm mát. Giai đoạn 1 phun
3 lần theo định kỳ 15 ngày, bắt đầu từ khi cây nhú lộc thu. Giai đoạn 2 cũng
phun 3 lần theo định kỳ 15 ngày, bắt đầu từ khi cây nhú giò hoa.
* Thí nghiệm tỉa định chồi sau ghép cải tạo
Từ gốc cây sau khi cưa đốn, mỗi cây giữ lại 5 cành cấp 1 để ghép. Sau
khi cành ghép bật mầm và phát triển thành thục thì bấm ngọn. Tuỳ theo công
thức, số mầm bật mới được giữ lại là 2, 3, 4 và 5 cành.
* Thí nghiệm bón phân NPK:
Bón trực tiếp vào đất , tưới nước sau mỗi lần bón.
+ Năm đầu sau ghép cải tạo bón 3 lần vào các thời điểm:
- Lần 1: Bón 60% lượng phân vào khoảng tháng 6 khi đợt lộc tái sinh
đầu tiên đã thuần thục.
- Lần 2: Bón 20% lượng phân vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 để nuôi hoa.
- Lần 3: Bón 20% lượng phân vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 để nuôi quả.

+ Năm thứ hai sau ghép cải tạo bón 3 lần vào các thời điểm:
- Lần 1: Bón 60% lượng phân sau thu hoạch quả
- Lần 2: Bón 20% lượng phân vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 để nuôi hoa.
- Lần 3: Bón 20% lượng phân vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 để nuôi quả.
* Thí nghiệm phun thuốc BVTV phòng bệnh sương mai
Phun 4 lần: Lần 1 khi cây nhú giò hoa, lần 2 trước hoa nở 1 tuần, lần 3
khi hoa nở rộ, lần 4 sau khi kết thúc hoa nở 1 tuần. Điều tra trước phun lần 1
là 1 ngày. Điều tra sau phun 10 ngày 1 lần đến khi đường kính quả đạt 1 cm.
25


×