Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử đại học môn Địa khối C lần 2 năm 2014 THPT Trần Phú, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.63 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HÀ TĨNH
Câu 1:(2,0 điểm)
1. Chứng minh rằng sinh vật Việt Namlà biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
2. Nêu chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta hiện
nay?
Câu 2. (3,0 điểm)
Anh (chị) hãy:
1. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta?
2. Trình bày điều kiện, hiện trạng trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận
nhiệt và ôn đới ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 3. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ số dân thành thị trong dân số cả nước
giai đoạn 2000 – 2010
Dân số thành thị
Năm
(triệu người)

Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số
cả nước (%)

2000

18,8

24,2

2005

22,3


26,9

2006

22,8

27,1

2010

26,2

30,2

1. Vẽ biểu đồ biểu hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
2. Qua biểu đồ, nhận xét và giải thích nguyên nhân quá trình đô thị hóa ở nước ta.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng và đang từng bước có sự thay đổi mạnh
mẽ theo hướng ngày càng hợp lí hơn.
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng của nước ta hiện nay.
……………Hết……………


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ,
HÀ TĨNH
Câu


Ý

Nội dung

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu 1

1

Chứng minh rằng sinh vật của Việt Nam là biểu hiện của thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa
- Phổ biến hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa: rừng gió mùa thường
xanh, rừng gió mùa nửa lá rụng, rừng thưa khô rụng lá…
- Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế
+ Thực vật là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như họ đậu, dâu tằm,
dầu…
+ Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới. Ngoài ra,
còn có các loài bò sát, côn trùng cũng rất phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh
quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ảm gió mùa ở nước ta

2

Nêu chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động của nước ta.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiếm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh
tuyên truyền chính sách, pháp luật về dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động phù hợp giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển

dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở
trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.

Câu 2

1

Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm.
- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên
nhiên ở vùng trung du, miền núi cung như ở khu vực nông thôn.
- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao (cà phê, cao su, điều…)


đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Góp phần phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và phát triển kinh tế ở
trung du và miền núi.

2

Hãy trình bày điều kiện, hiện trạng trồng và chế biến cây công nghiệp, cây
dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ.
a. Điều kiện:
- Thuận lợi:
+ Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đá mẹ khác, ngoài
ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông
và dọc các cánh đồng ở miền núi.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh lại chịu ảnh hưởng sâu
sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
- Khó khăn:
+ Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến nông sản (nguyên liệu công nghiệp)
chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.
b. Hiện trạng.
- Tình hình sản xuất.
+ Vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc
cận nhiệt và ôn đới.
+ Là vùng chè lớn nhất cả nước, với các giống chè ngon nổi tiếng như chè
san, chè tuyết….
+ Cây thuốc quí, cây ăn quả cận nhiệt được trồng ở nhiều nơi:SaPatrồng rau
ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu
- Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế tình trạng du
canh, du cư trong vùng.

Câu 3

1

Vẽ biểu đồ
-

Biểu đồ kết hợp: cột và đường.

Vẽ đúng, vẽ đẹp, đảm bảo tỉ lệ trên trục tung, trục hoành, có tên biểu
đồ, có bảng chú thích…(thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25điểm)



2

Các dạng biểu đồ khác không cho điểm

Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 2000 –
2010 đều tăng.
- Mặc dù dân số thành thị và tỉ lệ dân dân số thành thị trong tổng số dân có
tăng nhưng vẫn diễn ra với tốc độ chậm và vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dân
số. Như vậy, dân số nông thôn ở nước ta vẫn chiếm tỉ lệ lớn.
b. Giải thích:
- Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước
- Do quá trình mở rộng địa giới và nâng cấp các đô thị, nhiều đô thị mới được
thành lập, dân số nông thôn di chuyển đến thành thị ngày càng nhiều….

PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
IV.a

Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng và đang từng
bước có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lí hơn:
a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng biểu hiện:
- Nước ta có hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng thuộc 3 nhóm với 29
ngành công nghiệp (nhóm ngành công nghiệp chế biến ; nhóm ngành công
nghiệp khai thác; nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
nước)
- Sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp là kết quả của quá trình công
nghiệp hóa đã, đang diễn ra ở nước ta.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển biến:
- Về nhóm ngành: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Giảm tỉ trọng công
nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
- Đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (công nghiệp năng lượng,
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công
nghiệp hóa chất – phân bón, công nghiệp vật liệu xây – dựng, công nghiệp cơ
khí – điện tử….)
Các ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại
hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta nhằm thích nghi với
tình hình mới để có thể hội nhạp vào thị trường khu vực và thế giới.
c. Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:


- Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, phù hợp với trong nước và thế
giới.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ

IV.b

Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng
bằng:
a. Đặc điểm
Đất phù sa, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chủ yếu canh tác nhóm
cây trồng hàng năm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
b. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của các đồng bằng.
* Đồng bằng sông Hồng:
- Đặc điểm vốn đất: chịu sức ép về dân số đối với việc sử dung đất (bình

quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất cả nước), đất nông nghiệp có
dấu hiệu suy thoái.
- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:
+ Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, lựa chọn cơ cấu cây tròng, vật nuôi, cơ cấu
mùa vụ thích hợp, tận dụng triệt để diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy
sản.
+ Bảo vệ đất nông nghiệp (chống suy thoái, quy hoạch, sử dụng …)
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Đặc điểm vốn đất: bình quân đất nông nghiệp trên đầu người lớn, đất phù sa
được bồi đắp phù sa thường xuyên, tỉ lệ đất phèn, đất mặn lớn.
- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:
+ Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở những vùng có điều kiện (dải đất phù sa
ven sông Tiền, sông Hậu…), sử dụng triệt để diện tích mặt nước để nuôi
trồng thủy sản
+ Tăng cường công tác thủy lợi, cải tạo đất phèn, đất mặn
* Các đồng bằng duyên hải miền Trung:
- Đặc điểm vốn đất: Là những đồng bằng nhỏe, hẹp, đất kém màu mỡ, đất
nông nghiệp bị xâm lấn bởi cát biển, nhiều nơi bị khô hạn nghiêm trọng vào


mùa khô.
- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:
+ Ở Bắc Trung Bộ: việc sử dụng đất gặp khó khăn do sự xâm lấn của cát
biển. Vì vậy, giải pháp cấp bách là chống nạn cát bay và sự di chuyển của các
cồn cát.
+ Ở các đồng bằng nhỏ duyên hải Nam Trung Bộ: Việc sử dụng đất gặp khó
khăn lớn là sự thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy, cung cấp nước về mùa khô
để nâng cao khả năng sử dụng đất là vấn đề rất qua trọng.

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Địa lý năm 2014 tiếp theo trên Tuyensinh247.com

Nguồn THPT Trần Phú - Hà Tĩnh



×