Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Vật lý 2014 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.37 KB, 4 trang )

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Vật lý năm 2014 Trường THCS Thái An
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
A. Biến đổi điện năng thành cơ năng

B. Biến đổi cơ năng thành điện năng

C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng

D. Biến đổi quang năng thành điện năng

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.
Câu 3. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ
cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
A. 200 vòng

B. 600 vòng

C. 400 vòng

D. 800 vòng

Câu 4. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa.
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.


Câu 5. Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?
A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét
B. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 6. Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua
tiết diện S của cuộn dây dẫn kín:


A. Luôn luôn tăng

B. Luân phiên tăng giảm

C. Luôn luôn giảm

D. Luôn luôn không đổi

Câu 7. Từ trường sinh ra trong lõi sắt của máy biến thế là:
A. Từ trường không thay đổi.
B. Từ trường biến thiên.

C. Từ trường mạnh.
D. Không thể xác định chính xác được.

Câu 8. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện sẽ
thay đổi như thế nào nếu tăng tiết diện dây dẫn lên 3 lần?
A. Giảm 3 lần

B. Tăng 3 lần


C. Giảm 9 lần D. Tăng 9 lần.

Câu 9. Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính:
A. Có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau.
C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
D. Có phần giữa và rìa mỏng như nhau.
Câu 10. Khi đặt vật trước dụng cụ quang học cho ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật thì dụng cụ đó là:
A. Thấu kính hội tụ

B. Thấu kính phân kì

C. Máy ảnh

D. Gương phẳng

Câu 11. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi:
A. Góc tới bằng 0.

B. Góc tới bằng góc khúc xạ.

C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 12. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính.
Trong các vị trí của vật sau đây, vị trí nào cho ảnh nhỏ hơn vật?
A. 6cm

B. 12cm


C. 24cm

D. 36cm

Câu 13. Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu lục ta sẽ thấy gì?
A. Ánh sáng màu đỏ
C. Ánh sáng màu xanh

B. Màu gần như đen
D. Ánh sáng trắng

Câu 14. Tác dụng của kính cận là để:
A. Nhìn rõ vật ở xa mắt.

B. Nhìn rõ vật ở gần mắt

C. Thay đổi võng mạc của mắt.

D. Thay đổi thể thủy tinh của mắt

Câu 15. Đặt một kính đeo mắt cách trang giấy khoảng 2cm. Thấy dòng chữ nhỏ đi và chiều không đổi thì
ta kết luận:


A. Kính dùng để chống nắng

B. Kính dùng để bảo vệ mắt

C. Kính là một thấu kính hội tụ


D. Kính là một thấu kính phân kì

Câu 16. Góc khúc xạ là bao nhiêu khi chiếu 1 tia sáng vuông góc với bề mặt nước?
A. 900

B. 00

C. 450

D. 1800

Câu 17. Hiện tượng cầu vồng là do:
A. Sự phân tích ánh sáng trắng

B. Sự tán xạ ánh sáng

C. Sự phân tích ánh sáng màu

D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Câu 18. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường.

B. Không tốn nhiên liệu.

C. Thiết bị gọn nhẹ.

D. Có công suất rất lớn.


Câu 19. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
Câu 20. Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Nhà máy phát điện gió

B. Pin mặt trời

C. Nhà máy thuỷ điện

D. Nhà máy nhiệt điện

Câu 21. Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại
một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là:
A. 15cm.

B. 20cm.

C. 25cm.

D. 30cm.

Câu 22. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm thì độ dài FF’ bằng:
A. 12,5cm.

B. 25cm

C. 37,5cm.


D. 50cm.

Câu 23. Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một
khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi:
A. OA < f

B. OA = f

C. OA > f

D. OA = 2f

Câu 24. Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính
là:
A. f/2

B. f/3

C. 2f.

D. f

Câu 25. Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:


A. Gương cầu lồi

B. Gương cầu lõm


C. Thấu kính hội tụ

D. Thấu kính phân kỳ

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Vật lý năm 2014 Trường THCS Thái An
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

C

A


D

C

D

B

A

A

D

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19


Câu 20

A

D

B

A

D

B

A

D

D

D

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24


Câu 25

A

D

B

A

C

Câu 11

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 2 các môn lớp 9 các em thường xuyên theo dõi.



×