Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CẤU TRÚC BÀI LUẬN VĂN VÀ HÌNH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.68 KB, 11 trang )

CẤU TRÚC BÀI LUẬN VĂN VÀ HÌNH THỨC
Th.s. Phú Văn Hẳn
Trang bìa ngoài
Trang bìa bên trong
Lời cám ơn (có hoặc không)-không đánh số trang
Mục lục (không tính số trang) 1 trang thì đẹp. nhiều nhất là 2 trang.- không
đánh số trang
Trang viết tắt ( > 3 lần xuất hiện trong bài thì được phép viết tắt, nhưng không
khuyến khích)- không đánh số trang
A. MỞ ĐẦU (10-15 trang)- bắt đầu đánh số trang
B. NỘI DUNG( 50 trang )
Chương 1 (tên chương)-chữ in hoa
- Tiểu kết:Tóm tắt nội dung nghiên cứu bằng một đoạn văn.
Chương 2 (tên chương)- chữ in hoa
- Tiểu kết:Tóm tắt nội dung nghiên cứu bằng một đoạn văn.
Chương 3 (tên chương)- chữ in hoa
- Tiểu kết:Tóm tắt nội dung nghiên cứu bằng một đoạn văn.
- Lưu ý: Khi cần thiết có thể phân tiểu mục nhỏ hơn. Ví dụ, tiểu mục
3.3.1. (của mục 3.3. chương 3) gồm 2 phần, thì đặt: 3.3.1.1 và 3.3.1.2.
Tuy nhiên, tránh phân mục quá nhỏ đến 5 con số.
C. KẾT LUẬN (3-5 trang) C+A= 1 chương trong B thì đẹp ( đối với B gồm
2 chương)
D. PHỤ LỤC (không tính số trang) luôn luôn bé hơn tổng số trang của bài
Luận Văn


Gồm: hình ảnh; bản đồ; biểu đồ; văn bản của Nhà nước, cơ quan chức
năng;… nhằm minh họa cho nội dung trình bày.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO (3-5trang)
 A,B,C,D,E có thể viết thường hoặc in hoa nhưng phải in đậm (Ctrl + B)
Những nội dung A,B,C,D,E có thể chuyển sang số I,II,III,IV,V nhưng các nội


dung bên trong của từng mục thì bắt buộc sử dụng số và những số của mục con có thể
in đậm hoặc không.
(Ví dụ:
A. Mẹ
1. Con gái
1.1. Cháu gái
1.2. Cháu trai
2. Con trai
B. Cha
1. Con gái
2. Con trai

 Nội dung bến trong tất cả phải cùng 1 cỡ chữ. Trừ trang bìa
 Khổ giấy: toàn bộ nội dung Khóa luận in trên khổ giấy A4
 Không chạy dòng đầu, dòng cuối trang (Header and Footer) ghi tên tác giả,
người hướng dẫn khóa luận.
 Font chữ: Times New Roman
 Size (cỡ) chữ: 14
 Giãn dòng: 1.5
 ♦ Căn lề: - Trên: 2.54

- Trái: 3.5


Dưới: 2.54

- Phải: 2.5

 Số trang đánh theo thứ tự 1, 2, 3... ở góc phải cuối trang giấy, bắt đầu từ Mở
đầu đến hết Kết luận (các phần còn lại của Khóa luận không đánh số trang).

 TLTK: Đánh số thứ tự liên tục từ 1 đến hết.
o Tài liệu tiếng Việt xếp theo tên của tác giả.
o Tài liệu tiếng nước ngoài xếp theo họ của tác giả.
o Tài liệu báo chí/Internet.
o Tư liệu khảo sát (nếu có, của người làm Khóa luận)


Ví dụ: Tổng số tài liệu tiếng Việt là 6 thì ghi số thứ tự từ 1
đến 6, tài liệu tiếng nước ngoài tiếp tục là 7, tài liệu báo
chí/internet tiếp tục là 8,…

o Số thứ tự. Tên tác giả – chữ đậm (năm xuất bản), Tên tác phẩm – chữ
nghiêng, Nhà xuất bản.


Ví dụ: 1. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ
khởi thủy đến thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

 Trích dẫn và chú thích trích dẫn:
o Câu/đoạn trích ngắn:
o Trước câu/đoạn trích là dấu 2 chấm và đặt câu/đoạn trích trong dấu
ngoặt kép.
o - Chú thích tài liệu được trích dẫn bằng số ở cuối câu/đoạn trích, đặt
trong dấu ngoặt móc [ ]. Gồm: số thứ tự trong TÀI LIỆU THAM
KHẢO của tài liệu được trích dẫn, dấu hai chấm, số trang của
câu/đoạn trong tài liệu được trích dẫn.


Ví dụ: Trả lời câu hỏi vì sao trải hơn một nghìn năm Bắc
thuộc các chính quyền phong kiến Trung Quốc quyết tâm đồng

hóa xã hội ta nhưng đều phải thất bại, Nguyễn Khắc Thuần đã
đưa ra nhận định: “Nguyên nhân ắt hẳn phải có rất nhiều, nhưng
nổi bật, căn bản và chủ yếu nhất vẫn là bởi bản lĩnh phi thường
của các thế hệ chủ nhân nền văn minh sông Hồng” [16:78].


Trong đó: 16 là số thứ tự trong TÀI LIỆU THAM KHẢO của
tài liệu được trích dẫn; 78 là số trang của câu/đoạn trích trong
tài liệu đó. Nếu câu/đoạn trích thuộc 2 trang khác nhau (ví dụ:
trang 78 và trang 79), ghi: [16:78,79].
o Đoạn trích dài: đặt dấu hai chấm ở cuối câu của tác giả Khóa luận,
xuống hàng và viết thành đoạn riêng: chữ nghiêng, không đặt trong
dấu ngoặc kép, lề trái của đoạn trích này thẳng hàng và lùi vào sâu
hơn so với những đoạn văn khác trên trang giấy. Ghi chú thích như
khi trích câu/đoạn ngắn.


Ví dụ:

o Theo quan điểm của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần (lời dẫn của tác
giả Khóa luận):
o Ba chuyện kể dân gian (truyện họ Hồng Bàng, truyện Thánh Tản Viên,
truyện Thánh Gióng) chuyển tải ba lời khuyên chân thành là ba cái lõi
vững chắc của một thế chân vạc kiên cố. Trong kho tàng văn học dân
gian phong phú và vô giá của dân tộc ta còn có không ít những
chuyện kể đề cao ý thức tránh nhiệm xây dựng và củng cố khối đoàn
kết, tuy bố cục và nội dung có phần khác hơn, nhưng ở một chừng
mực nào đó, mực tiêu chung thì vẫn là sự gia cố thêm cho ba cái lõi
vững chắc của thế chân vạc này [16:85].
3. Số lượng bản in:

o - 05 bản đóng bìa cứng, màu nâu đỏ, chữ nhũ vàng.
o - 02 đĩa CD
o * Ghi chú: 01 bản sinh viên tự liên hệ gởi GV hướng dẫn, 04 bản + 02
CD nộp tại Khoa.


TRÌNH BÀY CHI TIẾT
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Trả lời câu hỏi: “Tại sao tôi chọn đề tài này”
Tôi thích nghiên cứu đề tài này bởi vì:
o Vì tôi học du lịch
o Để tôi hiểu du lịch
o Vì tôi là hướng dẫn viên
o Muốn kinh doanh du lịch
o Khởi đầu cho quá trình nghiên cứu
o Mở quán kinh doanh……
- Ít nhất 2 lý do:
o Cho bản thân người nghiên cứu: giúp cho tôi nghiên cứu sau
này.
o Cho đối tượng khác: (công ty, khoa học, cho các em lớp
dưới…) muốn tìm hiểu về đề tài này thì đọc tài liệu của tôi
2. Mục đích nghiên cứu
- Thực tiễn:
o Hiểu thêm những giá trị về văn hóa Cà Phê nhằm vận dụng vào
phát triển hoạt động du lịch
o Tôi hiểu
o Mọi người hiểu
- Khoa học:
o Góp tài liệu cho những người NCKH sau này

o Viết giáo trình để dạy và học
o Xuất bản cẩm nang du lịch về Cà phê cho khách DL
o Kho tài liệu có thêm tài liệu mới


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trình bày khái quát (tóm lượt) kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó
liên quan đến đề tài mình. Bao gồm:
- Tên các công trình nghiên cứu:
- Kết quả:
- Tác giả:
 nêu >= 3 công trình
4. Đối tượng nghiên cứu
- Cà phê trong phát triển DL
- Văn hóa cà phê trong phát triển DL
5. Phạm vi nghiên cứu
Là địa bàn, không gian nghiên cứu (nêu rõ):
- Huyện nào? Thuộc tỉnh ĐakLak vùng Tây Nguyên
6. Phương pháp nghiên cứu
- Bắt buộc phải có 2 phương pháp:
o Phương pháp văn hóa học:
Là vận dụng các cách làm khác nhau của các ngành khoa học với nhau hay còn
gọi là liên ngành như ngành:
 Dân tộc học
 Tôn giáo học
 Y học
 Toán học
 …
o Phương pháp du lịch học
Vận dụng rất nhiều ngành để hiểu về du lịch: giao tiếp, dân tộc, tôn giáo…



o Một số phương pháp khác:
 Hệ thống cấu trúc
 Thống kê: một ngày có bao nhiêu khách đền điểm du lịch
đó
 So sánh: so sánh VH Cà phê Tây Nguyên với VH ở SG,
Hà Nội, Miền Trung.
- Thao tác:
o Sưu tầm, chọn lọc, tìm kiếm, hệ thống, sắp xếp, chụp hình, quan
phim, điền dã, điều tra,phỏng vấn..
7. Nguồn tài liệu
- Tài liệu: là những bài giảng, bài viết, những bức ảnh.. đã được công
bố.
o Tài liệu đã học: như bài giảng của Thầy. Trình bày môn gì?
Thầy cô tên gì? Cụ thể - “ Tôi đã tiếp thu sử dụng bài giảng
của…”
o Một số tài liệu chính liên quan đến đề tài đã được xuất bản,
công bố: sách, báo, giáo trình ( nhớ ghi nguồn cụ thể)
- Tư liệu: là những bài, hình ảnh chưa được công bố hay là do mình tìm
được trong quá trình đi thực tế, mình thấy và viết lại hay chụp hình lại
( nhớ ghi lại đầy đủ: thời gian, địa điểm, nếu có phỏng vấn ai và chụp
hình thì ghi rõ tên người đó.)
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Thực tiễn: Giúp tôi, mọi người hiểu hơn….
- Khoa học: để ai đó nghiên cứu tiếp.
9. Bố cục của khóa luận
- Đề tài này tôi sẽ trình bày trong 5 mục: ( liệt kê ra…) hoặc



- Ngoài phần mở đầu, kết luận thì bài luận văn của tôi có nội dung gồm
các chương ( ghi các chương ra). Ngoài ra còn có thêm tài liệu tham
khảo (ghi ra có bao nhiêu: tài liệu, tư liệu…?) và phụ lục( có những
cái gì: hình ảnh, bảng biểu…)


B. NỘI DUNG ( 2 hoặc 3 chương)
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn (25 trang)
1. Cơ sở lý luận
Nêu một số khái niệm về:
- Du lịch:
o “ nếu là trích dẫn thì nằm trong ngoặc kép “ chữ nghiêng” và
tên tác giả, [số thứ tự trong TLTK, số trang trong tài liệu]
o Nếu là lấy từ mạng thì địa chỉ nào?
o Nếu là phỏng vấn thì: ghi tên, thời gian., địa điểm phỏng vấn
o Có thể tự mình nêu ra khái niệm
- Du lịch văn hóa
- Văn hóa du lịch
- Văn hóa Cà Phê:
o Là những giá trị do du khách sáng tạo ra trong quá trình thưởng
thức, ứng xử, chiêm ngưỡng và sử dụng Cà Phê
2. Cơ sở thực tiễn
Là trình bày những vấn đề liên quan đến “Không gian” văn hóa đó
- Thời gian: Lịch sử hình thành và phát triển của vùng văn hóa Tây
Nguyên
- Không gian Văn hóa Tây Nguyên: mô tả vùng VH Tây Nguyên, giới
thiệu về Tây Nguyên và văn hóa
- Chủ thể văn hóa Tây Nguyên: Ai sáng tạo ra văn hóa đó? Người TN
và khách DL Tây Nguyên
Tiểu kêt:



Chương 2: Nội dung liên quan đến tên đề tài: VĂN HÓA CÀ PHÊ VÀ DU
LỊCH VĂN HÓA CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN ( 25trang)
1. Văn hóa Cà Phê
2. Du lịch văn hóa Cà Phê
Tiểu kết


C. KẾT LUẬN
- Khái quát hóa những nội dung chính đã được nghiên cứu, trình bày
trong phần B: Nội dung
- Khẳng định đề tài nghiên cứu của chúng ta là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn, khoa học
- Liên quan đến đề tài chúng tôi thấy có nhiều người nghiên cứu nhưng
để tài của tôi thực sự có ích:
o Những nhận định, đánh giá/vấn đề rút ra (phát hiện) từ thực tiễn
nghiên cứu.
- Qua nghiên cứu đề tài tôi thấy rằng VH Cà Phê được ( chỉ ra) và chưa
đươc ( chỉ ra ), vì thế tôi có những đề xuất (đề nghị) sau:…..
o Gợi hướng/giải pháp phát huy (yếu tố tích cực), hạn chế hay
xóa bỏ (yếu tố không phù hợp, lỗi thời).
o Đề xuất vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hay nghiên cứu mới (từ
phát hiện trong quá trình nghiên cứu).
D. PHỤ LỤC
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO – có trong quy định của khoa
1. Tài liệu đã được công bố: Tên tác giả(năm xuất bản), tên tác
phẩm, nhà xuất bản, số trang
2. Báo chí
3. Địa chỉ wed

4. Tư liệu:



×