Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ mùa 2014 tại huyện quỳ hợp nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.98 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---&---

CAO GIANG NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ MỨC
BÓN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KINH SỞ ƯU 1588
TRỒNG TRONG VỤ MÙA 2014 TẠI HUYỆN QÙY
HỢP - NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO GIANG NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ MỨC
BÓN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KINH SỞ ƯU 1588
TRỒNG TRONG VỤ MÙA 2014 TẠI HUYỆN QÙY
HỢP - NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:



60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Đường

NGHỆ AN, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Kinh Sở Ưu 1588 trong vụ Mùa
2014 tại huyện Quỳ Hợp - Nghệ An”, chuyên ngành Khoa học cây trồng là

của riêng cá nhân tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị
nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Vinh, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Cao Giang Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám
hiệu, phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận

văn Thạc sĩ của bản thân mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND xã Châu Cường - huyện
Quỳ Hợp, BCS xóm Đồng Tiến - xã Châu Cường - huyện Quỳ Hợp, Ban
lãnh đạo và các anh, chị, em cán bộ Phòng kỹ thuật Trung tâm Giống cây
trồng Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học,
quý thầy, cô giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP Vinh, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Cao Giang Nam

MỤC LỤC
ii


Trang

MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................................................2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................3
1.1. Mối quan hệ Đất - Cây trồng - Phân bón, vấn đề quản lý tổng hợp dinh
dưỡng cho cây trồng (IPNM) và bón phân cân đối
............................................................................................................................
3
1.2. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa....................................................11
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa........................................................12
1.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam ........15
1.4.1. Nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới..........................................15
1.4.2. Nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam..........................................17
1.5. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy lúa trên thế giới và Việt Nam.........23
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................27
2.3. Phương pháp thực nghiệm.........................................................................27
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................27
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật............................................................................28
2.3.2.1. Làm đất..............................................................................................28
2.3.2.2. Thời vụ...............................................................................................29
2.3.2.3. Kỹ thuật làm mạ.................................................................................29
2.3.2.4. Phân bón............................................................................................29
2.3.2.5. Chăm sóc...........................................................................................29
2.3.2.6. Thu hoạch..........................................................................................30
2.3.3. Điều kiện thí nghiệm...............................................................................30
2.3.3.1. Điều kiện đất thí nghiệm....................................................................30
2.3.3.2. Điều kiện khí hậu thời tiết..................................................................30
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi....................................................31


iii


2.3.4.1. Thời gian sinh trưởng........................................................................31
2.3.4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng................................................................31
2.3.4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý........................................................................32
2.3.4.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh.....................................................................32
2.3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất....................................33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................34
2.5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................35
3.1. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến thời gian sinh trưởng.........35
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến động thái ra lá....................36
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng đẻ nhánh..........38
3.4. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến tăng trưởng chiều cao cây. 42
3.5. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến diện tích lá.........................45
3.6. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chỉ số diện tích lá..............47
3.7. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến khả năng tích lũy chất khô 50
3.8. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến mức nhiễm sâu bệnh hại. . .52
3.8.1. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến mức độ
nhiễm rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera
Horvath)
................................................................................................
52
3.8.2. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến mức độ nhiễm sâu cuốn

nhỏ
(Cnaphalocrosis
medinalis G)

............................................................................................................................
54
3.8.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến mức độ nhiễm bệnh
khô
vằn
(Rhizoctonia
solani
Kuhn)
............................................................................................................................
57
3.9. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất

năng
suất
............................................................................................................................
61
3.10. Hiệu quả kinh tế.......................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................65
1. Kết luận..........................................................................................................65

iv


2. Đề nghị..........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................66
PHỤ LỤC......................................................................................................72

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
cs


Cộng sự

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

ISM

Quản lý đất tổng hợp

IWM

Quản lý nước tổng hợp

IPM

Quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

IRRI

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế


BĐĐN

Bắt đầu đẻ nhánh

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

BĐT

Bắt đầu trỗ

KTT

Kết thúc trỗ

CHT

Chín hoàn toàn

SLCC

Số lá cuối cùng

CCCC

Chiều cao cuối cùng

TLB


Tỷ lệ bệnh

CSB

Chỉ số bệnh

P1000

Khối lượng 1000 hạt

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

v


vi


DANH MỤC BẢNG

Ký hiệu

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1

Lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc

14

Bảng 2.1

Diễn biến khí hậu thời tiết trong vụ Mùa năm 2014 tại
Quỳ Hợp

30

Bảng 3.1

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến thời gian
sinh trưởng của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ
Mùa năm 2014

35

Bảng 3.2

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến động
thái ra lá của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ
Mùa 2014


37

Bảng 3.3

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến khả
năng đẻ nhánh của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong
vụ Mùa 2014

39

Bảng 3.4

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến động
thái đẻ nhánh của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong
vụ Mùa 2014

41

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến tăng
trưởng chiều cao cây của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
trong vụ Mùa 2014

43

Bảng 3.6

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến diện tích
lá của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa

2014

47

Bảng 3.7

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến chỉ số
diện tích lá của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ
Mùa 2014

48

Bảng 3.8

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến khả
năng tích lũy chất khô của giống lúa Kinh sở ưu 1588
trồng trong vụ Mùa 2014

51

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức bón đạm khác
nhau đến mức độ nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng của giống
lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014

53

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức bón đạm khác
Bảng 3.10 nhau đến mức độ nhiễm sâu cuốn lá nhỏ của giống lúa
Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014


55

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức bón đạm khác nhau

58

Bảng 3.9

1


đến TLB khô vằn của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
trong vụ Mùa 2014
Chỉ số bệnh (CSB) khô vằn của giống lúa Kinh sở ưu 1588
Bảng 3.12 trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ trồng và mức
đạm bón khác nhau

60

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu
Bảng 3.13 tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Kinh
sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014

62

Hiệu quả kinh tế của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
Bảng 3.14 trong vụ Mùa 2014 với các mật độ cấy mức đạm bón
khác nhau

64


2


DANH MỤC HÌNH

Ký hiệu

Tên hình

Trang

Hình 3.1

Động thái ra lá của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng trong
vụ Mùa 2014 với mật độ trồng và mức đạm bón khác nhau

38

Hình 3.2

Động thái đẻ nhánh của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
trong vụ Mùa 2014 với mật độ trồng và mức đạm bón
khác nhau

42

Hình 3.3

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Kinh

sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014 với mật độ trồng và
mức đạm bón khác nhau

44

Hình 3.4

Diện tích lá (LA) của của giống lúa Kinh sở ưu 1588
trồng trong vụ Mùa 2014 với mật độ trồng và mức đạm
bón khác nhau

47

Hình 3.5

Chỉ số diện tích lá (LAI) của của giống lúa Kinh sở ưu
1588 trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ trồng và
mức bón đạm khác nhau

49

Hình 3.6

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến khả năng
tích lũy chất khô của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
trong vụ Mùa 2014

52

Hình 3.7


Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng của giống lúa
Kinh sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ

54

Hình 3.8

Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ của giống lúa Kinh sở ưu
1588 trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ cấy và mức
bón đạm khác nhau

56

Hình 3.9

Diễn biến TLB khô vằn của giống lúa Kinh sở ưu 1588
trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ trồng và mức
bón đạm khác nhau

59

Hình 3.10

Diễn biến chỉ số bệnh (CSB) khô vằn của giống lúa Kinh
sở ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014 với các mật độ trồng
và mức bón đạm khác nhau

61


Hình 3.11

NSLT và NSTT của giống lúa Kinh sở ưu 1588 trồng
trong vụ Mùa 2014 với các mật độ cấy và mức bón đạm
khác nhau

63

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza Sativa, L) thuộc họ Hòa Thảo (Graminaceae) là cây ngũ
cốc có lịch sử từ rất lâu đời, gắn liền với lịch sử loài người trên trái đất. Nghiên
cứu về nguồn gốc của cây lúa đã có nhiều tài liệu công bố với những ý kiến khác
nhau về địa điểm và thời gian xuất hiện. Tuy chưa thật sự thống nhất nhưng đa số
các tài liệu đều chứng minh rằng cây lúa có nguồn gốc từ vùng đầm lầy Đông
Nam Châu Á, mà trung tâm khởi nguyên là Trung Quốc và Ấn Độ, từ đó lan
truyền đi nhiều nước khác.
Hiện nay, lúa được coi là một trong những cây lương thực quan trọng nhất
đối với nền nông nghiệp nhiều quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia vùng
Châu Á. Sản phẩm chính của lúa là gạo, nó góp phần nuôi sống gần 50% dân số
trên thế giới, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hằng
ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất là 65% dân số thế giới
(Đường Hồng Dật, 1980)[10]. Việt Nam là nước có lịch sử trồng lúa lâu đời, cây
lúa được trồng khắp mọi miền từ đồng bằng, trung du đến miền núi, cung cấp
nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống hàng chục triệu người. Trong những năm
gần đây, nhờ có nhiều chính sách khuyến khích của nhà nước về đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây lúa có nhiều bước tiến vượt bậc

về năng suất và chất lượng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế
trình độ thâm canh lúa nước tại Việt Nam chưa thật sự đồng đều giữa các vùng
miền, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chỉ mới được chú trọng tại các
vùng đồng bằng miền xuôi, vùng trọng điểm lúa. Còn đối với các vùng miền núi
đa số vẫn còn thói quen sản xuất theo tập quán và kinh nghiệm lạc hậu, trong đó
điển hình là bố trí mật độ cấy và sử dụng phân bón không theo khoa học, dẫn đến
chi phí sản xuất cao, sâu bệnh nhiều và hiệu quả kinh tế thấp.
Quỳ Hợp là một huyện miền núi nghèo nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, có
trên 52% dân số là đồng bào dân tộc ít người sinh sống, cộng với trình độ dân trí
còn thấp, nên việc tiếp thu khoa học còn rất hạn chế. Theo điều tra, nông dân nơi

4


đây vẫn còn thói quen cấy với mật độ quá dày, lạm dụng quá nhiều phân đạm
trong sản xuất dẫn đến hậu quả cây lúa sinh trưởng, phát triển yếu, nhiều sâu
bệnh, tốn kém chi phí, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều so với các
huyện trong tỉnh và các vùng trồng lúa khác trên cả nước.
Chính vì vậy, để khắc phục được những tồn tại trên, giúp nông dân xây
dựng một quy trình sản xuất phù hợp, trong đó chú trọng việc xác định mật độ
cấy và mức bón đạm hợp lý, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả
sản xuất lúa nước trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của mật
độ cấy và mức bón đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa
Kinh Sở Ưu 1588 trồng trong vụ Mùa 2014 tại huyện Quỳ Hợp - Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của các mật độ cấy và mức phân đạm khác nhau
tới sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất giống lúa lai
Kinh Sở Ưu 1588 trong vụ Mùa 2014 tại Quỳ Hợp - Nghệ An.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
các loại sâu bệnh và năng suất của giống lúa lai 3 dòng được cơ cấu đại trà tại địa
phương đối với các mật độ cấy và mức bón đạm khác nhau để làm cơ sở khoa
học cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định được mật độ cấy và mức bón đạm thích hợp nhất đối với giống
lúa lai Kinh sở ưu 1588 tại huyện Quỳ Hợp để khuyến cáo áp dụng vào sản xuất
nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa nước tại
địa phương.

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mối quan hệ Đất - Cây trồng - Phân bón, vấn đề quản lý tổng hợp
dinh dưỡng cho cây trồng (IPNM) và bón phân cân đối
Đất là nơi cung cấp không khí, nước và dinh dưỡng, là giá đỡ cho cây
trồng. Cây trồng trong khi đó cùng với các yếu tố khác đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình hình thành và tiến hóa của đất. Có thể nói đất trồng không thể hình
thành nếu không có chất hữu cơ.
Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mình nhờ được
cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được
năng suất cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về giống,
điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác ... Cây trồng rất cần phải được cung
cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng. Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu
cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Cùng một loại cây trồng, thậm chí cùng một giống
nhưng nếu trồng trên các loại đất khác nhau thì cũng cần có những chế độ bón

phân khác nhau.
Vì vậy, bón phân hợp lý là bón phân dựa trên đặc điểm sinh lý và nhu cầu
dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất và điều kiện mùa vụ cụ thể,
tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: (*) đúng chủng loại; (*) đúng liều lượng; (*)
đúng tỷ lệ và (*) đúng lúc.
Quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng là một khâu quan trọng trong việc
xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch và an toàn với
môi trường (Bùi Đình Dinh, 1999[12], [13]; Võ Minh Kha, 1996[26]. Quản lý
tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng là hệ thống các biện pháp nhằm sử dụng một
cách hợp lý nhất các nguồn dinh dưỡng cho cây trồng trong mối quan hệ với đất
đai, cây trồng, thời tiết, trình độ canh tác, tập quán để nâng cao hiệu lực phân bón,
tăng năng suất và phẩm chất nông sản và an toàn môi trường sinh thái (Nguyễn
Văn Bộ, 1999 [4]). Theo Bùi Đình Dinh (1999 [12], [13] thì việc sử dụng phân
bón cho cây trồng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đều trải qua các giai
đoạn sau:

6


* Giai đoạn gieo trồng không bón phân
* Giai đoạn biết dùng phân hữu cơ
* Giai đoạn biết dùng phân hoá học
* Giai đoạn phân hoá học được sử dụng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp
* Giai đoạn quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng.
Thuật ngữ “Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng” chỉ mới xuất hiện ở
nước ta trong những năm tám mươi của thế kỷ XX. Do sức ép của gia tăng dân số
và việc thu hẹp diện tích đất canh tác nên để thoả mãn nhu cầu lương thực của
người dân, sản xuất nông nghiệp đã phải chọn thâm canh - gần như là biện pháp
duy nhất để tăng nhanh năng suất và sản lượng cây trồng. Có thể nói trong những
năm vừa qua, phân bón đã đóng vai trò hết sức quyết định trong nâng cao năng

suất cây trồng ở Việt nam (Nguyễn Văn Bộ, 1999[6]; Đỗ Ánh,1999[2]; Mutert,
1997[30]; Công Doãn Sắt, 1995[32]; Võ Minh Kha,1996[26]).
Theo Bùi Đình Dinh (1998)[14] thì ở Việt nam, phân bón đóng góp vào việc
tăng tổng sản lượng 38-40 %. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ (1998)
[3] cho thấy: với lúa Xuân, phân bón đóng góp khoảng 37% và với lúa Mùa là
21% vào việc tăng sản lượng, còn theo tác giả Nguyễn Văn Luật (1998)[29] thì ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân bón đóng góp khoảng 37% trong đó phân
vô cơ đóng góp khoảng 33% vào việc tăng sản lượng cây trồng.
Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của phân bón trong việc nâng
cao năng suất cây trồng và cải thiện tính chất đất. Tuy nhiên, vai trò tích cực của
phân bón chỉ thể hiện khi chúng được sử dụng một cách hợp lý trên cơ sở quản lý
tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng.
Theo nhiều tác giả (Võ Minh Kha,1996[26]; Nguyễn Văn Bộ, 1999[4]; Thái
Phiên, 1999[31]; Bùi Đình Dinh,1998[14]; Kanwar, 1995[51]; Thong, 1995[57];
Mutert, 1995[55]), nền tảng của quản lý tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng là bón
phân cân đối và hợp lý. Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa
hữu cơ và vô cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N:P:K, cân đối giữa các
nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.

7


Nguyễn Văn Bộ (1999)[4]; Bùi Đình Dinh (1998)[14]; Võ Minh Kha,
1996[26] cho biết: khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và luôn biến động.
Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh
dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên
liên quan đến hiệu lực phân bón (như: nước, ánh sáng, không khí…) cũng như cân
đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh. Do
vậy, để có các công thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể
thì một hệ thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết

lập ổn định (Nguyễn Văn Bộ, 1999)[4]. Bón phân hợp lý là bón phân phù hợp với
đặc điểm sinh lý của từng cây trồng, tính chất đất và điều kiện mùa vụ cụ thể.
Sử dụng phân bón cân đối nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng thiết yếu, tăng cường tác động tương hỗ và loại trừ các tác động đối kháng
giữa chúng. Bón phân cân đối cũng góp phần ổn định năng suất và nâng cao lợi
nhuận cho người sản xuất (Thong và cs,1995)[57].
Việt Nam là một nước phải nhập khẩu tới 90-93% nhu cầu về phân đạm,
30-35% nhu cầu về phân lân và 100% nhu cầu về phân kali. Nhưng do thiếu
hiểu biết nên trong thực tế hiệu quả sử dụng phân bón của nông dân thường
chỉ đạt 35-40% đối với phân đạm, 50-60% đối với phân kali. Trong các giải
pháp nâng cao hiệu lực phân bón, hạn chế mất dinh duỡng thì bón phân cân
đối giữ vai trò chủ đạo.
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh
trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây
trồng nông nghiệp (NFDC/FAO, 1989[56]. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân
bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước
chỉ thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp lý (Nguyễn Văn Bộ và
Phạm Văn Biên, 2000[45]; Tiwari.K.N và cs, 2001[63]; Armando.U và cs,
2001[44]; Xiuchong.Z và cs, 2001[64].
Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân
không cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20-50% (IFA, 1992)[50].

8


Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững,
bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một
nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất
lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng.
Theo Bùi Huy Hiền (1997)[21] thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón

trong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P
và K. Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân. Cũng theo tác giả này
thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năng suất cây trồng,
giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí. Nguyên nhân là bón phân không
cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫn đến giảm
năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của một số loại
bệnh hại (Nguyễn Thị An, 1994)[1].
Bón phân cân đối cho cây trồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Bón cân đối Đạm - Lân
Ngoài việc sử dụng giống mới, tăng vụ, sử dụng phân đạm với liều lượng
ngày càng cao chính là nguyên nhân làm tăng hiệu lực phân lân. Bội thu nhờ bón
lân có thể đạt từ 5-6 ta/ha trên đất phù sa Sông Hồng và từ 10-15 tạ/ha trên đất
phèn với liệu lượng thích hợp là 90-120 kg P2O5/ha trong vụ Xuân và 60-90 kg
P2O5/ha trong vụ Mùa (đối với lúa). Đối với các loại đất chua thì việc bón cân đối
đạm - lân là yêu cầu bắt buộc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và sử dụng
được đạm, tránh hiện tượng bị ngẹt rễ, … do thiếu lân. Đất càng chua lượng lân
bón càng cao hơn (Nguyễn Văn Bộ và cs, 1999)[6].
Tác giả Bùi Đình Dinh (1999)[12] cho biết: bón lân cân đối với đạm trên
từng loại đất không những tăng hiệu quả của phân lân mà còn cải thiện hiệu quả
của phân đạm, giảm được tiêu tốn chi phí cho một đơn vị sản phẩm khoảng 2030% khi bón kết hợp N và P, năng suất lạc quả tăng 16,89-24,46% so với chỉ bón
đạm. Nếu bón kết hợp giữa N,P,K thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu của N từ 2,06,1%, lân từ 1,6-6,1%, nhờ đó mà tăng khả năng cố định của nốt sần lên từ 13,52,3%. Hiện tượng mất đạm giảm 2,3-16,4%, mất lân giảm 2,8-4,3%, tồn dư đạm
trong đất tăng 2,7 -7,2% và lân tăng 2,6-4,0% (Duan Shufen, 1998) [47]. Nhiều

9


kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân cân đối cho lạc thì dù trên loại đất nào cũng
đều làm tăng năng suất đáng kể. Trên đất cát biển, bón cân đối đạm, lân (30 kg N,
60-90 kg P2O5) cho bội thu 2,5-3,2 tạ/ha, trên đất bazan bội thu 5,6-10 tạ/ha.
Quy luật tương tự cũng thấy ở Việt Nam trên đất phèn nếu không bón lân,

cây trồng chỉ hút được 40-50 kg N. Song bón lân đã làm cây trồng hút được từ
120-130 kg N/ha. Tương tự, trên đất bạc màu không bón kali cây trồng chỉ hút
được từ 80-90 kg N. Trong khi đó, bón kali làm cây trồng hút được từ 120-150kg
N/ha (Nguyễn Văn Bộ, 1999)[4].
- Bón cân đối Đạm - Kali
Quan hệ tương hỗ của kali và đạm thể hiện ở vai trò của kali đối với quá trình
đồng hoá đạm trong cây. Theo Vũ Văn Vụ và cs, (1993)[40] thì do tác động đến
quá trình quang hợp và hô hấp nên kali có ảnh hưởng tích cực đến việc trao đổi
đạm và tổng hợp protein. Thiếu kali mà nhiều đạm NH4+ sẽ gây độc cho cây
(Kemmler, 1988)[52].
Abd và cs. (1990)[43] có nhận xét: cây trồng có phản ứng tích cực với lượng
kali bón ở mức cao khi được cung cấp đầy đủ đạm và bón đạm sẽ đạt năng suất
cây trồng cao khi cây được cung cấp đầy đủ kali.
Theo Trần Thị Thu Hà (2000)[48] thì trên các loại đất nghèo lân và kali, việc
bón đạm một cách đơn độc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón và năng suất
cây trồng, đôi khi năng suất còn thấp hơn so với không bón phân. Nguyên nhân là
do đất có hàm lượng lân và kali quá thấp và lân, kali lúc này trở thành yếu tố hạn
chế năng suất.
Dạng đạm NH4+ trong đất lại có ảnh hưởng có tính đối kháng với kali, Abd
và cs, (1990)[43] cho biết: lượng đạm NH4+ trong đất quá cao có thể làm giảm khả
năng hấp phụ của kali trên bề mặt keo đất.
Cân đối đạm - kali là mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ, đôi khi việc sử
dụng kali còn là giải pháp để điều chỉnh dinh dưỡng đạm cho cây trồng . Kali
là một yếu tố đặc biệt vì nó là nguyên tố điều khiển chất lượng, tham gia hầu
hết các quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất trong cây. Do đó, nếu
không có nguồn cung cấp kali từ phân bón thì cây trồng sẽ không sử dụng

10



đựơc đạm dẫn đến năng suất thấp. Vì vậy, trên đất nghèo kali cân đối đạm kali còn có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo Nguyễn Văn Bộ (1999)[4] thì bội thu do bón kali cho lạc trên đất phù
sa cao hơn so với bón lân và đạt 3,5 tạ/ha (60-90 kg K 2O/ha). Bón cân đối đạm
-lân - kali làm tăng năng suất 6 tạ/ha so với đối chứng. Quy luật tương tự cũng
thấy trên đất bạc màu, đất xám, bazan ... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song
chỉ nên cân đối ở mức 60-90 kg K2O/ha trên nền 20-30 kg N, bón kali cao hơn nữa
cũng không tăng năng suất và giảm hiệu quả. Việc nâng lượng đạm bón lên trên
40kg N/ha trên một số loại đất cũng làm giảm năng suất do sinh khối phát triển.
Trên các đất giàu kali như phù sa Sông Hồng, phù sa Sông Thái Bình, phù sa
Sông Cửu Long thì hiệu suất kali chỉ đạt 1-2,5 kg thóc/1 kg K2O. Trong khi đó,
trên các đất bạc màu hoặc đất cát biển trị số này có thể đạt từ 5-7 kg thóc/1 kg K2O
(đối với lúa) (Nguyễn Văn Bộ và cs, 1999)[6].
- Cân đối Hữu cơ - Vô cơ
Trên hầu hết các loại đất, phân đạm có mối quan hệ rất chặt với phân hữu
cơ. Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất cây
trồng đạt cao nhất khi tỷ lệ hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30-40% (Lin
và cs,1990[54]).
Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng và cải
thiện độ phì đất đã được khẳng định. Bón phân hữu cơ có tác dụng rất rõ đến
sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng nông nghiệp ở Malaysia,
Australia, Ấn độ, Hàn Quốc, Hồng Kông (1995)[49]). Bón phân hữu cơ còn có
tác dụng duy trì và cải thiện độ phì đất (Thái Phiên và cs, 1996[31]; Nguyễn
Từ Siêm và cs, 1999[33]), tăng khả năng dễ tiêu của một số nguyên tố khoáng
trong đất, khả năng hoà tan của các loại phân lân, tăng hiệu quả sử dụng đạm,
có tác động tích cực đến sinh trưởng của tập đoàn vi sinh vật trong đất . Việc
sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với bón vôi làm tăng năng suất
đậu tương rất rõ ở vùng Nam Đài Loan.
Cân đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng
mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân hữu cơ. Trên nền bón phân


11


khoáng, hiệu lực một tấn phân chuồng đạt từ 53-89 kg thóc so với nền không bón
chỉ đạt từ 32-52 kg thóc. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng phân bón cân đối,
hợp lý, đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là rất quan trọng và đặc biệt cần
thiết đối với sản xuất nông nghiệp nói chung (Nguyễn Văn Bộ và cs,1999)[6].
Trong thực tế sản xuất, hàng năm lượng dinh dưỡng trong đất bị mất đi rất
đáng kể thông qua nhiều con đường và đây chính là nguyên nhân chính làm suy
giảm sức sản xuất của đất. Theo Oldeman và cs, (1990)[58], trong thời gian từ
1945-1990, sự suy kiệt dinh dưỡng trong đất do mất cân đối giữa lượng bón vào
và lượng cây trồng lấy đi đã làm cho 20,4 triệu ha đất bị thoái hoá nhẹ, 18,8 triệu
ha bị thoái hoá vừa và 6,6 triệu ha bị thoái hoá nghiêm trọng. Tại châu Á, quá trình
trên cũng làm thoái hoá đất ở các mức tương ứng là 4,6; 9,0 và 1,0 triệu ha, tại
Nam Mỹ tương ứng là 24,5; 31,1 và 12,6 triệu ha.
Cây trồng để tạo năng suất đã hút một lượng lớn dinh dưỡng từ đất và mang
theo sản phẩm thu hoạch, Bùi Đình Dinh (1998)[14] uớc tính 8 loại cây trồng
chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta là lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, mía,
sắn, đậu tương, lạc (năm 1993) đã lấy đi khoảng 2 triệu tấn NPK nguyên chất.
Dinh dưỡng trong đất cũng có thể bị tiêu hao do kết quả của quá trình bay hơi, rửa
trôi và xói mòn đất. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[33] cho biết: trên đất
dốc với công thức canh tác là sắn thuần sau 3 năm lượng đất bị mất đi tính trên 1
ha là 201,8 tấn và cũng theo các tác giả này trên lô cà phê không có biện pháp bảo
vệ đất, lượng dinh dưỡng mất đi sau 6 năm trồng là 2.295 kg chất hữu cơ, 121 kg
N, 108 kg P2O5 và 36 kg K2O.
Để bổ sung lượng dinh dưỡng hao hụt, hàng năm một lượng lớn phân bón
hữu cơ và vô cơ đã được đưa vào đất. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê
(2003) cho thấy: tổng lượng NPK sử dụng cho cây trồng hiện nay là xấp xỉ 7 triệu
tấn. Tuy nhiên, do trình độ thâm canh không giống nhau mà sử dụng phân bón của
người sản xuất ở rất nhiều nơi cũng không giống nhau. Theo Võ Thị Gương và cs,

(1998)[18]: ở những vùng mà người sản xuất có trình độ thâm canh thấp, khoảng
70% nông dân bón đạm vượt và vượt xa so với nhu cầu bón (theo khuyến cáo
trong quy trình), vai trò của lân và kali trong khi đó lại hầu như chưa được chú ý

12


đến một cách thoả đáng. Việc sử dụng lượng phân bón quá cao và không cân đối
so với nhu cầu của cây không chỉ làm giảm năng suất mà còn làm giảm đáng kể
chất lượng nông sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của Công Doãn Sắt (1995)[32]
cho thấy, nếu bón đạm cho cà chua với liều lượng >150 kg N/ha và >200 kgN/ha
cho cải bắp sẽ làm cho hàm lượng NO 3 trong sản phẩm tích luỹ vượt mức cho
phép.
Trần Thúc Sơn (1999)[35], phân bón ở nước ta do được sử dụng chưa hợp lý
mà hiệu quả sử dụng phân bón còn thấp, chỉ đạt khoảng 16,5 kg thóc/kg N trên đất
phù sa sông Hồng và 9,5 kg thóc/kg N trên đất bạc màu. Bón đạm không kèm với
bón phân lân thì hiệu quả đầu tư giảm vì lượng đạm tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc
tăng lên 13-70% tuỳ theo từng loại đất, thậm chí trên một số loại đất chỉ bón đạm
còn làm giảm năng suất như đất bạc màu.
Tổng kết các mô hình bón phân cân đối, Bùi Đình Dinh (1998)[14] cho biết:
bón NPK cân đối làm tăng năng suất lúa trên đất bạc màu lên đến 100-200% và
trên đất phù sa sông Hồng là 15-30% so với chỉ bón đạm. Bón cân đối NPK cho
chè trên đất phiến thạch làm tăng năng suất chè lên 300%, tăng hàm lượng chất
hoà tan trong chè, Năng suất bắp cải và cà chua khi được bón cân đối NPK tăng
10-20%, hàm lượng NO3 giảm 40-50% so với khi chỉ được bón đạm.
Như vậy, sử dụng phân bón cân đối và hợp lý không chỉ có tác dụng làm
tăng năng suất cây trồng mà còn góp phần nâng cao chất lượng nông sản.
Có thể nói phân bón và sử dụng phân bón một cách hợp lý có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển một nền nông nghiệp sạch, là xu hướng phát triển hiện nay
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vai

trò phân khoáng sẽ ngày càng gia tăng trong mối quan hệ tương đối với phân hữu
cơ. Và như vậy, vai trò của phân hữu cơ như một nguồn cung cấp cho cây trồng
ngày càng giảm. Việc sử dụng phân hữu cơ trước hết để ổn định độ phì nhiêu và
tạo nền thâm canh, nâng cao hiệu lực phân hoá học. Tất nhiên, quản lý tổng hợp
dinh dưỡng cây trồng phải được đặt trong mối quan hệ với quản lý đất tổng hợp
(ISM-Integrated Soil management), quản lý nước tổng hợp (IWM-Integrated
Water management và quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp (IPM-Integrated Pest

13


management), tạo nên một khái niệm mới: quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated
crop management) (Nguyễn Văn Bộ, 1999)[4].
1.2. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa
Như Đào Thế Tuấn (1970)[38] viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật để
bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6-20 ha mới có đủ dinh
dưỡng cung cấp cho 1 ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp này cũng không
thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu của
con người.
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới đều
đã, đang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón theo Bùi Huy
Đáp, (1980)[15]:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không đáp
ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng cây
phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ
thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi sinh vật đất
cung cấp dinh dưỡng cho cây... Việc bón phân cho cây thì chỉ bón các loại phân
thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng suất cây trồng thấp, việc cung cấp
dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của

vi sinh vật.
Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta, cùng nhiều nghiên cứu về cây lúa
đã cho thấy: để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung cấp 100-120 kg N/ha. Vì
vậy, nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30 tấn mới đủ
lượng đạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng phân hữu cơ.
Theo Bùi Huy Đáp (1980)[ 15] nếu dựa vào chăn nuôi thì lượng thóc sản xuất
được 5 tấn/ha, vừa đủ nuôi đàn lợn để có 30 tấn phân chuồng. Theo Vũ Hữu
Yêm (1995)[41]: thì nền nông nghiệp hữu cơ tuy có làm độ phì của đất suy giảm
chậm hơn nhưng nhìn tổng thể thì độ phì của đất vẫn bị suy giảm đáng kể. Kết quả
thử nghiệm sau 30 năm của FAO [41] cho thấy: “Nếu tận dụng hết phân chuồng và
tàn dư thực vật trong một trang trại để bón ruộng mà không bón phân hoá học, năng
14


suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số
cây giống mới (giống lai) cần có một lượng phân bón thích hợp thì mới đạt được
năng suất tối đa".
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào việc
nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Đúng như
nhận định của Yang trong hai năm 1998-1999[65].: “Không có phân hoá học, nông
nghiệp thế giới không thể nào trong 50 năm qua sản lượng tăng gấp 4 lần và trở
thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn minh”
Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của nhà
nông, nhưng đất có thể bị suy kiệt đến mức độ không thể sản xuất được nữa nếu
chúng ta không quan tâm đến bón phân cho cây trồng. Trong quá trình sử
dụng có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi không cần bù trả lại vì hàm
lượng của chúng quá nhiều trong đất. Đất có thể bị suy kiệt dần nếu chỉ quan
tâm trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.
Vì trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, mùn (chất hữu cơ) bị phân huỷ
để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời các chất dinh dưỡng khác có

thể bị rửa trôi hay bay hơi dẫn đến mất chất dinh dưỡng từ đất. Việc duy trì
hàm lượng mùn hợp lý trong đất có tác dụng rất rõ cho việc nâng cao hệ số sử
dụng phân bón của cây trồng. Ngoài ra, còn làm cơ sở cho việc tính lượng
phân bón nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt, đồng thời cũng
mở đường cho việc phát triển sản xuất và việc sử dụng phân bón hoá học
nhằm đạt hiệu quả trồng trọt ngày càng cao hơn.
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu cầu dinh dưỡng để
sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần thiết cho
cây lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương đối nhiều
tuỳ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, chế độ canh tác và cách bón phân. Khả
năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc cần bón
nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây. Những năm gần đây do diện tích sản
xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp lý nên đã dẫn đến

15


hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất làm giảm độ màu mỡ của đất nhanh chóng, đặc
biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy, để đảm bảo năng suất lúa cần phải hiểu rõ tính
chất của đất. Hiện nay, nhờ thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong công
tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống lúa mới chịu thâm canh, năng
suất, chất lượng cao hơn các giống lúa cũ đã được đưa vào sản xuất. Vì vậy, dựa
vào đặc điểm của giống để cung cấp phân bón cho lúa là cần thiết. Tuy nhiên,
theo Cục Khuyến nông và Khuyến Lâm (1998)[8] thì các giống lúa có thời gian
sinh trưởng khác nhau thì xác định thời kỳ bón, lượng phân bón khác nhau.
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh
mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít. Nếu
bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá
nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho năng suất giảm.

Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu
bệnh, dễ lốp đổ, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra, chiều cao cây phát triển mạnh,
trỗ muộn, năng suất giảm. Theo Bùi Huy Đáp (1980)[15], đạm là yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết
được tác dụng. Lê Văn Tiềm (1986)[36] thì khi cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu
tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng.
Theo Trần Thúc Sơn (1998)[35]: Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối
với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, là thành phần cơ bản của protein.
Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như
diệp lục và các enzym. Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axit Nuclêic
trong các ADN, ARN của nhân bào, nơi chứa các thông tin di truyền đóng vai trò
quan trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy, đạm là một yếu tố cơ bản của
quá trình đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực
đến việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác. Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu
xanh sẫm, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không
nên bón thừa đạm.
Theo nghiên cứu của Broadlen (1979) và các nghiên cứu của Đỗ Thị Tho và
Phạm Văn Cường (2004)[46] thì đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời

16


sống của cây lúa. Đạm giữ vị trí quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu
tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hoá
học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Trong các vật chất
khô của cây trồng có từ 1-5% đạm tổng số. Người ta thấy trong các bộ phận non
của cây hàm lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit,
các acid nucleic của các cơ quan trong cây.
Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc
Chất dinh

dưỡng

Lượng dinh dưỡng lấy đi (kg) để tạo ra 1 tấn thóc
Tổng cộng
Hạt
Rơm rạ

N

22,2

14,6

7,6

P2O5

7,1

6,0

1,1

K2O

31,6

3,2

28,4


CaO

3,9

0,1

3,8

MgO

4,0

2,3

1,7

S

0,9

0,6

0,3

Si

51,7

9,8


41,9

Cl

9,7

4,2

5,5

Cu

27,0

20,0

7,0

Fe

350,0

200,0

150,0

Mn

370,0


60,0

310,0

B

32,0

16,0

16,0

(Nguồn: Trung tâm TTKHKT hoá chất 1998) [41].
Nguyễn Như Hà năm 1998[19] cũng cho rằng: đạm có vai trò quan trọng
trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung
cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được
nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối
với năng suất lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành đòng và

17


×