Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

xác định tình hình phát sinh, mức độ gây hại sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) trên cây lúa và biện pháp phòng trừ tại xã hưng tây, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

BÙI QUANG HÙNG

XÁC ĐỊNH TÌNH HÌNH PHÁT SINH, MỨC ĐỘ
GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee) TRÊN CÂY LÚA VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TẠI XÃ HƯNG TÂY, HUYỆN HƯNG
NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Nghệ An, 2015


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

BÙI QUANG HÙNG

XÁC ĐỊNH TÌNH HÌNH PHÁT SINH, MỨC ĐỘ
GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee) TRÊN CÂY LÚA VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TẠI XÃ HƯNG TÂY, HUYỆN HƯNG
NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh

Nghệ An, 2015


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp hoàn toàn trung thực, có được qua các thí nghiệm do bản thân tiến hành
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong luận văn đã được
chính bản thân tôi tiến hành tại Trạm BVTV huyện Hưng Nguyên và trên địa bàn
xã Hưng Tây huyện Hưng Nguyên với sự đồng ý và hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Thanh.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Nghệ An, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Quang Hùng


iii
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của Thầy Cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư, Trạm BVTV huyện Hưng Nguyên,
chính quyền địa phương nơi nghiên cứu, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè.
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và kính trọng đến TS. Nguyễn Thị Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình cho tôi thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn Trạm BVTV huyện Hưng Nguyên, các anh chị đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi về thời gian, cơ sở vật chất, thiết bị cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin cám ơn chính quyền địa phương và bà con nông dân xã Hưng Tây đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong việc điều tra và thu thập mẫu vật.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Quang Hùng


iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
CT
CLN
DTDB
DTN
ĐĐ
ĐN

ĐTB2C
GĐST
PB
TB
TĐT
TT

Bảo vệ thực vật
Công thức
Cuốn lá nhỏ
Dự tính dự báo
Diện tích nhiễm
Đuôi đen
Đẻ nhánh
Đục thân bướm 2 chấm
Giai đoạn sinh trưởng
Phổ biến
Trung bình
Tiền đẻ trứng
Trưởng thành


v

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................iv
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................iv



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa tên khoa học là Oryza sativa L. là một trong năm loại cây lương
thực chính của thế giới, là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và
nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với người dân Việt Nam trồng lúa là một nghề
truyền thống từ rất xa xưa và kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích luỹ và
phát triển cùng sự hình thành và phát triển của dân tộc. Những tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong nước và trên thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã
thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên, bắt kịp trình độ tiên tiến của
thế giới.
Lúa là cây lương thực chính, là loại thực phẩm hạt quan trọng nhất trong bữa
ăn hàng ngày của 17 nước châu Á, 8 nước châu Phi và 7 nước châu Mỹ La Tinh.
Đối với các nước đang phát triển, lúa gạo cung cấp 27% năng lượng, 20% protein
trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trên thế giới hàng năm lượng gạo xuất khẩu
khoảng 15 triệu tấn với giá bình quân năm 2005 trên dưới 250 USD/tấn [27].
Bên cạnh đó gạo còn là nguồn nguyên liệu rất quan trọng trong ngành dược
phẩm, tất cả các viên nén của thuốc tân dược đều dùng tá dược là tinh bột gạo,
sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù...
Gạo dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu, bia. Từ rơm rạ người ta xản
xuất ra giấy caton chất lượng cao, ngoài ra còn dùng để nuôi trồng rất nhiều loài
nấm có giá trị kinh tế cao.
Cách mạng xanh trong nông nghiệp Việt Nam mấy chục năm qua gắn liền
với việc thay đổi cơ cấu mùa vụ và mở rộng ngày càng nhiều các giống nhập nội
từ Viện lúa quốc tế và Trung Quốc. Sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện hệ thống
canh tác lúa với những đặc trưng là giống lúa cải tiến, phân bón hoá học và hoá
chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều đã dẫn đến những thay đổi
sâu sắc về sinh thái đồng ruộng. Một số loài trước đây gây hại đáng kể, nhiều
năm gây hại nghiêm trọng, song hơn 10 năm trở lại đây có thể coi chúng không
còn là dịch hại nữa như sâu gai (Dicladispa armigera), sâu cắn gié (Mythimna

separata). Trong khi đó một số loài trước đây là dịch hại thứ yếu, thì trong 20


2
năm trở lại đây đã trở thành loại dịch hại chủ yếu, trong đó có sâu cuốn lá loại
nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) [27].
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Cnaphalocrocis medinalis Guenee (Lepidoptera:
Pyralidae) là một trong nhứng đối tượng dịch hại chính trên cây lúa. Sâu cuốn lá
nhỏ phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới. Trưởng thành
sâu cuốn lá nhỏ thường vũ hóa vào ban ngày và đẻ trứng vào ban đêm. Sâu non
nở ra nhả tơ và cuốn dọc lá thành một bao nằm trong đó và gặm ăn biểu bì mặt
trên lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này
có thể nối liền nhau tạo thành từng mảng. Chính vì vậy, sâu cuốn lá gây hại làm
giảm khả năng quang hợp, đặc biệt nếu gây hại trên lá đòng hoặc lá cận đòng
làm giảm năng suất rõ rệt [14].
Trong những năm gần đây, nhiều giống lúa với tiềm năng năng suất cao
được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đưa sản lượng lúa tăng lên rõ
rệt. Việc thay đổi cơ cấu giống đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch
hại phát sinh và gây hại, trong đó sâu cuốn lá nhỏ là một trong những đối tượng
dịch hại chính.
Theo Chi cục BVTV Nghệ An, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại và bùng
phát thành dịch vào vụ Hè Thu – Mùa năm 2010 với mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa
3, lứa 4, lứa 5 nơi cao 70 - 150 con/m 2, cục bộ 300 - 400 con/m 2. Tổng diện tích
nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 là 20901,70 ha; lứa 4 là 41465,20 ha; lứa 5 là
60832,20 ha. Trong đó diện tích nhiễm nặng lứa 3 là 4140,00 ha, lứa 4 là
20366,20 ha, lứa 5 là 29090,80 ha. Số liệu diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lứa 3,
lứa 4, lứa 5 phát sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2013 được
thể hiện Bảng dưới đây.



3
Bảng 1.1. Diện tích nhiễm sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)
trên địa bàn tỉnh Nghệ An vụ Hè Thu - Mùa từ năm 2010 đến năm 2013
Đơn vị tính: Ha
Lứa 3

Năm

Lứa 4

Lứa 5

Tổng

DTN

Tổng

DTN

Tổng

DTN

DTN

Nặng

DTN


Nặng

DTN

Nặng

2010

20901,70

4140,00

41465,20

20366,20

60832,20

29090,80

2011

1510,00

0,00

10679,00

1708,60


10899,60

1649,40

2012

3023,00

199,00

6221,20

440,00

328,00

20,00

2013

0,00

0,00

640,50

0,00

6853,30


1019,00

(Nguồn: Chi cục BVTV Nghệ An)
Để phòng trừ đối tượng dịch hại này, hàng năm nông dân cả nước đã sử
dụng hàng trăm tấn thuốc trừ sâu hóa học để phun. Lượng thuốc này góp phần
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gây chết các loài thiên địch có ích, gây ô
nhiễm môi trường.
Để góp thêm tài liệu làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng trừ sâu cuốn
lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa đạt hiệu quả cao nhằm ngăn
chặn sự phát sinh gây hại nặng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định
tình hình phát sinh, mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee) trên cây lúa và biện pháp phòng trừ tại xã Hưng Tây,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được thành phần sâu hại, thiên địch của sâu hại lúa và một số
đặc điểm sinh học sinh thái của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis
Guenee), tình hình phát sinh, mức độ gây hại, biện pháp phòng trừ để góp thêm
dẫn liệu làm cơ sở chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại xã Hưng Tây, huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, quy luật
phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) làm cơ
sở để từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm hạn chế tới mức thấp
nhất sự gây hại sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định tình hình phát sinh gây hại và đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá

nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) góp phần tích cực cho công tác dự tính
dự báo cũng như công tác chỉ đạo phòng trừ hiệu quả nhằm nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm đồng thời đưa ra được những khuyến cáo hợp lý hiệu quả
trong công tác phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


5
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh học sinh thái sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee)
Trưởng thành có xu tính ánh sáng mạnh, con cái vào đèn nhiều hơn con
đực. Chúng thường vũ hóa vào ban đêm và hoạt động giao phối ngay sau khi vũ
hóa 2 - 3 ngày thì đẻ trứng. Theo tài liệu cục BVTV 1985, trong điều kiện tự
nhiên ở đồng ruộng Việt Nam, mỗi ngài có thể đẻ trung bình 50 quả trứng trong
suốt thời gian sống của nó 3 - 7 ngày. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ngài cái cuốn
lá nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thức ăn khi ăn thêm sau vũ
hóa cũng ảnh hưởng đến số lượng trứng đẻ. Khả năng đẻ trứng của ngài còn phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết (Nhiệt độ).
Khi nghiên cứu về vị trí đẻ trứng, tác giả Hà Quang Hùng [12] cho biết
trứng được đẻ cả mặt trên và mặt dưới lá, tỷ lệ trứng đẻ mặt trên lá vụ mùa 1985
là 19,20% và mặt dưới lá là 80,80%. Vụ mùa 1989 cho thấy trứng đẻ ở mặt trên
lá lúa là 22,10% và mặt dưới lá lúa là 77,90%.
Trứng mới đẻ có màu trong, sau chuyển thành màu kem khi sắp nở. Thời
gian phát dục của pha trứng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nhiệt
độ. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu xác định thời
gian phát dục của pha trứng khoảng 3 - 4 ngày [35].
Trứng của ngài cuốn lá có hình bầu dục, dài khoảng 0,50 - 0,70mm; nhiệt
độ và ẩm độ không khí ảnh hưởng rất lớn tới thời gian phát dục pha trứng của

cuốn lá nhỏ. Ở nhiệt độ và ẩm độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phát
dục pha trứng của sâu cuốn lá nhỏ. Ở nhiệt độ 24 oC và ẩm độ trên 80% thì thời
gian trứng nở là 4 ngày. Từ tuổi 2 sâu bắt đầu nhả tơ và cuốn lá làm tổ, gặm chất
xanh của lá, sâu cuốn lá. Thời gian trung bình mỗi tuổi sâu là 3 ngày. Khả năng
sống và phát triển của sâu non không chỉ phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà còn
phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ của môi trường.
Sâu non cuốn lá nhỏ gây hại thời kỳ mạ cũng như các giai đoạn của lúa,
nhưng phá mạnh nhất là khi lúa đẻ nhánh đến ngậm sữa. Khi cây lúa có nhiều lá
bị cuốn thì khả năng quang hợp của cây lúa bị giảm, dẫn tới giảm năng suất, đặc


6
biệt khi lá đòng bị hại [22]. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ chịu ảnh hưởng rõ rệt yếu
tố nhiệt độ. Nhiệt độ càng gần tới ngưỡng tối thích thì thời gian phát dục các pha
càng ngắn. Ở nhiệt độ 20oC - 24oC, thời gian phát dục của pha trứng 4 - 5 ngày,
pha sâu non 23 - 35 ngày, pha nhộng 7 - 9 ngày, pha trưởng thành 3 - 8 ngày,
vòng đời 37 - 44 ngày. Còn ở nhiệt độ 26 oC - 29oC thì vòng đời của sâu cuốn lá
nhỏ được rút ngắn lại chỉ còn 27,94 ± 4,24 ngày [11].
1.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng
* Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại
với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định,
sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất.
Hệ sinh thái nông nghiệp vốn là hệ sinh thái tự nhiên được con người biến
đổi để sản xuất lương thực, thực phẩm, sợi và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Hệ sinh thái đồng ruộng là sự tồn tại của sinh vật (bao gồm các sinh vật
sống như cây trồng, cỏ dại, chuột, sâu hại, côn trùng ăn thịt, ký sinh, chim,
ếch,...) trong môi trường nhất định (đất, nước, không khí,...).
Hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng tạo ra khối lượng nông sản có ích cho
con người. Con người không ngừng cải tạo, hoàn chỉnh theo hướng có lợi cho mình,

cho hệ sinh thái nông nghiệp đơn giản, ít thành phần hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp kém bền vững cho nên muốn tồn tại phải có tác
động của con người. Tuy nhiên, cây trồng theo quy luật tự nhiên là thức ăn của
nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái nông nghiệp càng được chăm sóc, cây trồng
càng trở thành nguồn thức ăn tốt cho sinh vật đó. Chúng hoạt động mạnh, tích
luỹ số lượng phát triển thành dịch tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp.
Các loài sinh vật gây hại cho cây chiếm giữ những khâu nhất định trong chuỗi
dây chuyền dinh dưỡng, tham gia một cách tự nhiên vào chu trình chuyển hoá vật
chất tự nhiên [12].
* Dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho thấy một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây tổn thất về năng suất và phẩm chất của cây trồng là dịch hại. Dịch hại


7
làm giảm năng suất và làm cho cây trồng không thể tiến hành tạo năng suất một
cách bình thường. Sinh vật gây hại còn tiết ra các chất có tác động làm rối loạn
hoạt động sống của tế bào, làm ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng, làm giảm
giá trị hàng hoá của nông sản. Nói chung, dịch hại gây tổn hại cho cây trồng
nông nghiệp ở nhiều mặt (số lượng và chất lượng nông sản), mức độ gây hại
khác nhau tuỳ thuộc vào loại cây trồng và vùng sinh thái.
Sâu hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp. Nói về
tác hại của một loài sinh vật nào đó, thực ra là xét dưới góc độ lợi ích của nó đối
với con người. Trong tự nhiên không có loài sinh vật gây hại cũng không có sinh
vật nào hoàn toàn có lợi. Thực ra, mỗi loài sinh vật đều có một vị trí nhất định
trong mạng lưới dinh dưỡng của hệ sinh thái, chúng thực hiện những chức năng
riêng trong chu trình chuyển hoá vật chất của tự nhiên. Ở vòng tuần hoàn vật chất
các loại sinh vật tồn tại hài hoà với nhau khi hệ sinh thái hoạt động bình thường.
Do đó, đảm bảo cho hệ sinh thái tồn tại và phát triển. Trên cơ thể cây trồng và
xung quanh các loài cây trồng có rất nhiều loại sinh vật khác nhau cùng tồn tại.

Trong số đó, có loài cần thiết cho hoạt động sống của cây trồng, thiếu chúng cây
không thể sống được một cách bình thường. Bên cạnh đó, có loài sinh vật lấy cây
làm thức ăn. Mặc dù vậy, không phải tất cả tất cả sinh vật lấy cây trồng làm thức
ăn đều là dịch hại đối với con người: côn trùng ăn cỏ dại trở thành côn trùng có
ích. Côn trùng bắt mồi, ký sinh là yếu tố điều hoà quần thể dịch hại, tạo điều kiện
cho dịch hại giữ được số lượng thích hợp cho hệ sinh thái.
Như vậy “Sinh vật có lợi hay có hại không phải là thuộc tính của một sinh
vật nào đó mà là đặc tính của loài đó trong mối quan hệ dinh dưỡng nhất định
của mỗi hệ sinh thái”. Các loài sinh vật vừa là điều kiện tồn tại của nhau vừa là
yếu tố hạn chế nhau trong chuỗi dinh dưỡng của chu trình tuần hoàn vật chất. Vì
vậy, dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp [12].
* Mối quan hệ giữa sâu hại và cây trồng.
Mật độ quần thể sâu hại và thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau. Khi
lượng thức ăn nhiều thì mật độ sâu hại cao. Như vậy, yếu tố thức ăn ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sâu hại và môi trường. Nó làm kéo dài


8
hoặc rút ngắn vòng đời hoặc pha phát dục, làm tăng cường hoặc hạn chế khả
năng sinh sản của sâu hại từ đó làm thay đổi quy luật phát sinh của loài sâu hại ở
từng vùng sinh thái nhất định.
Cây trồng là nguồn thức ăn chính của sâu hại vì vậy loài sâu hại và số lượng
sâu hại có liên quan đến cây trồng (Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng,...).
1.1.3. Biến động số lượng côn trùng
Các quy luật điều chỉnh số lượng của sinh vật là một trong những vấn đề
trung tâm của sinh thái học hiện đại. Sự khủng hoảng trong công tác bảo vệ thực
vật càng làm tăng giá trị thực tiễn của vấn đề. Việc sử dụng không hợp lý và quá
lạm dụng các loại thuốc hoá học trừ sâu, bệnh, cỏ dại đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống cũng như đã làm suy giảm tính đa dạng sinh học và sự

phát triển bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tiêu diệt một
số lượng không nhỏ các loài côn trùng có ích mà trong nhiều trường hợp chính
những loài này lại có vai trò tích cực đối với việc kìm hãm sự bùng phát dịch của
các loài sâu hại. Vì vậy đã làm cho số lượng của các quần thể có lợi cũng như có
hại biến đổi theo chiều hướng không mong muốn.
Số lượng của các loài sâu hại nói riêng và côn trùng nói chung thường có sự
dao động giữa các pha với nhau và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự biến động
số lượng của sâu hại có mối quan hệ với thiên địch và yếu tố gây bệnh. Đối với
côn trùng ăn thịt, sự điều chỉnh số lượng quần thể quan trọng là sự cạnh tranh
trong loài. Sự cạnh tranh trong loài là cơ chế điều hoà cao nhất. Cơ chế này tác
động ở mức độ số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự át chế
lẫn nhau của các cá thể cùng loài. Ngoài sự cạnh tranh, các mối quan hệ trong
loài có một số cơ chế cơ bản tự điều hoà số lượng như tác động tín hiệu thường
xảy ra trong sự tiếp xúc giữa các cá thể cùng loài.
Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến động số lượng và các dạng
cơ chế điều hoà số lượng, Viktorov (1967) đã tổng hợp khái quát thành sơ đồ
chung của biến động số lượng côn trùng. Một trong những đặc trưng của quần
thể là mật độ cá thể trong quần thể được xác định bởi sự tương quan của các quá


9
trình tăng thêm và giảm bớt đi số lượng cá thể. Tất cả các yếu tố biến động số
lượng đều tác động đến các quá trình này khi chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỷ
lệ tử vong và sự phát tán của các cá thể. Các yếu tố vô sinh mà trước tiên là điều
kiện khí hậu, thời tiết tác động biến đổi lên côn trùng được thực hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua thức ăn, thiên địch.
Sự điều hoà được đảm bảo bằng sự tồn tại của các mối liên hệ ngược trở lại.
Điều đó phản ánh ảnh hưởng của mật độ quần thể lên sức sinh sản, tỷ lệ tử vong
và sự di cư trực tiếp thông qua mối quan hệ bên trong loài cũng như sự thay đổi
đặc điểm của thức ăn và đặc tính tích cực của thiên địch. Chính nhờ mối quan hệ

ngược này đã đảm bảo cho quần thể luôn cân bằng giữa sự tăng lên và giảm
xuống của số lượng cá thể trong quần thể [27].

Thức ăn

Quan hệ
trong loài

Yếu tố
vô sinh

Sức sinh
sản, tỷ lệ
chết, di cư

Mật độ
quần thê

Thiên
địch
Hình 1.1. Sơ đồ chung về tác động của các yếu tố lên quần thể côn trùng [18].
Các sinh vật ăn côn trùng chuyên hoá có khả năng thực hiện sự điều hoà số
lượng cá thể ở cả mật độ thấp được xác nhận trong thực tiễn của phương pháp
sinh học đấu tranh chống côn trùng gây hại. Còn đối với các loài ký sinh và ăn
thịt chuyên hoá chúng có thể hoạt động trong phạm vi rộng hơn của mật độ quần
thể vật chủ (con mồi) nhờ khả năng tăng số lượng với sự gia tăng mật độ của sâu


10
hại. Điều này đã được ghi nhận trong thực tế ở những trường hợp khả năng

khống chế sự bùng phát sinh sản hàng loạt của sâu hại bởi sinh vật ăn côn trùng
chuyên hoá. Vai trò quan trọng của ký sinh, ăn thịt được coi là yếu tố điều hoà số
lượng của côn trùng và được thể hiện ở hai phản ứng đặc trưng là phản ứng số
lượng và phản ứng chức năng.
Phản ứng số lượng thể hiện khi gia tăng quần thể vật mồi và vật chủ thì kéo
theo sự gia tăng số lượng vật ăn thịt, vật ký sinh. Phản ứng chức năng được biểu
thị ở chỗ khi mật độ quần thể vật mồi (vật chủ) gia tăng thì số lượng cá thể của
chúng bị tiêu diệt bởi vật ăn thịt (vật ký sinh) cũng tăng lên.
Như vậy, sự điều hoà số lượng côn trùng được thực hiện bằng một hệ thống
hoàn chỉnh các cơ chế điều hoà liên tục kế tiếp nhau. Các cơ chế điều hoà rất tốt
ở cả những loài có số lượng cao và cả những loài có số lượng thấp. Phòng trừ
tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa cây
trồng - sâu hại - thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp và các nguyên tắc sinh
thái, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp [18].
1.1.4. Sự điều chỉnh số lượng quần thể
Điều hoà tự nhiên gồm cả trạng thái cân bằng và phá vỡ cân bằng. Những
yếu tố vô sinh của môi trường có tác động quan trọng trong hai trạng thái này.
Khi trong môi trường khá ổn định, có một cơ chế điều hoà mật độ là nguyên

Mật độ quần thể

nhân chính gây nên sự thay đổi mật độ thì những yếu tố vô sinh chỉ tác động theo
kiểu gián tiếp là chủ yếu.
Quần thể sinh vật sống trong môi trường không phải chỉ thích nghi một

cách bị động với những
tácđược
độngxác
của định
môi bởi

trường
mà tài
có nguyên
thể làm thay đổi môi
Giới hạn
nguồn
tranh trong
loài Do đó, điều chỉnh số lượng phù hợp với
trường theo hướng có Cạnh
lợi cho
mình.
dung tích sống củaBệnh
môidịch
trường là một chức năng rất quan trọng với bất kỳ quần
thể nào (cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể).
Thiên địch chuyên hoá

Thiên địch đa thực

Thời gian


11

Hình 1.2. Vùng tác động của các nhóm thiên địch đối với sâu hại [24].
A - Vùng tác động của thiên địch đa thực, B - Vùng tác động của thiên địch
chuyên hóa (trừ vi sinh vật gây bệnh), C - Vùng tác động của vi sinh vật gây
bệnh, D - Vùng tác động của cơ chế cạnh tranh trong loài.
Cơ chế tổng quát điều chỉnh số lượng của quần thể chính là mối quan hệ nội
tại được hình thành ngay trong các cá thể cấu trúc nên quần thể và trong mối

quan hệ của các quần thể sống trong quần xã và hệ sinh thái.
Trong quá trình điều chỉnh số lượng quần thể thì mật độ có vai trò rất quan
trọng, nó như một “tín hiệu sinh học” thông báo cho quần thể biết phải phản ứng
như thế nào trước biến đổi của các yếu tố môi trường.
Đối với vật chủ - vật ký sinh, mối quan hệ giữa chúng là một trong các cơ
chế điều chỉnh mật độ của cả hai quần thể gọi là mối quan hệ “dãy thức ăn 3
bậc”: Vật chủ (bậc 1) - Vật ký sinh bậc 1 (bậc 2) - Vật ký sinh bậc 2 (bậc 3). Mối
quan hệ này trong tự nhiên tạo ra một cân bằng động giữa số lượng vật chủ và
vật ký sinh. Các yếu tố phụ thuộc mật độ giúp cho quần thể điều chỉnh số lượng,
ngăn ngừa tình trạng dư thừa dân số và xác lập trạng thái cân bằng bền vững
thông qua hai quá trình tự điều chỉnh là sinh sản và sự tử vong [24].
1.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại lúa
Trên thế giới có khoảng 800 loài sâu hại lúa [18]. Chiu. S.F (1980) [41] có
nhận xét ở các nước trồng lúa khác nhau, các loài sâu hại chính trên lúa cũng


12
khác nhau; ở vùng nam Trung Quốc các loài sâu hại chính trên lúa là sâu đục
thân bướm 2 chấm sâu đục thân 5 vạch, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh đuôi
đen, sâu năn, bọ trĩ.
Ở mỗi vùng sinh thái có số loài sâu hại chính trên cây lúa khác nhau. Các
kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ở châu Á có số loài sâu hại chính trên lúa nhiều
nhất 28 loài, châu Úc 9 loài, châu Phi 15 loài, châu Mỹ 13 loài (Kiritani, 1979)
[46].
Các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa cũng có số lượng loài sâu
hại chính khác nhau, giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có khoảng 22 loài, giai
đoạn làm đòng đến trỗ có khoảng 8 loài và giai đoạn chín có 3 - 4 loài (Norton
et al, 1990) [47].
Nhìn chung sâu hại trên lúa rất phong phú về chủng loài. Tuy nhiên, mỗi

giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mỗi một vùng trồng lúa khác nhau
có một phức hợp loài sâu hại chính khác nhau.
1.2.2. Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại lúa
Thiên địch của sâu hại rất đa dạng và phong phú, chúng có vai trò rất quan
trọng không những góp phần điều chỉnh mật độ quần thể sâu hại phát triển dưới
ngưỡng gây hại kinh tế ở một điều kiện cụ thể nào đó mà còn giúp con người hạn
chế số lần phun thuốc hóa học trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường sinh thái ổn
định.
Số lượng côn trùng các loài ký sinh rất phong phú, ở Trung Quốc có tới 30
loài ong ký sinh, trong đó loài có khả năng ký sinh cao nhất là (Apanteles
cypris) và (Elamus sp.). Trong năm tỷ lệ ký sinh sâu non do loài (Apanteles
cypris) ở lứa 3 chiếm 36,2%, lứa 4 chiếm 21,6% (CABI, 1999) [39]. Chen và
Chiu (1983) [40] cho thấy có 25 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có
21 loài ong ký sinh, 2 loài nhện ăn thịt và 2 loài nấm gây bệnh.
Trong 3 nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ là nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm
ký sinh và nhóm vi sinh vật gây bệnh thì nhóm ký sinh đặc biệt là nhóm ký sinh
chuyên tính có mối quan hệ rất chặt chẽ, có vai trò rất quan trọng trong việc làm
giảm mật độ quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng (CABI, 1999) [39].


13
W.H.Reissing và et al. (1986) [48] cho biết trên đồng ruộng vùng nhiệt đới các
kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hoạt động rất tích cực, chúng tấn công sâu
cuốn lá nhỏ ở các pha phát dục. Ngoài nhóm thiên địch bắt mồi và ký sinh, nhóm
vi sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn lá nhỏ bao gồm các loài nấm, vi khuẩn, vi
rút...có vai trò không nhỏ trong việc làm tăng chết tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ
trên đồng ruộng, làm giảm mật độ sâu cuốn lá nhỏ cùng với các nhóm thiên địch
khác.
1.2.3. Nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ
1.2.3.1. Nghiên cứu về tên và thành phần loài

Theo nghiên cứu của Abraham xuất xứ tên gọi và phân loại của sâu CLN
như sau:
Tên thường gọi: Cnaphalocrocis medinalis (Guenee, 1854).
Vị trí phân loại:
Họ phụ: Pyraustinae.
Họ: Pyralidae.
Bộ: Lepidoptera.
Tên gọi khác:
Salbia medinalis Guenee 1854.
Botys rutilalis Walker 1859.
Botys iolealis Walker 1859.
Cnaphalocrosis jolynalis Lederer 1863.
Botys acerrimalis Walker 1865.
Marasmia medinalis castensziana Rothschild.
Cnaphalocrocis iolealis Walkel.
Nghiên cứu của Reissig et al. 1986 cũng như của Dale 1994 đã ghi nhận có
4 loài sâu CLN thuộc họ ngài sáng (Pyralidea), bộ cánh vảy (Lepidoptera) đó là:
Cnaphalocrocis medinalis Guenee.
Marasmia (Susumia) exigua Butler.
Marasmia patnalis (Bradley).
Và Marasmia Ruralis (Walker).


14
Trong số chúng phổ biến là Cnaphalocrosis medinalis Guenee [15].
1.2.3.2. Nghiên cứu về sự phân bố
Phạm vi phân bố của sâu cuốn lá nhỏ rất rộng, chúng có mặt ở 3 trong 6
châu lục đó là châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Châu Á là một trong những
châu lục có diện phân bố sâu CLN tập trung nhất điển hình như Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan, Bangladesh, Butan, Philippin, Singapo, Malaysia, Indonesia, ... Ở

châu Đại Dương sâu CLN gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin, Úc, ... [39].
Bản đồ phân bố sâu CLN được CIE thể hiện năm 1987, sau đó Khan và
cộng sự bổ sung năm 1988 [45] rồi được Barion và cộng sự hoàn chỉnh năm
1991 (CABI, 1999) [39]. Theo đó sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi phân bố rộng.
Chúng có mặt ở 3 trong số 6 châu lục 6 châu lục, đó là Châu Á, châu Phi và
châu Đại Dương. Ở các châu này sâu CLN xuất hiện và gây hại hầu hết các
nước trồng lúa. Châu Á là châu lục có diện tích phân bố sâu CLN phổ biến và
tập trung nhất. Hầu như các nước châu Á đều thấy sự có mặt của loài sâu này.
Như vậy sâu CLN phân bố chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam châu Á
thuộc những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cũng là nơi có diện tích trồng
lúa lớn nhất thế giới.
1.2.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái
Trước khi bắt đầu hoạt động gây hại, sâu CLN cuốn lá tạo thành tổ bằng
cách nhả tơ khâu 2 mép lá lại với nhau. để bảo vệ chính nó, sâu chỉ gặm ăn phần
chất xanh (thịt lá) để lại lớp biểu bì mặt dưới lá màu trắng, trong suốt, chạy dọc
theo gân chính. Trường hợp cây bị hại nặng, bộ lá trở lên khô xác (Shen et al,
1984) [49]. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây lúa
dẫn đến năng suất lúa bị giảm sút, thậm chí có thể bị mất trắng.
Ở Trung Quốc, Cnaphalocrocis medinalis Guenee phân bố ở diện rộng.
CABI (1999) [39] dẫn tài liệu của Chang et al (1981) cho rằng loài này xuất
hiện và gây hại ở phía Bắc Trung Quốc từ mùa xuân đến đầu mùa hè. Tại vùng
Tây Nam, chúng qua đông và bắt đầu vào mùa thu. Qua nhiều năm nghiên cứu,
họ thấy rằng ở quần thể sâu hại này, sức đẻ trứng trung bình là 153 trứng/con
cái. Theo Gu và Chang (1987), sâu CLN rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí


15
hậu ở Trung Quốc. Các giai đoạn phát dục của Cnaphalocrocis medinalis
Guenee ngắn lại khi nhiệt độ cao, Sau khi qua đông, hoạt động sinh sản của con
cái trở lại bình thường (dẫn bởi CABI, 1999) [39]. Chang et al (1981) cho rằng

có 5 lứa sâu trong một năm ở Trung Quốc. Vào tháng 8 và tháng 9, quần thể sâu
hại tạm ngừng sinh trưởng. Ngài sống từ 4 - 7 ngày (dẫn bởi CABI, 1999) [39].
Theo nghiên cứu của Hirao (1982) [44], tại Trung Quốc sự bùng phát dịch của
Cnaphalocrocis medinalis Guenee gây ra vào các năm 1967, 1970, 1971, 1974,
1981. Đặc biệt tại tỉnh Jiangsu dịch sâu CLN xảy ra vào các năm 1973, 1977,
1979. Barrion et al (1991) [38] khi nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ ở Philipin
thấy rằng thời gian từ trứng đến trưởng thành là 25 - 52 ngày, trứng là 3 - 6
ngày, sâu non 15 - 36 ngày, nhộng 6 - 9 ngày, khả năng đẻ của con cái 15 - 36
ngày. Tuy nhiên theo Gonxales (1974) [43], thời gian đẻ trứng của sâu CLN từ
2 - 8 ngày.
Tại Nhật Bản, vòng đời của sâu CLN thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ.
Wada và Kobayashi (1980) cho biết trong khoảng nhiệt độ từ 25 oC - 30oC vòng
đời từ 21 - 28,6 ngày, ở nhiệt độ 20oC - 22,5oC là 35 - 49,2 ngày. Vòng đời kéo
dài 73,5 ngày ở nhiệt độ 17,5oC. Tỷ lệ trứng nở từ 80 - 100% trong điều kiện
nhiệt độ 17,5oC – 30oC. Ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của trứng là
12,5oC. Thông thường sâu non trải qua 5 tuổi, thời gian hoàn thành giai đoạn
sâu non còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn lúa đẻ
nhánh ở nhiệt độ 25oC, thời gian sâu non là 15,5 - 16,5 ngày. Sâu non sống trên
lá lúa giai đoạn làm đòng, thời gian phát dục là 18,5 - 20,5 ngày. Thời gian
nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt độ 30oC; 5,8 ngày ở nhiệt độ 27,5oC và 7,6 ngày ở
nhiệt độ 25oC. Ở hầu hết các điều kiện nhiệt độ khác nhau con đực thường sống
lâu hơn con cái (dẫn bởi CABI, 1999) [39].
1.2.3.4. Nghiên cứu về phạm vi ký chủ.
Ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ là cây lúa (Oryza sativa L.). Những cây
ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ như cây ngô, cây cao lương, cây lúa mì và một số
loại cỏ như cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ gà nước, cỏ lá tranh, cỏ đuôi phụng. Sâu
cuốn lá nhỏ có thể tồn tại trên đồng khi thiếu vắng cây ký chủ chính, sự di


16

chuyển của chúng qua các mùa vụ nhờ các cây trồng là các ký chủ phụ quanh
ruộng lúa.
1.2.3.5. Nghiên cứu về tập tính ăn
Thí nghiệm thử sức ăn của loài sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis
Guenee) trên giống chống và giống nhiễm được kiểm tra bằng hệ thống máy ghi
điện tử (The Electronic monitoring System - EMS) do R.C. Saxena và Z.R Khan
thí nghiệm năm 1991. Thí nghiệm được tiến hành trên giống chống TKM.6 và
giống nhiễm IR.36 với sâu non tuổi 3. Kết quả cho thấy sau 60 phút quan sát,
trên giống nhiễm IR.36 sâu non ăn trung bình gần 27 phút, trong khi trên giống
TKM.6 sâu non chỉ ăn trung bình 10,8 phút. Trong 24h, trên giống nhiễm sâu
non tuổi 3 ăn hết 3,36 ± 0,5cm 2 lá, còn trên giống chống sâu non chỉ ăn hết 2,29
± 0,04cm2 (Độ tin cậy P < 0,05). Điều này chứng tỏ khả năng gây hại trên giống
chống thấp hơn giống nhiễm [45].
1.2.3.6. Nghiên cứu về thiên địch
Sâu cuốn lá nhỏ có một tập hợp thiên địch phong phú gồm 3 nhóm: Bắt
mồi, ký sinh, vi sinh vật gây bệnh. Trên thế giới đã phát hiện 103 loài thuộc họ
cánh màng và bộ hai cánh ký sinh trên 3 pha phát dục (Trứng, sâu non, nhộng)
của sâu cuốn lá nhỏ. Con số này chung cho một số nước ở Châu Á như Philipin,
Ấn Độ, Nhật Bản,...là hơn 60 loài. Ít nhất đã ghi nhận được 19 loài bắt mồi thuộc
bộ nhện lớn, bộ cánh nửa, bộ cánh màng. Nhóm sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn
lá nhỏ gồm một số loài nấm, vi khuẩn, virus. Các sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn
lá nhỏ chủ yếu ở pha sâu non bao gồm: Beauveria bassiana Balls, Penicillium
Oxalicum Curric, Syncephalastrum racemosum Cohn, Bacilus thuringinsis
Berliner,...(Chiu, 1980; IRRI, 1987; JICA, 1981; Joshi ct al., 1987) [41].
Các loài ký sinh sâu cuốn lá nhỏ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Nghiên cứu của Yashumatshu (1964) cho thấy nhiều loài ký sinh có vai trò lớn
trong việc hạn chế sâu cuốn lá nhỏ như các loài ong ký sinh sâu non Apanteles
cipris, Cotesia flavipes, Bracon sp., ong ký sinh nhộng Xanthopimpla spp.,...
Ong ký sinh đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae) và ong ký sinh mắt đỏ
(Trichogramma sp.) là những ký sinh quan trọng của pha trứng sâu cuốn lá nhỏ.



17
1.2.3.7. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ.
Trước hết cần quan niệm khách quan và hợp lý về các loài sâu ăn lá lúa.
Bình thường khái niệm sâu ăn lá lúa không đồng nghĩa với sâu hại. Nó chỉ thực
hiện chức năng trong hệ sinh quần đồng ruộng, tham gia thực hiện chu chuyển
dòng năng lượng trong tự nhiên. Tác động ăn lá của sâu có lợi cho cây lúa khi bộ
lá quá rậm rạp, đồng thời đây cũng là nguồn dinh dưỡng cho nhiều thiên địch
trên ruộng lúa, tạo nên mạng lưới thức ăn bền vững trong hệ sinh quần ruộng lúa.
Chỉ khi sâu phát triển quá mức gây hại đáng kể cho cây lúa thì được xem là dịch
hại của cây trồng. Các nhóm biện pháp trong phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ được
nghiên cứu trên thế giới gồm: Biện pháp sử dụng giống kháng, biện pháp canh
tác, biện pháp biện pháp sinh học, biện pháp hóa học.
Biện pháp sử dụng giống kháng:
Ở Trung Quốc các chương trình nghiên cứu chọn giống chống chịu cuốn lá
nhỏ đã được tiến hành (Peng 1982), ở Ấn Độ (Nadarajan và Nair 1983) và ở
Viện lúa Quốc tế IRRI (Gonxales, 1974). Trên 17.914 loài trong tập đoàn quỹ
gen lúa thế giới được khảo nghiệm, có 35 loài (0,2%) là có tính chống cuốn lá
nhỏ, 80 loài (0,45%) có mức chống trung bình, 4 loài có tính chống tốt nhất
(Darukasail, Choorapundi Balam và Gara). Nhiều giống lúa được chọn lọc từ 10
nước: Bangladesh, Trung Quốc (Trung Hoa và Đài L o a n , Ấn Độ, Indonesia,
Italy, Malaysia, Philippines, Srilanca và Thái Lan được nhập vào quỹ gen Quốc
tế ở IRRI. Hầu hết các giống được khảo nghiệm (8.297) là từ Ấn Độ, 16 giống từ
Bangladesh có khả năng chống hoặc chống ở mức trung bình cuốn lá nhỏ. Bộ
sưu tập giống lúa dại của IRRI có khoảng 1000 loài, 8 trong số 257 loài được
khảo nghiệm là có tính chống và 3 giống có tính chống mức trung bình cuốn lá
nhỏ. Trong khi đó không có giống lúa nào của Mỹ có tính chống cuốn lá nhỏ, chỉ
có khoảng 2 trong 632 dòng có tính chống cuốn lá nhỏ được lai tạo có năng suất
cao, thấp cây, đẻ nhánh khoẻ, chịu phân ở Đông Nam Á thì chưa có giống nào

chống sâu cuốn lá nhỏ [48]. Các giống lúa chống chịu sâu cuốn lá nhỏ cũng góp
phần tích cực trong việc hạn chế mức gây hại của chúng.
Biện pháp canh tác:


18
Biện pháp canh tác là một biện pháp có ảnh hưởng lớn đến mật ñộ sâu cuốn
lá nhỏ có mặt trên đồng ruộng. Cần chú ý tiêu diệt kí chủ phụ quanh bờ là nơi cư
trú của chúng mỗi khi chuyển vụ, là nguồn sâu quan trọng để chuyển sang vụ
sau, cỏ bấc là một trong những cây kí chủ chính để sâu cuốn lá nhỏ tồn tại và
phát triển. Những ruộng lúa gần mương máng nhiều cỏ bấc thì có mật độ sâu cao
hơn những nơi khác.
Phương pháp bón phân hợp lý, cân đối NPK, đặc biệt không nên bón phân
đạm quá muộn (tức là không nên bón đạm sau khi lúa bước sang giai đoạn
tượng khối sơ khởi), vì nếu bón đạm muộn thì sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng
cây lúa, bộ lá xanh non, thu hút trưởng thành đến tập trung và đẻ trứng, yếu tố
này rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại.
Bằng các công thức bón lót toàn bộ hay chỉ 1/2 lượng bón lót và 1/2 lượng
còn lại bón thúc hoặc bón vãi toàn bộ vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc bón toàn bộ
bằng cách vo viên dúi gốc vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc là 1/2 lượng đạm bón
vào ngày thứ 15 sau cấy và 1/2 lượng còn lại vào ngày thứ 35. Tất cả các công
thức trên đều được theo dõi ở 2 mức phân bón là 76 kg N/ha và 150 kg N/ha,
kết quả cho thấy tất cả các công thức bón lót đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại
nặng hơn sau đó mới đến bón thúc [36].
Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh
phát triển, không nên cấy mật độ quá dày, nên cấy với khoảng cách khoảng 22,5
x 20 cm cũng có tác dụng hạn chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng. Việc
bố trí thời vụ gieo cấy cũng ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ. nếu bố trí
cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu
cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị

ảnh hưởng của lứa sâu này [16].
Biện pháp sinh học:
Đấu tranh sinh học là một trong những giải pháp trong hệ thống phòng trừ
tổng hợp đem lại hiệu quả về kinh tế, an toàn môi trường và giữ cân bằng sinh
thái. Việc lợi dụng kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ để khống chế mật độ của
chúng dưới ngưỡng gây hại là mục tiêu của các nhà bảo vệ thực vật với rất nhiều


19
giải pháp khác nhau như nuôi, nhân thả thiên địch, nhập nội, bảo vệ và tăng
cường hoạt động của thiên địch bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không
sử dụng những loài thuốc có độ độc cao với thiên địch, tạo môi trường thuận lợi
cho thiên địch phát triển.
Tại Quảng Đông Trung Quốc loài ong Trichogramma japonicum
Aslimead đã được sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ có tác dụng làm giảm
tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng. Lượng ong thả là 15 vạn
con/ha nếu mật độ là 5 trứng / khóm, có thể thả liên tục 3 - 4 lần cách nhau 1 - 2
ngày. Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non
tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc. Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và
chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỷ lệ kí sinh tới 15 - 25%
(Theo Chen C.C., S.F. Chiu (1983) [40].
Biện pháp hoá học
Có rất nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau dùng để phòng trừ sâu CLN. Tuy
nhiên, việc sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu hại nói chung và sâu
CLN nói riêng đòi hỏi rất thận trọng bởi những tác động tiêu cực của chúng với
quần thể thiên địch, môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Biện pháp hữu
ích nhất là phun thuốc để trừ sâu CLN ít nhất là 30 ngày sau cấy hoặc 40 ngày
sau sạ. Mức độ thiệt hại trên lá đòng cao hơn 50% từ giai đoạn làm đòng - chín
có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phun. Ruộng lúa sẽ tránh được thiệt hại
do sâu CLN gây ra khi quản lý tốt nước và dinh dưỡng. Nhóm thuốc Pyrethroid

và các thuốc trừ sâu có phổ rộng có thể tiêu diệt được sâu non song có thể gây
rủi ro cho cây lúa vì sự bùng phát của các loài dịch hại thứ yếu như rầy nâu đó
là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học. Ở một vài quốc gia, nông dân sử
dụng tới 40% số lần phun để trừ sâu CLN, trong điều kiện nghiên cứu khi nông
dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập
từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí thuốc trừ sâu. Việc giảm sự phun có
thể giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân do thuốc trừ sâu gây ra. Rất
nhiều thông tin nghiên cứu về thuốc trừ sâu CLN do Valencia et al (1979,
1982), Endo et al (1981), Hirao (1982), Saroja et al (1982), Endo et al (1987)


×