Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Xác định thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ xít cổ ngỗng đen (sycanus croceovittatus dohrn) trên cây chè ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN TIẾN KỲ

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT
MỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA LỒI BỌ XÍT CỔ NGỖNG ĐEN (Sycanus
croceovittatus Dohrn) TRÊN CÂY CHÈ Ở
HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN TIẾN KỲ

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT
MỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA LỒI BỌ XÍT CỔ NGỖNG ĐEN (Sycanus
croceovittatus Dohrn) TRÊN CÂY CHÈ Ở


HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60-62-01-10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM

NGHỆ AN, 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin gam đoan rằng, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận
án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 21 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Kỳ


4
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về những chỉ dẫn tận tình
của PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật- Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong suốt q trình thực hiện và

hồn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông Lâm Ngư
trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp các kiến thức quý
báu và những chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn thạc sĩ này.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn anh em, cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật
vùng VI- Cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn về tất cả những giúp đỡ q báu đó.
Cuối cùng, tơi muốn giành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình, bạn bè ,
đồng nghiệp cùng tập thể lớp cao học khoa học cây trồng khóa 21 – những
người đã ln động viên và tạo mọi điều kiện để cho tơi hồn thành bản luận
văn.
Nghệ An,ngày 21 tháng 9
năm 2015

Tác giả luận
văn

Nguyễn
Tiến Kỳ


5
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

i
ii

iii

MỤC LỤC
DANH LỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

v
vii

DANH LỤC CÁC HÌNH
MỞ

1

ĐẦU ...................................................................................................

1.1.



do

chọn

đề

tài

………………………………………………………
1.2.
Mục

tiêu
nghiên

cứu

…………………………………………….......
1.3.
Yêu
cầu
nghiên

cứu

…………………………………………………..
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học

4

.....................................................................................

1.2. Những nghiên cứu trên thế

5

giới ...................................................
1.3. Những nghiên cứu trong


11

nước ....................................................
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

gian



cứu .................................................
2.2.
Nội

2

4

............................

Thời

2

3

………………………………………

2.1.

1


địa

điểm

dung

cứu ......................................................................
2.3.
Phương
pháp

20
nghiên
nghiên
nghiên

20
20
21


6
cứu ...............................................................
2.4.

phương

pháp


xử



…………………………
2.5.
Xử



bảo

quản



mẫu

số

vật
liệu

………………………………………………………….

24
25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Nghiên cứu thành phần, mức độ phổ biến của các lồi cơn
trùng

bắt

mồi

trên

cây

chè

tại

địa

điểm

nghiên

27

cứu……………………………
3.2. Nghiên cứu phổ vật mồi và khả năng ăn mồi (sâu hại chè)
của lồi bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus Dohrn tại
địa

điểm


nghiên

33

cứu.................................................................................
3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi bọ
xít

cổ

ngỗng

đen

Sycanus

42

croceovittatus .................................................
3.4. Đề xuất các biện pháp lợi dụng, bảo vệ các côn trùng bắt
mồi nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây
chè

tại

huyện

Thanh

59


Chương ............................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHẦN PHỤ LỤC

81


7
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 3.1: Thành phần các lồi cơn trùng bắt mồi và con mồi của
chúng trên cây chè tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Bảng 3.2: Số lượng các họ, giống và lồi của nhóm cơn trùng bắt
mồi trên cây chè ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Bảng 3.3: Phổ vật mồi của lồi bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi trên cây
chè ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An

27

31
34

Bảng 3.4. Tỷ lệ bắt gặp của lồi bọ xít cổ ngỗng Sycanus
croceovittatus và của các lồi bắt mồi phổ biến khác trên cây chè tại

35

điểm nghiên cứu
Bảng 3.5: Khả năng ăn một số loài sâu hại trên chè của lồi bọ xít
cổ ngồng đen Sycanus croceovittatus trong phịng thí nghiệm (Nhiệt

37

độ: 26,5-30 oC, độ ẩm:78-82%)
Bảng 3.6. Khả năng ăn mồi của lồi bọ xít Sycanus croceovittatus khi
nuôi tập thể với thức ăn là sâu cuốn lá chè (Nhiệt độ: 26,5-30 oC, độ

39

ẩm:78-82%)
Bảng 3.7. Tính ưa thích tuổi vật mồi của lồi bọ xít cổ ngỗng
Sycanus croceovittatus trong phịng thí nghiệm (Nhiệt độ: 26,5-30 oC,

41

độ ẩm:78-82%)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến khả năng ăn mồi của lồi
bọ xít cổ ngỗng Sycanus croceovittatus (Nhiệt độ: 25,0-27,8 oC, độ


42

ẩm:77,2-80,4%)
Bảng 3.9: Kích thước trung bình của các pha phát triển lồi bọ xít cổ
ngỗng đen Sycanus croceovittatus

46

Bảng 3.10: Thời gian phát dục và tỷ lệ nở của trứng của lồi bọ xít
cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus (Nhiệt độ 26,1- 30.8
0

C và ẩm độ 75,6-80,5 %)

47


8

Bảng 3.11: Thời gian phát dục của thiếu trùng loài bọ xít cổ ngỗng
đen
Sycanus croceovittatus

(Nhiệt độ: 26,1- 30.80C - ẩm độ: 75,6-

48

80,5%)
Bảng 3.12: Số lượng trứng đẻ từ trưởng thành cái lồi bọ xít cổ
ngỗng

đen Sycanus croceovittatus (Nhiệt độ: 26,1- 30.80C - ẩm độ: 75,6-

50

80,5%)
Bảng 3.13: Thời gian phát dục của con cái và thời gian sống của lồi
bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus trong phịng thí nghiệm

51

(Nhiệt độ 26,1- 30.8 0C và ẩm độ 75,6-80,5 %)
Bảng 3.14: Vòng đời của bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus
croceovitattus trong điều kiện phịng thí nghiệm (Nhiệt độ: 26,1-

52

30.80C - ẩm độ: 75,6-80,5%)
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của 3 loại thuốc bảo vệ thực vật đến sức sống
của bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus (theo Abbott)
Bảng 3.16: Mật độ của loài Sycanus croceovittatus trên cây chè ở
các công thức phun thuốc tại các điểm điều tra.
Bảng 3.17: Hiệu quả phòng trừ các loài sâu hại chè thuộc bộ Cánh
vẩy của loài bọ xít cổ ngỗng đen (theo Abbott)

56
57
59


9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Tỉ lệ giữa các họ, giống và lồi của nhóm cơn trùng bắt
mồi trên cây chè ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Hình 3.2: Các lồi cơn trùng bắt mồi phổ biến trên cây chè ở huyện
Thanh Chương tỉnh Nghệ An

Hình 3.4: Hình thái thiếu trựng v trng thnh loi Sycanus
croceovittatus
3.5:

Các

giai

đoạn

phát

triển

của

33
43

Hỡnh 3.3 (a,b): Trng ca loi Sycanus croceovittatus

Hình


32

loài

Sycanus

croceovittatus(theo Trơng Xuân Lam, 2002)

44
45

Hỡnh 3.6: Thiu trựng tuổi 1 nở ra từ trứng

48

Hình 3.7: Quá trình trứng nở thiếu trùng tuổi 1

49

Hình 3.8: Diễn biến mật độ lồi bọ xít bắt mồi Sycanus
croceovittatus và con mồi (các lồi rầy và bọ xít hại chè) trên chè tại

53

huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa lồi bọ xít cổ ngỗng đen với các lồi sâu
non bộ Cánh vẩy trên chè tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Hình 3.10: Sơ đồ nhân ni bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi


54
60


10
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L)) đã được trồng ở nước ta từ bao đời nay
và là một trong những cây công nghiệp chủ yếu ở các tỉnh miền núi tỉnh Nghệ
An. Cây chè không chỉ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là
cây trồng chủ yếu trên đất đồi dốc có tác dụng chống xói mịn nhằm bảo vệ
mơi trường. Sản phẩm chè là đồ uống thông dụng và rất tốt cho sức khoẻ.
Trong những năm gần đây ngành chè đã đạt được nhiều thành tựu về giống, kỹ
thuật canh tác, mở rộng diện tích, năng suất và chất lượng, đặc biệt là một số
cơ sở sản xuất chè, làng chè an tồn bắt đầu hình thành cho thấy ngành chè
đang đi đúng hướng, đúng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, người trồng chè đã
từng bước thay đổi tập quán canh tác để đưa sản phẩm chè của Việt Nam dần
đạt được các yêu cầu chất lượng theo các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.
Vậy làm thế nào để sản xuất chè đạt hiệu quả năng suất và an tồn. Đó là cần
từng bước giảm bớt việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, sử dụng hợp lý và
cân đối phân bón, đặc biệt nên sử dụng phân bón hữu cơ cho một nền sản xuất
công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khoẻ người tiêu
dùng. Xu hướng canh tác bễn vững ngày càng phát triển, sức khoẻ người tiêu
dung ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Theo quan điểm của mơ hình canh
tác bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến hệ sinh thái, tăng cường sử dụng
thiên địch để kiểm soát số lượng sâu hại và giảm dần sử dụng thuốc hoá học
bảo vệ thực vật.
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh
Nghệ An. Phía tây giáp tỉnh Bolikhamxay của Lào, phía đơng giáp huyện Đơ
Lương và Nam Đàn, phía tây bắc giáp huyện Anh Sơn, phía đơng bắc giáp

huyện Đơ Lương, phía nam giáp huyện Hương Sơn. Đây là huyện được
UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền
tây Nghệ An. Thanh Chương vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè cơng
nghiệp, có diện tích chè lớn nhất tỉnh, là địa phương có lợi thế về đất đồi núi


11
thích hợp với việc trồng và phát triển cây chè công nghiệp, hàng năm Thanh
Chương trở thành địa phương dẫn đầu tồn tỉnh về diện tích và sản lượng chè
cơng nghiệp. Hiện tại ở huyện Thanh Chương chè công nghiệp có khoảng
3800 ha, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt trên 5000 ha chè cơng nghiệp
trong đó tập trung chủ yếu ở 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm.
Cùng với việc tăng năng suất, sản lượng cây chè, thì hình hình sâu hại
chè cũng gia tăng, nhiều loại sâu hại thường phát dịch ở những ruộng chè bị
hạn vào thời kỳ thu hoạch búp. Trong khi đó, với trình độ hiểu biết hạn chế,
người nông dân liên tục sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu hại, gây mất cân
bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng
tính kháng của nhiều loại sâu hại nguy hiểm trên chè. Thuốc hóa học khơng
những diệt sâu hại mà cịn tiêu diện hết các lồi thiên địch trên cánh đồng ngơ
trong đó phải kể đến các lồi cơn trùng bắt mồi.
Việc nghiên cứu phịng trừ các loại sâu hại trên chè là một yêu cầu cấp
bách trong thức tế sản xuất chè hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá hiện
trạng các lồi cơn trùng bắt mồi, tìm ra được các biện pháp phịng trừ sinh
học, lợi dụng tập đồn cơn trùng bắt mồi để phòng trừ sâu hại chè nhằm tăng
sản lượng, chất lượng của chè nhưng lại tạo ra các sản phẩm chè an tồn và
bảo vệ mơi trường sinh thái và ngày nay, vấn đề an tồn thực phẩm là vấn đề
nóng , được xã hội quan tâm .Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định thành phần lồi cơn trùng
bắt mồi và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ xít cổ ngỗng đen (Sycanus
croceovittatus Dohrn ) trên cây chè ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần của các côn trùng bắt mồi, phổ vật mồi và sự
khống chế sâu hại của một số côn trùng bắt mồi phổ biến trên cây chè. Đặc
điểm sinh học, sinh thái của lồi bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus
(Heteroptera: Reduviidae), từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ côn trùng bắt
mồi trên cây chè, lợi dụng và duy trì chúng trong phịng trừ sinh học sâu hại
chè giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.


12

1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định thành phần, mức độ phổ biến của các lồi cơn trùng bắt mồi
(chú trọng các lồi bọ xít bắt mồi) trên chè tại địa điểm nghiên cứu. Phổ vật
mồi và khả năng khống chế sâu hại của một số côn trùng bắt mồi phổ biến trên
chè tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ xít cổ
ngỗng đen Sycanus croceovittatus và đề xuất những khuyến cáo cho việc sử
dụng cơn trùng bắt mồi có hiệu quả nhằm kiểm sốt sâu hại chính trên chè, tạo
sản phẩm chè an toàn và hạn chế tối thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
trên chè.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần thiên địch bọ xít bắt mồi
trên cây chè tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An; Đặc điểm sinh học, sinh
thái học và khả năng sử dụng lồi lồi bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus
croceovittatus trong hệ sinh thái vườn chè giúp người trồng chè có nhận thức
về chúng một cách hợp lý.
Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè và

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của lồi bọ xít cổ ngỗng
đen Sycanus croceovittatus tiến hành đề xuất biện pháp kiểm sốt và phịng
chống sâu hại chè một cách hiệu quả theo hướng phòng trừ tổng hợp nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Cung cấp dẫn liệu giúp người dân cũng như cán bộ kỹ thuật, cán bộ
quản lý ở địa phương nhận biết, bảo vệ và sử dụng các lồi cơn trùng bắt mồi
phịng trừ sâu hại trong q trình sản xuất chè an tồn.


13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình
hàng năm khá cao 1500-2500mm ở vùng Trung du và miền núi rất thuận lợi
cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Đất đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích cả
nước là một trong những điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng chè.
Tuy nhiên cây chè bị sâu hại tàn phá rất nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và
mẫu mã búp chè, làm mất giá, điều mà người trồng chè rất sợ hãi.
Mặt khác, đặc thù của cây chè thường là trồng trên đồi cao nên rất khó
khăn cho việc chăm sóc đặc biệt là nước tưới, thậm chí chỉ vài thùng nước để
pha thuốc sâu người dân cũng phải gánh rất vất vả để mang lên được đồi cao.
Vì vậy xu hướng của họ là chọn những loại thuốc “càng độc càng tốt” (theo
cách nói cũ người dân), miễn là số lượng ít, mang vác dễ dàng. Họ không
quan tâm đến hệ luỵ của nó đến mơi trường và đến sự phát triển lâu dài của
nương chè và của chính thế hệ sau của họ (Ruas Du Pasquier,1932) [47]
Các kết quả nghiên cứu trong nước đều khẳng định rầy xanh, bọ trĩ, bọ
xít muỗi là các lo sâu hại chính trên chè, và biện pháp chủ yếu là biện pháp
hoá học (Nguyễn Thái Thắng, 1998) [16]. Các quan hệ tương hỗ hay đối địch
giữa các sinh vật trong quần xã rất phức tạp, đa dạng, được hình thành từ

những mối quan hệ trong loài và ngoài loài (Nguyễn Văn Thiệp, 1998) [18].
Các thành phần của quần xã có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau bởi
mối quan hệ dinh dưỡng được thể hiện bằng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, đó
cũng là điều kiện để duy trì sự cùng tồn tại của các loài trong quần xã. Một
trong những mối quan hệ dinh dưỡng rất quan trọng tạo sự ổn định đó là quan
hệ vật ăn thịt và con mồi. Sự liên quan mật thiết giữa sâu hại và côn trùng bắt
mồi ăn thịt có ý nghĩa quan trọng đối với lý thuyết và thực tiễn (Đỗ Ngọc Quỹ,
1980;1989; Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim Phong,1991),) [13], [14], [15]. Do
đó việc xem xét các mối quan hệ cũng như hiểu biết các đặc tính sinh học của


14
chúng là cơ sở cho các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bảo
vệ đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định của hệ sinh thái và cân bằng sinh học.
Các nghiên cứu về thiên địch cũng đều khẳng định có nhóm cơn trùng bắt mồi
sử dụng nhiều loài sâu hại chè trên làm thức ăn nhưng lại chưa được quan tâm
nghiên cứu sâu và hệ thống. Thiên địch nói chung và nhóm bắt mồi nói riêng
rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái. Đó là lí do chúng tơi chọn đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi và xu hướng quản lý
tổng hợp dịch hại chè
Phòng chống dịch hại nhóm chích hút, nếu lạm dụng q thuốc hoá học
rất dễ gây chủng chống thuốc, đồng thời búp chè thu hái liên tục khoảng 10
ngày 1 lần nên rất nguy hiểm đối với sức khoẻ người tiêu dùng (Hill & Waller
(1998) [36]. Vì vậy các nhà nghiên cứu đang đi theo xu hướng quản lý tổng
hợp sâu hại chè. Tuy nhiên các nghiên cứu đã công bố chủ yếu mới dừng lại ở
các biện pháp riêng lẻ chưa thành quy trình quản lý tổng hợp dịch hại chè như
nghiên cứu về thiên địch, biện pháp canh tác (Mound and Palmer , 1981),
Mureleedharan & Varadharan , 1986) [39], [44].

Theo Chen (1988) [28] cho biết người trồng chè ở Đài Loan đã ni
lồi bắt mồi Ambliseus longispinnosus để phịng trừ nhện đỏ hại chè. Đầu tiên
người ta gieo hạt đậu Hà Lan, cây đậu mọc 10-15 ngày thì thả nhện hại, sau 510 tiếp theo thì thả lồi cơn trùng bắt mồi để nhân số lượng, 10-15 ngày tiếp
sau thì đưa cây đậu vào vườn chè để phát tán côn trùng bắt mồi trên cây chè.
Để phòng trừ nhện đỏ Oligonychus coffeae Nietner trong thời gian từ
7/1993 đến tháng 6/1995 tiến hành điều tra ở nhiều đồn điền trồng chè ở Bắc
Bengal và Đông Bắc Ấn Độ đã kết luận: Trong số các lồi bắt mồi thì nhóm
Phytoseiid được xem như một tác nhân sinh học điều hòa nhện hại thực vật có
hiệu quả nhất và ưu thế nhất (Trần Đặng Việt, 2004); Mureleedharan &
Kandaswamy, 1980; Srivastava & Butani, 1987) [21], [43], [48].


15
Đã ghi nhận 39 lồi cơn trùng bắt mồi thuộc các họ Reduviidae,
Carabidae, Coccillenidae, Vespidae, Formicidae. Đồng thời các tác giả cũng
cho biết sự tác động lẫn nhau các nhóm với thuốc trừ sâu . Trên cơ sở nghiên
cứu các tác giả trên đi đến kết luận: bảo tồn côn trùng bắt mồi bằng cách sử
dụng chọn lọc các loại thuốc trừ sâu như Fenazaquin và Sulfur đã làm tăng số
lượng một số loài bắt mồi và lựa chọn các dòng chè phù hợp là cơ sở để đạt
được những thành cơng trong chương trình IPM đối với nhện đỏ trên chè
(Muraleedharan, 1991a,b)[40], [41].
Theo Chen (1992) [29] điều tra tại Triết Giang – Trung Quốc giai đoạn
1981-1990 ghi nhận 110 lồi cơn trùng bắt mồi thuộc 21 họ và 93,7% trong số
đó là thiên địch của dịch hại chè.
Mureleedharan (1992)[42], [50] và Xie (1993) đã nghiên cứu tính ăn
mồi của loài Chrysilla versicolor (Phintella versicolor) đối với rầy xanh
Empoasca flavescens Fabr. trong phịng thí nghiệm. Kết quả là một ngày đêm,
một nhện trưởng thành ăn 17,6 rầy trưởng thành và 80,5 rầy non, một nhện
non có thể ăn tối đa 32,6 rầy trưởng thành và 62,5 rầy non.
Các kết quả nghiên cứu về các lồi bọ xít bắt mồi phải kể đến những

cơng trình nghiên cứu về thành phần lồi có liên quan tới khu hệ bọ xít bắt
mồi ở vùng Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam mà điển
hình là những nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ như Distant (1910,1904)
[ 31], [32] đã mơ tả và phân loại hình thái 422 lồi bọ xít bắt mồi, trong đó
322 lồi thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae.
Ở Đơng Dương, Vennison và Ambrose (1990) [52] đã cơng bố 14 lồi
bọ xít bắt mồi bao gồm họ Reduviidae có 11 lồi thuộc 9 giống, họ Nabidae có
1 lồi, họ Pentatomidae có 2 lồi thuộc giống Cazira và Dalpada.Trung Quốc
cho đến năm 1971, đã ghi nhận được 820 lồi cơn trùng bắt mồi trong đó có
gần 200 lồi thuộc nhóm bọ xít bắt mồi (Cai et al.,2001) [27] .
Ishikawa et al. (2005) [34] đã xây dựng khóa phân loại cho phân họ và
các giống của họ Reduviidae ở Nhật Bản, tác giả cũng đã mô tả 82 loài thuộc


16
họ bọ xít ăn sâu Reduviidae và mơ tả hình thái của một số loài thuộc giống ghi
nhận mới. Masaaki (1993) [38] trong 126 lồi bọ xít trên cánh đồng ghi nhận
được thì có 72 lồi bọ xít bắt mồi được minh họa hình ảnh và mơ tả một số
con mồi của chúng.
Khóa phân loại đến lồi của 65 lồi bọ xít bắt mồi thuộc 8 họ cũng đã
được xây dựng và một số giống cũng đã được mô tả chi tiết và minh họa. Tác
giả cũng mô tả 7 giống ghi nhận mới cho Khu vực nghiên cứu Masaaki (1993)
[38]
Theo Claver và Ambrose (2002) [30] các loài thuộc giống Rhynocoris
Miller, 1940 ở Trung Quốc được nghiên cứu với 2 lồi được ghi nhận, mơ tả,
minh họa và xây dựng khố định loại cho 3 lồi của giống này. Lồi
Rhynocoris geniculatus đã được mơ tả lại như một lồi mới.
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi của
lồi bọ xít bắt mồi và lồi bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các lồi bọ xít bắt mồi đầu

tiên phải kể đến nghiên cứu của Distant (1910)[ 32] đã mơ tả hình thái của 322
lồi thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae, trong đó trưởng thành của 2 loài
Coranus fuscipennis Reuter , Coranus spiniscutis Reuter cũng đã được mô tả.
Ravichandran và Livingstone (1992) [46] đã đưa ra một số dẫn liệu về
đặc điểm hình thái con trưởng thành của 41 lồi bọ xít bắt mồi thuộc họ
Reduviidae, 4 lồi thuộc họ Nabidae, 1 lồi thuộc họ bọ xít nước
Hydrometridae. Đồng thời qua nghiên cứu về hình thái trứng của các lồi này,
tác giả đã lập nên khóa định loại cho 24 lồi bọ xít bắt mồi thuộc họ
Reduviidae. Hình thái của thiếu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 4 của 7 lồi bọ xít
thuộc họ này cũng đã được tác giả mô tả (Truong Xuan Lam et al., 2006)
[49] .
Kết quả nghiên cứu về hình thái trứng của các lồi thuộc họ bọ xít ăn
sâu đã được Masaaki (1993) [38] nghiên cứu và cho thấy các loài BXBM
thuộc họ này thường đẻ trứng tập trung, cấu tạo như hình giỏ cua với nắp giỏ


17
tua ra. Dựa vào hình thái trứng, tác giả cũng đã xây dựng khóa phân loại cho
các lồi thuộc 3 giống trong đó có các lồi thuộc giống Coranus
Kết quả nghiên cứu của Ishikawa & Tomokuni (2004) [34], [35] và
Ishikawa et al., (2005) về đặc điểm sinh học của một số lồi BXBM trong đó
có hai lồi thuộc giống Coranus (Coranus fuscipennis Reuter và Coranus
spiniscutis Reuter) và Cosmosycanus cho thấy trong điều kiện phịng thí
nghiệm 26-300C và độ ẩm 82,67 ± 2% thì giai đoạn thiếu trùng của 2 lồi bọ
xít này phát dục khoảng từ 30-35 ngày với thức ăn là một số loài sâu hại thuộc
bộ cánh vẩy trên đậu tương và ngơ.
Vịng đời của bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens (Asopinae:
Pentatomidae) cũng đã được Eden (1958) [33] nghiên cứu với dẫn liệu về một
số đặc điểm sinh học của lồi bọ xít nâu viền trắng (BXNVT) Andrallus
spinidens (Fabr.). Vật mồi để ni lồi bọ xít bắt mồi này là sâu hại đậu tương

Rivula sp. ở trong phịng thí nghiệm tại Macthya (Banglades) trong điều kiện
nhiệt độ 24 - 300C, ẩm độ 75 - 80% cho thấy: vịng đời của lồi bọ xít nâu A.
spinidens từ khi trứng nở đến khi trưởng thành đẻ tương ứng là 32 và 40 ngày.
Ở điều kiện phịng thí nghiệm ở Ấn độ, Rao (1974) [ 45] đã xác định
được thời gian phát dục của trứng BXNVT là 5,8 ngày; thiếu trùng tuổi 1, 2 là
3,2 ngày; tuổi 3 là 4,4 ngày; tuổi 4 là 4,2 ngày và tuổi 5 là 4,6 ngày, vòng đời
của BXNVT là 24,2 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Eden (1958) [33] khi nuôi Andrallus spinidens
ở điều kiện phịng thí nghiệm, 30 ± 2 0C, 70%, cho thấy BXNVT đẻ từ 4 đến 8
ổ trứng, số trứng/ ổ giao động từ 16 đến 71 quả, trung bình 41,2 trứng/ổ. Với
thức ăn là loài sâu hại Chilo suppressalis ở điều kiện phịng thí nghiệm có
nhiệt độ 23,18 ± 10C, ẩm độ 92,57 ± 2% thì tác giả Javadi et al., (2005) cho
biết 1 con cái của loài Andrallus spinidens đã đẻ 241,66 ± 30,40 quả trứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Eden (1958) [33] 1 con BXNVT cái đẻ
288 - 562 quả trứng gồm 5 - 9 ổ, trung bình 34 - 87 quả trứng/ổ. Theo Hideo
Uematse (2006) ni BXNVT ở nhiệt độ là 25°C, ni theo nhóm 10 cá thể/


18
hộp và thức ăn là ấu trùng tuổi 3 - 5 của sâu khoang Spodoptera litura. Kết
quả cho thấy cứ 2 - 3 ngày BXNVT lại đẻ tiếp 1 ổ trứng, trung bình có 75,4
quả trứng/ ổ và tổng số 499 trứng/ 1 con cái. Như vậy với nhiệt độ nuôi khác
nhau, con mồi, số cá thể/hộp nuôi khác nhau thì sức sinh sản của BXNVT nói
riêng và BXBM nói chung khác nhau.
Ở Ấn Độ, Vennison et al. (1990) [52] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
việc ghép đôi lên sự sinh sản và thời gian phát dục của trứng loài bọ xít bắt
mồi Coranus spiniscutis Reuter trong điều kiện phịng thí nghiệm có nhiệt độ
30 - 350C, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi là loài sâu xanh Helicoverpa armigera.
Nghiên cứu cho thấy khi 1 con cái được ghép đơi với 3 đến 4 con đực khác
tuổi thì thời gian đẻ trứng ngắn hơn so với thời gian đẻ trứng của một con cái

được ghép đôi với một con đực cùng tuổi nhưng thời gian phát dục của trứng
và thiếu trùng lại dài ngày hơn.
Ở Ấn Độ, Vennison et al. (1990) [52] đã nghiên cứu khả năng tiêu thụ
vật mồi của lồi bọ xít bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter trong điều kiện
phịng thí nghiệm có nhiệt độ 30 - 35 0C, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi là loài
sâu xanh Helicoverpa armigera. Nghiên cứu cho thấy khi 1 con trưởng thành
cái có khả năng tiêu thụ vật mồi trong 1 ngày từ 1-2 cá thể của sâu xanh
Helicoverpa armigera.
Vennison và Ambrose (1992) [51] đã đi sâu nghiên cứu khả năng tiêu
thụ con mồi của loài BXBM Sycanus (họ Reduviidae) ở Autralia trong các
điều kiện nhiệt độ 22,5 oC; 25oC và 30oC (vật mồi ni gồm trưởng thành
lồi ruồi dấm Drosophila sp. ấu trùng mọt bột Tribolium castaneum, sâu
mọt Tenebrio molitor, thiếu trùng loài Biprorulus bibax và loài bọ xít xanh
Nezara viridula). Trung bình mỗi cá thể của loài BXBM này từ khi nở cho
đến khi phát dục thành con trưởng thành tiêu thụ hết 153,9 con mồi (nhiệt
độ: 22,5oC), 127,6 con mồi (nhiệt độ: 25 oC) và 117,3 con mồi (nhiệt độ:
30oC). Mỗi ngày một cá thể của lồi này tiêu thụ trung bình 2,5 con mồi
(nhiệt độ 30 oC) 2,0 con mồi (nhiệt độ 25 oC) và 1,3 con mồi (nhiệt độ
22,5oC).


19
Tập tính tấn cơng con mồi của BXNVT, Eden (1958) [33] cho biết cả
con trưởng thành và thiếu trùng đều giơ vịi chích hút ra khi gặp được con mồi
và cố gắng châm vòi để tiêm enzim vào cơ thể con mồi làm cho chúng bị tê
liệt và chết từ từ. Thời gian 1 con trưởng thành của BXNVT đưa vòi hút ra và
châm vào cơ thể vật chủ là ấu trùng tuổi 3 của loài Z. bicolorata là 18 - 24
giây. Thời gian ăn 1 con mồi là ấu trùng tuổi 3 của loài Z. bicolorata là 33 - 47
phút, tổng thời gian để tiếp xúc và chích hút 1 con mồi của BXNVT là 45 - 62
phút. Sau khi ăn xong chúng thả xác con mồi ra và bò chậm chạp đi chỗ khác,

nếu chưa no chúng sẽ tiếp tục tìm mồi.
Sử dụng thuốc hóa học trong phịng trừ sâu hại không những gây ô
nhiễm môi trường mà cịn tác động lớn tới mật độ của nhiều lồi thiên địch
của sâu hại. Theo Kumaraswami và Ambrose (1993) [37] có nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự mẫn cảm của thiên địch đối với thuốc trừ sâu và việc
đánh giá ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với thiên địch là một khía cạnh
quan trọng để định hướng sử dụng thuốc hợp lý.
Loài Sycanus reclinatus Dohrn, một loài bắt mồi thuộc họ Reduviidae,
cư trú trên chè ở vùng nhiệt đới phía Nam Ấn Độ. Con cái đẻ trứng thành cụm
màu nâu 22 ngày sau khi xuất hiện biểu bì. Trứng nở trong vòng 14 - 23 ngày.
Tổng các giai đoạn từ tuổi 1 đến trưởng thành thay đổi từ 61 - 90 ngày ở nhiệt
độ 320C. Sự khác nhau giữa các tuổi của thiếu trùng thuộc về phân loại được
mô tả. Vòng đời của con đực và con cái lần lượt là 5 - 54 và 5 - 50 ngày. Tỷ lệ
giống thì con đực có độ lệch khá ổn định. Tập tính giao phối và ăn mồi cũng
được mơ tả. Hiệu quả điều khiển sinh học của họ Reduviidae cũng được quan
tâm và nghiên cứu (Vennison & Ambrose, 1992) [51].
Vennison và Ambrose (1992) [52] nghiên cứu biến động số lượng của
con cái, con đực và thiếu trùng của 7 lồi bọ xít bắt mồi (họ Reduviidae) trên
cây chè bao gồm: loài Acanthaspis pedestris, Edocla slateri, Catamiarus
brevipennis,Haematorrhophus nigroviolaceous,Neohaematorrhophus therasii,
Rhinocoris fuscipes và loài R. marginatus ở Tamil (Ấn Độ) trong thời gian từ
tháng 9 năm 1984 đến tháng 8 năm 1986. Kết quả cho thấy số lượng của các


20
lồi bọ xít bắt mồi này có quan hệ tới mật độ của con mồi và phụ thuộc vào
nhiệt độ, lượng mưa và gió. Số lượng của lồi Acanthaspis pedestris thường
đạt đỉnh cao từ tháng IX cho đến tháng III hàng năm, loài Edocla slateri đạt
đỉnh cao (tháng XI/84 đến III/85), loài Catamiarus brevipennis đạt đỉnh (tháng
IV), loài Haematorrhophus nigroviolaceous đạt đỉnh ( tháng X/84 đến II/85),

loài Neohaematorrhophus therasii đạt đỉnh ( tháng III/85 đến VIII/86, loài
Rhinocoris fuscipes đạt đỉnh (tháng XII/84 và III/86), loài R. marginatus đạt
đỉnh (tháng IX/84 đến VI/85).
Những nghiên cứu về sinh học sinh thái của lồi của lồi bọ xít cổ
ngỗng đen Sycanus croceovittatus cũng đã được quan tâm trên thế giới. Cho
đến nay, giống bọ xít cổ ngỗng ăn sâu Sycanus (Reduviidae: Heteroptera) đã
xác định được 74 loài. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh học, sinh thái và
vai trò diệt sâu của các lồi bọ xít ăn sâu thuộc giống này cịn chưa thực sự
được quan tâm nhiều.. Selvamuthu và Ambrose (1992) đã nghiên cứu sinh
học, sinh thái và vai trò diệt sâu của loài Sycanus versicolor đối với sâu
khoang Spodoptera litura, sâu xanh Heliothis armigera và một số loài sậu hại
khác hại trên cây đậu tương, cây bông và cây ngô. Đặc biệt là Khoo (1990) đã
nghiên cứu quy trình nhân ni và đã sử dụng thành cơng trong việc thả lồi
bọ xít ăn sâu Sycanus collaris được nhân ni trong phịng để phịng chống bọ
xít xanh hại đậu tương Nezara viridula trên cánh đồng Malaysia thu được hiệu
quả phòng trừ tốt (Cai and Tomokuni, 2004) [26].
1.3. Những nghiên cứu trong nước
1.3.1. Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi và xu hướng quản lý tổng
hợp dịch hại chè
Ở Việt Nam các nghiên cứu và sử dụng côn trùng bắt mồi trong kiểm
soát sâu hại chè và các biện pháp trong quy trình quản lý tổng hợp dịch hại
chè cịn rất ít. Việc phịng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng hố học, lạm dụng quá
mức gây ra những vấn đề về sức khoẻ và môi trường, gây các chủng chống
thuốc (Nguyễn Khắc Tiến (1969) [20].


21
Để phịng trừ có hiệu quả các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu theo
hướng xây dựng và áp dụng hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ dịch
hại chè. Nguyễn Khắc Tiến (1986) [19] đề nghị biện pháp để lưu xen kẽ với

đốn phát đại trà để thu hút rầy xanh mà phun thuốc trừ sớm, sau đó cắt nhẹ lại
để trừ rầy muộn trong vụ hè thu. Nguyễn Văn Thiệp (2000) [17] đề xuất biện
pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại chè gồm các kỹ thuật về sinh học và nông
học. Đề xuất trồng cây che bóng để giảm nguồn sâu hại đặc biệt là rầy xanh và
bọ trĩ (Lê Trường Yến, 2006; Hoàng Thị Hợi, 1996) [1], [24].
Ở Việt Nam việc nghiên cứu thành phần lồi cơn trùng bắt mồi trên các
cây trồng đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên một số cây trồng như
ngô, đậu tương, bông và rau họ thập tự. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính
chất hệ thống về nhóm bọ xít bắt mồi trên cây chè thì ít được quan tâm nghiên
cứu (Nguyễn Văn Hùng, 1988; 2001) [2], [3].
Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 đã ghi
nhận 26 lồi cơn trùng bắt mồi thuộc 3 bộ, 6 họ trên cây chè, trong đó đã xác
định được tên 12 lồi cịn 14 loài chưa xác định được tên (Lê Thị Nhung,
1996; 2001) [5], [6]. Tại Vĩnh Phúc trong 12 loài bắt mồi trên trên một số cây
trồng trong đó có cây chè thuộc 5 bộ bao gồm bộ cánh cứng (Coleoptera)
chiếm số lượng loài lớn nhất (37,8%) (Lê Thị Nhung và Nguyễn Thái Thắng,
1996) [7]. Lồi bọ xít bắt mồi Orius sauteri và Campylomma chinensis mà vật
mồi là loài bọ trĩ trên chè đã được nghiên cứu đặc điểm hình thái cũng như
diễn biến mật độ của lồi bọ xít bắt mồi cũng đã được nghiên cứu (Bùi Tuấn
Việt, 1993; Viện bảo vệ thực vật,1976),) [22], [23].
Theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [10] trong nghiên
cứu bước đầu về thành phần lồi bọ xít hại và lợi trên một số cây trồng tại
vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo (Mê Linh - Vĩnh Phúc) đã thu thập được
25 loài bọ xít có lợi trong đó có 12 lồi thu được trên một số cây trồng đậu
tương, ngô, chè và cây ăn quả đặc biệt có 3 lồi có số lượng cao và xuất hiện
thường xuyên như: loài Cantheconidae furcellata, loài Sycanus croceovittatus,
lồi Coranus fuscipennis và lồi Miophales greeni. Trong đó loài Miophales


22

greeni thuộc phân họ Emesinae thuộc họ Reduviidae là loài mới được ghi
nhận cho khu hệ bọ xít bắt mồi ở miền Bắc Việt Nam.
Nhóm bọ xít bắt mồi (lồi Sycanus falleni, Sycanus croceovittatus (họ
Reduviidae),

Nabis

punctatus

(họ

Nabidae),

Andrallus

spinidens,

Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae), Orius sauteri (họ Anthocoridae)
và Cyrtorhinus livipennis ( họ Miridae) là thiên địch của nhiều lồi cơn trùng
gây hại trên bơng, đậu tương, ngơ, cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột,
khoai tây và cây chè (Hà Quang Hùng và Bùi Thanh Hương, 2002; Trương
Xuân Lam, 2002a,b; Trương Xuân Lam và Đặng Đức Khương, 2001) [4],[8],
[9], [11].
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Cơn (2004) [10], trong thành phần bọ
xít bắt mồi và đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài phổ biến trong hệ sinh
thái nông nghiệp ở một số điểm ở miền Bắc Việt Nam xác định được 46 loài
bọ xít bắt mồi thuộc 8 họ và lần đầu ghi nhận thêm được 5 lồi bọ xít bắt mồi
trên cây trồng miền Bắc Việt Nam (loài Cantheconidae concinna, Sycanus
croceovittatus, Cantheconidae sp., Sycanus bifidus và Sycanus pyrrhomelas).
Cũng theo Trương Xuân Lam và ctv. (2003), lần đầu tiên ghi nhận giống

Ploiaria Scopoli, 1786 (Heteroptera: Reduviidae: Emesinae) thu được tại
vườn quốc gia Tam Đảo cho khu hệ bọ xít ở Việt Nam.
Cai và Tomokuni (2004) [26] ghi nhận 5 loài thuộc họ Reduviidae
thuộc giống Pygolampis ở Việt Nam, đó là: P. angusta Hsiao, 1977, P. foeda
Stal, 1859, P. rufescens Hsiao, 1977, P. simulipes Hsiao, 1977 và một lồi
chưa được mơ tả. Lồi cuối được mơ tả như một lồi mới dưới cái tên
Pygolampis tuberosa. Những sự mô tả về chuẩn loại của 4 lồi biết và một
khố định loại cho những lồi ở Việt Nam được quy định. ở đây con cái của
loài P. angusta và con đực của loài P. rufescens là lần đầu tiên được mơ tả. 4
giống và lồi thuộc họ Reduviidae thuộc họ phụ Peiratina ở Việt Nam được
công nhận và định loại. Trong đó những lồi: Ectomocoris yunnanensis Ren,
Periates atromaculatus (Stồl), Sirthenea flavipes (Stal) và giống Sirthenea
Spinola được cơng bố lần đầu tiên ở Việt Nam. Lồi Peirates yayeyamae


23
Matsumura được công nhận như một synonym của E. elegans (Fabricius).
Loài mới Sirthenea nigra Cai & Tomokuni màu đen cũng được mô tả. Theo
Ishikawa et al. (2004) Parendochus gracilis là một lồi mới thuộc họ phụ
Harpactorine thuộc giống bọ xít bắt mồi Parendochus được mô tả ở Việt Nam
như là thành viên thứ 2 của giống này. Bốn loài thuộc giống Epidatus Stal ở
Việt Nam được công nhận và định tên. Lồi Epidatus sexspinus Hsiao và
Epidatus longispinus Hsiao được cơng bố lần đầu tiên ở Việt Nam. Loài mới
Epidatus bachmanensis Truong, Zhao & Cai được mơ tả. Vẻ ngồi của lưng,
đầu và mảnh lưng trước, bộ phận sinh dục đực và những đặc điểm hình thái
đặc trưng của những lồi mới này được minh hoạ bằng hình ảnh. (dẫn theo
Truong Xuan Lam et al., 2006) [49].
Tại các điểm nghiên cứu thuộc VQG Tam Đảo đã thu thập được 38 loài
bọ xít ăn sâu Reduviidae thuộc 9 phân họ, trong đó: Harpactorinae có 22 lồi,
Stenopidainae có 4 lồi, Reduviidae có 3 lồi; Echtrichodiinae, Peiratinae và

Salyaratinae có 2 lồi, các phân họ cịn lại có 1 lồi. Trong đó có tới 34 lồi có
mặt ở VQG Tam Đảo (Trương Xn Lam và Vũ Quang Cơn (2004) [10].
Cơ sở dữ liệu (vị trí phân loại, đặc điểm hình thái, sinh học, sự phân bố
và mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu) của 7 lồi bọ xít bắt mồi thuộc họ phụ
Asopinae được cơng bố và ghi nhận ở Việt Nam. Trong nghiên cứu về thành
phần lồi của bộ bọ xít (Heteroptera) ở VQG Xuân Sơn - Phú Thọ 127 loài
thuộc 73 giống của 9 họ bọ xít đã được ghi nhận. Trong đó có tới 55 lồi và 16
giống là ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam. ( dẫn theo Trương
Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [10] .
Giống bọ xít bắt mồi Sycanus ở Việt Nam khá phong phú về thành
phần loài, chúng đã được ghi nhận 9 loài thuộc. trong đó có 2 lồi Sycanus
bifidus Fabr., Sycanus pyrrhomelas Walk. được nhắc tới lần đầu tiên và loài
Sycanus sp. (thu được ở Hồ Bình chưa được định tên) được mô tả chi tiết lần
đầu ở Việt Nam. (Đặng Đức Khương và ctv., 2001). Trên cây đậu tương và
đậu rau họ bọ xít bắt mồi Reduviidae khá phong phú về thành phần loài (12
loài). Riêng 2 tỉnh miền núi Hoà Bình và Sơn La có số lồi bọ xít bắt mồi


24
nhiều nhất. Còn ở Bắc Ninh mới chỉ điều tra được có 2 lồi. Trong 12 lồi thu
được trên cây đậu tương 4 lồi có tần xuất bắt gặp cao nhất bao gồm: Coranus
fuscipennis, Coranus obscurus, Sycanus croceovittatus và Sycanus falleni. ở
Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh không thấy xuất hiện 2 lồi thuộc giống Sycanus,
trong khi đó ở 2 tỉnh miền núi là Hồ Bình và Sơn La vị trí số lượng của 2 lồi
này khá cao nhưng có mối liên hệ ngược (dẫn theo Trương Xuân Lam (2002a)
[8].
1.3.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi bọ
xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đặc điểm
sinh học của một số các lồi bọ xít bắt mồi. Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là

nghiên cứu về lồi bọ xít hoa bắt mồi Cantheconidae furcellata (họ
Pentatomidae) đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái trong điều kiện phòng thí nghiệm và đạt được các kết quả tương đối
đầy đủ (Phạm Văn Lầm và ctv., 1994) [12].
Theo Phạm Văn Lầm và Bùi Thanh Hương (2002) [4] khi ni lồi bọ
xít hoa bắt mồi (1 nguồn là lồi nhập nội từ Thái Lan và 1 nguồn là loài nội
địa) với thức ăn là sâu khoang thì kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phát
dục của các pha thay đổi tùy theo thời gian thí nghiệm trong năm, kéo dài hơn
ở mùa đông và ngắn hơn ở mùa hè. Trứng của lồi bọ xít này phát dục từ 4,8
– 20,3 ngày, thiếu trùng có 5 tuổi, thiếu trùng tuổi 1, 2 chỉ uống nước và bắt
đầu từ tuổi 3 mới bắt mồi. Thời gian phát dục của giai đoạn thiếu trùng từ 14,1
– 33,8 ngày. Thiếu trùng tuổi 5 vũ hóa thành trưởng thành thường giao phối
sau 3,7 – 8,1 ngày. Một bọ xít cái có thể đẻ từ 132,3 – 191,9 quả trứng và tuổi
thọ của chúng có thể đạt 56,2 ngày trong mùa đông và 15,4 – 21,3 ngày ở mùa
thu và mùa hè. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của lồi bọ xít
này trung bình 20,3 – 59,1 ngày.
Ni lồi bọ xít hoa bắt mồi trong điều kiện nhiệt độ từ 26,1 – 29,4 0C,
ẩm độ từ 72 - 85% cho thấy vòng đời của lồi bọ xít này từ 22 – 31 ngày (giai


25
đoạn trứng 5 -7 ngày, thiếu trùng 11-20 ngày, từ lột xác thành trưởng thành
đến đẻ trứng 5-7 ngày). Bọ xít cái trưởng thành đẻ 1 - 9 ổ trứng, trung bình đẻ
được 175,4 quả. Mỗi cá thể bọ xít ở các tuổi có thể ăn tới 37,09 con sâu
khoang, trung bình ăn hết từ 2 - 3 con sâu/ngày (Trương Xuân Lam và Vũ
Quang Côn, 2004) [10]
Trương Xuân Lam (2002a) [8] ni sinh sản BXNVT ở điều kiện
phịng thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 - 30 0C, ẩm độ 79 - 82%) cho biết: số trứng
trung bình của 1 con cái đẻ là 397,58 ± 12,92 quả, số ổ trứng trung bình/con
cái là 4,18 ± 0,10 ổ, số trứng trung bình của 1 ổ là 96,91 ± 4,63 quả.

Theo Trương Xuân Lam (2002a) [8] ở điều kiện nhiệt độ 28 0C, ẩm độ
73% sức sinh sản của Andrallus spinidens cao nhất, trung bình 345,83 quả
trứng/cặp. Khi nhiệt độ, ẩm độ tăng lên 31 0C, 82%, hoặc giảm xuống 25 0C,
75% thì sức sinh sản của Andrallus spinidens (274,00±6,21 và 299,00±6,56
quả trứng/cặp). Khi nhiệt độ ni là 350C, 87%, thì sức sinh sản của Andrallus
spinidens thấp nhất (97±11,58 quả trứng/cặp).
Nghiên cứu về khả năng ăn mồi của BXNVT cho thấy chúng có sức ăn
lớn hơn so với kết quả của nghiên cứu này, cụ thể như sau: vật mồi là sâu non
sâu khoang tuổi 1, 2 thì thiếu trùng BXNVT ăn từ 3-6 con sâu non sâu
khoang/ngày (trung bình 3,92 ± 0,32 con/ngày), trưởng thành ăn 8,13 ± 1,08
con/ngày. Vật mồi là sâu non sâu khoang tuổi 3 thì thiếu trùng ăn 2 - 3 con
ngày (trung bình 2,83 ± 0,26 con/ngày), trưởng thành ăn 6,27 ± 1,04 con/ngày.
Vật mồi là sâu non sâu đo Plusia sp. tuổi 2, 3 thì thiếu trùng ăn 3,76 ± 0,27
con/ngày, trưởng thành 10,89 ± 1,12 con/ngày (Trương Xuân Lam, 2002a)[8] .
Trương Xuân Lam (2002b) [9] nghiên cứu bước đầu về lồi bọ xít cổ
ngỗng đỏ Sycanus falleni và đưa ra: trong điều kiện phòng thí nghiệm
(nhiệt độ 28,5 - 30 0C, ẩm độ 79 - 82%): sau khi đạt đến tuổi 5 thiếu trùng
của loài Sycanus falleni lột xác thành con trưởng thành, sau đó con cái bắt
đầu đẻ trứng sau 8 - 18 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 71 - 406 quả (trung
bình: 173,77 ± 10,75 quả) trong suốt thời gian sống. Trứng của loài


×