Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Lịch sử văn hóa làng tràng sơn (xã sơn thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.22 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN QUANG HIỂN

LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG TRÀNG SƠN
(XÃ SƠN THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN)
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN QUANG HIỂN

LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG TRÀNG SƠN
(XÃ SƠN THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN)
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học:


TS TRẦN VŨ TÀI


4

NGHỆ AN – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được được sự giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân và các cấp ngành.
Trước hết, tôi xin được cảm ơn quý thầy cô trong khoa Đào tạo Sau đại học, khoa
Lịch sử trường Đại học Vinh đã tận tình dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho tôi trong quá
trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
đến TS. Trần Vũ Tài, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Sơn Thành, các dòng họ và nhân dân làng
Tràng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa.
Đồng thời, qua đây tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cán bộ Trung tâm
thư viện Nguyễn Thúc Hào – Trường Đại học Vinh, Thư viện tỉnh Nghệ An, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. Xin được cảm ơn gia
đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Trần Quang Hiển



MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

1

1.

Lý do chọn đề tài.

1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

3

3.

Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

4

3.1.


Đối tượng nghiên cứu.

4

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

4

3.3.

Phạm vi nghiên cứu.

4

4.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

5

4.1.

Nguồn tài liệu.

5

4.2.


Phương pháp nghiên cứu

5

5.

Đóng góp của luận văn.

6

6.

Bố cục luận văn.

6

Nội dung

7

Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng Tràng Sơn.

7

1.1.

Vài nét về điều kiện tự nhiên

7


1.1.1. Vị trí địa lý.

7

1.1.2. Đất đai.

10

Lịch sử hình thành của làng.

11

1.2.1. Quá trình lập làng.

11

1.2.2. Sự quần cư và mở rộng địa bàn cư trú ở làng.

16

Đóng góp của cư dân Tràng Sơn qua các thời kì lịch sử.

22

1.3.1. Tràng Sơn trước năm 1945.

22

1.3.2. Tràng Sơn từ 1945 đến 1954.


28

1.2.

1.3.

1.3.3. Tràng Sơn từ 1954 đến 1975.
Tiểu kết chương 1.

Chương 2. Diện mạo văn hóa vật chất của làng Tràng Sơn
2.1.

35
40
41

Các công trình văn hóa vật thể.

41

2.1.1. Đình làng Tràng Sơn.

41


7

2.1.2. Đền thờ Cao Sơn.

42



2.2.

2.3.

2.4.

2.1.3. Đền Nhà Quan.
2.1.4. Đền Nhà Ông, Đền Nhà Bà.

43
43

2.1.5. Nhà thờ Lê Doãn Nhã.

44

2.1.6. Chùa Tràng Sơn
2.1.7. Nhà Thánh văn và nền văn chỉ.
2.1.8. Đình Sơn và ban thờ Cố Ban

48
48
49

Đời sống kinh tế.

49


2.2.1. Trồng trọt.

49

2.2.2. Chăn nuôi.

51

2.2.3. Đánh bắt thủy sản.
2.2.4. Nghề đi rừng, săn bắn, bẫy chim.

53
54

Nghề thủ công.

57

2.3.1. Nghề đan lát.

57

2.3.2. Nghề làm nhà mại, vàng mạ.

58

2.3.3. Nghề hàng xáo, buôn bán.
2.3.4. Nghề làm bánh đúc, bánh mướt, bánh khô.

58


Đời sống vật chất.

60

2.4.1. Ăn.

60

2.4.2. Uống.

65

2.4.3. Mặc.

66

2.4.4. Nhà ở.

66

Tiểu kết chương 2.
Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần của làng Tràng Sơn

59

68
70

3.1.


Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ của làng.

70

3.2.

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo.

71

3.2.1. Tín ngưỡng dân gian
3.2.2. Phật giáo.

71

Phong tục tập quán.

73

3.3.1. Tục cưới hỏi.

73

3.3.2. Phong tục khi sinh đẻ, ở cữ.

78

3.3.3. Phong tục trong tang ma.


80

3.3.4. Các phong tục khác.

87

3.3.

73


3.4.

Giáo dục khoa bảng.

89

3.5.

Văn học nghệ thuật.

90

3.5.1. Văn xuôi dân gian.

90

3.5.2. Văn vần dân gian.

92


Các trò chơi dân gian.

93

3.6.1. Chơi mốc.

93

3.6.2. Mốc nước.

94

3.6.3. Tướng đánh trận.

94

3.6.4. Chọi gà người.

94

Lễ hội và lễ tết

94

3.7.1. Lễ hội đình Tràng Sơn

94

3.7.2. Các lễ tết.


94

3.6.

3.7.

Tiểu kết chương 3.

97

Kết luận

99

Tài liệu tham khảo

102

Phụ lục


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1. Làng xã là đơn vị hành chính và cũng là đơn vị kinh tế, văn hóa;
lịch sử của các làng xã phản ánh một phần lịch sử phát triển của quốc gia dân
tộc. Trong lịch sử trường tồn đầy hào tráng của dân tộc Việt Nam, làng xã
giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng tính từ buổi đầu dựng nước, từ cuộc

đấu tranh chống “đồng hóa” của phong kiến phương Bắc suốt ngàn năm, cho
đến những cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập cũng như chiến tranh giải phóng
dân tộc sau này. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, làng xã là nơi
cung cấp nguồn nhân lực và vật lực, là chỗ dựa tinh thần, là một nhân tố
quan trọng làm nên chiến thắng. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, văn hóa làng xã
là góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của đất nước.
Làng quê Việt luôn được xem như là hình ảnh của nước Việt Nam thu
nhỏ. Trong xu thế toàn cầu hóa, đất nước bước vào thời kỳ hội nhập sâu
rộng, bên cạnh những thành tựu to lớn; thì nay, một số giá trị lịch sử - văn
hóa trong đó có văn hóa làng xã đang dần bị lãng quên, mai một. Mặt khác
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước luôn luôn phải gắn liền với sự
nghiệp xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc vừa có âm
hưởng truyền thống vừa hiện đại. Vì vậy, những giá trị văn hóa, bài học lịch
sử, những đóng góp của các thế hệ cha ông, những truyền thống quý báu của
quê hương cần được mọi người tôn trọng, gìn giữ và phát huy. Trong đó,
việc gìn giữ và phát triển văn hóa làng xã đóng vai trò quan trọng, chính vì
thế việc tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị lịch sử, văn hoá, hiểu thêm về
các làng xã Việt Nam là điều cần thiết.
2. Làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là
một làng cổ, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Ngoài những nét chung
giống với bao làng Việt, làng Tràng Sơn còn mang những đặc trưng văn hóa


11

riêng của mình như là ngôn ngữ, phong tục tập quán... Tràng Sơn là nơi sinh
thành các bậc danh nhân, anh hùng có nhiều đóng góp cho quê hương đất
nước; trong đó có ba cha con cháu đều đỗ đạt cao, đó là Lê Kính, Lê Hiệu hai cha con cùng đậu Tiến sĩ và làm Thượng thư dưới thời Lê Trung Hưng,
Lê Mai (con của Lê Hiệu) đậu Giải nguyên, hậu duệ của các ông là Phó bảng
Lê Doãn Nhã - nhà yêu nước nổi tiếng trong phong trào Cần vương cuối thế

kỷ XIX; và còn nữa, làng Tràng Sơn là nơi sinh thành, nuôi dưỡng nên người
con ưu tú Trần Can - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một trong số
ba anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của tỉnh Nghệ An. Tràng Sơn là
nơi lưu giữ nhiều công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng từ trước đến
nay; với hơn 10 di tích lịch sử, văn hóa; hiện đã có 01 di tích được xếp hạng
di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây cũng còn lưu giữ nhiều giá trị
văn hóa phi vật thể với nhiều truyền thống nổi bật như: truyền thống hiếu
học, truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống nhân văn tương
thân, tương ái... Không những thế, Tràng Sơn còn là một làng quê có nguồn
văn hóa dân gian phong phú. Nghiên cứu về lịch sử - văn hóa làng Tràng
Sơn góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa làng trong đời sống hôm nay là việc làm có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
3. Nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của lịch sử,
văn hóa làng Tràng Sơn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, góp phần làm rõ lịch
sử hình thành và phát triển của làng, một trong những làng quê điển hình ở
huyện lúa Yên Thành. Từ đó làm rõ những đóng góp của làng Tràng Sơn,
xã Sơn Thành huyện Yên Thành đối với nền văn hóa xứ Nghệ và dân tộc
qua từng thời kì lịch sử. Việc khảo cứu, nghiên cứu một cách có tâm huyết
của nhiều người cùng với những đóng góp của đề tài sẽ góp phần bổ sung
nguồn tài liệu hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa


12

phương ở Nghệ An, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa cho
thế hệ trẻ.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Lịch sử - văn hóa làng
Tràng Sơn (xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XX” làm luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ, chuyên ngành

Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Ở Nghệ An trước năm 1945 đã xuất hiện một số tác phẩm như
“Quỳnh Lưu phong thổ ký”, “Diễn Châu phong thổ ký”, “Nho Lâm phong
thổ ký” “Quỳnh Đôi phong thổ ký”, “Diễn Châu - Đông Thành huyện thông
chí”... nội dung các tác phẩm này ít nhiều đề cập đến lịch sử văn hóa một số
làng xã ở địa phương. Từ sau năm 1945, việc nghiên cứu văn hóa dân gian
ở Nghệ - Tĩnh đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các
nhà nghiên cứu, nhiều công trình xuất hiện như: “Hát ví Nghệ Tĩnh” của
Nguyễn Chung Anh, “Hát Dặm Nghệ Tĩnh”, “Ca dao Nghệ Tĩnh” của
Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giao, “Hát phường vải”, “Vè Nghệ Tĩnh”,
“Thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Chuyện kể dân gian xứ Nghệ”, “Truyện
trạng xứ Nghệ”, “Kho tàng ca dao xứ Nghệ”, “Trò chơi dân gian xứ Nghệ”,
“Tục thờ thần và thần tích Nghệ An”, “Văn hóa ẩm thực xứ Nghệ”, “Về văn
hóa xứ Nghệ”... của Ninh Viết Giao, ngoài ra còn có khá nhiều các công
trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Các công trình này đã tập
trung nghiên cứu về văn hóa dân gian, văn hóa làng xã, về nếp sống, phong
tục, tôn giáo, tín ngưỡng của một số làng xã cụ thể cũng như những đặc
trưng của văn hóa làng xã xứ Nghệ nói chung.
Tìm hiểu về làng Tràng Sơn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành từ
trước tới nay đã có một số công trình như: “Lịch sử xã Sơn Thành” (NXB
Văn hóa thông tin, Hà nội 2012), “Tràng Sơn một làng văn hóa dân gian


13

phong phú” (Phan Bá Hàm và Nguyễn Tâm Cẩn, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2014) bước đầu đã cung cấp một số thông tin tư liệu quan trọng,
khá phong phú về lịch sử - văn hóa làng Tràng Sơn. Ngoài ra còn có một số
tác phẩm, bài báo viết về các nhân vật lịch sử là con dân làng Tràng Sơn

như Lê Kính, Lê Hiệu, Lê Doãn Nhã, Trần Can. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào khảo cứu một cách đầy đủ và hệ thống về lịch sử - văn hóa làng
Tràng Sơn.
Nghiên cứu đề tài “Lịch sử - Văn hóa làng Tràng Sơn (xã Sơn
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX”,
chúng tôi muốn có cái nhìn tổng quan đầy đủ và khoa học hơn về lịch sử,
văn hóa làng Tràng Sơn trong tiến trình phát triển của lịch sử, văn hóa dân
tộc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử và văn hóa làng Tràng Sơn,
xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài xác định giải quyết các vấn đề khoa học
sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của làng Tràng Sơn.
- Diện mạo văn hóa vật chất của làng Tràng Sơn.
- Đời sống văn hóa tinh thần của làng Tràng Sơn.
- Làm rõ các giá trị lịch sử và văn hóa làng Tràng Sơn, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp để bảo lưu và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa
làng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.


14

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại làng Tràng Sơn xưa, nay thuộc xã
Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra tác giả còn điền
dã khảo cứu thực tế thêm một số làng ở Yên Thành có liên quan đến đề
tài để đối chiếu so sánh.
- Về thời gian: Nghiên cứu lịch sử, văn hoá làng Tràng Sơn trong khoảng

thời gian từ giữa thế kỷ XV đến thế kỷ XX (1975).
4.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

4.1. Nguồn tài liệu.
- Nguồn tài liệu gốc: Các tư liệu gốc là gia phả, sắc phong, câu đối, khoa
lục một số dòng họ, sổ sách ghi chép, thống kê về làng Tràng Sơn của
các dòng họ, các cụ cao niên, các chuyên gia còn lưu giữ được. Chúng
tôi cũng cố gắng khảo cứu các tư liệu viết trên các văn bia, hoành phi
tại nhà thờ của các dòng họ lớn ở làng Tràng Sơn.
- Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các công trình lịch sử, địa lý, văn
hóa đã công bố phản ánh về văn hóa làng Tràng Sơn nói riêng, làng xã
xứ Nghệ và cả nước nói chung lưu ở các thư viện: Thư viện tỉnh Nghệ
An, Thư viện trường Đại học Vinh, Thư viện Quốc gia và Thư viện
huyện Yên Thành.
- Tư liệu điền dã: Tư liệu có được thông qua việc điền dã, khảo sát của
tác giả ở làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành và một số làng khác ở huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về lịch sử và văn hóa.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng hai phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.


15

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như điều

tra xã hội học, điền dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí…nhằm đảm bảo
tính khoa học của quá trình phân tích, lí giải các vấn đề lịch sử văn hóa
ở làng Tràng Sơn.
5. Đóng góp của luận văn.
Luận văn hoàn thành có thể có những đóng góp sau đây:
- Là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về lịch sử và văn
hóa của làng Tràng Sơn.
- Làm sáng rõ những giá trị lịch sử và văn hóa của làng Tràng Sơn và đề
xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn
hóa của làng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu và
biên soạn lịch sử địa phương, phục vụ công tác giáo dục truyền thống,
giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, huyện Yên Thành.
- Luận văn cũng góp phần khảo cứu, đánh giá các giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần của làng, qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch
sử của làng nói riêng, của dân tộc nói chung, từ đó biết nâng niu, trân
trọng gìn giữ và có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của làng
7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng Tràng Sơn.
Chương 2. Diện mạo văn hóa vật chất của làng Tràng Sơn
Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần của làng Tràng Sơn


16

NỘI DUNG
Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG TRÀNG

SƠN.

1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.
Làng Tràng Sơn thuộc huyện Yên Thành; nằm trong khu vực người
Việt cổ từng sinh sống. Thời Hùng Vương; Yên thành, Nghệ An thuộc bộ
Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, Yên
Thành có tên gọi là huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân (đời Triệu)...
sang đời Đường là Châu Hoan. “Năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường,
Hoan Châu được chia thành Diễn Châu và Hoan Châu. Lỵ sở của Diễn Châu
đóng ở Kẻ Sừng, xã Quỳ Lăng (nay là xã Lăng Thành, huyện Yên Thành)”
[41, tr 12]. Trong thời gian dài sau đó, cho đến buổi đầu thời độc lập, lỵ sở
của Diễn Châu vẫn đóng ở Quỳ Lăng. Đến thời Tiền Lê, hoàng tử Lê Long
Toàn vào trấn trị Châu Diễn đã chọn Kẻ Dền – Công Trung Thượng (nay
thuộc xã Văn Thành, Yên Thành) làm lỵ sở. Thời Trần, Yên Thành được
“đặt là Trấn Vọng Giang” [51, tr 9]; Tĩnh quốc Vương Trần Quốc Khang và
sau đó là Chiêu minh Vương Trần Quang Khải cũng chọn Kẻ Dền – Công
Trung Thượng làm lỵ sở của Nghệ An. Cho đến thời Trần Yên Thành đã là
một trong những vùng đất phát triển nhất của Nghệ An cả về nhân lực và vật
lực; dân cư đông đúc đã quy tụ thành hệ thống làng xã trải dài khắp huyện từ
Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, kinh tế nông nghiệp phát triển với nghề
nông trồng lúa nước.
Làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành nằm ở cực phía Nam của huyện Yên
Thành, trên tọa độ khoảng 18055’ Vĩ Bắc và 105026’ Kinh Đông, nằm sát
chân núi phía Bắc của dãy Đại Vạc, ở rìa phía Nam vùng đồng bằng rộng lớn
Diễn - Yên - Quỳnh; cách thành phố Vinh khoảng hơn 40 km về phía Bắc,


17


cách trung tâm huyện Yên Thành khoảng 13 km về phía Nam, cách Thị trấn
Diễn Châu khoảng 15 km về phía Tây.
Phía Đông làng Tràng Sơn là Rú Bạc và Động Thờ (Cao Sơn), bên kia
núi là xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu; phía Tây giáp với những dãy đồi thấp
của xã Bảo Thành (tiếp giáp với động Tù Và thuộc xã Công Thành); phía
Bắc là làng Yên Duệ; phía Tây - Bắc tiếp giáp làng Lương Hội, xã Sơn
Thành; phía Nam là động Tranh, động Rãy thuộc dãy Đại Vạc, phía bên kia
núi là Đồng Quỹ thuộc xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc; phía Tây – Nam có
một phần nhỏ tiếp giáp với xã Đại Sơn, huyện Đô Lương. (Dãy Đại Vạc
thuộc hệ thống chân dãy Trường Sơn, từ Anh Sơn, xuống Đô Lương, Yên
Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc đến tận Biển Đông; dãy Đại Vạc có nhiều
nhánh nhỏ, nhiều chỗ đứt khúc thành nhiều ngọn núi khác nhau; trong đó có
Động Tù Và là một phần ranh giới tự nhiên giữa Đô Lương với Yên Thành,
Động Rãy là ranh giới giữa xã Sơn Thành, huyện Yên Thành với xã Nghi
Văn, huyện Nghi Lộc; núi Cao Sơn là ranh giới giữa xã Sơn Thành với các
xã Diễn Thắng, Diễn Lợi của huyện Diễn Châu...).
Làng nằm cạnh con đường là mạch máu giao thông trong cuộc sống
của cư dân Yên Thành – Nghi Lộc và cũng là con đường chiến lược quan
trọng trong những cuộc hành quân vào Nam ra Bắc của các triều đại phong
kiến ngày xưa cũng như của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ sau này, ngày nay là đường 534. Chạy sát làng còn có kênh đào
N2 thuộc hệ thống công trình thủy nông Bắc Nghệ An dẫn nước Sông Lam
từ Bara Đô Lương về cung cấp cho đồng ruộng các xã vùng Nam Yên Thành
và một số xã thuộc khu vực Tây Nam của huyện Diễn Châu. Phía Đông Bắc
làng còn có Khe Cát (tiếng địa phương gọi là Khe Gát); Khe Cát hình thành
từ khá nhiều nhánh khe nhỏ xuất phát từ các dãy núi phía Đông và Đông Bắc
của làng như Khe Mây, Khe Đông, Khe Pheo, Khe Nốc, Khe Móm, Khe
Lấp...; Khe Cát là một trong những nguồn cung cấp chính về cát sạch trong



18

xây dựng và nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như chăn nuôi,
trồng trọt cho cư dân làng Tràng Sơn. Cách làng khoảng 3 km về phía Bắc là
Chợ Bộng, một chợ lớn lâu đời ở vùng Nam Yên Thành; là nơi trao đổi, mua
bán các sản phẩm và vật dụng cần thiết của cư dân Tràng Sơn và các làng
trong vùng (Chợ Bộng xưa thuộc làng Viên Sơn, xã Viên Thành). Địa thế
của làng nằm chủ yếu nằm về phía Đông đường tỉnh lộ 534, ngày xưa vùng
đất canh tác, khai phá của làng có chiều dài từ Nam ra Bắc khoảng 3km và
chiều rộng Đông sang Tây khoảng hơn 4km (tính theo đường chim bay).
Nhìn xa về phía Tây - Bắc làng Tràng Sơn, thấp thoáng là dãy núi
Xanh Gám (còn có hai tên gọi khác là Nhôn Sơn, Rú Gám, thuộc xã Xuân
Thành, Yên Thành,); phía Tây có động Tù Và (còn gọi là núi Bồ Lĩnh); phía
Đông là động Thờ (hay núi Cao Sơn).
Theo quan niệm lâu đời của cư dân Yên Thành nói chung và làng
Tràng Sơn nói riêng thì Xanh Gám, động Tù Và và động Thờ là ba ngọn núi
thiêng của Yên Thành. Rú Gám là danh sơn của vùng đất Yên Thành, mang
hình dáng của loài chim Phượng Hoàng cao quý, trên núi có đền Bạch Thạch
linh thiêng; Rú Gám cùng với Sông Dinh từ xa xưa đã trở thành biểu trưng
của quê lúa Yên Thành, hiện tại nơi đây đang tiến hành xây dựng Thiền viện
Trúc lâm Yên Thành. Động Thờ thuộc địa phận làng Tràng Sơn [23, tr 491],
trên đỉnh núi có đền thờ thần Cao Sơn. Động Tù Và thuộc địa phận xã Công
Thành, huyện Yên Thành. Trong dân gian có câu ca:
Cao nhất là Động Tù Và
Thứ nhì Xanh Gám, thứ ba động Thờ.
Theo số liệu trong bản đồ của Bộ tổng Tham mưu Quân đội nhân dân
Việt Nam in năm 1967 thì Rú Gám cao 260m, động Tù Và cao 249m và
động Thờ cao 210,5m. Điều này chứng tỏ rằng câu ca trên là của cư dân các
làng trong khu vực Nam Yên Thành, trong đó có làng Tràng Sơn. Do không
có phương tiện đo đạc chính xác, chỉ ước lượng bằng mắt thường và cảm



19

nhận qua những bước chân trần trong những lần lên núi lễ cúng, do vị trí
quan sát của người dân ở vùng Nam Yên Thành gần với động Tù Và nên kết
luận như vậy.
Làng Tràng Sơn hiện nay quy tụ xung quanh Rú Vắp (thường gọi là
Động Đền vì trên đỉnh có đền Nhà Quan), gồm 3 xóm: xóm 10, xóm 11 và
xóm 12 thuộc xã Sơn Thành.
1.1.2. Đất đai.
Tràng Sơn xưa là một vùng đất khá rộng, trải dài từ vùng ven chân
Động Thờ, Rú Bạc ở phía Đông; qua vùng Khe Môn – Chợ Bưởi, đến Động
Hố, Rú Bùi, Động Rãy, Cửa Truông ở phía Nam; kéo dài tận Động Chân
Tiên, Rú Nhót, Động Ngang, ở phía Tây. Các dãy núi trên thuộc Ngàn Đại
Vạc, như một hình vòng cung kéo dài khoảng 7- 8 km ôm lấy làng Tràng Sơn.
Cư dân làng quy tụ tại Rú Vắp và khai phá, canh tác trên các cánh đồng xung
quanh làng như đồng Tráu, đồng Chùa, Biên Bạn, Cửa Trang, Bàu Vải, đồng
Đuôi Leo, Đồng Quan, Đồng Yên, Khe Môn, Cửa Lở, Cửa Làng, Đồng Lầy,
Đồng Cống, Rú Đình, Thần Nông, Chùa Trướng… Ven các chân núi thường
có các trại của một số gia đình đông con, khỏe mạnh và can đảm sinh sống.
Khu vực Tràng Sơn xưa bây giờ thuộc các xóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, 13 của xã Sơn Thành; tổng diện tích khoảng 1 200 ha (350 ha đất canh
tác, 130 ha đất thổ cư, còn lại là đất rừng núi); trong đó chỉ có một số ít ruộng
đất được coi là màu mỡ ở đồng Chùa Trướng, Bàu Vải, Đuôi Leo, Cửa Làng;
đó là những cánh đồng thấp, ít khi khô hạn, ít nhiều được phù sa bồi đắp, sau
này dùng được nước nông giang nhưng diện tích không nhiều. Phần lớn diện
tích đất đai Tràng Sơn xưa là những cánh rừng rậm rạp, những bãi cỏ rộng
ven chân núi và ruộng, vườn bạc màu đặc trưng của vùng bán sơn địa có độ
dốc cao nên bị nước mưa xói mòn nhiều qua các mùa mưa lũ. Chính điều kiện

đất đai bạc màu, canh tác gặp nhiều khó khăn đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống kinh tế của cư dân Tràng Sơn xưa cũng như nay.


20

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong phong trào xây dựng hợp tác
xã nông nghiệp, và còn một phần nữa là trong thời kỳ chiến tranh phá hoại,
cầu Tràng Sơn trên đường 534 bên cạnh làng bị không quân Mỹ đánh phá ác
liệt; chính quyền xã vận động bà con làng Tràng Sơn (cũng như nhân dân
Lương Hội và Yên Duệ - hai làng khác của xã Sơn Thành) di dân vào sinh
sống tại các vùng đồi núi lập nên các xóm mới ở Rú Me, Rú Nhót, Cửa
Truông, Rú Bùi, Khe Môn, Rú Bạc (bây giờ là các xóm 1,2 ,3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
và xóm 13 xã Sơn Thành). Từ đó, địa phận làng Tràng Sơn chỉ còn lại các
xóm 10, 11, 12, ruộng đồng của làng cũng thu hẹp lại rất nhiều so với trước
khi thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 2014, cả ba xóm có tổng diện
tích là 59,4 ha; trong đó đất canh tác là 32,5 ha và 26,9 ha đất thổ cư. Riêng
từng xóm thì: xóm 10 có 22,9 ha đất trong đó có 11,4 ha đất canh tác, 11,5 ha
đất thổ cư, trong đó 2,7 ha đất ở và 8,8 ha đất vườn. Xóm 11 có 21,7 ha đất
trong đó 15,6 ha đất canh tác và 6,1 ha đất thổ cư, đất ở là 1,7 ha và 4,4 ha đất
vườn. Còn xóm 12 có 24, 8 ha đất, đất canh tác là 5,5 ha cùng với 9,3 ha đất
thổ cư gồm 2,2 ha đất ở và 7,1 ha đất vườn.
1.2. Lịch sử hình thành của làng.
1.2.1. Quá trình lập làng.
Cho đến thời điểm hiện nay; mặc dù đã có khá nhiều tài liệu viết về các
nhân vật lịch sử là cư dân làng Tràng Sơn như Lê Kính, Lê Hiệu, Lê Doãn
Nhã, Trần Can, trong đó có nhắc đến tên Tràng Sơn Trại, làng Tràng Sơn
nhưng chưa có tài liệu nào đề cập đến thời gian thành lập làng Tràng Sơn; và
gần đây nhất, hai tài liệu “Lịch sử xã Sơn Thành” và “Tràng Sơn, một làng
văn hóa dân gian phong phú” đã được xuất bản nhưng chưa thống nhất về

thời gian lập làng. “Lịch sử xã Sơn Thành” cho rằng “Tràng Sơn là làng cổ
nhất của xã Sơn Thành” [40, tr 12] và “làng Tràng Sơn được hình thành trong
thời kỳ các Vua Hùng dựng nước” [40, tr 13]. Hương ước xóm 10 và xóm 12
thì cho rằng làng Tràng Sơn hình thành đầu thế kỷ XV [34]. Còn các tác giả


21

của cuốn “Tràng Sơn, một làng văn hóa dân gian phong phú” lại cho rằng
“Những năm đầu thế kỷ 14, một vị tướng người họ Hồ ở Quỳnh Lưu mà dân
Tràng Sơn gọi là Quan Mạnh tướng ... đã tiến hành quy tụ các gia đình sống
rải rác ở vùng Đồng Yên (gần Khe Cát), Cồn Trại (Đan Trại)… tập trung lại
trên một vùng đồi thấp gọi là Rú Vắp tức là đất xóm 10, 11, 12 hiện nay ... lập
ấp hình thành nên Đan Trung trại (trại nhỏ hơn làng). Sau đó là một thời gian
dài, làng mang tên Tràng Sơn Đan Trung” [31, tr 25].
Vậy làng Tràng Sơn hình thành vào thời gian nào; tên gọi Tràng Sơn
bắt nguồn từ đâu, nghĩa là gì, sao có lúc lại gọi là Trường Sơn; là những câu
hỏi cần được giải đáp một cách khoa học trên những cơ sở chính xác về mặt
lịch sử.
Thứ nhất, để xác định rõ có phải Tràng Sơn là làng cổ nhất trong số ba
làng của xã Sơn Thành hay không, chúng tôi đã tìm về hai làng khác trong
cùng xã là Lương Hội (có chỗ chép là Xa Hội) và Yên Duệ (có chỗ chép là
An Duệ) để tìm hiểu. Làng Yên Duệ do ông tổ của họ Trần Bá là Trần Bá
Thành chiêu dân, khai khẩn đất đai thành lập làng, từ hàng trăm năm trước, cụ
Trần Bá Thành đã được làng Yên Duệ tôn thờ là Thành Hoàng làng, họ Trần
Bá đang giữ được sắc phong của nhà vua cho cụ tổ của họ. Tại nhà thờ họ
Trần Bá cũng đang giữ đạo sắc của vua Duy Tân năm 1909 sắc cho làng Yên
Duệ thờ phụng “Trần Triều Trạng Nguyên Bạch Tướng Công Chi Thần”. Tại
sao vua Duy Tân lại sắc cho làng Yên Duệ thờ phụng Trạng nguyên Bạch
Liêu, Bạch Liêu có quan hệ như thế nào với làng Yên Duệ? Trong “Đại Việt

sử ký tiền biên” chép rằng “Bính Dần, Thiệu Long năm thứ chín (1266) ...
Tháng ba, mở khoa thi chọn học trò, cho Trần Cố đỗ kinh Trạng nguyên,
Bạch Liêu đỗ trại Trạng nguyên, ... Khi đó Thượng tướng Quang Khải quản
châu Nghệ An, Liêu chỉ làm khách, không ra làm quan” [11, tr 418, 419].
Bạch Liêu vốn quê làng Trúc Hạ, xã Thanh Đà, nay thuộc xã Mã Thành,
huyện Yên Thành, là vị tổ khai khoa của Yên Thành và cũng là của cả Xứ


22

Nghệ. “Khi đi thi, ông dời cư đến thôn Quảng Động, xã Nguyên Xá (lúc bấy
giờ xã Nguyên Xá bao gồm các làng Viên Minh, Hậu Luật, Vân Nam, Bảo
Cứ, An Duệ, Xa Hội, Trầm Nội, Bảo Nham, Tiên Hồ)” [41, tr 17], huyện
Đông Thành; đến “thời Nguyễn, ở xã Nguyên Xá có nạn hổ rừng về quấy rối
dân. ... họ Bạch liền di cư vào đất Hoàng Hà (Can Lộc) ... dời luôn cả lăng mộ
Bạch Liêu vào táng ở đất Can Lộc, phía trước chùa Hương Tích của núi Hồng
Lĩnh” [12, tr 39]. Sau khi họ Bạch dời đi, nhân dân Nguyên Xá dựng một ngôi
miếu thờ Bạch Liêu trên đỉnh Động Sơn, cách chợ Bộng khoảng hơn 1 km về
phía Đông – Nam; miếu thờ nay đã đổ nát, chỉ còn lại dấu vết nền tường đá và
Ban thờ xây bằng gạch trát vôi vữa, người dân trong vùng gọi đây là “đền thờ
quan trạng Bạch” và thường thắp hương lễ cúng ngày rằm và mùng một hàng
tháng. Theo ông Nguyễn Hữu Bá, năm nay 90 tuổi, trú tại xóm 10, xã Viên
Thành thì thôn Quảng Động xưa ở phía Đông Nam của Động Sơn, nay là xóm
10 và xóm 11, xã Viên Thành, huyện Yên Thành. Từ đây cho thấy trước năm
1266, khu vực Nam Yên Thành dân cư đã phát triển đông đúc. Khi Thượng
tướng Trần Quang Khải đem quân đóng giữ Nghệ An; vốn mến tài của Bạch
Liêu, Trần Quang Khải đã mời Bạch Liêu làm môn khách, xem như là quân
sư, đàm đạo, tham khảo ý kiến của Bạch Liêu trong công việc. Theo PGS. TS
Trần Bá Chí “Trần Quang Khải gặp và dùng Bạch Liêu là một sự hội ngộ
tương đắc như Huyền Đức gặp Gia Cát Khổng Minh” [12 , tr 32]. Bạch Liêu

vốn hiểu rõ địa thế và tầm quan trọng chiến lược của Yên Thành cũng như
Nghệ An đối với công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc;
vùng đất Nam Yên Thành là một trong những yết hầu án ngữ con đường quan
trọng từ Nam Đàn, Nghi Lộc ra Yên Thành (thời trước ở Nghệ An có ba ngả
đường chiến lược quan trọng là con đường thiên lý Bắc – Nam chạy gần biển,
bị cản trở bởi nhiều sông ngòi; thứ hai là con đường đi qua Nghi Lộc – Yên
Thành (qua Tràng Sơn, Sơn Thành); thứ 3 là ngả qua Đô Lương, Tân Kỳ; còn
con đường thượng đạo mà nghĩa quân Lam Sơn đã tiến vào Nghệ An thì lại


23

quá hiểm trở nên rất ít khi sử dụng). Trần Quang Khải đã thực hiện theo kế
sách “Biến pháp tam chương” của Bạch Liêu. Việc Trần Bá Thành chọn
vùng đất Yên Duệ để lập làng là theo chủ ý của Bạch Liêu (làm chỗ dựa cho
đồn binh Kẻ Sỏi) nên sau này (khi thôn Quảng Động li tán hết), vua Duy Tân
đã sắc cho làng Yên Duệ thờ phụng Bạch Liêu. Cũng trong thời gian này một
bộ tướng của Trần Quang Khải là Chu Văn Luyện được lệnh đóng quân ở Kẻ
Sỏi, sau chiến tranh, con cháu ông và một số binh lính định cư lại đất Kẻ Sỏi
và dần hình thành làng Xa Hội – Lương Hội. Chu Văn Luyện được dân làng
Lương Hội thờ là Thành hoàng làng; theo Gia phả họ Nguyễn ở Lương Hội
thì đến đời thứ 4 họ Chu đổi thành họ Nguyễn, tướng quân Chu Văn Luyện
quê ở Đông Sơn, Thanh Hóa. Theo ông Nguyễn Văn Tuyến, thành viên Hội
đồng gia tộc họ Nguyễn Văn, khi đối chiếu với Gia phả họ Chu ở phường
Đông Sơn thì trùng khớp nhau [45].
Thứ hai, về tên gọi Tràng Sơn; theo nhà giáo Nguyễn Duy Đối (79 tuổi,
là người đã viết lại tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh bằng thư pháp
trên giấy khổ lớn), xét chữ Tràng Sơn trong Gia phả họ Lê Văn do cụ Tú tài
Lê Văn Đăng biên soạn năm 1871 và trong Sắc phong của vua Khải Định cho
ông Nguyễn Duy Bôi ở nhà thờ họ Nguyễn Hữu và một số văn tự khác thì chữ

Sơn nghĩa là Núi, chữ Tràng (còn đọc là Trường) nghĩa là Dài. Vậy có thể
hiểu tên gọi Tràng Sơn và Trường Sơn chỉ là một. Do khu vực định cư, canh
tác của cư dân nằm ven những dãy núi kéo dài nên đặt tên làng là Tràng Sơn.
Qua thần tích và sắc phong cổ cho thấy ở làng Tràng Sơn có thần tích
đền Nhà Quan là nơi thờ “Bản cơ Mạnh tướng quân truy tôn chư mỹ tự, gia
tăng Dực bảo trung hưng Trung đẳng thần” [23, tr 491]; còn thần tích khác là
“Đền Xã thờ Hoàng Giáp Lê tướng công húy Trung Mẫn” [23, tr 492]; sắc
phong ở nhà thờ họ Nguyễn Hữu do vua Khải Định phong cho ông Nguyễn
Duy Bôi là “thần Dực bảo Trung hưng” [45]. Đó là ba nhân vật có nhiều công
lao được dân làng tôn thờ. Trong số ba nhân vật thì “Hoàng Giáp Lê Tướng


24

công” là Lê Hiệu (1617 – 1680), ông Nguyễn Duy Bôi sống trong thế kỷ
XVIII, còn Quan Hồ Mạnh tướng là người xuất hiện sớm nhất; theo truyền
tụng của các thế hệ dân làng, khi Quan Hồ Mạnh tướng đến Tràng Sơn thì đã
dân cư đã sinh sống rải rác trong khu vực này, được ông quy tụ lại ở hai khu
vực Tràng Sơn và Đan Trung. Theo tập tục của người Việt thì người đầu tiên
khai đất lập làng được thờ làm Thành hoàng làng, nhưng ba nhân vật trên
không phải là những người đầu tiên khai khẩn đất đai, lập nên làng Tràng
Sơn. Vậy ai là người đầu tiên đến đất Tràng Sơn, đến vào thời gian nào? Đến
đây có hai giả thuyết được đặt ra: Thứ nhất, những cư dân từ làng Lương Hội
và Yên Duệ trong cuộc sống tự nhiên đã khai khẩn đất đai lập nên những sơn
trại đầu tiên ở Tràng Sơn, đây chỉ là trại còn nhà cửa của họ vẫn ở làng quê cũ
cách đó chỉ khoảng trên dưới 1 km, sau đó cư dân các nơi khác mới đến
Tràng Sơn; sau nhiều năm bị nạn hổ rừng quấy phá, những cư dân đầu tiên
này bỏ trại quay về định cư ở làng cũ. Thứ hai, đã từng có một số cư dân,
dòng họ từ nơi khác đến đây sinh sống nhưng họ đã dời đi trước khi hình
thành làng Tràng Sơn. Dù theo giả thuyết nào thì cũng có điểm chung là

những cư dân đầu tiên đến Tràng Sơn chỉ trong thời gian ngắn rồi lại dời cư đi
nơi khác, họ không để lại dấu ấn công lao đóng góp nhiều nên không được
dân làng sau này tôn thờ.
Tìm hiểu về lịch sử làng Tràng Sơn, tham khảo nhiều nguồn tư liệu
khác nhau chúng tôi không thấy có tài liệu nào ghi chép cụ thể thời gian lập
làng. Chỉ có tư liệu cổ nhất là cuốn Gia phả họ Lê Văn (do cụ Tú tài Lê Văn
Đăng soạn năm 1871), đoạn chép về ông tổ đời thứ 6 là Lê Kính “Đời Lê
Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định năm thứ 13, khoa thi Nhâm Tý (1612), ông
24 tuổi, đỗ Hương Cống (mẹ ông 45 tuổi)” [14, tr 9]. Vậy tính đến năm đó thì
họ Lê Văn có mặt ở đất Tràng Sơn khoảng gần 150 năm (hơn 6 đời), khoảng
giữa thế kỷ XV. Cho đến nay, họ Lê Văn có 20 đời, còn họ Lê Trọng và
Nguyễn Trí đều có 22 đời; đây là ba dòng họ lâu đời nhất ở Tràng Sơn.


25

Theo gia phả họ Lê Văn khi chép về giai đoạn cuối thời Lê – đầu thời
Tây Sơn có nói rằng “ấp ta từ lâu có giáp Trường Sơn Đông, Trường Sơn
Tây, Đan Trung Đông, Đan Trung Tây” [14, tr 1, 2], cuối thời Lê, do nạn dịch
bệnh và nạn hổ rừng nên “bốn giáp phiêu tán (chỉ còn số ít dân bám trụ tại
làng) ... Đến đời nhà Nguyễn mở nước, nối trị dân nước, vào khoảng thời vua
Gia Long, làng xóm, họ hàng trở về quê an nghiệp” [14, tr 1, 2]. Căn cứ gia
phả các dòng họ cho thấy họ Nguyễn Trí và Lê Trọng có thể đến Tràng Sơn
trước họ Lê Văn hai thế hệ.
Dân làng Tràng Sơn qua nhiều thế hệ truyền lại tích Quan Mạnh tướng
đã tập hợp dân làng quy tụ lại xung quanh Rú Vắp, hình thành nên làng sau
này; thời điểm đó chỉ có thể là trong nửa đầu thế kỷ XV. Từ những cơ sở trên
có thể khẳng định làng Tràng Sơn được hình thành khoảng đầu thế kỷ XV.
Dân làng tôn thờ Quan Mạnh Tướng làm Thành hoàng làng; dựng đền thờ
ông ngay trên đỉnh Rú Vắp quanh năm hương khói, tế lễ, tỏ lòng tri ân.

Từ những căn cứ trên chúng ta có thể khẳng định thời gian thành lập
làng Yên Duệ và Lương Hội là trong khoảng nửa sau thế kỷ XIII. Tràng Sơn
lúc đó đang là một vùng rừng núi rậm rạp, khoảng đầu thế kỷ XV thì dân cư
mới bắt đầu khai phá đất đai Tràng Sơn, lập nên những sơn trại đầu tiên ở đó.
Từ thế kỷ XIX đến trước cải cách ruộng đất, làng Tràng Sơn có 7 xóm:
- Xóm Giếng ở phía Tây (là xóm lớn nhất).
- Xóm Trường ở phía nam.
- Xóm Vắp ở phía Tây - Bắc.
- Xóm Đông ở phía đông.
- Xóm Giữa ở giữa làng (giáp xóm Vắp và xóm Giếng).
- Xóm Phát ở phía Đông - Bắc.
- Xóm Dầu ở phía Tây Nam.
1.2.2. Sự quần cư và mở rộng địa bàn cư trú ở làng.


×