Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã thạch văn thạch hà hà tĩnh trong vụ xuân 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.89 KB, 136 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

BÙI PHAN QUỲNH

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI VÙNG ĐẤT CÁT
VEN BIỂN SAU KHI KHAI THÁC QUẶNG TITAN
Ở XÃ THẠCH VĂN – THẠCH HÀ – HÀ TĨNH
TRONG VỤ XUÂN 2015 ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

BÙI PHAN QUỲNH

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI VÙNG ĐẤT


CÁT VEN BIỂN SAU KHI KHAI THÁC QUẶNG
TITAN Ở XÃ THẠCH VĂN – THẠCH HÀ – HÀ
TĨNH TRONG VỤ XUÂN 2015 ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:
60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Xuân Sinh

NGHỆ AN, 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực
tiếp thực hiện trong vụ xuân năm 2015, dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Xuân
Sinh. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa từng
được sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tơi đều
trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Bùi Phan Quỳnh


iv


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương Xuân Sinh,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài cũng như trong q trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sau Đại học, đặc biệt là
các thầy cô trong Khoa Nông Lâm Ngư trường Đại Học Vinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà
Tĩnh; các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên
tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành
viên với sự giúp đỡ quý báu này.
Tác giả luận văn

Bùi Phan Quỳnh


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................iv
MỤC LỤC.........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..........................................................................ix
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................................5
1.1.1. Vai trò của cây lạc...................................................................................................5
1.1.1.1. Đối với đời sống con người..................................................................................5
1.1.1.2. Đối với nền kinh tế quốc dân................................................................................6
1.1.1.3. Đối với cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng...........................................7
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng NPK của cây lạc.....................................................................8
1.1.2.1. Vai trò sinh lý của ni tơ (N) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây lạc............8
1.1.2.2. Vai trò sinh lý của lân (P) và nhu cầu sinh lý của lân ở cây lạc...........................9
1.1.2.3. Vai trò sinh lý của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc.......................9
1.1.3. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón.......................................................10
1.1.4. Bón phân cân đối hợp lý........................................................................................11
1.1.4.1. Khái niệm bón phân cân đối, hợp lý...................................................................11
1.1.4.2. Tác dụng của bón phân cân đối hợp lý...............................................................12
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam.....................................................12
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới.......................................................................12
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam........................................................................16
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà........................................20
1.2.3.1. Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh.....................................................................20
1.2.3.2. Tình hình sản xuất lạc tại huyện Thạch Hà........................................................22
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam.............................23
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới...............................................23
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc trên thế giới.................................................23
1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây lạc trên thế giới......................................24
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam................................................27
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lạc ở Việt Nam.................................................27
1.3.2.2.Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây lạc ở Việt Nam...............................30
1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu............................................................33
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................34
2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................34

2.2. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................34
2.3. Bố trí thí nghiệm.......................................................................................................34
2.3.1. Cơng thức thí nghiệm............................................................................................34
2.3.2. Sơ đồ thí nghiệm....................................................................................................35
2.3.3. Quy trình kĩ thuật...................................................................................................36
2.3.3.1. Làm đất, lên luống, gieo hạt...............................................................................36


vi

2.3.3.2. Bón phân.............................................................................................................36
2.3.3.3. Trồng dặm, làm cỏ và vun xới............................................................................36
2.3.3.4. Tưới và tiêu nước...............................................................................................36
2.3.3.5. Phòng trừ sâu bệnh.............................................................................................36
2.3.3.6. Thu hoạch và bảo quản giống.............................................................................37
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.............................................................................37
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây..................................................37
2.4.2. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng...........................................................................38
2.4.3. Chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh............................................................................38
2.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất........................................................38
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................38
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................40
3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của các giống lạc tham gia thí
nghiệm.............................................................................................................................40
3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các
giống lạc..........................................................................................................................43
3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của các giống lạc..............................47
3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính ra hoa của các giống lạc..............................51
3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến số cành trên cây của các giống lạc...........................53

3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc........56
3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống lạc...........60
3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc.........64
3.8.1. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu hại của các giống lạc...............64
3.8.2. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm bệnh hại của các giống lạc.............67
3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc....69
3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
giống lạc..........................................................................................................................74
3.11. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón đối với các giống lạc...............................78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................................79
Kết luận............................................................................................................................79
Đề nghị............................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................82


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT
Cs
Cv
Đ/c
FAO
LSD
EU
NSLT
NSTT
NXB
USD


Cơng thức thí nghiệm
Cộng sự
Hệ số biến động
Đối chứng
Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa)
European Union (Liên minh châu Âu)
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Đô la Mỹ


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây.......................13
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở một số nước trên thế giới.....................14
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây.......................17
Bảng 1.4. Diện tích của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha).................................18
Bảng 1.5. Sản lượng của các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn)..............................19
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Hà Tĩnh.............................................20
.........................................................................................................................................22
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện Thạch Hà..............................22
Bảng 2.1. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm....................33
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của một số giống lạc tham
gia thí nghiệm..................................................................................................................41

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của
các giống lạc tham gia thí nghiệm (cm)..........................................................................46
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của các giống lạc tham gia thí
nghiệm.............................................................................................................................50
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính ra hoa của các giống lạc tham gia thí
nghiệm.............................................................................................................................53
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tổng số cành trên cây của các giống lạc tham
gia thí nghiệm (cành/cây)................................................................................................56
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng và khối lượng nốt sần của các giống
lạc tham gia thí nghiệm...................................................................................................59
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống lạc
tham gia thí nghiệm (gram/cây).......................................................................................62
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình phát triển của sâu hại trên các giống
lạc (%)..............................................................................................................................66
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình phát triển của bệnh hại trên các giống
lạc (%)..............................................................................................................................68
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc
.........................................................................................................................................71
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của
các giống lạc....................................................................................................................76
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của các giống lạc................79


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của các giống lạc..........................49
Hình 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tổng số cành trên cây của các giống lạc tham
gia thí nghiệm..................................................................................................................55

.........................................................................................................................................60
Hình 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng và khối lượng nốt sần của các giống
lạc tham gia thí nghiệm...................................................................................................60
Hình 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống lạc
tham gia thí nghiệm.........................................................................................................63
Hình 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến số quả của các giống lạc tham gia thí nghiệm.72
Hình 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến P 100 quả, 100 hạt của các giống lạc tham gia
thí nghiệm........................................................................................................................72
Hình 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của
các giống lạc....................................................................................................................77


x


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam xuất phát từ một nền nông nghiệp với 80% dân số sống bằng
nghề nơng, diện tích đất canh tác nhỏ, lẻ với 3/4 là đồi núi đã đặt ra cho nền
nông nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức lớn. Nên sử dụng cây gì con gì
để có giá trị hàng hóa cao nhất, xu thế hiện nay của người nơng dân là chọn
những loại cây có tính chiến lược, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện
của từng địa phương.
Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có tính chiến lược và
có giá trị sử dụng lớn. Từ lâu lạc là mặt hàng xuất khẩu được thị trường thế giới
ưa chuộng, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất, bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất. Do
đó vừa phải mở rộng diện tích nhưng vừa phải tập trung đầu tư thâm canh là
biện pháp lâu dài của nền nông nghiệp nước ta. Từ năm 2003 nhằm tăng nhanh

sản lượng lạc, một số các giống lạc có tiềm năng năng suất cao như L14, L23,
L20… được đưa vào cơ cấu giống lạc của nhiều vùng sản xuất lạc trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh. Các giống lạc mới đưa vào sản xuất được gieo trồng trên các loại
đất trồng lạc chính của tỉnh như đất phù sa được bồi, phù sa không được bồi, đất
cát nội đồng, cát ven biển, đất đỏ vàng. Nhờ có các giống lạc mới nên năng suất
lạc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng lên rõ rệt từ 19,8 tạ/ha năm 2006 lên 22,3
tạ/ha năm 2009.
Mặc dù có xu hướng tăng về năng suất nhưng cho đến nay, bình quân
năng suất của các giống lạc của Hà Tĩnh vẫn ở mức thấp so với tiềm năng của
giống, chỉ đạt 20,3 tạ/ha, so với tiềm năng năng suất của giống L14 thâm canh là
50 - 60 tạ/ha. Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế năng suất lạc trên địa bàn tỉnh
như chất lượng giống, quản lý nước tưới, phòng trừ sâu bệnh hại thì sử dụng
phân bón được xem là yếu tố có vai trị rất quyết định.
Bón phân cân đối cho lạc cũng như cho các loại cây trồng nơng nghiệp nói
chung là biện pháp mang lại hiệu quả cả về khía cạnh kinh tế và môi trường.
Thông qua việc sử dụng phân bón một cách cân đối, hiệu quả riêng lẻ của các


2

nguyên tố dinh dưỡng cũng như hiệu quả tương tác giữa chúng được tăng cường
một cách đáng kể.
Việc sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, đã góp phần to lớn vào việc tăng số
lượng, chất lượng nông sản phẩm, một tác dụng phụ có lợi nữa đó là độ phì nhiêu
của đất được cải thiện, làm mức thu hoạch được cải thiện hơn, cây trồng có mức
chịu đựng một số bệnh và thời tiết, khí hậu hơn nũa người dân đã thu được lợi
nhuận cao hơn.
Được biết, các nghiên cứu trước đây về phân bón cho lạc trên địa bàn tỉnh
mới chủ yếu được thực hiện đối với các giống lạc địa phương. Các nghiên cứu về
phân bón cho các giống lạc lai trên các loại đất trồng lạc chính của tỉnh cịn rất

hạn chế. Quy trình phân bón hiện đang được áp dụng chủ yếu được xây dựng dựa
vào kinh nghiệm sản xuất chứ chưa thực sự dựa trên các kết quả nghiên cứu mang
tính hệ thống.
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có trên 600 ha đất hoang mạc, chủ yếu là những
bãi cát trắng, ít có khả năng sinh lợi. Gió và cát di động mạnh hình thành nên
những cồn cát với chiều cao có khi lên hàng chục mét và có xu hướng lấn dần
vào diện tích đất canh tác nơng nghiệp phía nội đồng, làm tăng nhanh diện tích
hoang mạc hố. Chính việc khai thác quặng titan, Zicon và nuôi trồng thuỷ sản
trên đất cát trước đây do không chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường nên đã
làm cho vùng đất này vốn đã bạc màu lại càng thêm xơ cứng.
Với sự tiên phong, đi đầu tiếp cận ứng dụng công nghệ sinh học trong sản
xuất nơng nghiệp trên vùng đất cát, hoang hóa, Dự án trồng rau sạch được Tổng
Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh triển khai vào tháng 9/2013 với
tổng diện tích ban đầu là 12 ha tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà. Dự án có sự
phối hợp của Tổng Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco Hà
Tĩnh), Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cùng với đối tác là Công ty TNHH Finepon
(Hongkong) tiến hành trồng thử nghiệm mơ hình rau, củ quả trên vùng đất
hoang hóa ven biển. Bên cạnh phát triển các loại rau màu, người dân cũng đã
tiến hành trồng lạc, tuy nhiên do giống lạc cũ, thối hóa, bón phân chưa cân đối,
hợp lý nên năng suất cũng như hiệu quả kinh tế chưa cao. Như vậy, để có thể


3

góp phần tăng năng suất lạc trên địa bàn tỉnh, cùng với việc thử nghiệm các
giống lạc có tiềm năng năng suất và khả năng thích nghi cao với điều kiện cụ thể
của địa phương để đưa vào sản xuất, sử dụng phân bón cân đối và hợp lý cho lạc
được xem là một giải pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất lạc một cách nhanh
chóng và hữu hiệu.
Từ những căn cứ trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của

phân bón NPK đến sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lạc tại
vùng đất cát ven biển sau khi khai thác quặng titan ở xã Thạch Văn – Thạch
Hà – Hà Tĩnh trong vụ Xuân năm 2015” nhằm góp phần làm cơ sở cho việc
xây dựng một chế độ bón phân cân đối và hợp lý cho lạc trên đất cát ven biển,
bạc màu nghèo dinh dưỡng của tỉnh để từng bước nâng cao năng suất lạc và tăng
thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần duy trì và cải thiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng thể
Xác định được lượng phân bón NPK phù hợp bón cho lạc trên vùng đất
cát ven biển sau khi khai thác quặng titan, làm cơ sở cho việc xây dựng quy
trình phân bón cho các giống lạc L14, L20, L26 trong điều kiện cụ thể về đất đai
và trình độ sản xuất của người dân xã Thạch Văn – Thạch Hà – Hà Tĩnh.
• Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc L14, L20, L26 tại vùng đất
cát ven biển sau khi khai thác quặng titan trong vụ Xuân năm 2015 ở xã Thạch
Văn – Thạch Hà – Hà Tĩnh.
- Xác định được công thức bón phù hợp nhất cho từng giống trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các cơng thức phân bón được áp
dụng.
- Xác định được giống lạc phù hợp trồng trên vùng đất nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Ý nghĩa khoa học


4

- Góp phần làm rõ ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng,
phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng của một số giống lạc trên đất

cát ven biển.
- Khẳng định tác dụng của phân bón NPK hợp lý trong việc nâng cao
năng suất và phẩm chất nơng sản.
• Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hồn thiện chế độ bón phân hợp lý cho lạc trên đất cát ven
biển, sau khi khai thác quặng titan, vụ Xuân năm 2015 tại xã Thạch Văn –
Thạch Hà – Hà Tĩnh.
- Làm cơ sở để xây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho cây lạc ở các
địa phương có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương đồng trong các năm
tiếp theo.


5

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vai trò của cây lạc
1.1.1.1. Đối với đời sống con người
Cây lạc (còn gọi là cây đậu phộng) có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ. Là
cây trồng cổ truyền, được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới, với diện tích
khoảng 23 triệu ha, vùng phân bố từ 56 vĩ độ Bắc đến 56 vĩ độ Nam . Lạc là cây
công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm chủ yếu của nhiều nước. Hiếm tìm ra cây
trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương và cây lạc .
Toàn bộ cây lạc có giá trị sử dụng. Lạc trước hết được dùng làm thực
phẩm cho con người. Sản phẩm chính là hạt lạc, nó chứa nhiều dinh dưỡng. Khi
phân tích hạt lạc cho thấy, hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các
nhóm chất hóa học hữu cơ và rất nhiều chất vơ cơ. Các chất này có thể chia thành
các nhóm sau: lipit, protein, gluxit, photphatit, các glucozit, hydrocacbua, các
axitamin, các andehyt, xeton, chất sáp, các chất vơ cơ, chất có màu [9].

Trong đó hàm lượng lipit chiếm tỷ lệ lớn nhất, trung bình từ 45 - 51%
[22]. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, bao gồm 80% axit béo không no và 20%
axit béo no làm dầu ăn rất tốt nếu được lọc cẩn thận [11]. Hàm lượng protein
trong hạt lạc khá cao, thường đạt từ 20 - 37,5% [22]. Trong protein lạc có chứa
tới 13 loại axit amin quan trọng, cần thiết cho hoạt động sống của con người và
động vật. Trong đó có đủ 8 axit amin khơng thay thế [14]. Ngồi ra, lạc là loại
thức ăn giàu vitamin nhóm B (trừ B 12), A, E và K. Với hàm lượng lipit, protein,
vitamin trong hạt lạc khá cao, hạt lạc là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là
nguồn bổ sung quan trọng chất đạm, chất béo, vitamin cho con người. Các nhà
dinh dưỡng cho rằng, lạc là một trong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụng bồi
bổ sức khỏe, có ích cho tuổi thọ và phịng chống lão hóa.


6

Các phụ phẩm từ lạc là nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi
như khô dầu, thân lá, vỏ lụa được dùng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Trong khô dầu lạc chứa 50,8% protein, 7,0% lipit, 24,3% gluxit, 4,4% xenlulo.
Thân lá lạc chứa 11,75% protein, 1,84% lipit, 46,95% gluxit [3]. Do đó, khơ dầu,
thân lá lạc dùng làm thức ăn tốt cho gia súc. Cám vỏ lạc chứa 4,2% protein tổng
số; 2,9% protein dễ tiêu; 2,6% lipit tổng số; 1,8% lipit dễ tiêu; 18,5% gluxit tổng
số và 7,2% gluxit dễ tiêu, dùng làm chất đốt, ván ép và thức ăn rất tốt [12].
Trên thế giới, lạc được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó
làm dầu ăn chiếm 80%; chế biến thành các sản phẩm như bánh, mứt, kẹo, bơ…
chiếm 12%; dùng trong chăn nuôi chiếm 6% và 1% xuất khẩu .
1.1.1.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
Yêu cầu nhập khẩu về lạc và các sản phẩm từ lạc chủ yếu ở các nước
Châu Âu, người ta thích dùng dầu lạc và dầu thực vật nói chung để thay cho mỡ
động vật. Dầu lạc cũng là sản phẩm chính trong hơn 600 sản phẩm được chế biến
từ lạc và cây lạc [11]. Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông

sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO,
hiện nay trên thế giới có 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm 1/2
thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu [22]. Ở Nigieria, lạc và các sản phẩm chế
biến từ lạc thường chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này mới chỉ đem
bán 15% sản lượng hàng năm [11].
Ở Việt Nam, những năm trước đây, khối lượng lạc xuất khẩu chỉ đứng sau
lúa gạo, cà phê và cao su. Vào những năm gần đây, khối lượng lạc xuất khẩu
đứng sau cả tiêu, điều và chè. Những năm cuối thế kỷ XX, lạc là một trong số
các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, với khối lượng xuất khẩu
lớn và có giá trị cao, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD. Phần
lớn lạc sản xuất hàng năm ở nước ta được dành cho xuất khẩu, có năm đã xuất
khẩu đến 70% sản lượng. Bình quân hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 70 - 80
nghìn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Italia, Đức … đã đem lại nguồn thu


7

ngoại tệ rất lớn. Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn
nhất thế giới .
Giá bán lạc nhân hàng năm không ổn định, tùy thuộc vào khả năng xuất khẩu
của các nước chính như Xenegan, Nigieria và phụ thuộc vào khả năng được mùa
của các nước này. Ngồi ra, giá lạc khơng những phụ thuộc vào mức tiêu thụ của thị
trường mà còn phụ thuộc vào chất lượng, màu sắc và kích thước của hạt lạc. Giá lạc
của Việt Nam bằng 85% giá lạc Trung Quốc và bằng 80% giá lạc của Ấn Độ [22].
Xuất khẩu lạc đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu
của nước ta. Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp
ứng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy, đến năm 1999, một số
nước nhập khẩu lạc nước ta đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Tình hình
xuất khẩu lạc của nước ta trong những năm gần đây giảm. Năm 2002, nước đã xuất
khẩu được trên 100.000 tấn. Nhưng đến năm 2006, lượng lạc nhân xuất khẩu đã

giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm 2002 .
1.1.1.3. Đối với cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng
Lạc là một trong các cây bộ đậu có khả năng cố định nitơ sinh học, một
q trình chuyển hóa nitơ phân tử trong khơng khí thành đạm cung cấp cho cây
và đất trồng thông qua hoạt động sống của các vi sinh vật. Vì vậy, lạc là cây
trồng có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất, có vị trí quan trọng trong chế độ luân
canh với nhiều loại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mịn, phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc.
Trong các hệ thống cố định nitơ sinh học, cố định nitơ cộng sinh giữa vi
khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80
triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phân đạm vơ cơ được sản xuất trên
tồn thế giới năm 1990. Trong hệ thống cố định đạm sinh học này, mỗi nốt sần là
một nhà máy phân đạm mini, trong đó cây chủ vừa là chỗ trú ngụ đồng thời là
nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình cố định đạm của vi khuẩn và nhận lại
lượng đạm từ quá trình cố định nitơ để cung cấp cho các quá trình tổng hợp đạm
trong thân, lá, hoa quả.


8

Cây lạc có khả năng cố định được 72 - 124 kg N/ha/năm. Một số nghiên cứu
cho thấy, lượng đạm cố định của cây lạc có thể đạt từ 70 - 110 kg N/ha/vụ [10]. Nếu
lượng đạm cần thiết cho việc canh tác 1 ha lúa khoảng 180 - 240 kg N/năm thì hệ
thống cố định nitơ cộng sinh ở một số cây bộ đậu hồn tồn có thể đáp ứng đủ [11].
Đất sau khi trồng lạc, lượng đạm và hệ vi sinh vật háo khí trong đất tăng lên, có lợi
cho cây trồng sau trong hệ thống luân canh, xen canh và cải tạo đất.
Với những ưu điểm trong cải tạo đất, cây lạc được bố trí trong nhiều hệ
thống luân canh, nhất là luân canh với cây hòa thảo, đặc biệt với lúa nước. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, sau một năm luân canh lạc - lúa đã cải thiện rõ rệt chế
độ dinh dưỡng đất, tăng pH đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, đạm tổng

số và tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, nếu luân canh triệt để còn làm giảm
cỏ dại và tăng năng suất cây trồng vụ sau [11].
Ngoài ra, lạc có thể trồng xen canh với nhiều cây trồng khác để tăng thêm
khối lượng nông sản trên một đơn vị diện tích, đồng thời che phủ, bồi dưỡng và
cải tạo mơi trường đất. Lạc có thể xen canh với ngơ, đậu đỗ, mía, dâu tằm, sắn,
lúa cạn, cây ăn quả (cam, quýt), dừa, cao su, cà phê, chè, điều…[22]. Trong
nghiên cứu và thực tế sản xuất, việc trồng xen lạc đã cải thiện rất rõ về độ ẩm
đất. Trên đất đồi trồng chè thời kỳ kiến thiết cơ bản có xen lạc (Phú Hộ) làm tăng
ẩm độ đất 2%, năng suất lạc đạt 500 - 600 kg/ha (Nguyễn Thị Dần, 1991) [22].
Năm 2010, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn) đã cơng
nhận “Quy trình canh tác sắn bền vững cho các tỉnh phía Bắc” là tiến bộ kỹ thuật.
Trong đó, trồng xen lạc (các cây họ đậu nói chung) với sắn là một biện pháp kỹ
thuật canh tác sắn bền vững. Biện pháp này làm tăng hiệu quả kinh tế, chống xói
mịn, duy trì và cải thiện độ phì của đất .
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng NPK của cây lạc
1.1.2.1. Vai trò sinh lý của ni tơ (N) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây
lạc
Mỗi ngun tố có vai trị quan trọng đối với hoạt động sinh lý của cây lạc:
N cấu thành protein và các hợp chất có N khác trong các bộ phận non của cây, N


9

có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây [1]. Đạm là
thành phần không thể thiếu được ở protein dự trử trong hạt. Ở thời kỳ sinh
trưởng dinh dưỡng, N tập trung ở các bộ phận non của cây, các mô phân sinh
đang hoạt động, ở các bộ phận sống của tế bào. Khi hạt chín N trong cây tập
trung ở hạt.
Vì vậy, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, cịi cọc, lá vàng, tích lũy chất khô
giảm, nhất là thời kỳ thiếu N ở thời kỳ sinh trưởng cuối. Lượng N lạc hấp thu rất

lớn, để đạt được 1 tấn lạc khô quả cần sử dụng 50 – 75 kg đạm. Thời kỳ lạc hấp
thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa – làm quả và hạt. Thời kỳ này chiếm 25%
thời gian sinh trưởng của lạc, nhưng hấp thu tới 40 – 45% nhu cầu đạm của cả
chu kỳ sinh trưởng.
Có hai nguồn cung cấp đạm cho cây lạc là do bộ rễ hấp thu từ đất và đạm
cố định ở nốt sần do hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm.
Nguồn đạm cố định cố định có thể đáp ứng được 50 – 70% nhu cầu đạm
của cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thu được N.
1.1.2.2. Vai trò sinh lý của lân (P) và nhu cầu sinh lý của lân ở cây lạc
Lân đóng vai trị quan trọng đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipit
trong thời kỳ chín. Ngồi ra bón lân cịn kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hao
hữu hiệu. Đối với quá trình cố định đạm, lân trong thành phần của mối liên kết
cao năng ATP, chuyển năng lượng cho hoạt động cố định ở hạt khi chín, lân nằm
trong các enzim xúc tiến tổng hợp lipit. Người ta thấy rằng trong thời kỳ này,
50% lượng lân của cây tập trung ở hạt. Bón đủ lân hàm lượng dầu trong cây tăng
lên đáng kể .
1.1.2.3. Vai trò sinh lý của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc
Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối của axit hữu cơ
trong tế bào. Kali khơng trực tiếp đóng vai trị là thành phần cấu tạo của cây,
nhưng tham gia vào hoạt động của các enzim, nó đóng vai trị chất điều chỉnh
xúc tác. Chính vì vậy kali tham gia chủ yếu vào các hoạt động chuyển hóa ở cây.
Vai trị quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả,
ngồi ra kali cịn tăng cường mơ cơ giới, tăng tính chống đổ của cây.


10

Trong cây kali tập trung chủ yếu ở bộ phận non, lá non và lá đang hoạt
động quang hợp mạnh. Cây hấp thụ kali tương đối sớm tới 60% nhu cầu kali của
cây được hấp thụ trong thời kỳ ra hoa – làm quả. Thời kỳ chín nhu cầu của kali

hầu như không đáng kể (5 – 7% nhu cầu kali)
Thiếu kali, thân cây chuyển thành màu đỏ sẩm và lá chuyển thành màu
xanh nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và
hấp thu N giảm, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, khối lượng hạt lạc giảm và năng suất lạc
giảm đi rõ rệt. Lạc có thể hút kali rất lớn, trong mơi trường giàu kali, nó có khả
năng hấp thu kali quá mức cần thiết.
1.1.3. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón
Đất là mơi trường sống của cây (chứa nhiều vi sinh vật lớn nhỏ khác
nhau) luôn ln biến động, thay đổi. Đất được hình thành với vai trò chủ yếu
thuộc về thế giới sinh vật mà trước tiên là thực vật cây xanh và thế giới vi sinh
vật. Sự sống của bề mặt lục địa ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lớp đất mặt.
Lớp đất mặt này là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật và qua thực vật cho
động vật và con người [5].
Phân bón: Là nguồn cung cấp thức ăn chất khống thiết yếu cho cây trồng,
thiếu chất khống cây khơng thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao.
Phân bón có vai trị quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây
trồng và tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu cho đất [3].
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, có tác dụng cải tạo đất,
trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ, đa lượng,
trung lượng, vi lượng, đất hiếm, axit amin, vitamin, axit humic, vi sinh vật có ích,
có một hoặc nhiều chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất
điều hịa sinh trưởng thực vật, chất phụ gia...
Cây trồng: Hút thức ăn qua các con đường nhờ bộ rễ và bộ lá của cây.
Khơng phải hồn toàn các bộ phận rễ của cây đều hút dinh dưỡng mà là nhờ
miền lông hút rất nhỏ trên rectơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều
cấp nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút
nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân,


11


kali, magê, can xi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy
thức ăn cho cây.
Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất kể cả vỏ cây cũng có khả năng hấp
thu trực tiếp các chất dinh dưỡng [5]. Ở lá có rất nhiều lỗ nhỏ khí khổng. Khí
khổng là nơi hấp thu các chất dinh dưỡng phun qua lá. Trên cây một lá mầm khí
khổng thường phân bố cả 2 mặt, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá ví dụ
như: lúa, lúa mì..., trên cây ăn trái khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá.
1.1.4. Bón phân cân đối hợp lý
1.1.4.1. Khái niệm bón phân cân đối, hợp lý
* Bón phân cân đối: Là việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố với số lượng
và tỷ lệ thích hợp giữa các loại phân bón cho từng giống cây trồng, từng vùng
sinh thái nhất định để có năng suất cao nhất [5].
Bón phân cân đối đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng cân đối: Cân đối giữa
các nguyên tố đa lượng, vi lượng, trung lượng, cân đối giữa hàm lượng vô cơ,
hữu cơ, cân đối cho từng loại cây trồng.
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó,
cây sinh trưởng, phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác
ở mức thừa thải.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà cịn có
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân
bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau
ở loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là khơng được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại
phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác nhau.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt
của các loại phân, gây lãng phí mà cịn có thể gây ra những tác dụng khơng tốt

đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.


12

* Bón phân hợp lý: Là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây trồng
đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hiệu
quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái.
Bón phân hợp lý là thực hiện bón phân cân đối và đảm bảo bốn đúng:
đúng liều lượng, đúng loại phân, đúng tỷ lệ, đúng thời kỳ [5].
1.1.4.2. Tác dụng của bón phân cân đối hợp lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân bón và cách bón phân cho cây
trồng. Bên cạnh những quan niệm cho rằng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến
cây trồng, thì cũng khơng ít ý kiến cho rằng phân bón là hóa chất ảnh hưởng xấu
đến cây trồng và mơi trường sinh thái [3].
Tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng khi sử dụng loại phân (khống chất ngồi
nhu cầu của cây) hoặc liều lượng quá cao làm chất đất “mặn” hoặc thiếu cân đối
giữa các loại phân được sử dụng. Nếu chúng ta biết sử dụng phân bón một cách
cân đối và hợp lý thì khơng những khơng hủy hoại mơi trường mà cịn tăng năng
suất và chất lượng nơng sản phẩm.
Thực tế cho thấy bón phân cân đối và hợp lý đều có tác dụng:
- Ổn định độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng khai thác triệt để
các chất dinh dưỡng trong đất mà con người không cung cấp đủ cho nó.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất: Khi bón phân cân
đối và hợp lý cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng năng suất sẵn có.
- Tăng chất lượng nơng sản phẩm: Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ
cốc, vitamin trong rau quả, đường trong mía, giảm tích lũy nitrat trong rau, làm
hình dáng nơng sản phẩm hấp dẫn hơn.
- Bảo vệ nguồn nước, đất, hạn chế khí thải, chất thải độc hại làm ảnh
hưởng đến mơi trường.

1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng từ 40 0
vĩ độ Bắc đến 400 vĩ độ Nam. Ngày nay, lạc được trồng ở hơn 100 nước trên thế


13

giới. Lạc đứng hàng thứ 2 trong số các cây lấy dầu thực vật (về diện tích và sản
lượng) sau đậu tương.
Khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi, ở Châu Á
(60%) và Châu Phi (30%). Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản lượng
lạc (chiếm trên 70% sản lượng lạc của thế giới trong thời gian trước đại chiến thế
giới thứ hai).
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây
Năm

Diện tích (triệu ha)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012
2013

23,26
24,04
24,10
26,46
22,73
25,22
21,67
23,39
24,59
23,74
21,44
24,74
24,59
25,45

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

14,93
34,72
15,00
36,08
13,48
33,30
14,03

35,66
14,71
33,45
14,47
36,49
15,60
33,80
14,09
34,86
15,53
38,20
15,35
36,44
16,70
35,88
16,40
40,57
16,46
40,48
17,78
45,23
Nguồn: FAOSTAT, tháng 5 năm 2014

Theo thống kê của FAO, từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất và sản
lượng của thế giới có sự biến động. Diện tích lạc có xu hướng giảm nhẹ, năm
2000 diện tích trồng lạc là 23,26 triệu ha, sau đó tăng lên và đạt cao nhất vào
năm 2005 (23,96 triệu ha), nhưng đến năm 2010 diện tích trồng lạc giảm xuống
cịn 21,44 triệu ha. Ngược lại với diện tích năng suất lạc ngày càng tăng nhờ áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2000 năng suất lạc đạt 14,16
tạ/ha, tăng so với năng suất năm 1980 (11 tạ/ha) là 30,9 % năm 1990 (11,5 tạ/ha)

là 25,5%. Đến năm 2013 năng suất lạc thế giới đạt 17,78 tạ/ha cao nhất trong
vòng 14 năm qua. Cùng với sự tăng năng suất, sản lượng lạc cũng không ngừng
tăng lên đạt cao nhất là 45,23 triệu tấn (2013). Sự phân bố diện tích sản xuất lạc


14

ở các khu vực trên thế giới không đều tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Trong khoảng 400 Bắc đến 400 Nam (Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995) [1].
Về phân bố, có thể chia ra làm 5 vùng sản xuất lạc lớn trên thế giới là
Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Châu Á sản suất đến
3/4 sản lượng lạc toàn thế giới, trong đó Trung Quốc sản xuất hơn một nửa [2].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở một số nước trên thế giới
Chỉ tiêu
Năm
Thế giới
Trung Quốc
Ấn Độ
Nigeria
Indonesia
Xenegan
Sudan
Mỹ

Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2008 2009
22,23 23,39
4,72 4,40
6,16 5,74
0,68 0,59
0,71 0,70
0,84 1,06
0,96 0,96
0,61 0,44

2010
24,59
4,53
6,00
1,25
0,63
1,00
1,00
0,51

2008 2009 2010 2008 2009 2010
15,50 14,90 22,25 34,47 34,86 38,20
33,60 33,57 34,60 14,34 14,76 15,64
11,64 10,07 5,98 7,17

5,51
5,85
4,51 4,31 12,4 0,30
0,25
1,55
12,16 12,49 16,70 0,77
0,78
1,25
8,74 9,75 12,90 0,73
1,03
1,29
7,51 9,96 8,50 0,72
0,94
0,85
38,4 38,24 37,10 2,34
1,67
1,89
Nguồn: FAOSTAT tháng 5 năm 2012

Hiện nay sản lượng lạc hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria…Trong số này Ấn Độ là nước có diện tích trồng
lạc lớn nhất thế giới, nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và
bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp và thấp hơn năng suất trung bình của thế
giới. Năm 1995 năng suất diện tích trồng lạc của Ấn Độ là 7,8 triệu ha chiếm
37% diện tích trồng lạc trên thế giới và sản lượng là 7,3 triệu tấn [9]. Đến năm
2010 Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng lạc, chiếm 16,84% tổng sản
lượng trên toàn thế giới.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 về diện tích trồng lạc, song là nước dẫn đầu
về diện tích trồng lạc của thế giới, theo thống kê của FAO, năm 2010 diện tích trồng
lạc của nước này là 4,53 triệu ha, hiếm 21,44% tổng diện tích trồng lạc trên tồn thế

giới, năng suất đạt 34,6 triệu tấn bằng 2,07 lần năng suất lạc bình quân trên thế giới
và sản lượng đạt 15,64 triệu tấn chiếm 43,58% sản lượng lạc trên toàn thế giới. Có


15

những thành tựu này là do Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên
cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua [9].
Khu vực Đơng Nam Á, diện tích trồng lạc khơng nhiều, sản lượng chỉ
chiếm 12,95% sản lượng lạc của Châu Á.
Năng suất lạc của Đơng Nam Á nhìn chung chưa cao, năng suất bình qn
đạt 11,7 tạ/ha. Malaysia là nước có diện tích trồng lạc khơng nhiều nhưng lại là
nước có năng suất lạc cao nhất trong khu vực, trung bình đạt 23,3 tạ/ha. Về xuất
khẩu chỉ có 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, trong đó Việt Nam là nước
có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất với 33,8 ngàn tấn (chiếm 45,13% khối
lượng lạc xuất khẩu trong khu vực)
Nhu cầu về lạc và các sản phẩm về lạc trên thế giới liên tục tăng mạnh,
trong khi đó lượng lạc trao đổi thương mại chưa đáp ứng với nhu cầu tăng cao;
lượng lạc xuất khẩu năm 2003 – 2004 chỉ đạt 5,4% tổng sản lượng.
Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ, Việt Nam là những nước xuất khẩu
lạc nhiều trên thế giới. Ngược lại, Hà Lan, Canada, Đức, Nhật… là những nước
nhập khẩu lạc nhiều trên thế giới.
Từ năm 1991-2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều nhất, hàng
năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng sản lượng lạc
xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ, trung bình hàng năm xuất khẩu 67,3
nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới. Achentina là nước đứng
thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm
12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới (USDA – Agricultural statics, 2000 – 2006).
Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 – 2000, trung
bình hàng năm nhập khẩu 39,8 nghìn tấn, chiếm 13,9% tổng sản lượng lạc nhập

khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu 34,3
nghìn tấn. Từ năm 2001-2005, châu Âu là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế
giới, chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu lạc của thế giới với khoảng 460 nghìn tấn
mỗi năm, tiếp theo là thị trường Nhật Bản, nhập khẩu 130 nghìn tấn lạc mỗi năm
(USDA-Agricultural statics, 2000-2006).


×