Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Xác định thành phần sâu mọt hại ngô bảo quản, một số đặc điểm sinh học sinh thái của mọt ngô sitophilus zeamais motschulsky và biện pháp phòng trừ tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 85 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

PHẠM THỊ THU TRANG

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGÔ
BẢO QUẢN, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH
THÁI CỦA MỌT NGÔ Sitophilus zeamais
Motschulsky
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

PHẠM THỊ THU TRANG

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGÔ
BẢO QUẢN, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH
THÁI CỦA MỌT NGÔ Sitophilus zeamais


Motschulsky
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60-62-01-10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH

NGHỆ AN, 2015


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do tôi thực hiện, các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang


iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành, sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn và dành
nhiều thời gian quý báu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư,

phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ về
cả vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành luận văn theo đúng tiến độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Chi cục
Kiểm dịch thực vật vùng VI đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa học cao học và thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè,
đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên cả về cơ sở vật chất và tinh thần
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang


v
MỤC LỤC
Hình 3.3. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho chuyên bảo quản ngô
ở Nghệ An.......................................................................................................................xii
Hình 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho không chuyên bảo
quản ngô ở Nghệ An.......................................................................................................xii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
1.1.2. Thành phần côn trùng hại ngô bảo quản................................................................5
1.1.3. Thành phần thiên địch sâu mọt hại trong kho nông sản.........................................5
1.1.4. Nghiên cứu những thiệt hại do côn trùng gây ra trong kho bảo quản....................5
1.1.5. Vị trí phân loại, phân bố và phạm vi ký chủ của mọt ngô (Sitophilus zeamais)....6
1.1.6. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais
Motschulsky......................................................................................................................7
* Đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky.........8
Trong quá trình bảo quản, hạt thường bị tác động nhiều yếu tố khác nhau như độ ẩm
không khí, thuỷ phần ngô, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ và thức ăn... Sự phát triển và tập

tính côn trùng bị chi phối bởi các điều kiện trong môi trường chúng sinh tồn. Những ảnh
hưởng của môi trường cũng có thể làm thay đổi hoặc chi phối tập tính của côn trùng [7].
Hall (1970); Sinha và Muir (1977); Pakash (1987) cho rằng môi trường vô sinh ảnh
hưởng trực tiếp gia tăng số lượng, quá trình sinh trưởng, phát triển và các đặc tính sinh
vật khác của các loài côn trùng trong kho.........................................................................8
1.1.7. Lây nhiễm và gây hại ngoài đồng.........................................................................10
1.1.8. Biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais................................................11
1.1.8.2. Phòng trừ sinh học.............................................................................................13
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................14
1.2.1. Thành phần sâu mọt trong kho nông sản..............................................................14
1.2.2. Thành phần thiên địch trong kho nông sản ở Việt Nam.......................................16
1.2.3. Sự thiệt hại do mọt ngô gây ra..............................................................................17
1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái học của mọt ngô
Sitophilus zeamais Motschulsky.....................................................................................18
1.2.5. Biện pháp phòng trừ Sitophilus zeamais Motschulsky........................................18
1.2.5.1. Phòng trừ bằng vật lý cơ giới............................................................................18


vi
1.2.5.2. Phòng trừ sinh học.............................................................................................19
1.2.5.3. Phòng trừ hoá học..............................................................................................19
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................20
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................20
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................................21
2.2. Vật liệu, đối tượng và dụng cụ nghiên cứu.............................................................21
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................21
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................21
2.2.3. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất nghiên cứu.................................................................21
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky.......................................................................................................24

* Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais...................................................24
* Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến quá trình phát triển cá thể mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................26
* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển quần thể mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................27
2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky.......................................................................................................27
* Biện pháp đảo ngô........................................................................................................27
* Biện pháp bảo quản ngô bằng trộn tro bếp...................................................................28
* Biện pháp phòng trừ bằng lá cây khô...........................................................................28
2.4. Xử lý số liệu............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................................30
3.1. Thành phần loài sâu mọt và thiên địch của chúng trên ngô bảo quản tại Nghệ An 30
3.1.1. Thành phần loài sâu mọt gây hại trên ngô bảo quản tại Nghệ An........................30
Bảng 3.1. Thành phần loài sâu mọt gây hại và mức độ phổ biến của chúng trên ngô bảo
quản ở Nghệ An...............................................................................................................32
Mọt thóc đỏ.....................................................................................................................34
Mọt gạo dẹt......................................................................................................................34
Mọt thóc Thái Lan...........................................................................................................34
3.1.2. Thành phần sâu mọt hại ngô trong kho chuyên và không chuyên bảo quản ngô ở
Nghệ An...........................................................................................................................35


vii
Bảng 3.2. Thành phần sâu mọt hại ngô trong kho chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.....36
3.1.3. Thành phần thiên địch của sâu mọt gây hại trên ngô bảo quản ở Nghệ An.........39
Bảng 3.4. Thành phần thiên địch trong kho bảo quản ngô ở Nghệ An...........................40
.........................................................................................................................................41
.........................................................................................................................................41
.........................................................................................................................................41

3.2. Diễn biến số lượng một số loài sâu mọt chính hại ngô trong kho chuyên bảo quản
và không chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.....................................................................41
Bảng 3.5. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại........................................42
kho chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.............................................................................42
Hình 3.3. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho chuyên bảo quản ngô
ở Nghệ An.......................................................................................................................43
Hình 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho không chuyên bảo
quản ngô ở Nghệ An........................................................................................................44
Bảng 3.7. Kích thước các pha phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais......................46
3.3.2. Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais............................................50
Bảng 3.8. Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais.......................................50
3.3.3. Sức đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................51
Bảng 3.9. Sức sinh sản của mọt ngô Sitophilus zeamais.................................................52
3.3.4. Ảnh hưởng của số cặp trưởng thành đến sức đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của số cặp trưởng thành tới sức đẻ trứng...................................53
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................53
3.3.5. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến sức sinh sản của mọt ngô Sitophilus zeamais54
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thủy phần hạt ngô đến sức đẻ trứng....................................54
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................54
3.3.6. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến sự phát triển cá thể của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................55
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến thời gian phát dục..................................56
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................56
3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển cá thể của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................56


viii
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến các pha phát dục của mọt ngô

Sitophilus zeamais...........................................................................................................57
3.4. Biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamails..................................................57
3.4.1. Biện pháp đảo ngô................................................................................................57
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của biện pháp đảo khối hạt đến khả năng gây hại và phát triển
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................59
Bảng 3.15. Hiệu quả bảo quản ngô hạt bằng tro bếp phòng trừ mọt ngô Sitophilus
zeamais trong phòng thí nghiệm......................................................................................60
3.4.3. Biện pháp phòng trừ bằng lá cây..........................................................................61
1. Kết luận......................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................65


ix
DANH MỤC BẢNG
Hình 3.3. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho chuyên bảo quản ngô
ở Nghệ An.......................................................................................................................xii
Hình 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho không chuyên bảo
quản ngô ở Nghệ An.......................................................................................................xii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
1.1.2. Thành phần côn trùng hại ngô bảo quản................................................................5
1.1.3. Thành phần thiên địch sâu mọt hại trong kho nông sản.........................................5
1.1.4. Nghiên cứu những thiệt hại do côn trùng gây ra trong kho bảo quản....................5
1.1.5. Vị trí phân loại, phân bố và phạm vi ký chủ của mọt ngô (Sitophilus zeamais)....6
1.1.6. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais
Motschulsky......................................................................................................................7
* Đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky.........8
Trong quá trình bảo quản, hạt thường bị tác động nhiều yếu tố khác nhau như độ ẩm
không khí, thuỷ phần ngô, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ và thức ăn... Sự phát triển và tập
tính côn trùng bị chi phối bởi các điều kiện trong môi trường chúng sinh tồn. Những ảnh

hưởng của môi trường cũng có thể làm thay đổi hoặc chi phối tập tính của côn trùng [7].
Hall (1970); Sinha và Muir (1977); Pakash (1987) cho rằng môi trường vô sinh ảnh
hưởng trực tiếp gia tăng số lượng, quá trình sinh trưởng, phát triển và các đặc tính sinh
vật khác của các loài côn trùng trong kho.........................................................................8
1.1.7. Lây nhiễm và gây hại ngoài đồng.........................................................................10
1.1.8. Biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais................................................11
1.1.8.2. Phòng trừ sinh học.............................................................................................13
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................14
1.2.1. Thành phần sâu mọt trong kho nông sản..............................................................14
1.2.2. Thành phần thiên địch trong kho nông sản ở Việt Nam.......................................16
1.2.3. Sự thiệt hại do mọt ngô gây ra..............................................................................17
1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái học của mọt ngô
Sitophilus zeamais Motschulsky.....................................................................................18
1.2.5. Biện pháp phòng trừ Sitophilus zeamais Motschulsky........................................18
1.2.5.1. Phòng trừ bằng vật lý cơ giới............................................................................18


x
1.2.5.2. Phòng trừ sinh học.............................................................................................19
1.2.5.3. Phòng trừ hoá học..............................................................................................19
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................20
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................20
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................................21
2.2. Vật liệu, đối tượng và dụng cụ nghiên cứu.............................................................21
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................21
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................21
2.2.3. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất nghiên cứu.................................................................21
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky.......................................................................................................24
* Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais...................................................24

* Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến quá trình phát triển cá thể mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................26
* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển quần thể mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................27
2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky.......................................................................................................27
* Biện pháp đảo ngô........................................................................................................27
* Biện pháp bảo quản ngô bằng trộn tro bếp...................................................................28
* Biện pháp phòng trừ bằng lá cây khô...........................................................................28
2.4. Xử lý số liệu............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................................30
3.1. Thành phần loài sâu mọt và thiên địch của chúng trên ngô bảo quản tại Nghệ An 30
3.1.1. Thành phần loài sâu mọt gây hại trên ngô bảo quản tại Nghệ An........................30
Bảng 3.1. Thành phần loài sâu mọt gây hại và mức độ phổ biến của chúng trên ngô bảo
quản ở Nghệ An...............................................................................................................32
Mọt thóc đỏ.....................................................................................................................34
Mọt gạo dẹt......................................................................................................................34
Mọt thóc Thái Lan...........................................................................................................34
3.1.2. Thành phần sâu mọt hại ngô trong kho chuyên và không chuyên bảo quản ngô ở
Nghệ An...........................................................................................................................35


xi
Bảng 3.2. Thành phần sâu mọt hại ngô trong kho chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.....36
3.1.3. Thành phần thiên địch của sâu mọt gây hại trên ngô bảo quản ở Nghệ An.........39
Bảng 3.4. Thành phần thiên địch trong kho bảo quản ngô ở Nghệ An...........................40
.........................................................................................................................................41
.........................................................................................................................................41
.........................................................................................................................................41
3.2. Diễn biến số lượng một số loài sâu mọt chính hại ngô trong kho chuyên bảo quản

và không chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.....................................................................41
Bảng 3.5. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại........................................42
kho chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An.............................................................................42
Hình 3.3. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho chuyên bảo quản ngô
ở Nghệ An.......................................................................................................................43
Hình 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho không chuyên bảo
quản ngô ở Nghệ An........................................................................................................44
Bảng 3.7. Kích thước các pha phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais......................46
3.3.2. Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais............................................50
Bảng 3.8. Thời gian phát dục của mọt ngô Sitophilus zeamais.......................................50
3.3.3. Sức đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................51
Bảng 3.9. Sức sinh sản của mọt ngô Sitophilus zeamais.................................................52
3.3.4. Ảnh hưởng của số cặp trưởng thành đến sức đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của số cặp trưởng thành tới sức đẻ trứng...................................53
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................53
3.3.5. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến sức sinh sản của mọt ngô Sitophilus zeamais54
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thủy phần hạt ngô đến sức đẻ trứng....................................54
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................54
3.3.6. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến sự phát triển cá thể của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................55
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến thời gian phát dục..................................56
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................56
3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển cá thể của mọt ngô Sitophilus
zeamais............................................................................................................................56


xii
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến các pha phát dục của mọt ngô
Sitophilus zeamais...........................................................................................................57

3.4. Biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamails..................................................57
3.4.1. Biện pháp đảo ngô................................................................................................57
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của biện pháp đảo khối hạt đến khả năng gây hại và phát triển
của mọt ngô Sitophilus zeamais......................................................................................59
Bảng 3.15. Hiệu quả bảo quản ngô hạt bằng tro bếp phòng trừ mọt ngô Sitophilus
zeamais trong phòng thí nghiệm......................................................................................60
3.4.3. Biện pháp phòng trừ bằng lá cây..........................................................................61
1. Kết luận......................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................65

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Một số loài sâu mọt hại ngô bảo quản ở Nghệ An

34

Hình 3.2. Một số loài thiên địch trong kho bảo quản ngô ở Nghệ An

40

Hình 3.3. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho chuyên
bảo quản ngô ở Nghệ An

42

Hình 3.4. Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt phổ biến hại kho không
chuyên bảo quản ngô ở Nghệ An

43

Hình 3.5. Trứng của mọt ngô (Sitophilus zeamais)


46

Hình 3.6. Sâu non mọt hại ngô (Sitophilus zeamais) từ tuổi 1 đến tuổi 4

47

Hình 3.7. Nhộng của mọt ngô (Sitophilus zeamais)

48

Hình 3.8. Trưởng thành của mọt ngô Sitophilus zeamais

49

Hình 3.9. Ảnh hưởng của biện pháp đảo khối hạt đến khả năng gây hại và
phát triển của mọt ngô Sitophilus zeamais

59

Hình 3.10. Ảnh hưởng biện pháp bảo quản ngô hạt bằng một số loại lá
cây khô đối với mọt ngô Sitophilus zeamais

62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây lương thực quan trọng nhất thế giới.
Thiệt hại do các loại sâu bệnh hại ngô gây ra rất nghiêm trọng, là yếu tố quan
trọng hạn chế năng suất sản lượng ngô trong sản xuất và bảo quản. Trong số các
sâu hại ngô bảo quản, mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky được coi là đối
tượng gây hại nghiêm trọng nhất ở rất nhiều nước trên thế giới và là vector
truyền nấm Aspegillus flavus và Fusarium morniliforme làm tăng nhiễm độc
aflatoxin của ngô bảo quản.
Hàng năm thiệt hại do các dịch hại gây ra trên các loại hạt ở Mỹ là 1 tỷ đô
la, ở các nước đang phát triển vào khoảng trên 30%. Ở Ấn Độ, thiệt hại do dịch
hại trong kho gây ra vào khoảng 7% tới 25%, ở Tanzania riêng loài mọt
Prostephanus truncatus ở các kho nông trại làm mất 34% sản lượng ngô. Ở Việt
Nam tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc trong bảo quản là khoảng 10% (Lê
Doãn Diên, 1990). Hiện nay trong các kho ngô đang bị các loài sâu mọt gây hại
như: đặc biệt là mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky thuộc họ
Curculionidae, bộ Coleoptera, đây là loài gây hại nghiêm trọng nhất của nhiều
nước Đông Nam Á. Chúng không những gây hại trong kho mà chúng còn lan
truyền và gây hại cả ở ngoài đồng. Mọt ngô gây hại trên các loại ngũ cốc, các
loại hạt đậu. Sự thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế quốc dân. Do đó công tác phòng trừ sâu mọt ngô nói chung và mọt ngô
Sitophilus zeamais Motschulsky nói riêng đang là một vấn đề cấp thiết cần được
giải quyết. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học về lĩnh
vực côn trùng học, sinh thái học, bảo vệ thực vật và bảo quản trong nước đã quan
tâm đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của sâu mọt hại đến chất lượng nông sản đặc
biệt đối với hạt làm lương thực.
Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp song
cũng có nhiều cơ hội tốt để sâu hại phát sinh phát triển và phá hoại nghiêm trọng
các loại cây trồng ngoài đồng ruộng cũng như trong kho bảo quản sau thu hoạch.
Sau khi thu hoạch về nếu không có sự bảo quản hoặc bảo quản không tốt sẽ làm



2

nông sản hao hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến sự
hao hụt đó là sâu mọt kho, chúng không những làm thiệt hại về số lượng nông
sản, làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc
không bình thường mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu
dùng. Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của côn trùng hại kho ở nước ta
còn hạn chế (Bùi Công Hiển, 1995). Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
biện pháp phòng trừ loài mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky một cách có
hiệu quả và giảm thiểu tác hại do chúng gây ra trên ngô bảo quản, việc tìm hiểu
về đặc điểm sinh học, sinh thái học của chúng là hết sức cần thiết.
Với mong muốn góp phần vào việc làm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch
và trong quá trình bảo quản, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác Kiểm dịch
thực vật, hạn chế tối đa sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu mọt hại, mang
lại hiệu quả kinh tế đảm bảo an ninh quốc gia, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác
định thành phần sâu mọt hại ngô bảo quản, một số đặc điểm sinh học sinh
thái của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky và biện pháp phòng trừ tại
Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được thành phần sâu mọt hại ngô bảo
quản và thiên địch của chúng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của
loài mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky làm cơ sở khoa học đề xuất biện
pháp phòng trừ chúng có hiệu quả.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được thành phần sâu mọt hại ngô và thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky.
- Tìm hiểu diễn biến mật độ phát sinh gây hại của loài mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky trên ngô bảo quản.

- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ mọt ngô bằng phương pháp vật lý, cơ
giới và lá cây thảo mộc.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiên địch trên ngô
bảo quản, góp phần bổ sung danh mục thành phần sâu mọt hại ngô đã công bố ở
nước ta.
- Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt
Sitophilus zeamais Motschulsky.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các dữ liệu về tình hình gây hại, diễn biến mật độ và một số đặc
tính sinh học của sâu mọt hại ngô làm cơ sơ cho công tác phân tích, đánh giá
nguy cơ dịch hại trên ngô bảo quản. Đồng thời giúp cán bộ KDTV phát hiện
nhanh, chính xác các đối tượng sâu hại trên ngô bảo quản từ đó có các biện pháp
xử lý kịp thời.
- Từ kết quả nghiên cứu về hình thái, sinh học, sinh thái học cùa mọt ngô
Sitophilus zeamais Motschulsky góp phần xây dựng các biện pháp phòng trừ sâu
mọt hại ngô bảo quản.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Thành phần côn trùng gây hại trong kho nông sản
Theo Christian Olsson (1999) [31] đã thống kê được có 39 loài gây hại các

sản phẩm trong kho lương thực thuộc 16 họ và 2 bộ. Kỹ thuật bảo quản nông sản
sau thu hoạch ngày một phát triển cùng với sự thay đổi về các điều kiện sinh thái,
điều kiện môi trường và nguồn thức ăn của côn trùng hại kho cũng luôn thay đổi.
Do vậy thành phần, mật độ các loài côn trùng trong kho cũng luôn có sự thay đổi.
Cho đến nay việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng hại kho vẫn đang được
nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Theo kết quả điều tra của Haines phối hợp với các nhà khoa học Indonesia
thuộc Trung tâm sinh học nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Viện Tài nguyên thiên
nhiên thì thành phần côn trùng hại kho nông sản thuộc bộ Cánh cứng
(Coleoptera) và bộ Cánh vảy (Lepidoptera) ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia,
Philippines và một số nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á có 174 loài thuộc
38 họ, trong đó bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 153 loài thuộc 34 họ khác nhau,
chiếm 87,93%; bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có 21 loài thuộc 4 họ khác nhau,
chiếm 12,07%. Kết quả trên cho thấy, khu vực Đông Nam Á là vùng có thành
phần côn trùng hại kho nông sản tương đối phong phú và đa dạng hơn nhiều so
với Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới (dẫn theo Hà Thanh Hương, 2007)
[13].
Theo Cotton và Wilbur (1974) đã thống kê được số lượng loài côn trùng
gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài; trong đó có 19 loài thuộc
nhóm côn trùng gây hại chủ yếu và 24 loài côn trùng thuộc nhóm gây hại thứ yếu
(dẫn theo Snelson) [39]. Bengston (1997) [29] đã thông báo có tới 60 loài côn
trùng thuộc 21 họ của 4 bộ bắt gặp trên sản phẩm bảo quản ở Đức. Flim và
Hagstrum (1990) [33] đã ghi nhận được 41 loài côn trùng trong sản phẩm lương
thực dự trữ ở một số nước trên thế giới. Nakakita Hiroshi et al. (1991) [36] đã


5

xác định được 36 loài côn trùng thuộc 17 họ của 2 bộ gây thiệt hại nghiêm trọng
trong kho thóc và bảo quản tại Thái Lan.

1.1.2. Thành phần côn trùng hại ngô bảo quản
Theo Arbogast R.T và Throne J.E (1997) [28] có 43 loài côn trùng thuộc
26 họ và 4 bộ gây hại trong kho ngô ở Nam Carolina. Christian Olson (1999)
[31] đã thống kê được côn trùng chính gây hại trên ngô chủ yếu là mọt ngô
(Sitophilus zeamais), mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum), mọt tre (Dinoderus
minutus), ngài mạch (Sitotroga cerealella). Ở Mexico (1998), Rojas (1998) [38]
đã tiến hành nghiên cứu xác định được 17 loài, thuộc 19 họ và 2 bộ gây hại cho
ngô bảo quản. Trong đó các loài chính gây hại là mọt ngô (Sitophilus zeamais),
ngài mạch (Sitotroga cerealella) và mọt đục hạt (Rhyzopertha domonica).
Snelson J.T (1987) [39] phát hiện ở Australia những côn trùng gây hại chính trên
ngô, lúa, lúa mì gồm: mọt đục hạt (Rhyzopertha domonica), mọt bột đỏ
(Tribolium castaneum), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt ngô (Sitophilus
zeamais), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis).
1.1.3. Thành phần thiên địch sâu mọt hại trong kho nông sản
Kết quả nghiên cứu của Nakakita Hiroshi et al. (1991) [36] tại Thái Lan đã
ghi nhận được một số loài bắt mồi trong kho lương thực bảo quản bao gồm: kiến
(khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes), (Scenopinus fenestralis) và giả bò
cạp (Cheliper sp.).
1.1.4. Nghiên cứu những thiệt hại do côn trùng gây ra trong kho bảo quản
Theo nguồn của Snelson J.T (1987) [39] cho thấy tổn thất trên ngô do mọt
ngô (Sitophilus zeamais), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt râu dài
(Cryptolestes pusillus), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) dao động trong
khoảng 12-13% sau 6 tháng bảo quản. Tổn thất trên ngô đã được thống kê: tỷ lệ
hạt bị hại 30-50% sau 5 tháng bảo quản tại Togo, 45-75% sau 7 tháng bảo quản
tại Uganda vào 90-100% sau 12 tháng bảo quản tại Zambia (Bùi Công Hiển,
1995) [7].
Bengston (1997) [29] cho rằng: côn trùng là một trong những loài dịch hại
chính gây hại lương thực và sản phẩm lương thực cất giữ. Tổn thất do dịch hại



6

gây ra đối với lương thực là rất lớn khoảng 10%. Ở các nước thuộc Thái Bình
Dương tính toán được thiệt hại tương đối trên các nông sản như sau:
- Ngô sau 8 tháng bảo quản tổn thất là 11% và thóc sau 7 tháng bảo quản
tổn thất là 5% ở Philippines.
- Gạo xay là 0,5-2,0% sau 6 tháng bảo quản ở Indonesia.
- Thóc là 3-6% sau 3 đến 12 tháng và gạo xay là 5-14,2% ở Malaysia.
Năm 1973, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã thông báo rằng ít nhất
10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại trong kho và mất mát có
thể tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (dẫn theo Snelson, 1987)
[39]. Theo Tạp chí nghiên cứu sản phẩm bảo quản số 38 (2002) của Canada đánh
giá hàng năm tổn thất sau thu hoạch do côn trùng, vi khuẩn phá hoại và các nhân
tố khác khoảng 10-25% tổng sản lượng nông sản toàn thế giới (dẫn theo Nguyễn
Kim Vũ, 2003) [27].
1.1.5. Vị trí phân loại, phân bố và phạm vi ký chủ của mọt ngô (Sitophilus
zeamais)
Vị trí phân loại:
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum): Arthropoda
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Oder): Coleoptera
Họ (Family): Curculionidae
Giống: Sitophilus
Loài: Sitophilus zeamais Motschulsky.
Phân bố: Loài mọt này có phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, gây
hại đáng kể ở những vùng ấm áp trên thế giới, nhất là ở Châu Á, vùng Địa Trung
Hải (Châu Âu) và Bắc Mỹ, chúng có thể đẻ trứng ở ngoài đồng và cả trong kho.
Phạm vi ký chủ: Loài mọt Sitophilus zeamais Motschulsky là loài gây hại
phổ biến và là loài côn trùng nguyên phát. Tính ăn hại của loài mọt này khá phức

tạp vì mọt ngô thuộc loại đa thực, nó có thể ăn hầu hết các loại ngũ cốc thô hoặc
chế biến như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa miến, lúa mạch đen, các loại đậu,


7

hạt có dầu, hạt bông và nhiều sản phẩm thực vật khác. Nhưng thức ăn thích hợp
nhất với nó là ngô hạt. Mọt hoạt động nhanh nhẹn, hay bay bò và có tính giả
chết, xuất hiện ngoài đồng trước khi thu hoạch và trong kho bảo quản, thiệt hại
kinh tế do chúng gây ra rất nghiêm trọng.
1.1.6. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky
* Hình thái học của họ vòi voi (Curculionidae)
Họ vòi voi (Curculionidae) là họ có nhiều loài gây hại nghiêm trọng các
sản phẩm trong kho. Đặc điểm hình thái của trưởng thành họ mọt này là đầu kéo
dài thành vòi, râu con trưởng thành hình đầu gối. Đây là đặc điểm cơ bản để phân
loại các loài thuộc họ Curculionidae. Sâu non không có chân, màu trắng, cong
hình chữ C, ăn bên trong sản phẩm.
* Hình thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky
- Giai đoạn trưởng thành: mọt ngô rất giống mọt gạo, vì thế trong phân loại
trước đây, có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng mọt ngô và mọt gạo
là cùng loài khác tên và mọt ngô và mọt gạo là 2 loài độc lập.
Cho đến nay, mọt ngô đã được xem như một loài riêng biệt, rất gần với
mọt gạo. Về hình dạng bên ngoài, mọt ngô rất giống mọt gạo nhưng kích thước
cơ thể lớn hơn (3,5-5mm). Cánh trước trơn bóng và các đặc điểm màu đỏ trên
cánh khá rõ. Các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước. Do
đó việc phân biệt chủ yếu dựa vào hình dạng cơ quan sinh dục đực (pennis) ở
mọt gạo có hình bán nguyệt, còn ở mọt ngô là hình 3 góc. Bề mặt phía trên của
penis ở mọt gạo đơn giản, không có lông dài; còn ở mọt ngô thì có 2 lông dài.
Đầu máng đẻ trứng của con cái mọt gạo có hình chữ Y; còn của mọt ngô là hình

móc nhọn. Mọt ngô có chiều dài không kể vòi thường trên 3mm. Các lỗ chấm ở
ngực trước khá tròn và không có vùng lỗ chấm lộn xộn ở giữa. Cánh màu nâu
đen bóng, các điểm vá vàng đỏ hình bán nguyệt rất rõ. Trên mặt ngoài của gai
giao cấu (Aedeagus) con đực có các rãnh chạy dọc; các con cái đầu nhánh chẽ
hình chữ Y hóa cứng mạnh nên nhọn.


8

Mọt ngô thân dài tới 5mm, hình bầu dục dài có màu nâu đỏ đến nâu đen
không bóng. Các chấm lõm trên đầu khá rõ ràng. Các điểm vá vàng đỏ hình bán
nguyệt rất rõ ràng. Đoạn trước trán rất bằng dẹt, phần gốc vòi có sống và có 3
chiếc máng, dọc theo viền mép ngực trước còn có một dải chấm lõm. Chấm, lõm
trên mảnh lưng ngực, trước hình tròn, ở khu giữa chấm lõm rất dày, chấm lõm ở
2 cạnh gần như hỗn hợp lại. Cánh cứng có 2 vệt chấm màu trắng đỏ, một ở bên
vai, một ở gần đoạn cuối. Chấm lõm ở mặt bụng thân mình dày hơn. Cánh sau
phát triển và có thể bay được.
- Giai đoạn trứng có đặc điểm: dài 0,5-0,7mm; rộng 0,25-0,3mm, hình bầu
dục hơi dài màu trắng sữa.
- Giai đoạn sâu non: Khi đã lớn dài 3-3,2mm rất mập, lưng cong lại như
hình bán nguyệt, mặt bụng tương đối bằng. Toàn thân màu sữa đến màu nâu
nhạt.
- Giai đoạn nhộng: dài 3-4mm, hình bầu dục, cân đối hai đầu, lúc đầu màu
vàng sữa sau chuyển sang màu vàng nâu.
* Đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais
Motschulsky
Trong quá trình bảo quản, hạt thường bị tác động nhiều yếu tố khác nhau như
độ ẩm không khí, thuỷ phần ngô, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ và thức ăn... Sự
phát triển và tập tính côn trùng bị chi phối bởi các điều kiện trong môi
trường chúng sinh tồn. Những ảnh hưởng của môi trường cũng có thể làm

thay đổi hoặc chi phối tập tính của côn trùng [7]. Hall (1970); Sinha và Muir
(1977); Pakash (1987) cho rằng môi trường vô sinh ảnh hưởng trực tiếp gia
tăng số lượng, quá trình sinh trưởng, phát triển và các đặc tính sinh vật khác
của các loài côn trùng trong kho.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng mang tính số lượng ảnh hưởng tới sự vận
động và phát triển của côn trùng. Ở nhiệt độ thấp sự phát triển cá thể diễn ra rất
chậm và tỷ lệ chết cao. Khi nhiệt độ tăng lên, tốc độ phát triển của các cá thể
cũng tăng theo, hoạt động cũng tăng, tỷ lệ chết giảm và như vậy đương nhiên tốc


9

độ tăng trưởng của quần thể trở nên rất cao [7]. Sâu mọt hại kho thuộc động vật
máu lạnh, cho nên chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Mỗi loài sâu hại
đều có một nhiệt độ tối thích, ở nhiệt độ đó sâu hại phát triển rất mạnh, sinh
trưởng và phát dục tốt. Theo Brich (1945), Howe (1965), Lhaloui et al (1988)
[29]: Nhiệt độ thích hợp cho các loài côn trùng gây hại trong kho là 25-35 0 C.
Mỗi loài côn trùng chỉ hoạt động trong phạm vi nhiệt độ hữu hiệu có một khoảng
nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống xảy ra một cách thuận lợi. Theo
Howe (1965) [34] đối với mọt ngô (Sitophilus zeamais) chúng thường ưa nóng
trong tự nhiên. Sự phát triển của mọt ban đầu thấp ở 18 0 C (64.40 F). Ngưỡng
phát triển ưa thích nhất của mọt ngô là 25-35 0C (77-950F) (Fields, 1992). Ở
ngưỡng nhiệt độ 3- 40C chúng vẫn có khả năng tồn tại.
* Thủy phần
Thủy phần là hàm lượng nước tự do có trong hàng hóa, mà hàng hóa này
đã bị côn trùng xâm nhiễm, nên ảnh hưởng của thủy phần đến sự phát triển của
côn trùng cũng tương tự như nhiệt độ. Ở nhiệt độ thấp hoặc cao thì tốc độ phát
triển của quần thể sẽ thấp, còn ở thủy phần cực thuận lợi thì tốc độ đạt mức cao
nhất.

* Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống sâu mọt hại, vì ánh
sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình lý hóa học, sinh lý, tập tính… của
sâu hại. Tính cảm thụ thị giác và nhiều đặc tính về đời sống có liên quan đến
cường độ chiếu sáng và tính chất của tia sáng. Theo Pulianen thì sự phản ứng đối
với ánh sáng của sâu hại còn phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của không khí.
* Điều kiện thời tiết (mùa vụ)
Sự biến đổi theo nhịp điệu hàng năm, theo mùa và theo ngày đêm về nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bức xạ mặt trời,… tổ hợp thành thời tiết. Sự thay đổi
thời tiết trong năm cũng là nguyên nhân tác động đến các hoạt động sống của côn
trùng hại kho và nó làm thay đổi các tập tính gây hại. Mùa vụ biểu hiện các điều
kiện thời tiết trong năm, mùa có ảnh hưởng đến các hoạt động sống của côn trùng


10

trong kho bảo quản thông qua sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong
tự nhiên theo mùa.
Khi đẻ trứng, mọt dùng vòi khoét một lỗ sâu vào hạt, rồi đẻ trứng vào
những lỗ này, sau đó tiết ra một thứ dịch nhầy để bít kín lỗ đó lại. Sâu non nở ra
ăn hại ngay trong hạt và lớn lên, làm hạt chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, nhưng
nhìn bề ngoài tưởng như vẫn còn nguyên vẹn. Khi ăn hại nó thường tấn công vào
phôi trước vì ở đây tập trung các chất dinh dưỡng của khối hạt, sau đó mới đến
phần nội nhũ và các bộ phận khác. Hóa nhộng diễn ra bên trong hạt. Mỗi trưởng
thành cái có khả năng đẻ 300 - 400 trứng và trưởng thành sống 5 - 8 tháng. Chu
kỳ sống khoảng 5 tuần ở 30 0 C và độ ẩm hơn 70%; điều kiện tối ưu cho sự phát
triển là 27- 310 C và độ ẩm hơn 60%; dưới 170 C ngừng phát triển. Mọt ngô bay
mạnh hơn mọt gạo, cho nên mọt ngô đã gây hại ngay từ ngoài đồng ruộng. Khả
năng sinh trưởng và phát triển của mọt ngô trong ngô hạt là lớn nhất, sau đó mới
đến thóc, gạo và các ngũ cốc khác. Kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản xác nhận mọt

ngô chịu lạnh tốt hơn mọt gạo và Frey (1962) cho rằng có nhiều khả năng nguồn
gốc của mọt ngô là từ vùng ôn đới. David K.Weaver và Reeves Petroff nhận xét
mọt ngô, dịch hại nguy hiểm nhất trên ngô bảo quản, chúng gặm nhẵn lõi hạt ngô
và con cái đẻ trứng trong đó. Mỗi con cái có thể đẻ được trung bình là 250 quả
trứng [32].
1.1.7. Lây nhiễm và gây hại ngoài đồng
Côn trùng gây hại trong kho là những động vật ngoài tự nhiên rồi được
phát tán vào trong kho qua quá trình bảo quản và trao đổi hàng hóa. Theo khả
năng sinh sống của côn trùng kho có thể chia làm 3 mức độ về ổ sinh thái: những
loài có ổ sinh thái gần người; những loài sống ở trong kho, nhưng có giai đoạn
phát triển ngoài tự nhiên; những loài sống ở ngoài tự nhiên, do chủ động hoặc bị
động xâm nhiễm vào trong kho phá hoại. Trưởng thành của mọt ngô bay từ các
kho ngô để ra ngoài đồng gây hại ở giai đoạn ngô sắp thu hoạch, nơi này bắt đầu
phá hoại có thể tiếp tục sau khi thu hoạch.. Theo nguồn của Snelson J.T (1987)
[39] cho thấy mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus)
sẽ đẻ trứng trong hạt ngô từ trước khi thu hoạch nên nhiều ngô bắp đã bị ăn rỗng


11

trước khi đưa vào bảo quản đặc biệt trong những giống ngô cho năng suất cao và
lá bị không che phủ được hết bắp ngô.
1.1.8. Biện pháp phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais
Trước những tổn thất do côn trùng hại kho gây ra trong kho bảo quản, con
người đã nghiên cứu các biện pháp bảo quản nông sản cất trữ và phòng trừ côn
trùng gây hại từ khi các nông sản được đưa vào kho. Đến nay đã có nhiều biện
pháp phòng trừ côn trùng gây hại áp dụng và đạt được những kết quả nhất định,
trong đó các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất là biện pháp sinh
học, biện pháp hóa học và biện pháp tổng hợp.
1.1.8.1. Phòng trừ bằng vật lý cơ giới

* Vệ sinh và tẩy trừ vật lý: việc vệ sinh kho là điều có giá trị trước tiên để
áp dụng có kết quả ở tất cả các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại (sinh học,
hóa học, vật lý). Việc vệ sinh kho đòi hỏi phải kiểm tra, quét dọn, lau chùi, vứt
bỏ mọi thứ dư thừa có thể giúp côn trùng sinh sống, ẩn nấp, với không gian cả ở
trong kho lẫn các hành lang bên ngoài và chung quanh khu vực kho.
* Biện pháp cơ giới
- Rây và sàng hạt đây là một biện pháp đơn giản, dễ áp dụng, rẻ tiền nhưng
hiệu quả rất tốt có thể áp dụng cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản nhỏ để
loại bỏ các cá thể trưởng thành hoặc sâu non, trứng của côn trùng hại kho.
Các biện pháp cơ giới khác: Đối với quy mô bảo quản nhỏ ở hộ gia đình,
nếu bảo quản trong các chum vại thì việc đảo vị trí của chúng sẽ làm giảm được
sự lây nhiễm của mọt ngô.
* Làm khô nông sản bảo quản
Thủy phần của hạt có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình bảo quản. Để
bảo quản hạt nông sản được tốt, thông thường hạt được phơi hoặc sấy sau đó đưa
vào bảo quản. Đối với nhóm hạt, người ta nghiên cứu được mỗi loại hạt có một
ngưỡng thủy phần hạt an toàn. Khi phơi hoặc sấy hạt đến ngưỡng thủy phần an
toàn sẽ có tác dụng ngăn ngừa, kìm hãm sự phát sinh của dịch hại. Sử dụng ánh
sáng mặt trời để phòng trừ các loại côn trùng trước khi bảo quản nông sản từ lâu


12

đã được con người ứng dụng. Với quy mô sản xuất của các nông hộ nhỏ có thể
áp dụng biện pháp này để bảo quản hạt.
* Bảo quản kín
Quá trình bảo quản kín là việc làm kín môi trường bảo quản nông sản, tách
biệt với môi trường và điều kiện bên ngoài. Môi trường bảo quản kín còn lại một
lượng oxy rất thấp, do đó nó đã tạo ra những điều kiện bất lợi cho hoạt động sống
của côn trùng mà không cần sử dụng thêm thuốc trừ sâu, khí trơ hay năng lượng

nào khác. Đối với mọt ngô, đã có một số nghiên cứu ứng dụng biện pháp bảo
quản kín để phòng chống loài mọt ngô này. Việc bảo quản hạt ngũ cốc ở Úc và
Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng các loại kho xylô với hệ thống thông gió
hiện đại có sức chứa 50.000 - 70.000 tấn. Với các loại kho này, côn trùng rất khó
xâm nhiễm từ bên ngoài vào bên trong kho để gây hại (Lin Fenggang et al.,
2003) [35]. Bên cạnh đó, ở Úc hiện áp dụng biện pháp bảo quản kín dưới đất
bằng việc đào các hố sâu khoảng 1-2m dưới đất, sau đó trải bạt để cách nhiệt và
ẩm, rồi đổ rời hạt lúa mỳ xuống; sau đó chùm lên trên bằng một tấm bạt che khác
và ghép các mép bạt lại với nhau làm kín (không cần đến nhà và mái che cho loại
kho này). Phương pháp này kết hợp với sử dụng thuốc Phosphine xông hơi để trừ
côn trùng gây hại trên hạt lúa mỳ. Bảo quản theo phương pháp này có thể kéo dài
trong thời gian 6 tháng. Bảo quản dưới mặt đất cũng rất phổ biến ở các nước
châu Phi hiện nay, nơi có điều kiện thời tiết khô và nóng.
* Bụi trơ
Bụi trơ được làm từ các vật liệu khác nhau, từ thực vật như tro trấu, tro gỗ
hay từ khoáng vật như bột đất, cao lanh,... Tùy theo tính chất của bụi trơ có thể
dùng với tỷ lệ 1-30% so với trọng lượng của hạt bảo quản. Bụi trơ có tác dụng
ngăn cản sự vận động của côn trùng trong không gian giữa các hạt. Theo La Hue
(1977) sử dụng bột diatomit rất có hiệu quả, khi trộn với lúa mì theo tỷ lệ 1758g/
tấn đã ngăn chặn được sự phát triển của một số loài mọt gây hại chủ yếu trong
kho. Arthur (1981) đã nêu ra một sản phẩm mới là axit khan (Dryacide) với liều
lượng 1kg/ tấn đã có hiệu quả chống lại các loài gây hại chủ yếu ngay ở những
nơi thủy phần hạt chưa đến 12% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].


13

Kết quả nghiên cứu của Stathers et al. (2004) [40] cho thấy, khi sử dụng
hỗn hợp 2 loại bụi trơ là axit khan (Dryacide (R) và Protect – It (R) ở các tỷ lệ
khác nhau có thể phòng chống 4 loại mọt hại kho: Prostephanus truncantus,

Sitophilus zeamais, Callosobruchus maculatus và Acanthoscelides obtectus. Thời
gian bảo quản có thể kéo dài 3-6 tháng. Cả 2 loại bụi trơ này đều có tác dụng làm
tăng tỷ lệ chết của trưởng thành 50% và giảm tỷ lệ vũ hóa 60% so với đối chứng
các thời kỳ bảo quản.
1.1.8.2. Phòng trừ sinh học
Phòng trừ sinh học là một biện pháp làm hạn chế thiệt hại do côn trùng gây
ra bằng các yếu tố sinh học, theo cách hiểu cổ điển là sinh vật ký sinh, ăn thịt và
gây bệnh. Phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại
một loài dịch hại riêng biệt mà không gây ảnh hưởng đến loài dịch hại khác hoặc
côn trùng có ích khác (Phạm Văn Lầm, 1995) [14].
Nghiên cứu khả năng tiêu diệt vật mồi của bọ xít Xylocoris flavies,
Reichmuth Christoph (2000), cho biết loài này sử dụng vật mồi là trứng, sâu non,
nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella,
Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acothoscelides obtectus, Sitophilus
zaemais, Tribolium confusum, Sitotroga cerealella,…[24].
Kết quả nghiên cứu của Nakakita Hiroshi et al (1991), tại Thái Lan cho biết
đã ghi nhận được 3 loài ong kí sinh côn trùng gây hại trong các kho lương thực là
Chaetosphila elegans, Proconus sp. và Bracon hebetor. Cùng một số loài bắt mồi
trong kho lương thực bảo quản gồm: Kiến (khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris
flavipes Reuter), và giả bò cạp (Chelifer sp.) [36].
1.1.8.3. Phòng trừ hóa học
* Thuốc thảo mộc
Viện nghiên cứu lương thực quốc gia Tsukba, Nhật Bản đã tiến hành điều
tra, nghiên cứu phát hiện được 13 loài thực vật nhiệt đới có khả năng kìm hãm sự
sinh trưởng, phát triển của quần thể mọt ngô (Sitophilus zaemais). Ví dụ việc sử
dụng hạt và lá của cây Basella allba, Operculina turperthum và Calotrpis
gigantea ở nồng độ 0,5% đã làm giảm 70% số lượng quần thể mọt ngô



×