Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn sinh năm 2015 đề số 58

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 5 trang )

SỞ GD - ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN :SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 485

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là :
A. Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội.
B. Tác động cộng gộp.
C. Tác động đa hiệu.
D. Tác động át chế giữa các gen không alen.
Câu 2: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: ARN vận chuyển mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là :
A. AUX
B. UAX
C. XUA
D. AUA
Câu 4: Trong quá trình phiên mã của một gen,
A. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào.
B. nhiều rARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào các riboxom phục vụ cho quá trình
giải mã.


C. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ quá trình giải mã.
D. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
Câu 5: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng :
A. Ở lợn : XX – cái ; XY – đực.
B. Ở gà : XX – trống ; XY – mái.
C. Ở người : XX – nữ ; XY – nam.
D. Ở ruồi giấm : XX – đực ; XY – cái.
Câu 6: Trong chuỗi thức ăn: cỏ → hươu → hổ, thì cỏ là
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật ăn thịt bậc 2.
C. sinh vật ăn thịt bậc 1.
D. sinh vật phân giải.
Câu 7: Hóa chất cônxisin được sử dụng gây đột biến đa bội trong nguyên phân. Hãy cho biết sơ đồ nào
sau đây đúng?
A. Dd → Dddd
B. Dd → DDDd
C. Dd → DDdd
D. Dd → DDd
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
A. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
B. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
C. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.
D. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
Câu 9: Cho biết chứng bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen dị
hợp tử thì xác suất snh con ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%.
B. 75%.
C. 0%
D. 25%.
Câu 10: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li Menđen là :

A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 3 trội :1 lặn.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
D. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào, các nhân tố di truyền không
hòa trộn vào nhau
và các thành viên của cặp nhân tố di truyền phân li đồng đều về các giao tử.
Câu 11: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu
A. hệ sinh thái lục địa và đại dương.
B. hệ sinh thái rừng và biển.
C. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
D. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
Trang 1/5 - Mã đề thi 485


Câu 12: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
C. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
D. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho.
Câu 13: Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:
A. Độ dài đêm.
B. Tuổi của cây.
C. Độ dài ngày.
D. Độ dài ngày và đêm.
Câu 14: Cho một số hiện tượng sau :
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ
phấn cho hoa của các loài cây khác.

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (4)
D. (3), (4)
Câu 15: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
A. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic
B. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic
C. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi
D. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic
Câu 16: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (2).
Câu 17: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể
C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh
D. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh
Câu 18: Một gen chứa 90 vòng xoắn, và có 20% Adenin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số
liên kết hiđrô của gen là 2338. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp A – T.
B. Mất 1 cặp G – X.
C. Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

D. Thêm một cặp A – T.
Câu 19: Đối với ôperon ở E. coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là :
A. Đường glucozo.
B. Đường saccarozo. C. Đường lactozơ.
D. Đường mantozo.
Câu 20: Cho sơ đồ phả hệ sau:
I.
1
2
nam bình thường
II.

3

4

nam bị bệnh
nữ bình thường

III.
IV.

5

6
8

7
9


10

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST thường.
B. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST giới tính X.
Trang 2/5 - Mã đề thi 485


C. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường.
D. Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST giới tính X.
Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
A. Giao phối gần.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen.
Câu 22: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu.
B. Đao.
C. Thiếu máu hình liềm.
D. Claiphentơ.
Câu 23: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng :
A. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
B. Mức phản ứng không được di truyền.
C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi
trường khác nhau.
Câu 24: Tiến hoá lớn là quá trình hình thành:
A. loài mới.
B. các nhóm phân loại trên loài.

C. nòi mới
D. các cá thể thích nghi nhất.
Câu 25: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ
A. kí sinh.
B. cạnh tranh.
C. cộng sinh.
D. hợp tác.
Câu 26: Trong quá trình nhân đôi, enzim AND polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của AND
A. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
B. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
C. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 27: Một người mang bộ NST có 45NST với 1 NST giới tính X, người này là
A. nam mắc hội chứng Tớcmơ.
B. nữ mắc hội chứng Claiphentơ
C. nữ mắc hội chứng Tơcnơ
D. nam mắc hội chứng claiphentơ
Câu 28: Cho các nhân tố sau :
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di – nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
là:
A. (1), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 29: Hai cơ quan tương đồng là

A. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
B. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
C. mang của loài cá và mang của các loài tôm
D. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
Câu 30: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
C. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
D. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
Câu 31: Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là:
A. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
C. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 32: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập là :
A. Các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau.
B. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn số liệu thống kê được chính xác.
Trang 3/5 - Mã đề thi 485


C. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ
tinh.
D. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
Câu 33: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.

Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (2), (3), (4), (6).
B. (1), (2), (4), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (5), (6).
Câu 34: Tại kì giữa, mỗi NST có :
A. 2 sợi Cromatit bện xoắn với nhau.
B. 1 sợi Cromatit.
C. 2 sợi Cromatit tách với nhau.
D. 2 sợi Cromatit đính với nau ở tâm động.
Câu 35: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên
tắc bổ sung khi AND đang tự nhân đôi :
A. Thêm 2 cặp nucleotit.
B. Thêm 1 cặp nucleotit.
C. Mất 1 cặp nucleotit.
D. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác.
Câu 36: Điều nào sao đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50% :
A. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi cromatit của cặp tương đồng.
B. Các gen có xu hướng lien kết là chủ yếu.
C. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.
D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
Câu 37: Đa số đột biến là có hại vì
A. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
B. làm mất đi nhiều gen.
C. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
D. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
Câu 38: Cho chuỗi thức ăn :
Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 5.

B. bậc 6.
C. bậc 4.
D. bậc 3.
Câu 39: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. nho.
B. lúa.
C. dưa hấu.
D. cà chua.
Câu 40: Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là
A. nắm được quy luật phát triển của quần xã.
B. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
C. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
D. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
Câu 41: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. lai khác thứ.
B. lai khác dòng.
C. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
D. lai xa.
Câu 42: Trong kiểu tương tác cộng gộp, kiểu hình phụ thuộc vào?
A. Số alen trong kiểu gen.
B. Cặp gen dị hợp.
C. Cặp gen đồng hợp.
D. Số alen trội trong kiểu gen.
Câu 43: Hoán vị gen có hiệu quả đối với với kiểu gen nào :
A. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
D. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
Câu 44: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là
A. 100C- 420C.

B. 50C- 400C.
C. 20C- 420C.
D. 5,60C- 420C.
Trang 4/5 - Mã đề thi 485


Câu 45: Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối
với nhau, kết quả thu được về kiểu hính ở ruồi F2 như thế nào :
A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực).
D. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
Câu 46: Kết quả thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menden đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen ?
A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.
B. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
C. Alen trội át chế kông hoàn toàn alen lặn tương ứng.
D. Alen trội và lặn tác động đồng trội.
Câu 47: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng?
A. Lúa → Chuột→ Cú→ Diều hâu.
B. Lúa → Rắn→ Chim→ Diều hâu.
C. Lúa → Chuột→ Rắn→ Diều hâu.
D. Lúa → Chuột→ Mèo→ Diều hâu.
Câu 48: Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được sinh vật tái sử dụng.
B. vật chất và năng lượng được truyền theo một
chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng
tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng.
D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh

vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Câu 49: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. Năng lượng sinh học
B. Năng lượng hoá học
C. ATP
D. Năng lượng tự nhiên
Câu 50: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của
alen A, a lần lượt là:
A. 0,7 ; 0,3
B. 0,8 ; 0,2
C. 0,2 ; 0,8
D. 0,3 ; 0,7
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 485



×