Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn sinh năm 2015 đề số 65

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.39 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT KHÁNH HÒA
TRUNG TÂM GDTX NINH HÒA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014-2015
MÔN :SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 485

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng:
A. Cách li cơ học.
B. Cách li sinh sản.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li sinh thái.
Câu 2: Xử lí plasmit và AND chứa gen cần chuyển để tạo ra cùng một loại “đầu dính”bằng ezim cắt
A. ligaza.
B. amilaza.
C. pôlimêraza.
D. restrictaza.
Câu 3: Loài sinh vật thường có vai trò quan trọng nhất trong một diễn thế nói chung.
A. Loài đặc trưng.
B. Loài ưu thế.
C. Loài đặc hữu.
D. Loài dịa phương.
Câu 4: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
A. Lamac.
B. Mayơ
C. Đacuyn.


D. Menđen.
Câu 5: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử
mARN được phiên mã từ gen này là:
A. 5’XGU3’
B. 5’UXG3’
C. 5’GXU3’
D. 5’GXT3’
Câu 6: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
A. giao tử của loài.
B. tính trạng của loài.
C. NST lưỡng bội của loài.
D. NST trong bộ đơn bội n của loài.
Câu 7: U ác tính khác u lành như thế nào?
A. tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tê bào
B. các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên
nhiều khối u khác nhau
C. các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo
nên nhiều khối u khác nhau
D. tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào
Câu 8: Chu trình trao đổi và chuyển hóa vật chất ở hệ sinh thái được gọi là:
A. Chu trình sinh thái học.
B. Chu trình sinh địa hóa.
C. Chu trình tuần hoàn năng lượng.
D. Chu trình tuần hoàn vật chất.
Câu 9: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
A. axit nuclêic.
B. prôtêin.
C. AND
D. ARN
Câu 10: Nguồn năng lượng chủ yếu cho sinh giới là

A. Năng lượng mặt trời.
B. nhiên liệu hóa thạch.
C. Năng lượng sinh học.
D. Năng lượng phóng xạ.
Câu 11: Màu da của người do ít nhất mấy gen qui định theo kiểu tác động cộng gộp?
A. năm gen
B. ba gen
C. bốn gen
D. hai gen
Câu 12: Ở người bệnh mù nàu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên ( X m),
gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình
thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XMXM và XmY
B. XMXM và XMY
C. XMXm và XmY
D. XMXm và XMY
Câu 13: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định
lâu dài của loài.
Trang 1/4 - Mã đề thi 485


D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 14: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?
A. ARN của vi rút
B. rARN
C. mARN
D. tARN

Câu 15: Ưu thế lai là hiện tượng con lai
A. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
B. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ
C. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
D. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ
Câu 16: Chọn trình tự thích hợp của các nuclêôtit trên ARN được tổng hợp từ một đoạn mạch khuôn
là: AGXTTAGXA
A. AGXUUAGXA
B. TXGAATXGT
C. AGXTTAGXA
D. UXGAAUXGU
Câu 17: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở:
A. động vật
B. động vật kí sinh.
C. thực vật.
D. thực vật và động vật.
Câu 18: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả
đỏ với quả vàng, đời lai F2 thu được:
A. 1 quả đỏ : 1 qủa vàng
B. 9 quả đỏ : 7 quả vàng
C. đều quả đỏ
D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Câu 19: Chỉ số IQ được xác định bằng
A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và
nhân với 100
B. số các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100
C. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học
D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và
nhân 100
Câu 20: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UUG, UGA, UAG B. UGU, UAA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 21: Ở châu chấu, cặp NST giới tính là:
A. con cái: XX, con đực XY
B. con cái: XO, con đực: XY
C. con cái XY, con đực XX.
D. con cái XX, con đực XO.
Câu 22: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào thường dùng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ
thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
B. Tiêu chuẩn hình thái.
C. Tiêu chuẩn hoá sinh.
D. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh.
Câu 23: Tế bào 3 nhiễm của một loài có 47 NST. Tên của loài đó là:
A. Đậu Hà Lan
B. Gà.
C. Người
D. Ruồi giấm.
Câu 24: Tần số của các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81AA + 0,18 Aa + 0,01aa
là:
A. 0,9A : 0,1a
B. 0,3A : 0,7a.
C. 0,4A : 0,6a
D. 0,7A : 0,3a
Câu 25: Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm 1 chiếc ở 1 cặp nào đó được gọi là:
A. thể tam bội.
B. thể đa bội.
C. thể 1 nhiễm.
D. thể tam nhiễm
Câu 26: Tiến hoá lớn là quá trình hình thành:
A. nòi mới

B. các nhóm phân loại trên loài.
C. loài mới.
D. các cá thể thích nghi nhất.
Câu 27: Đột biến mất đoạn NST số 21 ở người gây bệnh
A. ung thư máu.
B. bạch tạng.
C. tiếng khóc như mèo.
D. mù màu
Câu 28: Màu lông đen ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. chế độ dinh dưỡng.
B. độ ẩm
C. chế độ ánh sáng của môi trường
D. nhiệt độ
Trang 2/4 - Mã đề thi 485


Câu 29: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự
thụ phấn bắt buộc, tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là:
A. 1/2
B. 7/16
C. 1/8
D. 1/16
Câu 30: Sư nhân đôi của AND trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng :
A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ TB và cơ thể.
B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ TB.
D. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất.
Câu 31: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G – X thì số liên kết
hidrô sẽ :
A. giảm 1

B. tăng 1
C. giảm 2
D. tăng 2
Câu 32: §Ó nèi ®o¹n ADN cña tÕ bµo cho vµo ADN plasmits, ngêi ta sö dông en zym
A. ligaza.
B. p«lymeraza.
C. restictaza.
D. amilaza.
Câu 33: Đối với ôperon ở E. coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là :
A. Đường glucozo.
B. Đường saccarozo. C. Đường lactozơ.
D. Đường mantozo.
Câu 34: Ribôxôm dịch chuyển trên mARN như thế nào :
A. Riboxom dịch chuyển đi một bộ hai trên mARN.
B. Riboxom dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN.
C. Riboxom dịch chuyển đi một bộ một trên mARN.
D. Riboxom dịch chuyển đi một bộ bốn trên mARN.
Câu 35: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:
A. vi khuẩn E. coli.
B. vi khuẩn Rhizobium.
C. vi khuẩn lam.
D. vi khuẩn lactic.
Câu 36: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48. Tế bào sinh dưỡng của thể ba
thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 49.
B. 94.
C. 50.
D. 47.
Câu 37: Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là
A. 2n + 2 = 22

B. 2n +1 = 21
C. 2n -1 = 19
D. n = 10
o
Câu 38: Một đoạn ADN có chiều dài 5100A , khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung
cấp:
A. 2000 nuclêôtit.
B. 2500 nuclêôtit.
C. 15000 nuclêôtit.
D. 3000 nuclêôtit.
Câu 39: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
A. mức sinh sản.
B. sức tăng trưởng của cá thể.
C. mức tử vong.
D. nguồn thức ăn từ môi trường.
Câu 40: Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A
bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen
a là
A. A = T = 401 ; G = X = 349 .
B. A = T = 402 ; G = X = 348
C. A = T = 348 ; G = X = 402.
D. A = T = 349 ; G = X = 401 .
Câu 41: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
A 0,8
Câu 42: Một quần thể có tần số alen =
, quần thể này đạt trạng thái cân bằng theo định luật

a 0,2
Hacđi-Vanbec, thì có cấu trúc di truyền là:
A. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.
B. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa.
C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.
D. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
Câu 43: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
C. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Trang 3/4 - Mã đề thi 485


D. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
Câu 44: Cho chuỗi thức ăn :
Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 5.
B. bậc 6.
C. bậc 4.
D. bậc 3.
Câu 45: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. biến dị tổ hợp.
B. đột biến gen.
C. biến dị đột biến.
D. đột biến NST.
Câu 46: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là
A. 20C- 420C.
B. 50C- 400C.
C. 5,60C- 420C.

D. 100C- 420C.
Câu 47: Trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự
thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là
A. 25%AA + 50%Aa + 25% aa
B. 50% AA + 25% Aa + 25% aa
C. 25% AA + 25% Aa + 50% aa
D. 15%AA + 50%Aa + 35% aa
Câu 48: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh:
A. Thoái hóa.
B. Nguồn gốc chung của chúng.
C. Tiến hoá thích ứng.
D. A. Tiến hoá phân li.
Câu 49: Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây?
A. Di truyền tế bào học.
B. Phả hệ
C. Di truyền phân tử
D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 50: Nguyên nhân của bệnh Đao ở người là do đột biến
A. 3 NST số 21
B. mất đoạn NST 21. C. thêm đoạn NST 21. D. đột biến gen
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 485



×